Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 65: Kiểm tra chương IV

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 65: Kiểm tra chương IV", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 65: Kiểm tra chương IV
Ngày lập kế hoạch: ../../2014
Ngày thực hiện kế hoạch: ..//2014
Tiết 65:
Kiểm tra chương iv
( Lấy bài thi của Phòng giáo dục)
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: Kiểm tra sự hiểu bài, nắm kiến thức của học sinh về:
- Khái niệm về: đa thức, đơn thức, đa thức một biến.
- Cộng trừ đơn thức đồng dạng, cộng trừ đa thức.
- Tính giá trị của biểu thức tại một giá trị của biến.
2. Kỹ năng:
- Học sinh có kỹ năng cộng trừ đơn thưc đồng dạng, cộng trừ đa thức, thu gọn đa thức.
3. Thái độ:
- Học sinh biết tìm nghiệm của một đa thức.
- Giáo dục học sinh có tính độc lập suy nghĩ, có thái độ làm bài tích cực, nghiêm túc.
II. Nội dung:
ổn định tổ chức lớp
Phát đề kiểm tra
Thu bài
 Nhận xét ý thức học sinh làm bài.
III. Chuẩn bị:
Chuẩn bị của thày: Đề bài, đáp án, biểu điểm chấm, đề in sẵn mỗi em 1 đề.
Trò: Ôn tập nội dung kiến thức theo sự hướng dẫn của thày.
IV. Tổ chức hoạt động học tập:
1. ổn định tổ chức: ( 1ph )
2. Kiểm tra: ( 42 ph )
a) Ma trận đề kiểm tra:
Cấp độ
Tờn chủ đề
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
- Khái niệm biểu thức đại số, giá trị của một biểu thức đại số.
- Khái niệm đơn thức, đơn thức đồng dạng, các phép toán: cộng, trừ, nhân các đơn thức.
- Đa thức một biến. Cộng trừ đa thức một biến.
- Nghiệm của đa thức một biến.
- Nhớ lại định nghĩa đa thức, đơn thức, đơn thức đồng dạng.
- Cho được ví dụ minh hoạ về đa thức một biến, đơn thức.
- Thu gọn đơn thức; thu gọn đa thức và sắp xếp đa thức.
- Tính giá trị của biểu thức.
- Cộng trừ đa thức.
- Kiểm tra một số đã cho có phải là nghiệm của đa thức đã cho hay không.
- Tìm nghiệm của một đa thức.
- Chứng tỏ đa thức không có nghiệm.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1 
 1,0
 10%
1
1,0
10%
4
6,0
60%
2
2,0
20%
8
 10,0
 100%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ %:
1 
 1,0
 10%
1
1,0
10%
4
6,0
60%
2
2,0
20%
4
 10,0
 100%
b) Nội dung kiểm tra:
Đề I:
Câu 1: ( 2 đ) 
Đa thức là gì? Đơn thức là gì? 
Cho ví dụ về một đa thức của một biến x ( Không phải là đơn thức ) có bậc lần lượt là 2; 3.
Câu 2: ( 3đ ) Cho đa thức:
P(x) = 4x4 + 2x3 - x4 – x2 - 3x4 + 2x2 – x + 5
Thu gọn và sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm của biến x.
Tính P(-1) ; P 
Câu 3: ( 3đ ) Cho A(x) = 2x3 + 2x – 3x2 + 1
 B(x) = 2x2 + 3x3 – x – 5
Tính A(x) + B(x)
Tính A(x) – B(x)
Câu 4: ( 2đ )
Trong các số: -1; 0; 1; 2 số nào là nghiệm của đa thức C(x) = x2 – 3x + 2
Tìm nghiệm của đa thức M(x) = 2x – 10 và N(x) = (x – 2 ) ( x + 3 )
Đề II:
Câu 1: ( 2 đ )
	a) Thế nào là hai đơn thức đồng dạng?
	b) Cho ví dụ hai đơn thức của hai biến x, y có bậc 3, đồng dạng với nhau, có hệ số khác nhau.
Câu 2: ( 3 đ ) Thu gọn các đơn thức sau rồi tìm hệ số và bậc của nó.
	a) ( - 2 xy3 ) . ( 
	b) ( - 18x2y2 ) . ( ax2y3 ) ( với a là hằng số )
Câu 3: ( 3đ ) Tìm đa thức A và đa thức B biết:
	a) A + ( 2x2 – y2 ) = 5x2 – 3y2 + 2xy
	b) B – ( 3xy + x2 – 2y2 ) = 4x2 – xy + y2
Câu 4: ( 2 đ ) Cho đa thức:
P(x) = 3x2 – 5x3 + x + 2x3 – x – 4 + 3x3 + x4 + 7
	a) Thu gọn đa thức P(x)
	b) Chứng tỏ rằng đa thức P(x) không có nghiệm.
c) Đáp án và biểu điểm chấm:
 Đề I:
 Câu 1: ( 2 đ)
 a) Định nghĩa đơn thức, đa thức (SGK ) Cho 1 đ
 b) Đa thức bậc 2 của x là: x2 + 2x – 5 cho 0,5 đ
 Đa thức bậc 3 của x là: 2x3 – x + 1
 ( Hoặc có thể là một đáp án khác )
 Câu 2: ( 3 đ ) 
 a) P(x) = 2x3 + x2 – x + 5 Cho 2 đ
 b) P(-1 ) = 5 ; P(- ) = 5 Cho 1 đ
Câu 3: ( 3đ ) Mỗi ý đúng cho 1,5 đ
 a) A(x) + B(x) = 5x3 – x2 + x – 4
	 b) A(x) – B(x) = - x3 – 5x2 + 3x + 6
Câu 4: ( 2đ ) Mỗi ý đúng cho 1 đ
	a) Đa thức C(x) có nghiệm là x = 1 và x= 2
	b) Đa thức M(x) có nghiệm là x = 5
 Đa thức N(x) có nghiệm là x = 2 và x = -3
Đề II:
Câu 1: ( 2 đ)
	a) Định nghĩa hai đơn thức đồng dạng ( SGK ) cho 1 đư
	b) Ví dụ: x2y và 2x2y hoặc – xy2 và 4xy2
( Có thể có đáp án khác )
Câu 2: ( 3đ )
	a) x3y5 có hệ số là ; có bậc 8
	b) – 3ax4y5 có hệ số là -3a; có bậc 9
Câu 3: ( 3đ ) Mỗi ý đúng cho 1,5 đ
A = 3x2 + 2xy – 2y2
B = 5x2 + 2xy – y2
Câu 4: ( 2đ ) Mỗi ý đúng cho 1 đ
	a) P(x) = x4 + 3x2 + 3
	b) Có x4 0 với mọi x
 3x2 0 với mọi x
 Do đó x4 + 3x2 + 3 > 0 với mọi x . Vậy đa thức P(x) không có nghiệm
3. Thu bài , nhận xét giờ kiểm tra: ( 1ph )
V. Tổng kết học tập:
 * Củng cố và hướng dẫn:
 - Tiếp tục ôn tập chương IV.
 - Làm các câu hỏi và bài tập phần ôn tập cuối năm.
 Ninh Bình, ngày ./ ../2014
 Ký duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KIEM_TRA_CHUONG_IV.doc