Giáo án lớp 4 - Tuần 30 năm học 2008

doc 25 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 924Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần 30 năm học 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 4 - Tuần 30 năm học 2008
Tuần 30
Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2008.
Chào cờ
Toán
 Luyện tập chung (SGK/tr 149) 
I/Mục tiêu: - Giúp HS : Củng cố các kiến thức đã học về các phép tính với phân số, diện tích hình bình hành, giải toán dạng tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số.
- Rèn kĩ năng giải toán.
- GD ý thức tự giác học tập cho HS.
II/Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra:
-Nêu các bước giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó”.
B.Dạy bài mới:
 GV tổ chức cho HS làm một số bài tập, chữa bài, củng cố các kiến thức đã học.
*Bài 1: Tính :
Củng cố nhân, chia, cộng, trừ các phân số.
*Bài 2 : GV cho HS đọc, phân tích đề, giải toán, củng cố tính diện tích hình bình hành.
*Bài 3: Cách làm như bài 2 nhưng giải toán rồi mới phân tích lại bài để kiểm tra.
- Củng cố về cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
-Lưu ý cho HS cách trình bày khi xác định tỉ số và vẽ sơ đồ.
*Bài 4:
-Bài toán thuộc dạng toán nào ?
-Nêu các bước giải bài toán ?
* Bài 5 : GV cho HS lựa chọn đáp án và giải thích cách làm.
VD : +=+==
Diện tích hình bình hành là :
18 x = 10 (cm2)
Tổng số phần bằng nhau là :
2 + 5 = 7 (phần)
Số búp bê là :
63 : 7 x 2 = 18 (con)
Số ô tô là :
63 – 18 = 45 (cái)
ĐS : búp bê : 18 con, Ô tô : 45 cái.
- Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số.
Đáp án : Hình B
2. Củng cố, dặn dò: -Hệ thống nội dung cần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau: Tỉ lệ bản đồ.
Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
Tập đọc
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
I/Mục tiêu: - Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca.
-Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
-Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt qua bao nhiêu khó khăn , hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử : khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
II/Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phấn màu.
III/Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra:- Đọc và nêu nội dung bài: Con sẻ.
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu chủ điểm và bài học
2.HD luyện đọc và tìm hiểu bài
a)Luyện đọc:
-Bài chia làm mấy đoạn ?
-GV kết hợp: giảng từ mới, sửa lỗi về cách đọc cho HS.
+Từ ngữ cần luyện đọc ?
+Cần ngắt nghỉ hơi đúng câu nào ?
+Giúp HS hiểu một số từ ngữ phần chú giải (Ma-tan, sứ mạng...). 
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
* Câu hỏi 1 SGK
* Câu hỏi 2 SGK
- Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào?
* Câu hỏi 3 SGK
* Câu hỏi 4 SGK
- Nêu nội dung của bài.
c)Luyện đọc diễn cảm:
 -HD HS đọc diễn cảm đoạn: “Vượt Đại Tây Dương...ổn định được tinh thần”.(Treo bảng phụ)
-Lớp theo dõi, đánh giá.
-1 HS khá đọc toàn bài.
- 6 đoạn (HS nêu từng đoạn... )
-Đọc tiếp nối theo đoạn (2, 3 lượt).
-HS luyện phát âm từ khó.
+Ma-gien-lăng, Xe-vi-la, cực nam, Ma-tan, Tây Ban Nha ...
+Thuỷ thủ phải uống nước tiểu,/ ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn.
 -Đọc phần Chú giải
-Luyện đọc theo cặp.
-2 HS đọc cả bài.
-HS đọc thầm, đọc thành tiếng theo từng đoạn- trao đổi theo cặp, trả lời các câu hỏi SGK.
- ..khám phá những con đường trên biển dẫn đến vùng đất mới.
- ...cạn thức ăn, nước ngọt....
-..ra đi với năm chiếc thuyền, mất bốn chiếc...mười thuỷ thủ sống sót.
HS thảo luận chọn ý đúng : ý C
- ..khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
- Mục I.
-Xác định đoạn cần luyện đọc; thảo luận đưa ra cách đọc.
Nhấn giọng : mênh mông, Thái Bình Dương, bát ngát...
-Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc hay.
C.Củng cố, dặn dò: -Nhận xét giờ học.
-Dặn ôn bài; chuẩn bị bài sau: Dòng sông mặc áo.
Tiếng Việt**
Luyện: Mở rộng vốn từ : Du lịch - Thám hiểm 
I/Mục tiêu: - Củng cố , hệ thống và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm : Khám phá thế giới.
- Rèn kĩ năng tìm từ, giải nghĩa từ, đặt câu, viết đoạn văn theo chủ đề.
- GD ý thức tự giác học tập cho HS, yêu thích khám phá thế giới.
