Ngày kiểm tra: 31/12/2013 Tiết 39,40: KIỂM TRA HỌC KÌ I (Đề của Phòng Giáo dục) Bài 1 (3điểm): Tính: (– 3)4 : (– 3)2 Làm tính nhân: 2x(5x3 + x – ). Rút gọn biểu thức: M = (3x + 2)2 + (2x + 2)2 – 2(2x+2)(3x+2). Phân tích đa thức thành nhân tử: 2x3 - 12x2 + 18x Bài 2 (3điểm): Cho phân thức A = a) Với giá trị nào của x thì phân thức A được xác định ? b) Rút gọn A . c) Tìm x nguyên để A có giá trị nguyên . Bài 3 (3điểm): Cho hình bình hành ABCD, vẽ AE vuông góc BD và CF vuông góc BD (E, F thuộc BD) Chứng minh AECF là hình bình hành . Gọi O là trung điểm EF, chứng minh A, O, C thẳng hàng . Bài 4 (1điểm): Cho tam giác ABC có diện tích là 1, G là trọng tâm. Tính diện tích tam giác ABG? Ngày soạn: 13/01/2014 CHƯƠNG III: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN Tiết 41: §1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Giúp HS hiểu được khái niệm phương trình, các thuật ngữ vế trái, vế phải, tập nghiệm của phương trình; hiểu khái niệm giải phương trình; biết cách dùng các thuật ngữ để diễn đạt bài giải phương trình sau này. - Hiểu được khải niệm về hai phương trình tương đương. 2.Kĩ năng: - Giúp học sinh có kĩ năng nhận dạng phương trình, kiểm tra x = a có phải là nghiệm của phương trình f(x) = 0 không, kiểm tra hai phương trình có tương đương với nhau không. 3.Thái độ: - Rèn cho học sinh các thao tác tư duy phân tích, so sánh, tổng quát hoá - Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ tính linh hoạt, tính độc lập. II. Phương pháp và kỹ thuât day học: Nêu và giải quyết vấn đề. Động não,tích hợp. III.Chuẩn bị: GV: Phiếu học tập (dùng củng cố) ghi ba bài tập dạng như bài 1, 4, 5 HS: Xem lại bài toán tìm x. IV.Tiến trình: 1.Bài cũ: Tìm x, biết: x - 2 = 7 2.Bài mới: a.Đặt vấn đề: Với bài toán tìm x, ta có cách gọi nào khác? b.Triển khai bài dạy: Hoạt động 1: Phương trình một ẩn Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Nêu định nghĩa về phương trình (như sgk) GV: Lấy ví dụ về phương trình, chỉ ra vế trái, vế phải của phương trình Học sinh thực hiện ?1 HS: 2u - 7 = u - 5 (*) Tính giá trị mỗi vế của phương trình (*) khi u = 2 ? HS: Vế trái bằng 3, vế phải bằng 3 GV: Ta nói: u = 2 là một nghiệm của phương trình (*) Học sinh thực hiện ?3 HS: x = -2 không phải là nghiệm của phương trình GV: Tq: x = a là nghiệm của PT A(x) = B(x) khi nào ? HS: Nếu A(a) = B(a) thì x = a là một nghiệm của phương trình A(x) = B(x) GV: Đưa chú ý b) sgk và ví dụ. 1.Phương trình một ẩn: Định nghĩa: (sgk) Ví dụ: 2x +2 = x là phương trình với ẩn x 2y + 1 = 0 là phương trình với ẩn y 2u - 7 = u - 5 là phương trình với ẩn u *Nếu A(a) = B(a) thì x = a là 1 nghiệm của phương trình A(x) = B(x) *Chú ý: Một phương trình có thể: +Có 1, 2, 3nghiệm +Vô ghiệm +Có vô số nghiệm Hoạt động 2: Giải phương trình Hoạt động của thầy và trò Nội dung Giải phương trình là tìm tất cả các nghiệm của phương trình. Tập tất cả các nghiệm của phương trình gọi là tập nghiệm của phương trình, kí hiệu là S. Học sinh thực hiện ?4 HS1: S = {2} HS2: S = Æ GV: Nhận xét, điều chỉnh 2.Giải phương trình: *Giải phương trình là tìm tất cả các nghiệm của phương trình. *Tập tất cả các nghiệm của phương trình gọi là tập nghiệm của phương trình, kí hiệu là S. Hoạt động 3: Phương trình tương đương Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Đưa khái niệm hai phương trình tương đương GV: Lấy ví dụ: x = 1 Û x = -1 3.Phương trình tương đương: Cho hai phương trình A(x) = B(x) (1) và C(x) = D(x) (2) (1) Û (2) khi S1 = S2 Ví dụ: x = 1 Û x = -1 3.Củng cố và luyện tập: -Học sinh thực hiện theo nhóm bài tập: 4, 5 sgk tr7. Bài 4: (a): 2, (b): 3, (c): -1; 3. Bài 5: Phương trình x=0 có tập nghiệm là: , phương trình x(x-1)=0 có tập nghiệm là => .Vậy hai phương trình trên không tương đương. 