Giáo án lớp 8 môn Đại số - Tiết 45 đến tiết 47

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Đại số - Tiết 45 đến tiết 47", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 8 môn Đại số - Tiết 45 đến tiết 47
 Ngày soạn: 08/2/2014 
Tiết 45:	 §4. PHƯƠNG TRÌNH TÍCH
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Giúp học sinh biết được khái niệm phương trình tích và cách giải.
2.Kĩ năng: 
- Giúp học sinh có kĩ năng đưa một số phương trình về dạng phương trình tích, kĩ năng giải các phương trình tích.
3.Thái độ: 
- HS chú ý nắm các dạng phương trình.
II.Phương pháp và kỹ thuật dạy học: 
 Nêu và giải quyết vấn đề.
 Động não, tích hợp,thông tin phản hồi.
III.Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
HS: Ôn lại HĐT, các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử, cách giải phương trình ax+b=0.
IV.Tiến trình:
1.Bài c ũ: Giải PT: 3x+4 = 2x+3
2.Bài mới:
a.Đặt vấn đề: Giải PT: (x2 - 1) + (x + 1)(x - 2) = 0
Để thực hiện được bài tập này ta tìm hiểu bài "Phương trình tích"
 b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1: Phương trình tích và cách giải
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
PT tích là PT có dạng:
A(x).B(x) = 0 (*)
A(x), B(x) là các đa thức của cùng biến x.
Ví dụ: (x - 1)(x + 2) = 0 (1)
GV: Giải pt (1)?
HS:(x- 1)(x + 2) = 0 khi x -1 = 0 hoặc x + 2 = 0.
Do đó tập nghiệm của (1) là: S={-2; 1}.
GV: Giải thích vì sao (x - 1)(x + 2) = 0 khi 
x - 1 = 0 hoặc x+2 = 0?
HS: Tích các thừa số bằng không khi một trong các thừa số bằng không.
GV: Tổng quát hãy tìm cách giải PT (*)?
HS: A(x).B(x) = 0 khi A(x) = 0 (1) hoặc 
B(x) = 0 (2). Do vậy để giải PT (*) ta chỉ cần giải (1) và (2) và lấy tất cả nghiệm của chúng.
GV: A(x).B(x) = 0 Û A(x) = 0 hoặc B(x) = 0
1. Phương trình tích và cách giải:
Dạng: A(x).B(x) = 0 (*)
Cách giải: 
(*)Û A(x) = 0 hoặc B(x) = 0
Tập nghiệm: S = {SA} È {SB}
V í dụ: giải phương trình
(x- 1)(x + 2) = 0
Û x -1 = 0 hoặc x + 2 = 0.
Ûx=1 hoặc x=-2
V ậy tập nghiệm của pt là: S={-2; 1}.
	 Hoạt động 2. Áp dụng
GV: GPT: (2x + 1)(3x - 2) = 0
HS: x = -1/2; x = 2/3
GV: GPT: 2x(x - 3) + 5(x - 3) = 0
HS: x = 3; x = -5/2
GV:GPT: x2 + 2x - (4x - 3) = 0
HS: x = -1; x = 3
GV: Qua các ví dụ hãy chỉ ra cách giải các dạng phương trình đó?
HS: B1: Đưa về phương trình tích
B2: Giải phương trình tích tìm được
2. Áp dụng: 
Giải các phương trình:
a) (2x + 1)(3x - 2) = 0
b) 2x(x - 3) + 5(x - 3) = 0
c) x2 + 2x = 4x - 3
 3.Củng cố và luyện tập: 
-Học sinh theo nhóm (2 h/s) thực hiện ?3, ?4.
 ?3., ?4.
	 4. Hướng dẫn về nhà: 
-Học và nắm vững dạng và cách giải phương trình tích.
-BTVN: 21, 22, 23,24, 25 sgk tr17.
*Hướng dẫn bài 24: Sử dụng phương pháp tách hạng tử.
-Chuẩn bị bài tập tốt tiết sau luyện tập.
V. Kinh nghiệm:
 Ngày soạn : 11/02/2014 
Tiết 46: 	 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Giúp học sinh củng cố: phương pháp giải phương trình tích
2.Kĩ năng: 
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đưa một phương trình về dạng phương trình tích, giải phương trình tích.
3.Thái độ: 
- HS giải cẩn thận, chính xác.
II.Phương pháp và kỹ thuật dạy học: 
 Nêu và giải quyết vấn đề,luyện tập.
 Động não, tích hợp,thông tin phản hồi.
III.Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
	HS: Ôn tập các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.Nắm cách giải phương trình đưa về dạng phương trình tích.
IV.Tiến trình:
1.Bài cũ: 
Giải PT: (2x - 5)(3x + 7) = 0
 2.Bài mới:
a.Đặt vấn đề: Để củng cố và khắc sâu hơn kiến thức về pp giải phương trình tích.
Hôm nay, chúng ta tiến hành luyện tập.
 b. Triển khai bài dạy: 
Hoạt động 1: giải phương trình tích.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Bài tập 23 (SGK)
GV: Chuyển hết vế phải của phương trình
sang vế trái và đổi dấu?
HS: x(2x - 9) - 3x(x - 5) = 0
GV: Phân tích vế trái thành nhân tử?
