Giáo án lớp 8 môn Đại số - Tiết 43, 44

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 895Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Đại số - Tiết 43, 44", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 8 môn Đại số - Tiết 43, 44
 Ngày soạn 18/01/2014 
Tiết 43	 §3. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯA VỀ DẠNG
ax + b = 0
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- HS biết cách giải các phương trình đưa được về dạng ax + b = 0, củng cố các quy tắc chuyển vế, nhân với một số.
2.Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng đưa phương trình có hai vế là các biểu thức hữu tỉ (không chứa biến ở mẫu) về dạng ax + b = 0 và giải phương trình ax + b = 0
 - Rèn cho học sinh các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, tổng quát hoá.
3.Thái độ: 
 - HS chú ý.
II.Phương pháp và kỹ thuật dạy học: 
 Nêu và giải quyết vấn đề.
 Động não, tích hợp,thông tin phản hồi.
III.Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
HS: Ôn lại hai quy tắc biến đổi phương trình.
IV.Tiến trình:
1.Bài cũ: BT8/sgk c,d
2.Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Phương pháp giải phương trình dạng như:
2x - (3x +1) = 5(x - 2) như thế nào ?
b. Triển khai bài dạy:
 Hoạt động 1: Cách giải
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Thực hiện phép tính trên các vế của PT?
HS: 4x - 3 = 2x - 4
GV: Chuyển các hạng tử chứa ẩn về một vế, các hằng số về một vế ?
HS: 4x - 2x = 3 - 4
GV: Thu gọn hai vế, giải PT?
HS: 2x = -1Ûx = -1/2
GV: Thực hiện phép tính trên các vế của PT?
HS: 
GV: Khử mẫu hai vế của PT?
HS: 12x - 4 = 21 - 3x
GV: Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế, các hằng số sang một vế?
HS: 12x + 3x = 21 + 4
GV: Thu gọn, giải ?
HS: 15x = 25 Û x = 5/3
GV: Qua hai ví dụ trên hãy nêu các bước để giải các phương trình dạng tương tự ?
1.Cách giải:
Ví dụ 1: 
GPT: x + (3x - 3) = 2(x - 2)
Giải:
 x + (3x - 3) = 2(x - 2)
Û4x - 3 = 2x - 4Û4x - 2x = 3 - 4
Û2x = -1Ûx = -1/2
Vậy, nghiệm của phương trình là 
x = -1/2
Ví dụ 2: GPT: ?
Giải:
Û
Û12x - 4 = 21 - 3x
Û12x + 3x = 21 + 4
Û15x = 25
 Û x = 5/3
Phương pháp giải:
B1: Thực hiện phép tính trên hai vế 
B2: Chuyển các hạng tử chứa biến sang một vế, các hằng số sang một vế
B3: Giải phương trình tìm được
Hoạt động 2: Áp dụng
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Học sinh thực hiện ?2
HS: Thực hiện theo nhóm (bàn 2 h/s)
GV: Nhận xét, điều chỉnh
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập:
GPT: 1) 
 2) x + 2 = x - 2
 3) 2x + 1 = 2x + 1
HS: Thực hiện theo nhóm (bàn 2 h/s)
2.Áp dụng: 
*Ví dụ 3: (SGK)
?2.
Giải phương trình.
1) 
2) x + 2 = x - 2
3) 2x + 1 = 2x + 1
*Chú ý: Tùy theo dạng cụ thể của từng phương trình, ta có các cách biến đổi khác nhau. Nên chọn cách biến đổi đơn giản nhất.
 3. Củng cố: 
Chốt lại phương pháp giải phương trình dạng này.
Làm bài tập 10,11a)f)/sgk.
BT11/SGK
3x-2=2x-3Ûx=-1
f) 3/2(x-5/4)-5/8=xÛ x=5
 4. Hướng dẫn về nhà: 
-Nắm vững cách giải phương trình đưa về dạng ax+b=0.
-BTVN: 11 đến 18 (sgk)
-Chuẩn bị bài tập tốt tiết sau luyện tập.
V. Kinh nghiệm:
 Ngày soạn: 05/02/2014
Tiết 44: 	LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Giúp học sinh củng cố: phương pháp giải một số phương trình đưa được về dạng phương trình bậc nhất một ẩn.
