Giáo án lớp 8 môn Đại số - Tiết 51 đến tiết 53

doc 7 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Đại số - Tiết 51 đến tiết 53", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 8 môn Đại số - Tiết 51 đến tiết 53
Ngày soạn: 25-02-2010. 
Tiết 51: GIẢI BÀI TOÁN
 BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH.
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp học sinh củng cố và khắc sâu cách giải bài toán bằng cách lập phương trình.
2.Kĩ năng: Giúp học sinh có kĩ năng cách giải bài toán bằng cách lập phương trình. 
3.Thái độ: Rèn cho học sinh các thao tác tư duy phân tích, so sánh, tổng quát hoá.
B.Phương pháp: Nêu vấn đề, thực hành.
C.Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ "Phân tích bài toán", "Biểu diễn các đại lượng" ví dụ sgk/27.
HS: Nắm các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
D.Tiến trình:
I.Ổn định:
II.Bài cũ: ? Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình?
III.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ.
GV: Yêu cầu học sinh đọc bài toán 
GV: Chỉ ra các đối tượng tham gia vào bài toán?
HS: Ô tô và xe máy
GV: Chỉ ra các đại lượng liên quan?
HS: Vận tốc, thời gian, quãng đường
GV: Các đại lượng quan hệ với nhau theo công thức nào ? HS: s = v.t
GV: Gọi thời gian từ lúc xe máy khởi hành đến lúc hai xe gặp nhau là x giờ thì quảng đường đi được của xe máy từ khi khời hành đến khi gặp ô tô là bao nhiêu? HS: 35x km
GV: Thời gian từ khi ô tô chạy đến khi hai xe gặp nhau là bao nhiêu ? HS: x - giờ
GV: Quảng đường ô tô đi được của ô tô từ khi khời hành đến khi gặp xe máy là bao nhiêu? 
HS: 45(x - ) km
GV: Hai xe đi ngược chiều thì tổng quãng đường chúng đi được cho đến khi gặp nhau là bao nhiêu?
HS: 35x + 45(x - ) km
GV: Theo bài tổng quãng đường đó là bao nhiêu?
HS: 90 km
GV: Từ đó ta có phương trình như thế nào?
HS: 35x + 45(x - ) = 90 (1)
GV: Yêu cầu học sinh giải pt (1)
HS: (1) Û x = 
GV: Vậy sau bao nhiêu giờ thi hai xe gặp nhau?
HS: 1giờ 21 phút
Ví dụ: sgk tr27
Giải:
Gọi thời gian từ lúc xe máy khởi hành đến lúc hai xe gặp nhau là x giờ. Khi đó:
-Quãng đường đi được của xe máy từ khi khời hành đến khi gặp ô tô là 35x (km)
-Thời gian từ khi ô tô chạy đến khi hai xe gặp nhau là : 
x - 2/5 giờ
-Quãng đường ô tô đi được của ô tô từ khi khời hành đến khi gặp xe máy là: 
45(x - 2/5) km
-Hai xe đi ngược chiều đến khi gặp nhau tổng quãng đường của chúng bằng quãng đường từ Hà Nội đến Nam Định, nên ta có phương trình:
 35x + 45(x - ) = 90
Û x = 
Vậy sau 1 giờ 21 phút thì hai xe gặp nhau
IV.Củng cố và luyện tập:
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?2 và ?3
HS: Thực hiện theo nhóm (2 h/s)
GV: Đáp số hai cách giải như thế nào ?
HS: Bằng nhau
GV: Cách nào có lời giải gọn hơn ?
HS: Cách chọn thời gian làm ẩn gọn hơn
GV: Nhắc nhở khi giải toán loại này sau khi phân tích, chú ý nhận xét để chọn ẩn thích hợp
V. Hướng dẫn về nhà:
-Học, nắm vững các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.	
-BTVN: 38, 39, 40, 41,45 sgk tr30.
*Hướng dẫn:
+Bài 41: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân theo luỹ thừa cơ số 10.
+Viết công thức liên hệ giũă năng suất, thời gian làm và lượng sản phẩm.
-Chuẩn bị bài tập tốt tiết sau luyện.
 Ngày soạn: 05/03/2014 
Tiết 52:	 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: 
- Giúp học sinh củng cố phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình.
 2.Kĩ năng: 
- Giúp học sinh có kỹ năng cách giải bài toán bằng cách lập phương trình 
3.Thái độ: 
- Rèn cho học sinh các thao tác tư duy phân tích, so sánh, tổng quát hoá.
II. Phương pháp và kỹ thuât day học:
 Nêu và giải quyết vấn đề.
 Động não,tích hợp.
III.Chuẩn bị:
-GV: Bảng phụ 
-HS: SGK, bài cũ, bài tập.
IV.Tiến trình:
1.Bài cũ: Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình?
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Dạng toán tìm tuổi
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Bài toán yêu cầu gì ?
HS: Tìm đại lượng "Tuổi phương"
GV: Chỉ ra các đại lượng gặp trong bài toán ?
HS: "Tuổi phương" và "Tuổi mẹ phương"
GV: Chọn đại lượng nào làm ẩn ?
HS: "Tuổi phương"
GV: Gọi tuổi của phương là x năm, thì x thỏa điều kiện gì ? HS: x là số nguyên dương
GV: Tuổi mẹ phương theo x là bao nhiêu ?