II/Chuẩn bị : Bài tập trắc nghiệm TV tham khảo.
III/ Các hoạt động dạy học:
A.Củng cố lý thuyết:
- Hệ thống các từ ngữ thuộc chủ điểm.
B.Luyện tập:
1.GV đưa ra một số bài tập, tổ chức HD cho HS làm bài:
*Bài 1: Ghép hai danh từ, động từ với từ du lịch.
Đặt câu với mỗi cụm từ trên.
*Bài 2: Viết tên các hoạt động người ta thường làm trong các chuyến du lịch
GV cho HS thi tìm từ theo nhóm.
*Bài 3: Từ nào cùng nghĩa với từ du lịch?
 rong chơi, tham quan, giải trí.
*Bài 4 : Viết một đoạn văn nói về một chuyến du lịch mà em cùng với người thân tham gia.
GV cho HS viết vào vở, bảng nhóm, chữa bài.
2.Tổ chức cho HS chữa bài, báo cáo kết qủa.
-HS nhắc lại.
-HS khác bổ sung.
 -HS làm lần lượt các bài tập theo HD của GV.
-HS khá giúp đỡ HS yếu làm bài.
VD : đi du lịch, tham quan du lịch, kinh doanh du lịch
- chuyến du lịch, công ti du lịch.
VD : ngắm cảnh dẹp, chụp ảnh lưu niệm, dự hội trại, câu cá, đánh ten - nít
....
Từ : tham quan HS KG đặt câu với từ tham quan.
VD : Chiều chủ nhật tuần trước, lớp em đi tham quan di tích lịch sử địa phương.
VD : Hè năm ngoái, cả nhà mình đi du lịch Đồ Sơn.Chuyến đi tuy chỉ ngắn ngủi trong hai ngày nhưng mình thấy thật bổ ích và lí thú. Mình được cùng cả nhà tắm biển, chơi bóng nước. Buổi chiều, mình cùng mẹ leo núi. Từ trên đỉnh núi nhìn xuống, mình thấy biển cả thật kì diệu.... 
C.Củng cố, dặn dò: -Hệ thống nội dung bài học.
Toán **
Luyện tập : Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số
1. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố dạng toán tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số.
- Rèn kĩ năng thực hành.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị: Tham khảo sách 500 bài tập cơ bản và nâng cao toán 4.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 2 : Định hướng nội dung luyện tập.
- Nêu cách giải toán tìm hai số biết hiệu vàtỉ số của hai số.
- Thực hành giải các bài tập Tìm hai số biết hiệu và tỉ của hai số.
HĐ 3 : Tổ chức cho HS thực hành, chữa bài.
*Bài 1: Tìm hai số biết hiệu của chúng là số bé nhất có hai chữ số. Số lớn gấp 3 lần số bé.
GV cho HS đọc, phân tích đề, nêu dạng toán, các bước giải toán, chữa bài.
*Bài 2: Hiệu số gạo tẻ và nếp là 122 kg. Nếu giảm số gạo tẻ 3 lần thì bằng số gạo nếp. Tính số gạo mỗi loại.
- GV theo dõi giúp HS yếu làm bài, trình bày bài.
Bài 3 : tuổi bố bằng tuổi con. Biết hiệu số tuổi của hai bố con là 35. Tính số tuổi của mỗi người.
Bài 4 : Bốn năm trước đây, tuổi bố bằng tuổi con. Bố hơn con 35 tuổi. Hỏi hiện nay bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi?
HS TB – yếu không bắt buộc phải làm cả bốn bài tập.
HS nghe, xác định yêu cầu cần thực hiện, thực hành giải toán.
- Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, Tính hiệu số phần bằng nhau.....
HS thực hành, chữa bài.
HS làm trong vở, chữa bài trên bảng, củng cố dạng toán tìm hai số biết hiệu và tỉ của hai số.
Số bé nhất có hai chữ số là 10.
Hiệu số phần bằng nhau là :
 3-1= 2 (phần)
Số lớn là :
10 : 2 x 3 = 15
Số bé là
15 – 10 = 5
ĐS : Số lớn : 15 ; Số bé : 5
Bài 3 : Hiệu số phần bằng nhau là :
11 - 4 = 7 ( phần )
Giá trị một phần là :
35 : 7 = 5 (tuổi)
Tuổi của bố là:
5 x 11 = 55 (tuổi)
Tuổi của con là :
55 – 35 = 20 (tuổi)
ĐS : Bố : 55 tuổi, Con : 20 tuổi.
Bài 4 : HS hiểu : Hiệu số tuổi của hai bố con không thay đổi và luôn là 35 tuổi.
5. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu cách giải toán Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số.