HS: Û x(6 - x) = 0
GV: Giải PT thu được?
HS: Û x = 0 hoặc x = 6
GV: Nhận xét, điều chỉnh - Tương tự thực hiện bài tập 23d
HS: x = 1 hoặc x = 7/3
GV: Nhận xét, điều chỉnh và nhấn mạnh cho HS cáhc giải phương trình đưa về dạng phương trình tích.
Bài tập 24 (SGK) 
Phân tích vế trái thành nhân tử?
HS: (x - 3)(x + 1) = 0
GV: GPT thu được?
HS: x = 3 hoặc x = -1
GV: Nhận xét, điều chỉnh - Tương tự thực hiện bài tập 24d
HS: S = {2; 3}
GV: Nhận xét điều chỉnh
Bài 23 (SGK). Giải PT:
a) x(2x - 9) = 3x(x - 5)
d) 3/7x - 1 = 1/7x(3x - 7)
Bài tập 24 (SGK) GPT:
a) (x2 - 2x + 1) - 4 = 0
Û (x-1)2 -2 2= 0
Û (x-3)(x+1)=0 
Ûx = 3 hoặc x = -1
Vậy tập nghiệm của pt là S = {-1; 3}
d) x2 - 5x + 6 = 0
Û(x-2)(x-3)=0
Ûx=2 hoặc x=3
Vậy tập nghiệm của pt là S = {2; 3}
Hoạt động 2 : trò chơi
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Bài tập 26 (SGK)
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài, gọi HS đọc đề.
GV: Chia lớp thành 4 nhóm và tổ chức chơi như sgk đã hướng dẫn.
HS: Thực hiện theo nhóm.
GV: Nhận xét điều chỉnh.
Bài tập 26 (SGK)
Bộ đề: như sgk/18
Đáp án: 
1. x = 2 
2. y = 1/2
3. z = 2/3
4. t = 2
3.Củng cố và luyện tập: 
-Phương pháp chung để giải các phương trình trên ?
 	 + Đưa về dạng phương trình tích.
 + Giải phương trình tích.
	 4. Hướng dẫn về nhà: 
-Ôn lại dạng và cách giải các dạng phương trình đã học.
-Ôn lạ quy tắc quy đồng mẫu nhiều phân thức, ĐKXĐ của phân thức.
-BTVN: 23bc, 24bc sgk tr17.
-Xem trước bài mới: “Phương trình chứa ẩn ở mẫu”.
V. Kinh nghiệm: 
. Ngày soạn:15/02/2014
Tiết 47: §5. PHƯƠNG TRÌNH CHỨA ẨN Ở MẪU (t1)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Giúp học sinh biết được điều kiện xác định của 1 phương trình.
2.Kĩ năng: 
- Giúp học sinh có kĩ năng tìm điều kiện xác định của một phương trình.
3.Thái độ: 
- Rèn cho học sinh các thao tác tư duy phân tích, so sánh, tổng quát hoá.
II.Phương pháp và kỹ thuật dạy học: 
 -Nêu và giải quyết vấn đề.
 -Động não, tích hợp,thông tin phản hồi.
III.Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
HS: Ôn lại cách quy đồng mẫu nhiều phân thức, ĐKXĐ của một phân thức.
IV.Tiến trình:
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1’) x = 1 có phải là nghiệm của phương trình
 không ?
b. Triển khai bài dạy:
 Hoạt động 1: Ví dụ mở đầu:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Yêu cầu học sinh giải PT: (1)
HS: (1)ÛÛ x = 1
GV: Yêu cầu học sinh thay x = 1 vào phương trình đầu và cho nhận xét?
HS: giá trị ở hai vế không xác định khi x = 1
GV: Như vậy x = 1 có phải là nghiệm của phương trình (1) không?
HS: Không
GV: Như vậy khi biến đổi PT có chứa ẩn ở mẫu mà làm mất mẫu của PT thì phương trình thu được có thể không tương đương với phương trình ban đầu.
GV: Do đó khi giải PT dạng này trước tiên ta phải tìm điều kiện để PT xác định.
1.Ví dụ mở đầu:
Giải phương trình: 
	Hoạt động 2: Tìm điều kiện xác định của phương trình:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Ta nói điều kiện xác định của PT (1) là x ¹ 1
GV: Tổng quát: Điều kiện xác định của PT có chứa ẩn ở mẫu là gì?
HS: Tất cả các giá trị của ẩn làm cho các mẫu thức khác không
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?2
HS: Thực hiện theo nhóm (2 h/s)
GV: Nhận xét điều chỉnh.
2. Tìm điều kiện xác định của phương trình:
Cho PT 
ĐKXĐ của PT là các giá trị của x sao cho B(x) ¹ 0 và D(x) ¹ 0
3.Củng cố và luyện tập: 
-ĐKXĐ của PT là gì ?
Tìm ĐKXĐ của PT:
Đáp: Là các giá trị của x sao cho B(x) ¹ 0 và D(x) ¹ 0
x ¹ 3 và x ¹ 5
	4. Hướng dẫn về nhà: 
-Học, nắm vững cách Tìm ĐKXĐ của phương trình. 
-BTVN: Cho PT: 
	a. Tìm ĐKXĐ của PT
	b. Giải phương trình
-Xem tiếp phần còn lại.
V. Kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doct46-48ds8.doc