Giáo án lớp 4 - Tuần 32 năm 2008

doc 14 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần 32 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 4 - Tuần 32 năm 2008
Tuần 32
Thứ hai ngày 28 tháng 4 năm 2008.
Chào cờ
Ôn tập về số tự nhiên (tiếp -SGK/tr 161).
I. Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố các kiến thức đã học về số tự nhiên, dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Rèn kĩ năng thực hành giải các bài toán liên quan đến dấu hiệu chia hết. 
- HS yêu thích môn học, có ý thức học tập tốt.
II/Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra: - Kết hợp ôn tập.
B.Dạy bài mới:
1.GV nêu yêu cầu giờ học.
2. Bài mới : 
GV tổ chức cho HS đọc, xác định nhiệm vụ ôn tập, thực hành, chữa bài, củng cố các kiến thức đã học.
c) Thực hành:
Bài 1: Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
GV viết các số lên bảng, cho HS gạch chân dưới từng số theo dấu hiệu chia hết.
Bài 2: Viết chữ số thích hợp vào ô trống....
GV cho HS làm trong vở, viết lên bảng. HS KG tìm tất cả các chữ số cần điền.
Bài 3: Cách thực hiện như bài tập 2.
Bài 4 : Với ba chữ số 0, 5, 2, viết tất cả các số có cả ba chữ số đó chia hết cho 5 và 2.
GV cho HS thi lập số.
Bài 5 : GV cho HS đọc, phân tích đề, trình bày kết quả và cách làm.
HS thực hành, chữa bài.
a, Số chia hết cho 2 là : 7362 ; 2640 ; 4136.
b, Số chia hết cho 3 là : 7362 ; 2640 ; 20601.
c, Số chia hết cho 5 là : 605 ; 2640.
d, Số chia hết cho 9 là : 7362 ; 20601.
a, 252 ; 552 ; 852.
b, 108 ; 198 ; c, 920 ; d, 255
Củng cố dấu hiệu chia hết cho cả 3 và5, cả 2 và 5.
x = 25 vì : 23 < x < 31 và x là số lẻ.
Các số đó là : 520 ; 250.
Số cam đó là 15 quả vì 15 chia hết cho cả 3 và 5 đồng thời nhỏ hơn 20 quả.
3) Củng cố-dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài..
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài : Ôn tập các phép tính với số tự nhiên.
Âm nhạc
Gv chuyên
Tập đọc
Vương quốc vắng nụ cười.
I/Mục tiêu: - Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc rõ ràng, nhấn giọng từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc nọ vì thiếu tiếng cười. Đọc đoạn cuối giọng nhanh hơn (đọc phân biệt lời giữa các nhân vật).
- Hiểu nội dung bài.
- Hiểu nội dung phần đâù bài: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt và buồn chán. 
II/Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phấn màu.
III/Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra:- Đọc thuộc đoạn, bài và nêu nội dung bài: Con chuồn chuồn nước.
B.Dạy bài mới:
1.HD luyện đọc và tìm hiểu bài
a)Luyện đọc:
-Bài chia làm mấy đoạn ?
-GV kết hợp: giảng từ mới, sửa lỗi về cách đọc cho HS.
+Từ ngữ cần luyện đọc ?
+Cần ngắt nghỉ hơi đúng câu nào ?
+Giúp HS hiểu một số từ ngữ phần chú giải (nguy cơ, thân hành, du học) 
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
- Nêu nội dung của bài.
c)Luyện đọc diễn cảm:
 -HD HS đọc diễn cảm đoạn: “Lúc hoàng hôn...từ các ngách”.(Treo bảng phụ)
- HS KG đọc thuộc cả bài, HSTB đoạ đoạn. 
-1 HS khá đọc toàn bài.
- 3 đoạn (HS nêu từng đoạn... )
- Đọc tiếp nối theo đoạn (2, 3 lượt).
- HS luyện phát âm từ khó.
- Đọc phần Chú giải
- Luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc cả bài.
C.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học.
- Dặn ôn bài; chuẩn bị bài sau: 
Buổi chiều: Đ/C Đông dạy
	Thứ ba ngày 22 tháng 4 năm 2008.
Chính tả (Nghe – viết)
Bài viết : Vương quốc vắng nụ cười
1-Mục tiêu: - HS nghe - viết đúng, trình bày đẹp bài : Vương quốc vắng nụ cười
- Rèn kĩ năng viết đúng, đều, đẹp, phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn 
l/n.