-Dặn ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật
Lắp con quay gió
I. Mục tiêu
 - HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp con quay gió
 - Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe đẩy đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
 - Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, 
tháo các chi tiết của xe có thang.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: mẫu con quay gió
- HS và GV: bộ lắp ghép kĩ thuật
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ- Giới thiệu bài mới
2. Nội dung bài dạy
* Hoạt động 1: HS thực hành
- GV yêu cầu các nhóm gọi tên, đếm số lượng các chi tiết cần lắp của từng mối ghép. 
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm lắp 2-4 mối ghép
- GV nhắc nhở HS trước khi thực hành
+ Sử dụng cờ-lê, tua-vít để tháo lắp các chi tiết.
+ Chú ý an toàn khi sử dụng tua-vít
+ Dùng nắp hộp để đựng các chi tiết tránh rơi 
vãi
+ Khi lắp ghép, vị trí của vít ở mặt phải, ốc ở mặt trái của mô hình.
* Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành
- GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm: Các chi tiết lắp đúng kĩ thuật đúng quy trình, các chi tiết lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học
- Nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Tổng kết dặn dò
- Nhận xét tiết học
- CB đồ dùng cho giờ sau.
5 HS gọi tên, đếm số lượng của mỗi hình
Hoạt động nhóm bàn
Lắng nghe
HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
Lắng nghe
HS dựa vào tiêu chuẩn trên đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
HS tháo chi tiết
Mĩ thuật + Âm nhạc
	Thứ ba ngày 8 tháng 4 năm 2008.
Chính tả (Nhớ – viết)
Bài viết : Đường đi Sa Pa
1-Mục tiêu: - HS nhớ - viết đúng, trình bày đẹp đoạn bài : Đường đi Sa Pa.
- Rèn kĩ năng viết đúng, đều, đẹp, phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn 
r/gi/d
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
2.Chuẩn bị : VBT thay cho phiếu học tập.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : GV đọc cho HS viết các từ chứa tiếng có âm đầu ch/tr.
B. Dạy bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ 1 : Hướng dẫn viết chính tả: GV cho HS đọc thuộc bài viết.
- Phong cảnh Sa Pa đẹp như thế nào?
GV hướng dẫn HS viết từ khó trên bảng con, bảng lớp ( dựa vào nghĩa của từ, từ loại).
 Từ : Sa Pa, khoảnh khắc, trắng long lanh, nồng nàn....
- Những chữ nào trong bài được viết hoa? 
GV cho HS gấp SKG, nhớ, viết bài.
GV đọc, cho HS đổi vở soát lỗi.
GV chấm, chữa một số bài.
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a : GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài, tìm tiếng có nghĩa.
Bài 3 a : Tìm từ điền vào chỗ trống, hoàn chỉnh mẩu chuyện.
GV cho HS làm việc cá nhân, điền chữ, đọc toàn bộ phần thông tin của bài.
HS viết vào bảng con, sửa lỗi chính tả dựa vào nghĩa, phương thức cấu tạo từ.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc bài chính tả, HS đọc thầm, định hướng nội dung chính tả.
-...bốn mùa thay đổi trong một ngày....
HS thực hành viết từ khó, dễ mắc lỗi, phân tích cách viết dựa trên nghĩa của từ, phương thức ghép, cấu tạo từ.
VD : Sa Pa : tên địa danh.
- Viết hoa những chữ đầu câu, viết hoa đúng các danh từ riêng là tên riêng.
HS nhớ - viết bài, soát lỗi.
HS đổi vở, chữa lỗi trong bài.
HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành.
HS tìm từ, giải nghĩa từ (với HS KG)
R : rong ruổi, rong chơi...; chạy rông. nhà rông...; 
D : da thịt..; cơn dông, dông tố..; dưa chua, muối dưa....
Gi : gia đình..; giong ruổi, nòi giống...; ở giữa, giữa chừng... .
- Thế giới, rộng, biên giới, dài.
C. Củng cố, dặn dò: - Luyện viết lại những chữ viết chưa đẹp trong bài.
 - Chuẩn bị bài : Nghe lời chim nói.
Khoa học
Nhu cầu chất khoáng của thực vật.(SGK/tr 118)
1.Mục tiêu: - HS biết kể ra vai trò của chất khoáng đối với đời sống thực vật.
- Trình bày nhu cầu về chất khoáng của thực vật và ứng dụng trong thực tế trồng trọt.
- Giáo dục ý thức học tập, biết chăm sóc và bảo vệ cây.
2. Chuẩn bị : Cây như hình minh hoạ SGK/tr 118.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra: Nội dung bài 59.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
B. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV yêu cầu giờ học từ kiểm tra bài cũ.
b, Nội dung chính: 
HS nghe, xác định yêu cầu của tiết học.
 HĐ 1 : Tìm hiểu vai trò của chất khoáng đối với đời sống thực vật.
GV cho HS quan sát, phân tích hình minh hoạ SGK/tr118, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Các cây cà chua ở hình b, c, d thiếu các chất khoáng gì? Kết quả ra sao?
- Trong số các cây ở hình 1, cây nào phát triển nhất? Tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì?
- Cây cà chua nào phát triển kém nhất, tới mức không ra hao, kết quả được? Tại sao? Điều này giúp em rút ra kết luận gì?
- Cây hình b thiếu ni-tơ; cây hình c thiếu ka-li; cây hình d thiếu phốt pho.
-...các cây đó sẽ kém phát triển, không ra hoa, kết quả được, nếu có sẽ cho năng suất thấp.
- Cây hình b sẽ kém phát triển nhất, tới mức không ra hoa, kết quả được.
- Ni-tơ là chất khoáng rất cần thiết đối với cây.
HĐ 2 : Tìm hiểu nhu cầu của chất khoáng đối với đời sống thực vật.
- Nêu một số ví dụ khác nhau để thấy các loại cây khác nhau hoặc cùng một loại cây, ở gia đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
VD : Lúa, ngô, cà chua cần : ni –tơ, phốt pho
Khoai lang, cà rốt, cải củ cần nhiều ka-li.
Rau đay, rau muống cần nhiều ni-tơ (đạm)...
GV kết luận : GK/tr 119.
C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ thực tế.
- Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài : Nhu cầu không khí của thực vật.
Luyện từ và câu
 Mở rộng vốn từ: Du lịch- Thám hiểm 
I/ Mục tiêu:
- Tiếp tục mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Du lịch – Thám hiểm.
- Biết viết đoạn văn vè hoạt động du lịch hay thám hiểm có sử dụng những từ ngữ tìm được.
- HS yêu thích môn học, có ý thức học tập tự giác, tích cực.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, VBT.
 III/ Hoạt động dạy - học:
1. giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Tìm những từ ngữ có liên quan đến hoạt động du lịch.....
GV cho HS nêu từ mẫu, thi tìm từ theo yêu cầu.
Bài 2: Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động thám hiểm.
Cách làm như bài tập 1. GV cho HSKG đặt câu với một trong các từ tìm được.
Bài 3: Viết một đoạn văn về hoạt động du lịch hay thám hiểm trong đó có sử dụng các từ ngữ đã tìm ở bài tập 1, 2.
GV gợi ý cho HS nói miệng một, hai lần, cho HS viết vào vở, hai HS viết vào bảng nhóm, chữa bài.
- HS đọc, xác định yêu cầu, thực hành.
a, va li, cần câu, lều trại, giày thể thao, mũ, quần áo....
b, tàu thuỷ, bến tàu, ô tô, bến xe...
c, khách sạn, hướng dẫn viên du lịch...
d, phố cổ, bãi biển, công viên, hồ, núi...
a, la bàn, lều, trại, thiết bị an toàn...
b, bão, thú dữ, vực sâu, rừng rậm..
c,kiên trì, dũng cảm, bạo gan, bền gan, thông minh...
VD : Tuần vừa qua, lớp em trao đổi, thảo luận về việc nên tổ chức đi tham quan , du lịch ở đâu. Có rất nhiều ý kiến đưa ra. Bạn thì cho rằng đi bơi là hợp nhất vì biển rất đẹp và nước biển còn có thể giúp con người chữa bệnh. Bạn lại cho rằng đi leo núi là thú vị hơn cả vì leo núi đòi hỏi sự dũng cảm....
3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Câu cảm.
Toán
Tỉ lệ bản đồ
I- Mục tiêu: - Bước đầu giúp học sinh hiểu ý nghĩa và tỉ lệ bản đồ : cho biết một đơn vị độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài thật trên mặt đất là bao nhiêu.
- Rèn kĩ năng thực hành nhận biết, xác định độ dài tương ứng với tỉ lệ biểu diễn trên bản đồ.
- HS yêu thích môn học, có ý thức học tập tốt.
II- đồ dùng dạy học: Bảng phụ. SGK, phấn màu.
IIi- hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra: Chữa lại một bài tập tiết trước.
2. Bài mới : a)Giới thiệu bài:
b): Nội dung chính:
HĐ 1 : Giới thiệu tỉ lệ bản đồ
GV giới thiệu như hướng dẫn SGK/tr155.
- Tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì?
HĐ 2 : Thực hành
Bài 1: GV cho HS lựa chọn độ dài thật ứng với tỉ lệ bản đồ.
Bài 2: Hướng dẫn HS làm bài tương tự bài 1
- GV nhận xét, chốt bài đúng, chữa bài trên bảng.
Bài 3: Thực hiện như bài 2. GV cho HS chọn đúng, sai.
HS đọc thông tin SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi.
VD : Tỉ lệ 1 : 10000000 cho biết độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với 10000000 cm trên thực tế hay 100km
-...cho biết một đơn vị độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài thật trên mặt đất là bao nhiêu.