2.Kĩ năng: 
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng: giải một số phương trình đưa được về dạng phương trình bậc nhất một ẩn, giải bài toán thực tế (giải bài toán bằng cách lập phương trình).
3.Thái độ: 
 - HS chú ý, tập trung.
II.Phương pháp và kỹ thuật dạy học: 
 Nêu và giải quyết vấn đề.
 Động não, tích hợp,thông tin phản hồi.
III.Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
HS: Nắm vũng cách giải phương trình đưa về dạng ax+b=0.
IV.Tiến trình:
1.Bài cũ: ?Để giải phương trình đưa về dạng ax+b=0 ta làm thế nào?
2.Bài mới:
a.Đặt vấn đề: Để củng cố và khắc sâu hơn kiến thức về giải phương trình bậc nhất một ẩn. Hôm nay, chúng ta tiến hành luyện tập.
b.Triển khai bài dạy: 
Hoạt động 1: giải phương trình
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bài tập 11:
Học sinh thực hiện bài 11c
Chỉ ra các bước thực hiện ?
HS: B1: Thực phép tính ở hai vế (1)
B2: Chuyển các hạng tử chứa ẩn về một vế và các hằng số về một vế (2)
B3: Thu gọn và giải pt (3)
Bài tập 12:
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài 12a
HS: Làm và nhận xét.
GV: Củng cố cho HS các bước giải phương trình đưa về dạng ax+b=0 có chưa mẫu.
Bài tập 11: GPT:
c) 5 - (x - 6) = 4(3 - 2x)
Û5 - x + 6 = 12 - 8x
Û-x + 11 = 12 - 8x (1)
Û-x + 8x = 12 - 11 (2)
Ûx = 1/7 (3)
e) 0,1 - 2(0,5t - 0,1)=2(t - 2,5) - 0,7
Û- 1t + 0,3 = 2t - 5,7 
Û-3t = - 6
 Û t = 2
Bài tập 12:
a) GPT:
Û 2(5x - 2) = 3(5 - 3x)
Û10x - 4 = 15 - 9x
Û10x + 9x = 15 + 4Û19x = 19 Û x = 1
Hoạt động 2: lập và giải phương trình
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bài tập 19: 
GV treo bảng phụ có hình 4a.
Học sinh thực hiện theo nhóm (2 h/s) bài 19a
GV: Công thức tính S hình chữ nhật ?
HS: S = a.b (a, b là độ dài hai cạnh)
GV: Hình chữ nhật ở đây có chiều dài, chiều rộng là bao nhiêu ?
HS: Dài: (2 + 2x)m, Rộng: 9m
GV: S theo x bằng ? 
HS: S = (2 + 2x).9 = 18x + 18
GV: Theo bài ra ta có PT ?
HS: 18x + 18 = 144
GV: Giải PT ?
HS: x = 7
GV: Tương tự thực câu b
HS: Thực hiện theo nhóm (2 h/s)
Học sinh thực hiện theo nhóm (2 h/s)
Bài tập 20:
Gợi ý: Gọi số Nghĩa nghĩ trong đầu là x, dựa vào cách Nghĩa thực hiện dãy phép tính, tìm ra phương trình theo x.
HS: x = A - 11 (A là kết quả sau khi thực hiện dãy phép tính)
Bài tập 19: 
S = (2 + 2x).9 = 18x + 18
Û 18x + 18 = 144
Û x = 7.
Bài tập 20: 
A=x+11 
Suy ra x = A - 11
 3. Củng cố: 
- Chốt lại phương pháp giải bài tập. 
 4. Hướng dẫn về nhà: 
-Ôn lại và nắm vững cách giải phương trình đưa về dạng ax+b=0.
-BTVN: 14, 15, 17, 18 (SGK), 19a,d; 20a,c; 21; 22a,c; 23; 24a,c (SBT).
-Hướng dẫn bài 24: Giả phương trình: A=B.
-Xem trước bài mới: “Phương trình tích”
-Ôn lại tích a.b=0 khi nào?
V. Kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doct44-45Dai so8.doc