Giáo án lớp 6 môn Địa lý - Bài 2: Cấu trúc địa chất và địa hình tây ninh

doc 7 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 969Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Địa lý - Bài 2: Cấu trúc địa chất và địa hình tây ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 6 môn Địa lý - Bài 2: Cấu trúc địa chất và địa hình tây ninh
Tuần 16 .Tiết 16
Ngày dạy: 11-12-2015
Bài 2: CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA HÌNH TÂY NINH.
1. MỤC TIÊU :
1.1. Kiến thức:
 -Học sinh hiểu rõ cấu trúc địa chất Tây Ninh và đặc điểm cơ bản địa hình Tây Ninh là vùng chuyển tiếp.
- Biết các dạng địa hình chính của tỉnh và sự phân bố của chúng
 1.2. Kỹ năng: Đọc bản đồ.
1.3. Thái độ: Giáo dục ý thức học bộ môn.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Cấu trúc địa chất của Tây ninh
- Đặc điểm và các dạng địa hình chính của tỉnh 
3. CHUẨN BỊ 
3.1. Giáo viên: 
3.2. Học sinh: Sgk, chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kdss.
4.2. Kiểm tra miệng : Không 
4. 3.Tiến trình bài học
Giới thiệu bài : Tây Ninh là một tỉnh biên giới nằm phía tây nam của tổ quốc . Là một vùng đất được hình thành từ lâu đời nên có cấu trúc địa chất và địa hình rất phức tạp . Để tìm hiểu rõ về nội dung này ta đi vào bài học hôm nay:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
 NỘI DUNG.
Hoạt động 1. ( 10 phút )
KT: Học sinh hiểu rõ cấu trúc địa chất Tây Ninh 
KN: Quan sát 
giúp các em nắm được cấu trúc địa chất của Tây Ninh )
* Phương pháp đàm thoại 
- Quan sát bảng niên biểu địa chất.
 Đại.
 Kỉ.
Cách nay tr N.
Tân sinh
Đệ Tứ.
 1,5
Đệ tam
 67 
Trung sinh.
 230
Cổ sinh
 570
+ Cấu trúc địa chất TN có những nét cơ bản nào?
 TL: - Lớp nền đá gốc sa diệp thạch, trung sinh và bề mặt phù sa cổ diện tích lớn phân bố TB, TC, 1 phần HT, CH. 
 - Ở phía Bắc tỉnh đá gốc tuổi trung sinh bị xé đứt bởi đá biến chất.
Chuyển ý.
Hoạt động 2. ( 20 phút )
KT: Học sinh hiểu đặc điểm cơ bản địa hình Tây Ninh là vùng chuyển tiếp.
- Biết các dạng địa hình chính của tỉnh và sự phân bố của chúng
KN: Đọc bản đồ.
* Phương pháp đàm thoại.
+ Địa hình TN có đặc điểm gì?
 TL:
* Hoạt động nhóm.
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh hoạt động từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng.
* Nhóm 1: Nêu đặc điểm địa hình núi?
 TL: 
* Nhóm 2: Đặc điểm địa hình đồi?
 TL: Phân bố phổ biến tập trung ở thượng nguồn sông Sài Gòn, dọc rang giới 2 tỉnh TN, BP.
* Nhóm 3: Đặc điểm địa hình đồi dốc thoải?
 TL: Độ cao thay đổi từ 15 – 20 m phân bố 1 ít ở Nam TB và DMC, HT, Tb, một ít ở BC.
* Nhóm 4: Đặc điểm địa hình đồng bằng?
 TL: Địa hình ở các bãi bồi rộng từ 15 – 20 m dài chỉ vài km, dọc sông Vàm Cỏ ( HT, CT, BC, TB).
I. Cấu trúc địa chất:
- Lớp phù sa cổ có diện tích lớn trên nền đá gốc sa diệp thạch.
- Ở phía bắc tỉnh đá gốc tuổi trung sinh bị xé đứt bởi đá biến chất.
II. Địa hình
1. Đặc điểm:
- Là vùng chuyển tiếp giữ các cao nguyên NTB và đồng bằng sông Cửu Long.
- Địa hình ít phức tạp, độ dốc lớn.
-Địa hình thấp dần từ ĐB – TN.
2. Các dạng địa hình:
- Núi Bà Đen 986m diện tích: 15km2
- Địa hình đồi: phân bố ở 2 tỉnh TN, BP, thương nguồn sông Sài Gòn.
- Địa hình đồi dốc thoải độ cao thay đổi từ 15 – 20 m.
- Địa hình đồng bằng ở các bãi bồi ven sông rộng từ 15 – 20 m dài vài km.
4.4 . Tổng kết : 
Câu 1: Nêu đặc điểm địa hình TN?
- Là vùng chuyển tiếp giữ các cao nguyên NTB và đồng bằng sông Cửu Long.
- Địa hình ít phức tạp, độ dốc lớn.
-Địa hình thấp dần từ ĐB – TN.
Câu 2: Chọn ý đúng: Núi Bà Đen có độ cao là ?
@. 986 m.
b. 989 m.
4. 5. Hướng dẫn học tập: 
** Đối với bài học ở tiết học này: 
- Học kỉ bài . ôn lại tất cả kiến thức 
** Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
- Chuẩn bị tuần sau thi HKI
5. PHỤ LỤC
Tuần: 26. Tiết: 25. 
Ngày dạy: 14-2-2014 
Bài 1: KHÍ HẬU TÂY NINH.
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: 
- Giúp học sinh thấy được những đặc điểm của khí hậu Tây Ninh, thuận lợi khó khăn do khí hậu mang lại.