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
2.Chuẩn bị : VBT thay cho phiếu học tập.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : GV đọc cho HS viết các từ chứa tiếng có âm đầu r/d/gi.
B. Dạy bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ 1 : Hướng dẫn viết chính tả: GV cho HS đọc bài viết.
- Bầy chim nói những gì?
GV hướng dẫn HS viết từ khó trên bảng con, bảng lớp ( dựa vào nghĩa của từ, từ loại).
 Từ : lắng nghe, nối mùa, ngỡ ngàng, thanh khiết, thiết tha,...
- Những chữ nào trong bài được viết hoa? 
GV cho HS gấp SKG, nghe, viết bài.
GV đọc, cho HS đổi vở soát lỗi.
GV chấm, chữa một số bài.
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a : GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài, tìm các trường hợp viết theo yêu cầu.
Bài 3 a : Chọn tiếng trong ngoặc đơn hoàn chỉnh đoạn văn.
GV cho HS làm việc cá nhân, chọn chữ, đọc toàn bộ phần thông tin của bài.
HS viết vào bảng con, sửa lỗi chính tả dựa vào nghĩa, phương thức cấu tạo từ.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc bài chính tả, HS đọc thầm, định hướng nội dung chính tả.
-...những cảnh đẹp, những đổi thay của đất nước....
HS thực hành viết từ khó, dễ mắc lỗi, phân tích cách viết dựa trên nghĩa của từ, phương thức ghép, cấu tạo từ.
VD : thanh khiết : trong sạch.
- Viết hoa những chữ đầu dòng thơ.
HS nghe - viết bài, soát lỗi.
HS đổi vở, chữa lỗi trong bài.
HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành.
Chỉ viết với n
Chỉ viết với l
Này, nãy, nắn, nắn, nậm, nẫng, nấu, néo, nếm...
Là, lạch, lẩm, lẫm, liệng, lỏng, lõng, lượt, lựu....
Thứ tự các từ cần điền là : Núi băng trôi...lớn nhất...Nam Cực...năm 1956...núi băng này.
C. Củng cố, dặn dò: - Luyện viết lại những chữ viết chưa đẹp trong bài.
 - Chuẩn bị bài : 
Khoa học
Động vật cần gì để sống
1.Mục tiêu: - HS kể được những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống.
- Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
- Giáo dục ý thức học tập, biết chăm sóc và bảo vệ cây.
2. Chuẩn bị : Cây như hình minh hoạ SGK/tr 122.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra: Nội dung bài 60.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
B. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV yêu cầu giờ học từ kiểm tra bài cũ.
b, Nội dung chính: 
HS nghe, xác định yêu cầu của tiết học.
 HĐ 1 : Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật.
GV cho HS quan sát, phân tích hình minh hoạ SGK/tr122, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Hình vẽ gì?
- Những yếu tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh?
- Trong quá trình sống, thực vật lấy vào và thải ra những gì?
- Hiểu thế nào là quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường?
-...cây xanh, mặt trời, nước....
-.....ánh sáng, nước, chất khoáng trong đất.
- ...lấy vào chất khoáng, khí các-bon-níc, nước, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí-các-bon-níc, chất khoáng khác....
...quá trình thực vật lấy vào.....thải ra...
* Kết luận : “Cũng như người và động vật.....nuôi cây” (SGK/tr123).
HĐ 2 : Thực hành vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở thực vật.
- GV cho HS gấp SGK. vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường.
Một HS vẽ trên bảng, trình bày quá trình trao đổi chất giữa thực vật với môi trường (SGK/tr123).
C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ thực tế.
- Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài : Động vật cần gì để sống?
Luyện từ và câu
	 Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
I/ Mục tiêu: - HS hiểu thế nào là trạng ngữ, biết nhận diện và đặt câu có trạng ngữ.
- Rèn kĩ năng thực hành, phân tích câu, nhận diện, đặt câu có trạng ngữ.
- HS yêu thích môn học, có ý thức học tập tự giác, tích cực.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, VBT.
III/ Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra : - Câu cảm là gì? Đặt câu cảm biểu lộ cảm xúc vui mừng...
2. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài : giáo viên nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính :
I - Nhận xét:
- Đọc các câu trong SGK, thảo luận sự khác nhau của các câu.
- Đặt câu hỏi cho phần in nghiêng trong SGK.
- Mỗi phần in nghiêng bổ sung cho câu b ý nghĩa gì?