HS đọc, xác định yêu cầu, thực hành.
- Bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1cm ứng với độ dài thật là 1000 cm....
Tỉ lệ bản đồ
1:1000
1:300
1:10000
Độ dài thu nhơ
1cm
1dm
1mm
Độ dài thật
1000cm
300dm
10000mm
Đúng : ý b,d
3) Củng cố-dặn dò: - Nêu ví dụ về tỉ lệ bản đồ.
- Nhận xét giờ học.Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài: ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
Ngoại ngữ
GV chuyên
Toán *
 Tìm hai số khi biết tổng (hiệu)và tỉ số của hai số đó
1. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố kiến thức đã học về Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó
- Rèn kĩ năng thực hành vẽ sơ đồ, giải toán.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị: Sách tham khảo : 500 bài tập cơ bản và nâng cao 4.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học :
HĐ 2 : Định hướng nội dung ôn tập :
- Nêu cách giải toán Tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số.
- Vận dụng thực hành.
HĐ 3 : Hướng dẫn thực hành, chữa bài luyện tập :
GV tổ chức cho HS thực hành theo đối tượng, cho HS chữa bài theo trình độ.
Bài 1 : Tìm hai số biết tổng của chúng là 60 , tỉ số giữa hai số là .
GV cho HS vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán, giải toán, nêu các bước giải toán.
Bài 2 : Hiệu số tuổi của hai mẹ con là 32. Cách đây 2 năm tỉ số tuổi của hai mẹ con là . Tính số tuổi hiện nay của mỗi người.
Bài 3 : Chu vi của hình chữ nhật là 280 cm. Tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng là . Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Bài 4 : Bố 40 tuổi. Tèo 10 tuổi. Bao nhiêu năm nữa thì tuổi bố gấp hai lần tuổi Tèo? (Không bắt buộc với mọi đối tượng HS).
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
- HS nêu các bước gải toán.
HS KG nêu ví dụ minh hoạ.
HS đọc, xác định yêu cầu đề, thực hành làm bài tập, chữa bài.
**Kết quả :
Bài 1 :
Tổng số phần bằng nhau là :
4 + 1 = 5 (phần)
Số thứ nhất là :
60 : 5 x 1 = 12
Số thứ hai là :
60 – 12 = 48
 ĐS .............
Bài 2 : Hiệu số tuổi của hai mẹ con luôn là 32 tuổi.
Tính tuổi của mẹ (con) cách đây 2 năm. Tính tuổi hiện tại của mỗi người.
Bài 3 : Tính tổng của chiều dài và chiều rộng- giải toán tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số, tính diện tích hình chữ nhật.
Bài 4 : Tính tuổi bố (con) khi bố gấp hai lần tuổi con., tính khoảng thời gian: Tuổi bố (con) trong tương lại trừ tuổi bố (con) hiện tại.
4. Củng cố , dặn dò : - Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 2 tháng 4 năm 2008
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
I- Mục tiêu: - Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện ( hoặc 1 đoạn truyện) đã nghe đã đọc về du lịch thám hiểm có nhân vật, ý nghĩa.
- Hiểu cốt truyện, trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện ( hoặc đoạn truyện)
- Rèn kĩ năng nghe: lắng nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời của bạn.
- HS yêu thích môn học, có ý thức học tập tốt.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, SGK, phấn màu, sưu tầm truyện .
IIi- Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra: - Kể lại câu chuyện: Đôi cánh của Ngựa Trắng và trả lời câu hỏi SGK.
2. Bài mới. a) Giới thiệu bài:
b) HD HS kể chuyện.
- GV viết đề bài lên bảng
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng: được nghe, được đọc, du lịch, thám hiểm.
- Cho HS đọc gợi ý 1, 2
- GV nhắc nhở HS một số điểm cần lưu ý khi kể chuyện.
- Em chọn kể chuyện gì? Em chọn kể đó từ ai đã được đọc, được nghe ở đâu? 
b) HS thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa chuỵện : 
- Chú ý: Khi kể chuyện phải có đầu có đuôi để các bạn hiểu, có thể kết chuyện theo lối mở rộng, nếu truyện dài quá có thể kể đoạn 1, 2 ...
- GVcho nhận xét đánh giá: Theo thang điểm đã quy định của giờ kể chuyện. 
- GV cho bình chọn và nhận xét chung.
- GV chốt nội dung bài. 
Đề bài: Kể 1 câu chuyện nói về du lich thám hiểm mà em đã được nghe, được đọc.
- HS đọc đề bài.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý SGK ,cả lớp theo dõi 
- Một số HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình.
VD: Em kể chuyện Rô- bin – sơn ở đảo hoang mà em đã đọc trong tập chuyện thiếu nhi..
- HS giỏi kể mẫu.
- HS kể theo cặp .
- HS nghe và nhận xét .
- Có thể đặt câu hỏi: Bạn thích nhân vật nào? Tại sao? 
- Qua câu chuyện này bạn học tập được điều gì ?
- Bình chon bạn kể hay nhất hấp dẫn nhất
3) Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại nội dung – 1, 2 HS nối tên câu chuyện mà em thích nhất. 
- Chuẩn bị bài : Kể chuyện đựơc chứng kiến hoặc tham gia
Toán
	ứng dụng của tỉ lệ bản đồ (SGK/tr 156).
I- Mục tiêu: - Giúp HS : Từ độ dài thu nhỏ và tỉ lệ bản đồ cho trước, biết cách tính độ dài thật trên mặt đất.
- Rèn kĩ năng thực hành giải toán tìm độ dài thật dựa theo tỉ lệ bản đồ.
- HS yêu thích môn học, có ý thức học tập tốt.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. SGK, phấn màu.
IIi-Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra: - Tỉ lệ bản đồ là gì? Cho Ví dụ?
2. Bài mới : 
a)Giới thiệu bài toán 1. 
- GV nêu câu hỏi gợi ý:
- Độ dài thu nhỏ trên bản đồ ( đoạn AB) dài mấy xăng ti mét?
- Bản đồ trường mầm non xã Thắng Lợi vẽ theo tỉ lệ nào?
- 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật 
là bao nhiêu cm?
- 2 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu cm?
b) Giới thiệu bài toán 2: 
- GV hướng dẫn tương tự bài 1.
c) Thực hành:
Bài 1: Yêu cầu HS tính được độ dài thật theo độ dài thu nhỏ trên bản đồ
( có tỉ lệ bản đồ cho trước) rồi viết, số thích hợp vào chỗ chấm.
Bài 2: 
GV hướng dẫn mẫu tương tự bài 1
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bản đồ vẽ theo tỉ lệ nào?
- Chiều dài phòng học thu nhỏ trên bản đồ là bao nhiêu?
Bài 3:
- GV cho HS làm vào vở.
- GV giúp đỡ HS yếu
* Lưu ý: nên đổi đơn vị đo độ dài quãng đường ra đơn vị đo ( Ki - lô mét) để phù hợp với thực tế.
 - HS trả lời.
- 2cm
- 1:300
Chiều rộng thật của cổng trường là 
 2 x 300 = 600( cm)
 600cm = 6 m
 Đáp số: 6 m
+ HS đọc bài toán
- HS nêu cách giải
- 1 HS giải bài toán.
HS đọc, xác định yêu cầu đề, thực hành.
Chẳng hạn: ở cột 1 có thể tính: 
2 x 500000 = 1000000( cm) rồi viết
1000000 vào chỗ chấm.
Tương tự viết: 45000( ở cột 2); 100000( ở cột 3).
+ HS nêu
- Tìm chiều dài thật của phòng học.
- 1 : 200 
Chiều dài thật của phòng học là: 
 4 x 200 = 800( cm )
 800 = 8 m
 Đáp số: 8 cm
HS đọc bài toán tự giải vào vở
- 1 HS giải trên bảng.
 Bài giải
Quãng đường TPHCM – Quy Nhơn dài là:
 27 x 2500000 = 67500000( cm)
 67 500 000 cm = 675 km 
 Đáp số: 675 km
3) Củng cố-dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài..
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài : ứng dụng của tỉ lệ bản đồ (tiếp)
Lịch sử
Những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung
I/Mục tiêu: Sau bài học, HS kể được một số chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung và tác dụng của các chính sách ấy.
- Rèn kĩ năng thực hành phân tích tư liệu lịch sử, xây dựng nội dung bài học.
- Giáo dục ý thức học tập, thấy được tài trí của nhà vua thể hiện qua các chính sách tiến bộ.
** Điều chỉnh : bỏ câu hỏi 2.
II/Đồ dùng dạy học: Lược đồ SGK 
III/Các hoạt động dạy học: 
A.Kiểm tra: Nội dung bài 25.
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu giờ học.
2.Nội dung: *HĐ 1: Tóm tắt tình hình kinh tế của nước ta thời Trịnh-Nguyễn.
- Nêu tình hình kinh tế của đất nước dưới thời Trịnh-Nguyễn.
- ..ruộng đất bị bỏ hoang, kinh tế không phát triển.
*HĐ 2: Tìm hiểu chính sách về kinh tế của vua Quang Trung.
GV cho HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế? 
- Nội dung và tác dụng của các chính sách đó.
-..ban hành Chiếu khuyến nông (dân lưu tán phải trở về quê cày cấy), đúc tiền mới, yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho nhân dân hai nước được tự do trao đổi hàng hoá, mở cửa cho các thuyền buôn nước noài vào buôn bán.