1.2. Kỹ năng: Phân tích biểu đồ, bản đồ.
1.3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP	
- Giúp học sinh thấy được những đặc điểm của khí hậu Tây Ninh, thuận lợi khó khăn do khí hậu mang lại.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: 
3.2. Học sinh: SGk, Chuẩn bị theo câu hỏi trong sgk.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kdss.
4.2. Kiểm tra miệng : không
4. 3.Tiến trình bài học
Giới thiệu bài: Khí hậu là tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của con người 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
 NỘI DUNG.
Hoạt động 1. ( 7 phút )
 KT: Tìm hiểu đặc điểm chung của khí hậu Tây Ninh
KN: Phân tích biểu đồ, bản đồ.
** Sử dụng bản đồ khai thác kiến thức.
- Quan sát bản đồ TNVN giới thiệu vị trí tỉnh TN.
+ TN có khí hậu như thế nào?
 TL:
- Giáo viên: Ở TN không có mùa đông lạnh chỉ có mùa mưa và mùa khô nên ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân. 
Chuyển ý.
Hoạt động 2. ( 17 phút )
KT: Tính chất của khí hậu gió mùa ở tây ninh
KN: Phân tích biểu đồ, bản đồ.
** Sử dụng biểu đồ khai thác kiến thức.
- Quan sát biểu đồ trong sgk.
+ Nhận xét về nhiệt độ TB tháng?
 TL: - Nền nhiệt độ cao, nhiệt độ TB năm khá cao = 270c, biên độ dao động thấp 3,90c bức xạ dồi dào, cán cân bức xạ (+) tổng nhiệt xê dịch 8000 – 100000c.
+ Từ tháng 11 – 4 gió gì hoạt động?
 TL: - Từ T11 – T2 do ảnh hưởng của khối khí lạnh cực đới phía Bắc hướng B, ĐB, TB.
 - Từ T2 – T4 khối không khí cực đới yếu dần thời gian này ảnh hưởng của khối không khí Tây TBD và biển nên thời tiết nóng ẩm chủ yếu gió ĐN, N.
+ Từ tháng 5 – tháng 10 có gió gí hoạt động?
 TL: Gió này ảnh hưởng khối không khí phía TN. Tháng 5 gió TN mới thiết lập còn yếu nên gió ĐN chiếm ưu thế. T 6 – T10 có gió TN.
- Giáo viên: Chế độ gió phản ánh chế độ hoàn lưu gió mùa của khu vực, của vùng.
+ Độ ẩm TB năm như thế nào?
 TL: Độ ẩm cao không điều hòa giữa các tháng, độ ẩm thấp là từ T 12 –T 4 ( mùa khô).
+ Lượng mưa như thế nào?
 TL: Mưa cao không đều giữa các tháng, mùa trong năm, mưa chủ yếu từ T 5 – T 11 chiếm 90% lượng mưa cả năm còn mùa khô thì mưa thấp ít nhất là T 1,2.
+ Dông bắt đầu từ tháng nào?
 TL: Cuối mùa khô từ T4 –T 11 TB có từ 110 – 125 cơn dông tháng có dông nhiều nhất là T 5,6,7 khoảng 12 -20 ngày có dông xuất hiện chiều tối mưa nhiều, gây lũ.
+ Bão xuất hiện khoảng tháng nào?
 TL: - T 11 –T12. TN ít bão nhưng ảnh hưởng của bão như mưa kéo dài, lũ lớn
- Giáo viên: mưa đá xuất hiện ở phía Bắc, ĐB và các vùng phía Nam của tỉnh, mưa đá nhỏ ít hại mùa màng.
Chuyển ý.
Hoạt động 3.( 10 phút )
KT : Giúp học sinh thấy được những đặc điểm của khí hậu Tây Ninh, thuận lợi khó khăn do khí hậu mang lại.
KN : Phân tích biểu đồ, bản đồ.
** Phương pháp đàm thoại.
+ Khí hậu có thuận lợi gì cho phát triển kinh tế?
 TL: Ngành nông nghiệp nhiệt đới, cây công nghiệp giá trị cao và phơi sấy bảo quản sản phẩm tốt.
+ Khí hậu có ảnh hưởng gì đến sản xuất? Hướng khắc phục?
I. Đặc điểm chung:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Có 2 mùa mưa và khô.
II. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu:
1. Nhiệt độ:
- Nhiệt độ cao khoảng 270c.
- Biên độ dao động nhiệt thấp.
2. Gió:
- Từ T11 –T4 có gió mùa mùa khô hoạt động.
- Từ T5 – T 10 có gió mùa mùa mưa hoạt động.
3. Mưa và ẩm:
- Độ ẩm cao khoảng 78,4%.
- Mưa TB năm cao 1900 – 2300mm không đều giữa các tháng.
4. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt:
- Dông.
- Bão.
- Mưa đá.
III. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu đem lại và biện pháp khắc phục:
a. Thuận lợi:
- Phát triển ngành nông nghiệp nhiệt đới.
b. Những khó khăn và biện pháp khắc phục:
- Nấm mốc sâu bệnh dễ phát triển.
- Phát huy mặt thuận lợi, hạn chế khó khăn.
4.4 . Tổng kết : 
Câu 1: Đặc điểm chung của khí hậu TN?
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Có 2 mùa mưa và khô.
 Câu 2: Chọn ý đúng nhất: chế độ mưa và ẩm của TN thể hiện:
a. Nhiệt độ > 270c. b. Lượng mưa từ 1900mm – 2300mm. @. Tất cả đều đúng
4. 5. Hướng dẫn học tập: 
** Đối với bài học ở tiết học này: 
- Học bài 
** Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài mới: Các đới khí hậu trên Trái Đất.
+ Xem lại các chí tuyến và các vòng cực 
+ Tìm hiểu các đới khí hậu trên trái đất 
5. PHỤ LỤC

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_dia_phuong_thcs.doc