TUẦN 8 Ngày soạn: 10/102014 Ngày giảng: Thứ hai ngày 13 tháng 10 năm 2014 Tiếng Việt Bài 8A: Bạn sẽ làm gì nếu có phép lạ (Tiết 1 + 2) Khỏi động: Cả lớp hát bài: Trái đất này là của chúng mình A. HĐCB (Tiết 1) 1. Quan sát tranh và TLCH - Tranh vẽ cảnh gì? - Các bạn nhỏ mơ ước có phép lạ để làm gì? GV: Để biết được ước mơ của các bạn là gì chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ. *) Ý nghĩa bài thơ: Nói về mơ ước của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. 4. Tìm ý chính ở cột B cho mỗi khổ thơ ở cột A - Khổ 1: Các bạn nhỏ mơ ước cây mau lớn cho nhiều trái chín, quả ngọt. Khổ 2: Các bạn nhỏ mơ ước lớn nhanh để lamg nhiều điều có ích. - Khổ 3: Các bạn nhỏ mơ ước trái đất luôn ấm áp. - Khổ 4: Các bạn nhỏ mơ ước trái đất không còn chiến tranh. 5. Việc lặp lại nhiều lần câu “ Nếu chúng mình có phép lạ” Trong bài thơ nói lên rằng: Các bạn nhỏ có rất nhiều mơ ước cháy bỏng, thiết tha. ( Tiết 2) 6. Tìm hiểu cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài - Tên người phiên âm theo Hán Việt: Bạch Cư Dị, Khổng Tử, Thích Ca Mâu Ni. - Tên địa lí phiên âm theo Hán Việt: Hà Lan, Thụy Điển. - Tên người gồm 1 bộ phận: An – đrây- ca, Tin- tin. - Tên người gồm nhiều bộ phận: An – be Anh – xtanh, Giooc Ê giê, Tô- mát Ê- đi – xơn. - Tên địa lí gòm 1 bộ phận: Ác- hen – ti – na, Cô- lôm – bi –a, Bru- nây, Tô – ki – ô, A – ma – dôn, Đa – nuýp - Tên địa lí gồm nhiều bộ phận: Lốt Ăng – giơ – lét. B. HĐTH 1. Viết tên riêng cho đúng quy tắc: - Tên người: Khổng Tử, An – be Anh – xtanh, Crit-xti –an, I-u-ri Ga-ga-rin, Mô-rít- xơ Mát-téc-lích. - Tên địa lí: Luân Đôn, Xanh Pê-téc-bua, Tô-ki-ô, A-ma-dôn, Ni-a-ga-ra. 2. Viết chính tả - GV đọc 3. Viết vào vở các từ có tiếng mở đầu r, d, gi có nghĩa như sau: - Có giá thấp hơn mức bình thường: rẻ - Người nổi tiếng: giỏi - Đồ dùng để nằm: giường - HS làm việc cả lớp Các bạn nhỏ đang giơ tay lên trời, xung quanh có rất nhiều chim bồ câu, hoa quả, và mọi thứ đều rực rỡ màu sắc. - HS trả lời theo ý hiểu - HS viết vào vở. - HS làm việc nhóm - HS thảo luận cặp đôi - Hoạt động cả lớp. - HS điền vào bảng lớp. - HS làm việc cá nhân: viết vào vở - HS viết. Chú ý viết đúng tên riêng nước ngoài. Toán Bài 22: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu ( Tiết 1) Khởi động : HS cả lớp hát bài : Hoa lá mùa xuân A. HĐ cơ bản 1.Thi vẽ sơ đồ 2. Đọc bài toán và vẽ sơ đồ tóm tắt, viết tiếp vào chỗ chấm trong bài giải cho thích hợp. Bài toán: Tổng của hai số là 90. Hiệu của hai số là 20.Tìm hai số đó. 3. Giải bài toán theo 2 cách Tổng của hai số là 110. Hiệu của hai số là 30. Tìm hai số đó - HĐ nhóm Nhóm nhận phiếu có nội dung bài toán, yêu cầu vẽ sơ đồ tóm tắt. Dựa vào bài toán trong sgk hs vẽ sơ đồ đoạn thẳng. Nhóm chia sẻ cách vẽ sơ đồ. - HĐ nhóm Cách 1: Nhóm thảo luận phân tích sơ đồ đoạn thẳng để xác định tổng, hiệu. Bài giải Hai lần số bé là: 90 – 20 = 70 Số bé là: 70 : 2 = 35 Số lớn là: 35 + 20 = 55 Đáp số: Số bé là: 35 Số lớn là: 55 HS thảo luận cách tìm số bé Số bé =( Tổng - hiệu) : 2 Cách 2: Bài