4. Hướng dẫn về nhà: -Học nắm, vững khái niệm phương trình một ẩn, nghiệm của phương trình một ẩn, cách giải phương trình một ẩn, khái niệm phương trình tương đương. -BTVN: 1,2,3 sgk tr6. -Xem trước bài mới: “Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải”. V. Kinh nghiệm: Ngày soạn: 15/01/2014 Tiết 42: §2. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - HS hiểu được định nghĩa của phương trình bậc nhất ax+b =0 và nghiệm của phương trình bậc nhất ,hai phép biến đổi tương đương, biết cách giải phương trình bậc nhất. 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận dạng phương trình bậc nhất, giải phương trình bậc nhất. 3.Thái độ: - HS chú ý, tập trung. II. Phương pháp và kỹ thuât day học: Nêu và giải quyết vấn đề. Động não,tích hợp. III.Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, phiếu học tập. HS: Ôn lại quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân với một số đối với đẳng thức. IV.Tiến trình: 1.Bài cũ: Hai phương trình x = 1 và x(x – 1) có tương đương không? Vì sao? Đáp: Không, vì chúng không có cùng tập nghiệm 2.Bài mới: a.Đặt vấn đề: Phương trình 4x + 1 = 0 có tên gọi là gì? Cách giải như thế nào? b.Triển khai bài dạy: Hoạt động 1: Định nghĩa Hoạt động của thầy và trò Nội dung Phương trình 4x + 1 = 0 được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn Tổng quát: Phương trình bậc nhất 1 ẩn có dạng ax + b = 0, a, b là các số xác định, a¹0, x là biến số. Hãy cho ví dụ. Cách giải PT như thế nào ? Để giải được PT ta cần biết hai quy tắc sau: 1.Định nghĩa: Dạng: ax + b = 0 (a ¹ 0) Ví dụ: 3x + 1 = 0 2,3y – 2 = 0 Hoạt động 2: Hai quy tắc biến đổi phương trình Hoạt động của thầy và trò Nội dung Từ 5 + 3 = 8 suy ra 5 = 8 – 3 đúng hay sai ? Cách làm trên dựa vào quy tắc nào ? Nhắc lại quy tắc chuyển vế ? HS: a + b = c Û a = c – b GV: Vế phương trình ta cũng có cách làm tương tự, cách làm này cho ta một phương trình mới tương tương với phương trình đã cho GV: Vận dụng tìm phương trình tương đương với phương trình x – 6 = 0? GV: Yêu cầu học sịnh đọc quy tắc chuyển vế sgk/8 Học sinh theo nhóm thực hiện ?1 Từ 2 + 1 = 3 suy ra 2(2 + 1) = 2.3 hoặc (2 + 1 )/2 = 3/2 đúng hay sai? GV: Tương tự đối với phương trình ta cũng có thể làm như thế, các làm đó cho ta một phương trình tương đương với phương trình đã cho GV:Yêu cầu học sinh đọc quy tắc nhân, chia sgk tr8.Học sinh theo nhóm thực hiện ?2 2. Hai quy tắc biến đổi phương trình: a)Quy tắc chuyển vế: (SGK) Ví dụ: ax + b = 0 (a ¹ 0) Û ax = -b b)Quy tắc nhân: (SGK) Ví dụ: ax = b (a ¹ 0) Û x = Hoạt động 3: Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn Hoạt động của thầy và trò Nội dung Vận dụng các quy tắc trên giải các phương trình bậc nhất một ẩn Ví dụ: Giải phương trình: 7x + 3 = 0 Phương pháp: 7x - 3 = 0 Û 7x = 3 Nêu cách làm ? GV: 7x = 3Ûx = 3/7. Nêu cách làm ? GV:Tập nghiệm S của phương trình là gì ? 3. Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn: Ví dụ: Giải phương trình: 7x + 3 = 0 Tổng quát: ax + b = 0 ( a ¹0) Û ax = - b Û x = -b/a Vậy phương trình bậc nhất luôn có một nghiệm duy nhất là: x = -b/a 3.Củng cố và luyện tập: ?Nêu cách giải phương trình bậc nhất một ẩn? Cho HS làm bài tập 7, 8 (SGK) 4. Hướng dẫn về nhà: -BTVN: 6, 9 sgk tr10. *Hướng dẫn bài 6: -Cách 1: Sử dụng công thức tính diện tích hình thang. -Cách 2: Sử dụng túnh chất diện tích đa giác. Với S=20, xét xem trong hai phương trình đó có phương trình nào là phương trình bậc nhất một ẩn hay không.-Xem trước bài mới: “Phương trình đưa về dạng ax+b=0” V. Kinh nghiệm: .
Tài liệu đính kèm: