Giáo án lớp 8 môn Đại số - Tiết 22 đến tiết 24

doc 7 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Đại số - Tiết 22 đến tiết 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 8 môn Đại số - Tiết 22 đến tiết 24
 Ngày soạn: 06/11/2013
Chương II: PHÂN THỨC ĐẠI SỐ
Tiết 22: 	 §1. PHÂN THỨC ĐẠI SỐ
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Hiểu các định nghĩa phân thức đại số, định nghĩa hai phân thức bằng nhau.
 2.Kĩ năng: 
- HS có kĩ năng nhận dạng các phân thức đại số, hai phân thức bằng nhau.
 - Vận dụng được định nghĩa để kiểm tra hai phân thức bằng nhau.
3.Thái độ:
- HS thấy được sự liên hệ giữa phân số và phân thức.
II.Phương pháp và kỹ thuật dạy học: 
 Nêu và giải quyết vấn đề.
 Động não, tích hợp,thông tin phản hồi.
III.Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
HS: Ôn định nghĩa phân số, hai phân số bằng nhau.
IV.Tiến trình:
1.Bài cũ: 
 ?Nhắc lại định nghĩa phân số, hai phân số bằng nhau?
2.Bài mới:
a.Đặt vấn đề: Phân số được tao thành từ số nguyên. Phân thức đại số được tạo thành từ đâu?
b.Triển khai bài mới:
 Hoạt động 1: Định nghĩa
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV đưa ra các biểu thức có dạng , chỉ ra A, B trong mỗi biểu thức.
A, B trong mỗi biểu thức là gì?
? Phân thức đại số là gì?
Cho ví dụ về phân thức đại số?
3x+5 có phải là phân thức đại số không? Vì sao?
?Mỗi số thực có phải là một phân thức đại số không? Vì sao?
1. Định nghĩa:
*Xét các biểu thức có dạng :
là hững phân thức đại số.
*Định nghĩa: (sgk)
: phân thức đại số
A, B: đa thức, B0
*Mỗi đa thức là một phân thức với mẫu bằng 1.
*Một số thực cũng là một phân thức.
Hoạt động 2: Hai phân thức bằng nhau
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 khi nào?
GV: tương tự với hai phân thức ; 
GV đưa ra ví dụ.
HS thực hiện ?3, ?4, ?5
GV củng cố cách chứng minh hai phân thức bằng nhau cho HS.
2. Hai phân thức bằng nhau:
*Định nghĩa: (sgk)
 nếu A.D= B.C
*Ví dụ:
 vì:
2x.25x2y = 5xy.10x2 (=50x3y)
?3.Ta có: 3x2y.2y2=x.6xy3 (=6x2y3)
Nên: .
?4.Ta có: x(3x+6)=3(x2+2x) (=3x2+6x)
Nên: .
?5. Bạn Quang sai vì: 3x+33.3x.
Bạn Vân đúng vì: (3x+3).x=3x(x+1).
3.Củng cố và luyện tập: 
-Phân thức đại số là gi?
-Để kiểm tra hai phân thức đại số có bằng nhau không, ta làm thế nào?
-Làm bài tập 1c (sgk)
 Ta có: (x-1)(x+2)(x+1)=(x+2)(x2-1) => (đccm)
	 4. Hướng dẫn về nhà: 
-Ghi nhớ định nghĩa: phân thức, hai phân thức bằng nhau.
-BTVN: 1abd, 2, 3 (sgk); 1, 2, 3 (SBT).
-Ôn tập tính chất cơ bản của phân số.
-Hướng dẫn: Tìm A trong đẳng thức sau:
A(x-3) =x(x3 -27)
 A(x-3) =x(x -3)(x2 +3x +9) 
 A =x(x2 +3x +9)
Vậy A =x3 +3x2 +9x.
HS có thể tìm A bằng cách lấy x(x3 -27) =x4 -27x chia cho (x-3).
-Xem trước bài mới: “Tính chất cơ bản của phân thức”.
V. Kinh nghiệm: 
 Ngày soạn: 09/11/2013
Tiết 23:	§2. TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN THỨC.
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Biết tính chất cơ bản của phân thức để làm cơ sở cho việc rút gọn phân thức.
 	-Hiểu được quy tắc đổi dấu suy ra được từ tính chất cơ bản của phân thức, biết vận dụng tốt quy tắc này.
2.Kĩ năng: 
- Có kĩ năng suy luận tương tự từ tính chất cơ bản của phân số. Vận dụng tốt tính chất cơ bản của phân thức trong việc kiểm tra hai phân thức bằng nhau.
3.Thái độ: 
- HS tích cực suy nghĩ, học tập nghiêm túc.
II.Phương pháp và kỹ thuật dạy học: 
 Nêu và giải quyết vấn đề.
 Động não, tích hợp,thông tin phản hồi.
III.Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
HS: Ôn tính chất cơ bản của phân số, định nghĩa hai phân thức bằng nhau.
IV.Tiến trình:
1.Bài cũ:
Viết dạng tổng quát hai phân thức bằng nhau? Dùng định nghĩa hai phân thức bằng nhau, chứng tỏ rằng:
2.Bài mới:
a.Đặt vấn đề: Có khi không cần dùng định nghĩa ta vẫn chứng minh được hai phân thức trên bằng nhau, đó là ta đã dùng tính chất cơ bản của phân thức.