giải Hai lần số lớn là: 90 + 20 = 110 Số bé là: 110 : 2 = 55 Số bé là: 55 - 20 = 35 Đáp số: Số lớn là: 55 Số bé là: 35 HS thảo luận cách tìm số lớn Số lớn = ( Tổng + hiệu) : 2 HĐ cặp đôi Thảo luận cách giải bài toán (Tương tự như hđ 2) Chia sẻ trong nhóm ------------------------------------------------ Khoa học Bài 9: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh? * Khởi động : HS cả lớp hát bài : Nâng cánh ước mơ A. HĐCB 1. Liên hệ thực tế Gv chốt : Khi bị bệnh trong người cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, hắt hơi, chảy nước mũi, không muốn ăn, đau trong người, tiêu chảy, nôn, sốt..... 2. Quan sát và thảo luận - Câu chuyện 1 : 4-8-1 - Câu chuyên 2 : 9- 7- 6 - Câu chuyện 3 : 2- 3- 5 3. Đọc và trả lời : - Khi bị bệnh trong người cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, hắt hơi, chảy nước mũi, không muốn ăn, đau trong người, tiêu chảy, nôn, sốt..... - Khi thấy cơ thể khó chịu , có biểu hiện bị bệnh cần phải báo ngay cho cha mẹ, thầy cô, bạn bè hoặc người lớn khác để kịp thời phát hiện và chữa trị. B. HĐTH 1. Trò chơi xử lí tình huống - Bạn Mai bị đau bụng. Nếu em là Mai, em sẽ làm gì ? - Đang ở nhà bạn Hùng thấy người rét run, mệt. Nếu em là Hùng, em sẽ làm gì ? 2. Quan sát và nhận xét - Hs đóng vai các tình huống - Gọi HS các nhóm khác nhận xét - HĐ cặp đôi - HĐ nhóm HĐ nhóm thảo luận đưa ra cách xử lí. - Phân công các bạn theo từng nhân vật. - Các nhóm quan sát, nhận xét. ----------------------------------------------------------- Ngày soạn: 11/10/2014 Ngày giảng: Thứ ba ngày 14 tháng 10 năm 2014 Toán Bài 22: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu ( Tiết 2) Khởi động : HS cả lớp hát bài : Nâng cánh ước mơ B. HDƯD 1. - Yêu cầu HS nêu lại cách tìm 2 số 2. ? Số lớn tương ứng với số tuổi của ai ? ? Số bé tương ứng với số tuổi của ai? HS có thể làm theo cách 1 hoặc 2 3. HS tự làm 4. ? Những gì bài toán cho biết đã cùng đơn vị đo chưa? ? Để giải bài toán này ta phải đổi về cùng đơn vị nào? - Tìm số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2 - Tìm số bé = (Tổng – Hiệu) : 2 - Tuổi bố - Tuổi mẹ Bài giải Số tuổi của mẹ là: (69 – 5) : 2 = 32 (tuổi) Số tuổi của bố là: 69 – 32 = 37 (tuổi) Đáp số: Bô: 37 tuổi Mẹ: 35 tuổi - Chưa cùng đơn vị đo - ki-lô-gam Bài giải Đổi 1 tấn 5 tạ = 1500kg; 3 tạ = 300 kg Thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được là: (1500 + 300) : 2 = 900 (kg) Thửa ruộng thứ hai thu hoạch được là: 900 – 300 = 600 (kg) Đáp số: Thửa ruộng thứ nhất: 900 kg thóc Thửa ruộng thứ 2: 300 kg ---------------------------------------------------------- Khoa học Bài 10: Ăn uống thế nào khi bị bệnh? Khởi động: Đội văn nghệ xung kích hát bài: Chắp cánh ước mơ A. HĐCB 1. Đọc thông tin 2. Quan sát và thảo luận b. Để chống mất nước khi bị tiêu chảy thì phải cho uống dung dịch ô-rê – dôn hoặc uống nước cháo muối. - Khi bị tiêu chảy nên ăn đủ chất, ăn các thức ăn lỏng dễ tiêu. - Cách nấu cháo muối; 1 nắm gạo + 4 bát nước + 1 ít muối 3. Đọc và trả lời: - Khi bị bệnh người bệnh