HS: 3x năm
GV: Sau mười ba năm tuổi mẹ là bao nhiêu ? Tuổi phương là bao nhiêu ?
HS: Mẹ: 3x + 13 - Phương: x + 13
GV: Sau 13 năm, tuổi mẹ Phương và tuổi Phương có quan hệ gì ?
HS: Gấp 2 lần tuổi Phương.
GV:Từ đó ta có phương trình như thế nào ?
HS: 3x + 13 = 2(x + 13) (1)
GV: Giải phương trình (1) ?
HS: x = 13 (thỏa mãn)
GV: Phương bao nhiêu tuổi ? HS: 13 tuổi
Bài 40 sgk tr31
Giải:
 Gọi tuổi Phương năm nay là x, x nguyên dương.
 Khi đó:
 .Tuổi mẹ Phương năm nay là 3x
 .Sau 13 năm tuổi Phương là x + 13 và Tuổi mẹ Phương là 3x + 13
 Mà sau 13 năm tuổi mẹ gấp 2 lần tuổi Phương nên ta có phương trình:
 3x + 13 = 2(x + 13) Û x = 13
Vậy năm nay Phương 13 tuổi.
	Hoạt động 1: Dạng toán tìm số
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Gọi số tự nhiên ban đầu là ab. Điều kiện a, b là gì ?
HS: a, b là các số tự nhiên
GV: a và b có quan hệ gì ?
HS: b = 2a
GV: ab và a1b có quan hệ gì ?
HS: 100a + 10 + b - 10a - b = 370 Û a = 4
GV: Số cần tìm là bao nhiêu ?
HS: 48
Học sinh thực hiện theo nhóm (2 h/s) bài tập 
Bài 41 sgk tr31
Giải:
Gọi số tự nhiên ban đầu là ab. ĐK a, b là các số tự nhiên.
Ta có pt: 
100a + 10 + b - 10a - b = 370 Û a = 4
Mà b = 2a Û b = 8
Vậy số cần tìm là 48.
Bài 43 sgk tr31
Đáp số: Không có phân số nào như thế
3. Củng cố:
- Chốt lại pp giải bài tập.
4. Hướng dẫn về nhà:
- BTVN: 44, 45, 47 sgk/31,32
- HD bài 45/sgk:
Gọi số tấm thảm len mà xí nghiệp dệt theo hợp đồng là x tấm, x > 0.
 Do năng suất thực tế vượt 20% nên ta có phương trình:
Chuẩn bị tiết sau luyện tập tiếp.
Ngày soạn: 02/03/2009 
Tiết 53:	 LUYỆN TẬP
A.Mục tiêu:
-Giúp học sinh củng cố phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình.
-Giúp học sinh có kỹ năng cách giải bài toán bằng cách lập phương trình 
B.Phương pháp: Luyện tập 
C.Chuẩn bị:
-GV:
-HS: 
D.Tiến trình:
I.Ổn định:
II.Bài cũ:
III.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Chỉ ra các đại lượng gặp trong bài toán ?
HS: "Số tấm thảm len" và "Số ngày sản xuất"
GV: Chọn đại lượng nào làm ẩn ?
HS: Số tấm thảm len 
GV: Gọi số tấm thảm len mà xí nghiệp dệt theo hợp đồng là x tấm, thì x thỏa điều kiện gì ? 
HS: x là số tự nhiên, x > 0
Số tấm thảm len xí nghiệp dệt thực tế là bao nhiêu ? HS: x + 24
Theo hợp đồng xí nghiệp phải dệt với năng suất bao nhiêu ?
Thực tế năng suất là bao nhiêu ? 
Theo bài năng suất vượt 20%, vậy ta có phương trình như thế nào ?
HS: 
GV: Giải phương trình đó ? HS: x = 300
GV: Vậy số thấm thảm len xí nghiệp phải sản suất theo hợp đồng là bao nhiêu ?
HS: 300 tấm
Số tiền lãi sau tháng thứ nhất ?
HS: x.a%
GV: Số tiền cả lãi và gốc sau tháng thứ nhất ?
HS: x + x.a%
GV: Tổng số tiền lãi sau tháng thứ hai ?
HS: A = x.a% + (x + x.a%).a%
GV: A = 48,288 nghìn đồng và a = 1,2 thì x = ?
HS: 0,012.x + (x + 0,012.x).0,012 = 48,288
Û0,012(2 + 0,012).x = 48,288
Ûx = 2000
Học sinh thực hiện theo nhóm
GV: Theo dõi và hướng dẫn một số nhóm
Bài 45 sgktr31
Giải:
 Gọi số tấm thảm len mà xí nghiệp dệt theo hợp đồng là x tấm, x > 0. Khi đó:
Số tấm thảm len xí nghiệp dệt thực tế là x + 24 tấm.
Theo hợp đồng xí nghiệp phải dệt với năng suất là 
Thực tế năng suất là 
Do năng suất thực tế vượt 20% nên ta có phương trình:
(*)
Giải (*)
(*)ÛÛ
Vậy số tấm thảm len xí nghiệp sản xuất theo hợp đồng là 300 tấm.
Bài 47 sgk tr32
Đáp số: 2000
Bài 48 sgk tr32
Đáp số: A: 2.400.000 B: 1.600.000
IV. Hướng dẫn về nhà:
-BTVN: 46,49 sgk tr31, 32
-Trả lời các câu hỏi phần ôn tập chương
-Tiết sau ôn tập

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết52ds8.doc