	b.Triển khai bài mới:	
Hoạt động 1:Tính chất cơ bản của phân thức:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Phân số có những tính chất cơ bản nào?
Cho phân thức . Nhân cả tử và mẫu của phân thức với x+2
So sánh phân thức mới với 
GV đưa ra ví dụ 2
?Qua 2 ví dụ, hãy phát biểu tính chất cơ bản của phân thức?
HS trả lời ?4
1. Tính chất cơ bản của phân thức:
Ví dụ 1: Nhân cả tử và mẫu của phân thức với (x+2), ta có:
Vì x(3x+6) =3(x2 +2x) (= 3x2 +6x)
Ví dụ 2:
(vì 2x2y. 3y2 = 6xy3.x)
*Tính chất: (sgk)
	(N: nhân tử chung)
?4.a..
b. 
Hoạt động 2:Quy tắc đổi dấu
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
?Từ ?4b hãy phát biểu quy tắc đổi dấu?
HS thực hiện ?5
2.Quy tắc đổi dấu: (sgk)
?5a.Điền: x-4
 b.Điền: x-5
3.Củng cố và luyện tập: 
?Phân thức có tính chất cơ bản nào?
GV treo bảng phụ ghi đề bài tập 4(sgk), phát phiếu học tập cho HS yêu cầu HS thảo luận nhóm. 
Đáp án: Lan: Đúng, Hùng: Sai, Quang: Đúng, Huy: Sai.
	 4. Hướng dẫn về nhà: 
-Học, nắm vững tính chất cơ bản của phân thức, quy tắc đổi dấu.
-BTVN: 5, 6 (sgk); 48 (sbt).
-Hướng dẫn bài tập:
 +Bài tập 5(sgk): Phân tích tử của các phân thức thành nhân tử rồi áp dụng tính chất.
 +Bài tập 6(sgk): Biến đổi: x5-1=x5-x4+x4-x3+x3-x2+x2-x+x-1
 Phân tích đa thứửctên thành nhân tử rồi áp dụng tính chất.
-Ôn lại cách rút gọn phân số.
-Xem trước bài mới: “Rút gọn phân thức”.
V Kinh nghiệm:  Ngày soạn: 11/11/2013
Tiết 24:	§3. RÚT GỌN PHÂN THỨC.
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- HS biết và vận dụng được quy tắc rút gọn phân thức.
2.Kĩ năng: 
- Vận dụng được tính chất cơ bản của phân thức để rút gọn phân thức.
- HS bước đầu nhận biết được những trường hợp cần đổi dấu và biết cách đổi dấu để xuất hiện nhân tử chung của cả tử và mẫu.
3.Thái độ:
- HS làm bài cẩn thận, chính xác.
II.Phương pháp và kỹ thuật dạy học: 
 Nêu và giải quyết vấn đề.
 Động não, tích hợp,thông tin phản hồi.
III.Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
HS: Ôn quy tắc rút gọn phân số, tính chất cơ bàn của phân thức.
IV.Tiến trình:
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
a.Đặt vấn đề: GV: Làm thế nào để rút gọn phân số?
HS: chia cả tử và mẫu cho ước chung lớn nhất (khác 1) của chúng.
GV: Cách rút gọn phân thức có giống cách rút gọn phân số hay không?
 b.Triển khai bài mới:
Hoạt động 1: Rút gọn phân thức.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 ?1
? Nhận xét gì về phân thức mới và phân thức ?
HS: Đơn giản hơn phân thức đã cho.
GV: Cách biến đổi như thế gọi là rút gọn phân thức.
HS thực hiện ?2
Rút gọn phân thức ta làm như thế nào?
 1. Rút gọn phân thức.
?1.
?2
a) 5x+10=5(x+2), 25x2+50x=25x(x+2)
 => Nhân tử chung: 5(x+2)
b) .
Hoạt động 2: Nhận xét
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV đưa ra ví dụ 1 (sgk) trên bảng phụ.
Bước 1 ta làm gì?
GV cho HS đứng tại chỗ phân tích tử và mẫu thành nhân tử.
Tìm nhân tử chung của tử và mẫu?
Rút gọn ta được?
-HS thực hiện ?3
GV cho làm ví dụ 2
GV giới thiệu “chú ý” (sgk)
HS thực hiện ?4
2. Nhận xét:
Để rút gọn một phân thức:
-Phân tích tử và mẫu thành nhân tử (nếu cần) để tìm nhân tử chung.
-Chia cả tử và mẫu cho nhân tả chung đó.
Ví dụ 1: rút gọn phân thức.
?3.
Ví dụ 2: rút gọn phân thức:
*Chú ý: (sgk)
 A=-(-A).
?4..
 3.Củng cố và luyện tập: 
-Để rút gọn phân thức ta làm như thế nào?
GV (lưu ý): Ở đây ta không nêu thành quy tắc vì có những bài rút gọn không cần theo các bước như trong nhận xét.
	Ví dụ: rút gọn phân thức , ta có:
	-GV đưa ra bài tập 8 (sgk), HS hoạt động nhóm trả lời đúng, sai.
4. Hướng dẫn về nhà: 
-Biết cách rút gọn phân thức.
-BTVN: 7, 9, 10, 11 (sgk).
-Hướng dẫn bài 10: Phân tích tử và mẫu thành nhân tử làm xuất hiện nhân tử chung là x+1 rồi áp dụng tính chất.
-Chuẩn bị bài tập tốt tiết sau luyện tập. 
V. Kinh nghiệm: .
.

Tài liệu đính kèm:

  • doct22-24DAI SO 8.doc