phải ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, quả chín để bồi bổ cơ thể. Nếu người bệnh quá yếu không ăn được thức ăn đặc thì nên cho ăn cháo thịt băm nhỏ, súp, sữa, nước quả ép. - Nếu người bệnh không ăn uống được thì nên cho ăn nhiều bữa trong ngày. - HĐ cặp đôi - HĐ cặp đôi - HĐ cá nhân --------------------------------------------------- Đạo đức Bài 4: Tiết kiệm tiền của (Tiết 2) Khởi động: Đội văn nghệ xung kích hát bài “Bông hồng tặng cô” vHoạt động thực hành 1. (Bài tập 4SGK/13) Những việc làm nào trong các việc dưới đây là tiết kiệm tiền của? %Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. % Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi. %Vẽ bậy, bơi bẩn ra sách vở, bàn ghế, tường lớp học. %Xé sách vở. %Làm mất sách vở, đồ dùng học tập. % Vứt sách vở, đồ dùng, đồ chơi bừa bi. % Không xin tiền ăn quà vặt % Ăn hết suất cơm của mình. % Quên khóa vòi nước. % Tắt điện khi ra khỏi phòng. -Liên hệ thực tế : - HS phát hiện bạn biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS không thực hiện tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hằng ngày. 2.(Bài tập 5- SGK/13 xử lí các tình huống Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải thích thế nào? Em của Tuấn được mẹ mua cho đồ chơi mới trong khi đã có quá nhiều đồ chơi. Tuấn sẽ nói gì với em? Cường nhìn thấy bạn Hà lấy vở mới ra dùng trong khi vở đang dùng vẫn còn nhiều giấy trắng. Cường sẽ nói gì với Hà? -GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. * Liên hệ -Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước, trong cuộc sống hằng ngày. 3. Củng cố dặn dò Gv nhận xét tiết học nhắc nhở HS thực hành tiết kiệm ở gia đình, nhà trường. 1: Làm việc cá nhân. - HS làm vở + Các việc làm a, b, g, h, k là tiết kiệm tiền của. + Các việc làm c, d, đ, e, i là lãng phí tiền của. - Chia sẻ trong nhóm 2: Thảo luận nhóm - Các nhóm thảo luận và nêu cách xử lí của nhóm mình. - 3 nhóm lên chia sẻ trước lớp . - Cả lớp nhận xét bổ sung + Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao? + Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy? - HS nêu những việc mình đã làm để tiết kiệm tiền của -------------------------------------------------- Ngày soạn: 12/10/2014 Ngày giảng: Thứ tư ngày 15 tháng 10 năm 2014 Tiếng Việt Bài 8A: Bạn sẽ làm gì nếu có phép lạ (Tiết 3) Khỏi động: Cả lớp hát bài: Trái đất này là của chúng mình B. HĐTH 2. Nghe viết đoạn văn - Chú ý viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài: Giô – dép, Ác – boa, Lu – I Pa – xtơ, Quy – dăng – xơ. 3. Viết vào vở các từ: a) rẻ b) giỏi c) giường - HĐ cả lớp - HĐ cá nhân -------------------------------------------------- Tiếng Việt Bài 8B: Ước mơ giản dị (Tiết 1) Khởi động: Ban Văn Nghệ biểu diễn bài: Bông hồng tặng cô A. HĐCB (Tiết 1) 1. Quan sát, nhận xét tranh - Cậu bé đeo giầy vui vì được đôi giầy mới - Những người trong tranh đều vui chung với niềm vui của cậu bé. 2. Nghe thầy cô đọc bài 3. Thay nhau đọc từ giải nghĩa 4. Cùng luyện đọc 5. Thảo luận để trả lời câu