*HĐ 3: Tìm hiểu chính sách về văn hoá của vua Quang Trung.
- Tại sao vua Quang Trung đề cao chữ Nôm?
- Em hiểu câu : “ Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” như thế nào? (HS KG).
-...là chữ của dân tộc. ...đề cao tinh thần dân tộc.
-..đất nước muốn phát triển được cần phải đề cao dân trí, coi trọng việc học hành.
*Kết luận (SGK / 64)
 C.Củng cố, dặn dò: -Hệ thống nội dung bài..
- Chuẩn bị bài sau : Nhà Nguyễn thành lập.
Đạo đức.
Bảo vệ môi trường
I/ Mục tiêu
 Học xong bài này HS có khả năng :
 - Nhận thức được các em có quyền và trách nhiệm tham gia ủng hộ những 
người bị hoạn nạn
 - Biết thực hiện quyền tham gia ủng hộ các nạn nhân thiên tai, địch hoạ
 II/ Đồ dùng dạy học
 -GV: HS: thẻ 
 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1.Khởi động : Thông tin.
Ycầu HS đọc thông tin SGK.
2. Nội dung
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm ( Câu1, 2 trang 38 Sgk)
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về 1 tình huống trong phần đặt vấn đề của Sgk
- Gọi đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung
- Yêu cầu HS thảo luận lớp: Điều gì sẽ xảy ra với những người bị thiên tai, địch hoạ ?
- GV kết luận
* Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (BT 2, Sgk)
- GV nêu yêu cầu BT
- GV gọi 2 nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung
- GV kết luận 
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến( BT 1)
- GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thông qua tấm thẻ màu
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong BT 1, yêu cầu HS chọn và giơ thẻ
- GV yêu cầu HS giải thích lí do 
- Gv kết luận ý kiến đúng
- GV gọi HS đọc ghi nhớ
3. Tổng kết dặn dò
 - GV nhận xét giờ học
 - Dặn CB cho giờ sau
- HS đọc thông tin SGK. 
HS nêu ý kiến
HS thảo luận nhóm 
đại diện từng nhóm trình bày
HS thảo luận theo nhóm đôi
1 số HS trình bày kết quả
Thứ năm ngày 10 tháng 4 năm 2008
Toán
ứng dụng của tỉ lệ bản đồ (tiếp -SGK/tr 157).
I. Mục tiêu: - Giúp HS : Từ độ dài thật và tỉ lệ bản đồ cho trước, biết cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ.
- Rèn kĩ năng thực hành giải toán tìm độ dài thu nhỏ dựa trên độ dài thực tế và dựa theo tỉ lệ bản đồ.
- HS yêu thích môn học, có ý thức học tập tốt.
II/Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra: - Nêu cách tính độ dài thật dựa trên tỉ lệ bản đồ và độ dài thu nhỏ trên bản đồ.
B.Dạy bài mới:
1.GV nêu yêu cầu giờ học.
2. Bài mới : 
a)Giới thiệu bài toán 1. 
GV nêu câu hỏi gợi ý:
- Độ dài thật là bao nhiêu?
- Bản đồ vẽ theo tỉ lệ nào?
- 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật 
là bao nhiêu cm?
- 2000cm ứng trên bản đồ là bao nhiêu cm?
b) Giới thiệu bài toán 2: 
- GV hướng dẫn tương tự bài 1.
c) Thực hành:
Bài 1: Yêu cầu HS tính được độ dài thu nhỏ trên bản đồ dựa vào độ dài thật và tỉ lệ bản đồ cho trước.
 Bài 2: 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bản đồ vẽ theo tỉ lệ nào?
Trên bản đồ tỉ lệ : 1 :100000, quãng đường đó dài bao nhiêu cm? 
Bài 3: Cách thực hiện như bài tập 2.
- GV cho HS làm vào vở.
- GV giúp đỡ HS yếu
 - HS trả lời.
- 20 m = 2000 cm
- 1:500
- 500 cm
Khoảng cách giữa haiđiểm A và B trên bản đồ là:
2000 : 500 = 4 (cm)
HS thực hiện như bài toán 1.
HS đọc đề, xác định yêu cầu, giải toán, chữa bài.
VD : Cột 1 : độ dài trên bản đồ là 50 cm.
 Quãng đường từ A đến B dài 12 km. Bản đồ tỉ lệ : 1 : 100000.
 - Trên bản đồ, quãng đường đó dài bao nhiêu cm? 
12 km = 1200000 cm
1200000 : 100000 = 12 (cm)
*Trên bản đồ 1:500, độ dài của chiều rộng là : 2 cm, độ dài của chiều dài là : 3cm
3) Củng cố-dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài..
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài : Thực hành
Tập đọc
Dòng sông mặc áo (SGK/tr 118)
I/Mục tiêu:- Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ, biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ - biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng dí dỏm, thể hiện niềm vui bất ngờ của tác giả trước sự thay đổi màu sắc của dòng sông quê hương, học thuộc lòng bài thơ.
-Hiểu một số từ ngữ khó trong bài.
-Hiểu nội dung : Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
- Giáo dục ý thức học tập, yêu vẻ đẹp của thiên nhiên.
II/Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK
III/ Hoạt động dạy - học:
A.Kiểm tra:
-Đọc bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài : (qua tranh)
2.Hướng dẫn HS luyện đọc
-GV nghe, sửa, kết hợp HD:
+Luyện phát âm
+Chú ý ngắt, nghỉ câu đúng
+Giảng từ điệu, ráng, hây hây (phần Chú giải)
- GV đọc minh hoạ cả bài. 
3.Tìm hiểu bài: GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời
+Câu hỏi 1(SGK)
+Câu hỏi 2(SGK) 
+Câu hỏi 3(SGK)
+Câu hỏi 4(SGK
- Nêu nội dung chính của bài?
3.Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ
- GV treo bảng phụ chép đoạn cần luyện đọc và học thuộc lòng.
- GV cho nhận xét và bổ sung cách đọc
+Hãy đọc diễn cảm khổ thơ mà em thích. đọc thuộc khổ thơ, bài thơ.
HS đọc bài, TLCH theo nội dung đã học.
- 1 HS đọc toàn bài; Lớp theo dõi trong SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc bài thơ (2-3 
lượt)
+ lụa đào, lặng yên, nép, la đà...
+Nép trong rừng bưởi/ lặng yên đôi bờ...
 +Nghỉ hơi dài sau dấu 3 chấm.
- HS luyện đọc theo cặp đôi.
-Đại diện đọc trước lớp. 
- HS đọc thầm, suy nghĩ trả lời câu hỏi trong SGK.
- Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc giống như con người thay đổi màu áo. 
-..lụa đào, áo xanh, hây hây, ráng vàng, nhung tím, áo đen, áo hoa.
-...đây là hình ảnh nhân hoá làmcho con sông trở nên gần gũi với con người.
VD : -...Hình ảnh dòng sông mặc áo lụa đào gợi lên cảm giác mềm mại, thướt tha..
Mục 1
- HS nối tiếp nhau đọc bài thơ.
- Lớp theo dõi, tìm giọng đọc.
** Nhấn giọng ở các từ ngữ : điệu làm sao, lụa đào, thướt tha, bao la, thư thẩn, hây hây ráng vàng...
- HS đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm và đọc thuộc bài.
- Bình chọn bạn đọc hay, diễn cảm.
C.Củng cố, dặn dò: - Bài thơ có ý nghĩa gì ?
- Dặn HS học thuộc bài thơ.
- Chuẩn bị giờ sau: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất.
Tập làm văn
Luyện tập quan sát con vật
1. Mục tiêu: - HS biết cách quan sát con vật, chọn các chi tiết để miêu tả.
- Rèn kĩ năng thực hành, tìm các từ ngữ miêu tả phù hợp làm nổi bật ngoại hình và hành động của nhân vật.
- Giáo dục ý thức học tập, yêu quý và chăm sóc các loài vật có ích.
2. Chuẩn bị : Bảng nhóm, tranh ảnh một số con vật
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài : Nội dung bài trước.
B. Nội dung chính :
HS nêu nội dung đã học.
* Giới thiệu bài : Từ phần kiểm tra.
 Luyện tập:
GV tổ chức cho HS đọc, xác định yêu cầu của đề, thực hành.
Bài 1 : Đọc bài văn: Đàn ngan mới nở.
Bài 2 : - Để miêu tả đàn ngan, tác giả đã quan sát những bộ phận nào của chúng? Ghi lại những câu văn miêu tả mà em cho là hay.
GV cho HS ghi lại câu văn vào vở, đọc câu văn.
Bài 3 : Quan sát và miêu tả đặc điểm ngoại hình của con mèo....
GV cho HS quan sát tranh con mèo, đặt câu hỏi gợi ý tả ngoại hình của con vật.
Bài 4 : Quan sát và miêu tả hoạt động thường xuyên của con mèo....
GV cho HS nêu miệng, viết vào bảng nhóm, vở viết, chữa bài.
** Chú ý : Lựa chọn những đặc điểm miêu tả điểm hình, nổi bật, sử dụng từ ngữ miêu tả phù hợp, gợi hình ảnh, hoạt động.
HS đọc xác định yêu cầu bài , thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS đọc đoạn văn.
HS thảo luận theo cặp, TLCH.
-....to hơn cái trứng một tí (hình dáng)
...bộ lông vàng óng, đôi mắt chỉ 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30.doc