- Trạng ngữ là thành phần như thế nào trong câu? Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu?....
II . Ghi nhớ: SGK/tr 126.
III. Luyện tập :
Bài 1 : Tìm trạng ngữ trong mỗi câu sau:
GV cho HS đọc câu, thảo luận theo cặp, báo cáo kết quả.
Bài 2 : Viết một đoạn văn ngắn...kể về một chuyến đi chơi xa..trong đó có ít nhất một câu có trạng ngữ.
GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS TB, yếu, cho HS viết vào vở, hai HS viết vào bảng nhóm chữa bài.
Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
- Nhờ đâu I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
- Khi nào I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
-...bổ sung về thời gian, nguyên nhân.
-...là thành phần phụ trong câu, bổ sung về nơi chốn, thời gian, nguyên nhân...
HS đọc, nhắc lại nội dung ghi nhớ.
a, Ngày xưa....(Thời gian).
b, Trong vườn....(Nơi chốn).
c, Từ tờ mờ sáng....(thời gian).
VD : Thứ bẩy tuần trước, mẹ cho em về quê thăm ông ngoại. Vườn nhà ông thật đẹp. Trong vườn, muôn loài hoa đua nhau khoe sắc. Ông bảo : “Nhờ bàn tay chăm sóc của ông, hoa trong vườn mới rạng rỡ như vậy.”
4. Củng cố dặn dò : - Thế nào là trạng ngữ ? Cho ví dụ minh hoạ.
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài :Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
Toán
Ôn tập về bốn phép tính
I .Mục tiêu: - Củng cố các kiến thức đã học về các phép tính với số tự nhiên : cộng, trừ số tự nhiên, các tính chất của phép cộng, phép trừ.
- Rèn kĩ năng thực hành : đặt tính, tính, tìm thành phần chưa biết của phép tính, tính nhanh, giải toán có lời văn.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. 
II. Chuẩn bị : Thước dây, cọc tiêu.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : - Kết hợp ôn tập.
B. Bài mới : 
a, GV nêu yêu cầu giờ học 
b, Nội dung chính :
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
GV tổ chức cho học sinh thực hành theo yêu cầu của các bài tập trong SGK, chữa bài, củng cố về cộng, trừ số tự nhiên.
Bài 1 : Đặt tính rồi tính:
GV cho HS làm trong vở, từng cặp HS lên bảng chữa bài, củng cố cách đặt tính, cách tính cộng, trừ số tự nhiên.
Bài 2 : Tìm x:
a, x + 126 = 480 b, x – 209 = 435
- Nêu tên thành phần, kết quả của phép tính, cách tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ.
Bài 3 : Viết chữ thích hợp vào chỗ chấm: 
a + b = b +...
(a + b) + c = ...+ (b + c)....
Củng cố các tính chất của phép cộng, phép trừ)
Bài 4 : Tính bằng cách thuận tiện nhất:
GV cho HS thi giải toán, nêu cách tính nhanh.
Bài 5 : GV cho HS đọc, phân tích đề, giải toán.
- Cả hai trường quyên góp được bao nhiêu quyển vở?
HS đọc, xác định yêu cầu đề bài, thực hành. 
- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho hàng thẳng hàng, cột thẳng cộ, cộng từ phải sang trái.....
VD :
a, x + 126 = 480 
 x = 480 – 126
 x = 354
- Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng, tổng không thay đổi.
- Khi cộng tổng hai số hạng với số hạng thứ ba ta có thể cộng tổng số thứ nhất và số thứ hai với số thứ ba.....
VD : 1268 + 99 + 501
 = 1268 + ( 99 + 501 )
 = 1268 + 600
 = 1868
Trường Tiểu học Thắng Lợi : 1291 quyển
Cả hai trường : 2766 quyển
C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài : Ôn tập (tiếp).
Ngoại ngữ
	GV chuyên
Toán *
Luyện tập : Tỉ lệ của bản đồ
1. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố kiến thức đã học về tỉ lệ bản đồ.
- Rèn kĩ năng thực hành đọc, viết, nhận biết ý nghĩa của 
tỉ lệ bản đồ.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị: Sách tham khảo : 500 bài tập cơ bản và nâng cao 4.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học :
HĐ 2 : Định hướng nội dung ôn tập :
- Tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì?
- Vận dụng thực hành.
HĐ 3 : Hướng dẫn thực hành, chữa bài luyện tập :
GV tổ chức cho HS thực hành theo đối tượng, cho HS chữa bài theo trình độ.
Bài 1 : Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 10000, mỗi độ dài 1mm, 1cm, 1dm ứng với độ dài thật nào?
Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Tỉ lệ bản đồ
Độ dài thu nhỏ
1cm
1dm
1m
1mm
Độ dài thật
Bài 3 : Bản đồ trường Tiểu học Lê Hồng vẽ theo tỉ lệ 1:500. Trên bản đồ, chiều dài sân trường là 2cm. Hỏi chiều dài của sân trường là bao nhiêu?
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
- HS nhắc lại nội dung đã học.
HS KG nêu ví dụ minh hoạ.
HS đọc, xác định yêu cầu đề, thực hành làm bài tập, chữa bài.
**Kết quả :
Bài 1 :
VD : Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, 1mm ứng với độ dài 10000 mm trong thực tế.
Bài 2 :.
Tỉ lệ bản đồ
Độ dài thu nhỏ
1cm
1dm
1m
1mm
Độ dài thật
100cm
300dm
500m
10000mm
Bài 3 : HS làm trong vở, học sinh lên bảng chữa bài, nêu cách làm.
Chiều dài thật của sân trường là :
2 x 500 = 1000 (cm) = 10 m
ĐS : 10 m
4. Củng cố , dặn dò : - Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 30 tháng 4 năm 2008
Kể chuyện
Khát vọng sống (SGVtr243)
1.Mục tiêu: - HS kể lại được câu chuyện khát vọng sống dựa vào tranh minh hoạ.
 - Rèn kĩ năng kể và đánh giá đúng lời kể của bạn, hiểu ý nghĩa và nội dung câu 
chuyện “Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã chiến thắng đói, khát. thú dữ”
- Giáo dục ý thức tự giác học tập, ham hiểu biết khám phá thế giới, tích cực tham gia họct động tập thể.
2.Chuẩn bị:- Tranh minh hoạ SGK.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra: GV cho HS kể câu chuyện giờ học trước.
HS kể chuyện, nhận xét bạn kể, nêu ý nghĩa của câu chuyện.
B. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
GV kể câu chuyện 2lần (lần 2 dựa vào tranh)
 HĐ 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện.
GV cho HS đọc phần gợi ý, phân tích câu chuyện : 
HĐ 3 : Thực hành kể chuyện:
GV cho HS kể chuyện theo cặp, HS KG kể một lần trước lớp.
HS kể trước lớp.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, định hướng nội dung chuyện kể.
HS đọc lại đề bài : 
HS nghe .
- HS kể trong nhóm(mỗi em trong nhóm kể 2=>3 tranh) cả nhóm trao đổi ý nghĩa câu chuyện
HS thi kể chuyện trước lớp. HS thảo luận về ý nghĩa mỗi câu chuyện.
HS bình chọn giọng kể hay.
C. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học.
 - Kể chuyện cho cả nhà nghe.
- Chuẩn bị bài sau : sưu tầm truyện kể : Khát vọng sống.
Toán
Ôn tập về số tự nhiên (tiếp - SGK/tr 164).
I- Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố về số tự nhiên, so sánh số có nhiều chữ số, số chẵn, số lẻ, số tròn chục.
- Rèn kĩ năng thực hành giải toán .
- HS yêu thích môn học, có ý thức học tập tốt.
II-Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra: - GV viết số tự nhiên cho HS đọc, phân tích hàng, lớp, cấu tạo số.
2. Bài mới : 
a, GV nêu những kiến thức ôn tập trong bài học.
b, Nội dung chính: GV tổ chức cho HS thực hiện các bài tập khoảng 15 phút, lần lượt chữa bài.
Bài 1: 
Ycầu HS làm theo nhóm
Bài 2: 
Chú ý thực hiện ptính trong ngoặc &nhân, chia trước.
GV cho 4 HS lên bảng chữa bài.
Bài 3: 
Gv làm mẫu 1phần HS làm các phần còn lại ra nháp
Bài 4 : 
Ycầu Hs đọc kĩ bài=>GV phân tích
Bài 5 : 
- HS làm theo nhóm => đại diện nhóm trình bày lời giải.
4 HS lên bảng chữa bài.
M: 36 x25x4=36x(25x4)
 =36x100=3600 
HS làm bài vào vở
 ĐS:357m
3) Củng cố-dặn dò: - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài : Ôn tập (tiếp).
Lịch sử
Kinh thành Huế.
I/Mục tiêu: - Sau bài học, HS biết 
- Sơ lược về quá trình xây dựng; sự đồ sộ và vẻ đẹp của kinh thành, lăng tẩm Huế.
 - Tự hào về Huế một di sản văn hoá thế giới.
II/Đồ dùng dạy học: 
- Hình trong SGK
III/Các hoạt động dạy học: 
A.Kiểm tra: Nội dung bài 27
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu giờ học và quá trình ra đời của kinh đô Huế.
2.Nội dung: *HĐ 1: Làm việc cả lớp.
Ycầu HS đọc từ “Nhà Nguyễn.xây dựng kinh thành Huế” và nêu lại sơ lược qtrình xdựng kinh thành Huế.
*HĐ 2: Thảo luận nhóm
-Hs tham khảo SGK và tranh, ảnh thảo luận về vẻ đẹp kinh thành Huế=> Đại diện nhóm trình bày nhận xét=> GV chốt lại ý đúng.
*Kết luận (SGK / )
 C. Củng cố, dặn dò: -Hệ thống nội dung bài..
- Chuẩn bị bài sau : 
Đạo đức
Dành cho địa phương :Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ
I. Mục tiêu 
 Học xong bài này,HS có khả năng: 
 - chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ là thể hiện lòng biết ơn những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì nước. 
 - Biết bảo vệ và giữ gìn nghĩa trang liệt sĩ nói chung và bảo vệ các công trình công cộng nói chung.
 - Biết ơn các anh hùng liệt sĩ 
II. Đồ dùng dạy học 
GV: Phiếu điều tra 
HS: thẻ 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu 
 1. Gới thiệu bài 
 2.Nội dung giờ học 
* Hoạt động1: Bày tỏ ý kiến 
-GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ bằng các tấm bìa 
-GV lần lượt nêu từng ý kiến HS bày tỏ thái độ 
+ Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ không 
phải là nhiệm vụ của HS 
+ Mọi người có nghĩa vụ chăm sóc nghĩa 
trang liệt sĩ 
+ Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ là thể hiện 
lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ HSchọn và giơ thẻ
-GV yêu cầu HS giải thích lí do 
 HS thảo luận chung cả lớp 
- GV kết luận ý kiến đúng 
* Hoạt đông2: Đóng vai 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm 
vụ cho các nhóm
 HS suy nghĩ viết 1 tiểu phẩm 
 Các nhóm thảo luận,chuẩn bị
 đóng vai 
-GV phỏng vấn các HS đóng vai Các nhóm lên đóng vai 
- GV yêu cầu HS thảo luận 
+ Cách cư xử như vậy đã phù hợp chưa?Vì HS phát biểu
sao?
 3.Tổng kết dặn dò 
 GV nhận xét giờ học 
 Dặn CB cho giờ sau. 
Thứ năm ngày 1 tháng 5 năm 2008
Toán
Ôn tập về biểu đồSGK/tr 164).
I. Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên 2 loại biểu đồ.
II/Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra: - Kết hợp ôn tập.
B.Dạy bài mới:
1.GV nêu yêu cầu giờ học.
2. Bài mới : 
GV tổ chức cho HS đọc, xác định nhiệm vụ ôn tập, thực hành, chữa bài, củng cố các kiến thức đã học.
c) Thực hành:
Bài 1: Ycầu HS qsát SGK và làm miệng .
Bài 2: Ycầu HS qsát SGK và làm miệng .
Bài 3: Cách thực hiện như bài tập 2.
a) DT Hà Nội là 921 km2 ; DT Đà Nẵng là 1255km2 ; DT TP HCM là 2095km2
b) Ptính:
 1255 – 921 = 334(km2)
3) Củng cố-dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài..
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài : Ôn tập các phép tính với số tự nhiên.
Tập đọc
Ngắm trăng-Không đề 
I/Mục tiêu:- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài , biết đọc diễn cảm 2 bài thơ.
-Hiểu một số từ ngữ khó trong bài : 
-Hiểu nội dung : Hai bài thơ nói lên tinh thần lạc quan yêu đời của Bác (ở trong tù bài Ngắm trăng và kháng chiến gian khổ – bài Không đề) Từ đó khâm phục và kính trọng Bác.
- HTL 2 bài thơ.
II/Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK
III/ Hoạt động dạy - học:
A.Kiểm tra:
- Đọc bài Vương quốc vắng nụ cười và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài : (qua tranh)
2. Hướng dẫn HS luyện đọc-Tìm hiểu
Bài 1
- GV đọc bài mẫu và nêu xuất xứ
-BH ngắm cảnh trong hopàn cảnh nào?
-Hình ảnh nào cho biết BH yêu trăng ?
- Bài thơ nói lên điều gì?
=>HDHS HTL bài thơ.
Bài 2: Không đề
GVHDHS đọc và tìm hiểu các câu hỏi SGK tương tự bài 1
=> Nội dung 2 bài thơ.
HS đọc bài, TLCH theo nội dung đã học.
-HS đọc nối tiếp bài
- Ngắm trăng qua cửa sổ nhà tù Tưởng Giới Thạch.
“Người ngắmngắm nhà thơ”
-BH yêu thiên nhiên, cuộc sống, lạc quan trước khó khăn.
HS đọc nội dung 2bài thơ
-Thi đọc thuộc lòng và diễn cảm 2 bài thơ.
C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ tình cảm yêu quê hương đất nước.
- Chuẩn bị giờ sau: 
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật
1. Mục tiêu: - Luyện tập quan sát các bộ phận của con vật.
- Rèn kĩ năng quan sát, biết tìm các từ ngữ miêu tả đặc điểm của con vật.
- Giáo dục ý thức học tập, yêu quý và chăm sóc các loài vật có ích.
2. Chuẩn bị : Bảng nhóm, tranh ảnh một số con vật
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài : Nội dung bài trước.
B. Nội dung chính :
HS nêu nội dung đã học.
* Giới thiệu bài : Từ phần kiểm tra.
 Luyện tập:
GV tổ chức cho HS đọc, xác định yêu cầu của đề, thực hành.
Bài 1 : HS qsát hình ảnh con tê tê
GV theo dõi và chốt lại ý đúng.
Bài 2 
1 HS đọc ycầu bài.
-Chú ý qsát ngoại hình con vật chọn tả đặc điểm nổi bật (không lặp lại bài tả con gà trống TLV tuần 31)
Bài 3 : 
GV lưu ý HS
Qsát hđộng của con vật với điểm lí thú và nổi bật
Nên tả ngoại hình kết hợp hoạt đông như bài 2.
** Chú ý : Lựa chọn những đặc điểm miêu tả điểm hình, nổi bật, sử dụng từ ngữ miêu tả phù hợp, gợi hình ảnh.
HS đọc xác định yêu cầu bài , thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS viết các ý cơ bản ra giấy để TLCH.
- HS làm vào vở BT.
HS đọc kĩ ycầu bài
- HS làm vào vở BT.
4. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật.
Thể dục
Môn thể thao tự chọn T/C: Dẫn bóng
I. Mục tiêu
 - Ôn tung bóng bằng tay, tung bóng và bắt bóng theo nhóm hai, ba người. Yêu
cầu thực hiện tương đối đúng động tác và nâng cao thành tích.
 - Trò chơi:Trò chơi dẫn bóng . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở 
độ tương đối chủ động. 
 - Giáo dục ý thức tăng cường luyện tập TDTT.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: còi, 2 quả bóng
- HS: giày
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
 Hoạt động của thày
Thời gian
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát
- Cho HS xoay các khớp
- Đi đều theo hành dọc trên địa hình tự nhiên
- Chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập
2. Phần cơ bản
a) Bài tập RLTTCB
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân
+ Cho HS khởi động kĩ các khớp
+ Gv nhắc lại và làm động tác so dây, chao dây, quay dây, kết hợp với giải thích từng cử động để HS nắm đợc.
+ HS đứng tại chỗ, chụm hai chân bật nhảy không có dây vài lần rồi mới nhảy có dây.
- Gọi HS nhắc lại cách so dây, chao dây, quay dây
- Chia nhóm yêu cầu HS tập nhảy dây
b) Trò chơi: Dẫn bóng. Cho HS từng tổ thực hiện trò chơi một lần. GV nhận xét uốn nắn những em chưa làm đúng.
- GV phổ biến lại quy tắc chơi, sau đó cho HS chơi chính thức.
3. Phần kết thúc
- Đi thờng theo vòng tròn, thả lỏng và hít thở sâu.
5 phút
1 phút
1 phút
1 phút
1 phút
1 phút
25 phút
15 phút
10 phút
5 phút
 (r)
Buổi chiều đ/c Đông dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 32.doc