hỏi - Những câu tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta: “Chao ôi, “đôi giày thần kì” ấy. - Chị phụ trách chọn đôi giày ba ta làm quà tặng cho Lái trong buổi đầu cậu đi học vì biết cậu thích đôi giày ba ta và muốn đem lại niềm vui cho cậu. - Hai câu cuối bài cho ta thấy Lái xúc động và vui sướng vì cậu đã từng mơ ước có đôi giày ba ta màu xanh. - HĐ nhóm - HĐ nhóm ---------------------------------------------- Toán Bài 23: Em ôn lại những gì đã học(tiết 1) * Khởi động : HS cả lớp hát bài : Chị Ong nâu và em bé A. HĐTH 1. Tính và thử lại 2. Tính giá trị biểu thức a) 1680 – 135 – 178 + 73 = 1545 – 178 + 73 = 1367 + 73 = 1440 - 183 x 2 : 6 x 7 = 366 : 6 x 7 = 61 x 7 = 427 b) 564 : 6 + 83 x 2 = 94 + 166 = 260 - 6450 – 4000 : (610 : 5 – 114) = 6450 – 4000 : (122 – 114) = 6450 – 4000 : 8 = 6450 – 500 = 5950 - HS cặp đôi - HS làm cá nhân Thực hành Tiếng Việt Lập dàn ý – Viết văn kể chuyện I. MỤC TIÊU: - Giúp hs ôn lại kiến thức về phát triển đoạn văn - Có kỹ năng thực hành phát triển đoạn văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: 2. Thực hành * Bài 1: G: nhận xét và chốt lại bài làm hay nhất trong nhóm. * Bài 2: - Y/c hs đọc đề bài. - Y/c hs tự làm bài vào vở. - Y/c hs đọc bài làm của mình. - Y/c hs nhận xét và làm của bạn trong nhóm G: nhận xét bài làm hay nhất. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Y/c hs về nhà chuẩn bị bài sau. - Chơi trò chơi : Thụt thò HĐ cá nhân - HS đọc đề bài - HS làm vở - HS chia sẻ trong nhóm. HĐ cá nhân Dựa theo bài thơ " Gửi chú ở Trường Sa" đã học ở tuần 6, lập dàn ý kể lại câu chuyện trong bài thơ ấy. - Đoạn 1: Mở bài Bố báo tin sắp đi công tác ở Trường Sa. - Đoạn 2: Ứng với khổ thơ 1 Bà và ông chuẩn bị gửi quà cho chú đang công tác ở ngoài đó. - Đoạn 3: Ứng với khổ thơ 2 Cô Thủy và mẹ cũng gửi quà cho chú. - Đoạn 4 : Ứng với khổ thơ 3 Các bạn nhỏ cũng đnag phân vân không biết nên gửi quà gì cho chú. - Đoạn 5: Kết bài. Hãy tưởng tượng, viết lại thân bài của câu chuyện " Gửi chú ở Trường Sa" theo dàn ý em vừa lập. Gợi ý: Đoạn 2 : Có thể viết kết hợp tả các món quà và thuật lại lời ông bà giải thích lý do gửi những món quà đó. Đoạn 3: Có thể viết kết hợp tả cô Thủy , vẻ bối rối của cô, vể tất tả của mẹ và lời nói của mẹ. Đoạn 4: Có thể thuật lại lời bàn bạc của các bạn Đăng, Tuấn, Long. ------------------------------------------------- Ngày soạn: 13/10/2014 Ngày giảng: Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2014 Toán Bài 23: Em ôn lại những gì đã học(tiết 2) * Khởi động : HS cả lớp hát bài : Chị Ong nâu và em bé A. HĐTH 3. Tính bằng cách thuận tiện nhất: a) 94 + 1 + 99 + 6 = (94 + 6) + (99 + 1) = 100 + 100 = 200 - 46 + 57 + 54 + 43 = (46 + 54) + (57 + 43) = 100 + 100 = 200 b) 235 + 128 + 265 + 872 = (235 + 265) + (128 + 872) = 500 + 1000 = 1500 - 56 + 176 + 324 + 454 = (56 + 454) + (176 + 324) = 510 + 500 = 1010 4. Bài toán: Bài giải Trâu cân nặng số ki – lô – gam là: (512 + 14) : 2 = 263 (kg) Bò cân nặng số ki – lô – gam là: 512 – 263 =249 (kg) Đáp số: Trâu: 263 kg Bò: 249 kg B.HĐ ứng dụng -Gv hướng dẫn giao bài tập ứng dụng - HS làm cá nhân - HS làm cá nhân -------------------------------------------------- Tiếng Việt Bài 8B: Ước mơ giản dị (Tiết 2) Khởi động: Ban Văn Nghệ biểu diễn bài: Chiến sĩ tí hon. B. HĐTH (Tiết 2) 1. Chuẩn bị kể chuyện về ước mơ - Thi nêu đúng và nhanh tên truyện trong Hướng dẫn học Tiếng Việt 4, Tập 1 nói về ước mơ: Mẹ ốm, Trung thu độc lập, Ở vương quốc tương lai, Lời ước dưới trăng, Nếu chúng mình có phép lạ, Đôi giầy ba ta màu xanh. 2. Nêu tên những câu chuyện nói về ước mơ của con người. - Ước mơ đẹp: Cô bé bán diêm, Không gia đình, - Ước mơ viển vông, phi lí: Ba điều ước, Ông lão đánh cá và con cá vàng, 2. Kể về ước mơ - Hs trong nhóm chọn 1 câu chuyện nói về ước mơ. - Thảo luận , kể trong nhóm - Tháo luận ý nghĩa câu chuyện xem ước mơ của nhân vật trong truyện có ý nghĩa gì với những người xung quanh. 3. Thi kể trước lớp. - HĐ nhóm - Đại diện nhóm thi kể - HĐ cả lớp - HĐ nhóm - HĐ cả lớp ----------------------------------------------------- Tiếng Việt Bài 8B: Ước mơ giản dị (Tiết 3) Khởi động: Ban Văn Nghệ biểu diễn bài: Bông hồng tặng cô B. HĐTH 4. Đọc lại bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời - Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự thời gian - Các câu mở đầu đoạn văn: Ngày còn bé, sau này, đóng vai trò báo hiệu việc thể hiện trình tự ấy. 5. Kể lại một đoạn câu chuyện em đã học trong đó sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian. 6. Đọc lại, soát lỗi và hoàn chỉnh đoạn văn. B. HĐ ứng dụng Gv giao bài tập ứng dụng - HĐ nhóm - HĐ cá nhân - HS viết vào vở --------------------------------------------- Lịch sử Bài 2: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập (Từ năm 179 TCN đến năm 938) (Tiết 3) B. HĐTH 1. Quan sát và vẽ mũi tên trên lược đồ 2. Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) Lần đầu tiên nước ta giành lại được độc lập 3. Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) là: Chấm dứt hơn một nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. C. HDƯD Gv giao hoạt động ứng dụng - HĐ cá nhân - HS làm phiếu bài tập ----------------------------------------------- THỰC HÀNH TOÁN ÔN TẬP TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆUCỦA HAI SỐ ĐÓ I. MỤC TIÊU: - Giúp hs ôn lại kiến thức về dạng toán tìm hai số khi biế tổng và hiệu của chúng. - Giúp hs có kỹ năng thực hành khi giải bài toán dạng này. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU; I. Khởi động: II. Hoạt động thực hành * Bài 1: - Y/c hs đọc đề bài. - Y/c làm theo hai cách - Y/c hs chia sẻ trong nhóm. G: nhận xét và chốt lại bài làm đúng. * Bài 2: * Bài 3 * Bài 4: - Yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm G: nhận xét và chốt lại bài làm đúng ở các nhóm. . CỦNG CỐ DẶN DÒ; - Y/c hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - Chơi trò chơi : Làm theo tôi nói không làm theo tôi làm. * HĐ nhóm - Chia sẻ trong nhóm về cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. - Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu ta làm như sau: - Tìm số lớn lấy tổng cộng hiệu rồi chia cho hai - Tìm số bé lấy tổng trừ hiệu rồi chia cho hai. * HĐ cặp đôi Từng cặp thảo luận cách làm - Hoàn thành trong vở - Đổi chéo vở kiểm tra. HĐ nhóm Thảo luận cách làm Bài giải: Số lớn là: ( 120 + 20) : 2 = 70 Số bé là: 120 - 70 = 50 Đáp số: 70; 50 Bài giải: Số cây cam trong vườn nhà Nam là: ( 96 + 6) : 2 = 51 ( cây) Số cây bưởi trong vườn nhà Nam là; 96 - 51 = 45 ( cây) Đáp số: 51 cây; 45 cây Ngày soạn: 14/10/2014 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 17 tháng 10 năm 2014 Toán Bài 24: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Khởi động: Cả lớp hát bài: Mái trường – Nơi em học bao điều hay A. HĐCB 1. Thực hiện: dùng bút và thước nối các điểm trong hình vẽ. - Đọc tên mỗi góc - Dùng e ke để kiểm tra: 2. Đọc kĩ nội dung và nghe cô hướng dẫn - Góc nhọn bé hơn góc vuông - Góc tù lớn hơn góc vuông. - Góc bẹt bằng 2 góc vuông B. HĐTH HS làm bài tập 1, 2, 3. C. HĐ ứng dụng Gv giao bài tập ứng dụng - HĐ nhóm - HĐ cả lớp Làm BT cá nhân Tiếng Việt Bài 8C: Thời gian, không gian( Tiết 1 -2 ) * Khởi động: Cả lớp hát bài: Tre ngà bên Lăng Bác A. HĐCB (Tiết 1) 1. Trò chơi: Thi viết đúng tên các nước: - GV đọc tên các nước ở châu Âu: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh Quốc, Pháp, Ba Lan, Thụy Điển, Na Uy - Các nước ỏ châu Mĩ: Ca – na – đa, Hoa Kỳ, Cu – ba, Mê- xi – cô, Cô – lôm – bi –a, Chi – lê 2. Tìm hiểu về cách dùng dấu ngoặc kép: Ghi nhớ: SGK t 133 - Viết vào vở lời nói trực tiếp của nhân vật trong đoạn văn; – “Đi nghỉ ở A – then, ông có gặp khó khăn về tiếng Hi Lạp không?” - “Ồ, không, tôi không gặp khó khăn gì. Nhưng người Hi Lạp thì có đấy.” 3. Điền dấu câu : dấu ngoặc kép B. HĐTH 1. Xếp từ ngữ vào 2 nhóm: - Nhóm từ ngữ cho biết câu chuyện được kể theo trình tự thời gian trước sau: có một hôm, có lần, rồi một hôm, sau đó, ít lâu sau, ,thời gian trôi qua. - Nhóm từ ngữ cho biết câu chuyện được kể theo trình tự thời gian đồng thời: Trong khi đó, trong khithì, cùng lúc đó. 2. Kể lại câu chuyện Ở Vương quốc Tương lai theo trình tự không gian. - Sử dụng cụm từ chỉ thời gian đồng thời để kể C. HĐ ứng dụng Gv giao bài tập ứng dụng - Các nhóm nghe thầy cô đọc tên các nước rồi viết vào bảng nhóm. - HĐ cả lớp HĐ cá nhân - HĐ nhóm HĐ nhóm --------------------------------------------------- Địa lí Bài 3: Tây nguyên (tiết 1) * Khởi động: - Cả lớp hát bài: Chú chim nhỏ dễ thương A. HĐCB 1. Nói về một cao nguyên em biết theo câu hỏi gợi ý. Cao nguyên Đồng Văn, Bắc Hà, Mộc Châu, Lâm Viên Cao nguyên Lâm Viên (còn gọi cao nguyên Đà Lạt, là một cao nguyên thuộc Tây Nguyên, Việt Nam với độ cao trung bình khoảng 1.500 m . Phía nam cao nguyên có thành phố Đà Lạt. Phía đông và đông nam dốc xuống thung lũng sông Đa Nhim, tây nam hạ đột ngột xuống cao nguyên Di Linh. Diện tích khoảng 1.080 km². Địa hình đồi núi trập trùng. Nước sông trên cao nguyên chảy chậm, những chỗ bị chặn lại toả rộng thành hồ như hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Đan Kia (Suối Vàng), thác Cam Ly, rìa cao nguyên có các thác lớn như Pren (Prenn), Gù Gà, Ankrôet, thác Voi. Phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành phù hợp cho trồng rau và hoa quả ôn đới quanh năm, có rừng thông ba lá và thông năm lá diện tích lớn. 2. Đọc đoạn hội thoại và cùng trao đổi . Chỉ trên bản đồ mô tả về Tây nguyên Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp vớiLào(Campuchia). Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. 3. Quan sát và thực hiện 4. Buôn Ma thuột nằm giữa cao nguyên Đắc Lắc và cao nguyên Lâm Viên. - HĐ cặp đôi - Nghe GV giới thiệu - Thảo luận nhóm - Thảo luận nhóm AN TOÀN GIAO THÔNG Bài 6: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng I.Mục tiêu: 1. kiến thức: - HS biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò là nơi các phương tiện giao thông công cộng (GTCC) đỗ, đậu để đón khách lên, xuống tàu, xe, thuyền , đò - HS biết cách lên xuống tàu, xe, thuyền một cách an toàn. - HS biết quy định khi ngồi ô tô con, xe khách, trên tàu 2. Kĩ năng: Có kĩ năng và các hành vi đúng khi đi trên các PTGTCC như: xếp hàng khi lên xuống, bám chặt tay vịn, thắt dây an toàn 3. Thái độ: Có ý thức thực hiện đúng các quy định khi đi trên các PTGTCC để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người . II. Chuẩn bị: GV: hình ảnh nhà ga, bến tàu ; hình ảnh tàu, thuyền. Tranh trong SGK III. Hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới. GV cho HS kể tên các loại phương tiện GTĐT Cho HS kể tên các biển báo hiệu GTĐT GV nhận xét, giới thiệu bài Hoạt động 2: Giới thiệu nhà ga, bến tàu, bến xe. GV? Trong lớp ta, những ai được bố mẹ cho đi choi xa, được đi ô tô khách, tàu hoả hay tàu thuỷ ? Bố mẹ đã đưa em đến đâu để mua vé lên tàu hay lên ô tô? GV ? Người ta gọi những nơi ấy là gì? Cho HS liên hệ kể tên các nhà ga, bến tàu, bến xe mà HS biết. Ở những nơi đó có những có chỗ dành cho những người chờ đợi tàu xe, người ta gọi đó là gì ? Chỗ bán vé cho người đi tàu gọi là gì? GV: Khi ở phòng chờ mọi người ngồi ở ghế, không nên đi lại lộn xộn, không làm ồn,nói to làm ảnh hưởng đến người khác. Hoạt động 3: Lên xuống tàu xe. GV gọi HS đã được bố mẹ cho đi chơi xa, gợi ý để cho các em kể lại chi tiết cách lên xuống và ngồi trên các phương tiện GTCC. GV cho HS nêu cách lên xuống xe khi đi các phương tiện GTCC như: đi xe ô tô con, xe buýt, xe khách, tàu hoả, đi thuyền, ca nô GV? Khi lên xuống xe chúng ta phải làm như thế nào? Hoạt động 4: Ngồi trên tàu xe. GV gọi HS kể về việc ngồi trên tàu, trên xe, GV gợi ý: -Có ngồi trên ghế không? -Có được đi lại không? -Có được quan sát cảnh vật không? -Mọi người ngồi hay đứng? Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. -GV cùng HS hệ thống bài -GV dặn dò, nhận xét HS trả lời HS trả lời theo thực tế của mình. Bến tàu, bến xe, sân ga HS liên hệ và kể. Phòng chờ Phòng bán vé. HS kể. HS nêu: lên xuống xe ở phía tay phải Chỉ lên xuống tàu, xe đã dừng hẳn. Khi lên xuống phải tuần tự không chen lấn, xô đẩy. HS kể
Tài liệu đính kèm: