Giáo án lớp 4 - Tuần 12

doc 16 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1130Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 4 - Tuần 12
TUẦN 12
Ngày soạn: 7/11/2014
Ngày giảng: Thứ hai ngày 10 tháng 11 năm 2014
TIẾNG VIỆT
Bài 12A: NHỮNG CON NGƯỜI GIÀU NGHỊ LỰC ( tiết 1-2)
I. Khởi động
- Cả lớp hát bài: Mái trường mến yêu
(đồ dùng: máy tính, máy chiếu, loa )
II. Hoạt động cơ bản
1. Trao đổi để trả lời các câu hỏi:
- Nêu ví dụ về những nhân vật trong các câu chuyện đã được học (hoặc trong lớp) được coi là giàu nghị lực?
5. Cùng nhau tìm hiểu bài
(?) Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
(?)Hãy kể lại những việc Bạc Thái Bưởi đã làm và kết quả?
(?) Người như thế nào được gọi là “một bậc anh hùng kinh tế”?
- GV: Có những bậc anh hùng không phải trên chiến trường mà trên thương trường. Bạch Thái Bưởi đã cố gắng vượt lên những khó khăn để trở thành một con người lừng lẫy trong kinh doanh.
(?) Bài văn cho ta biết điều gì?
III. Hoạt động thực hành
Hoạt động theo SGK
- Hs cả lớp hát
* Hoạt động nhóm
- Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
+ Người giàu nghị lực là người có sức mạnh tinh thần, kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn.
+ VD: thầy Nguyễn Ngọc Kí, Bác Hồ, trạng nguyên Nguyễn Hiền, Cao Bá Quát ....
* HĐ nhóm
+ Năm 21 tuổi ông làm thư ký cho một hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ...
+ Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.
+ Bạch Thái Bưởi đã cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu ông cho dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta”. 
+ Khách đi tàu của ông càng ngày càng đông, nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, kỹ sư giỏi trông nom...
+ Là những người dành được thắng lợi lớn trong kinh doanh. Là những người chiến thắng trên thương trường
*Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, có ý chí vươn lên và đã trở thành Vua tàu thuỷ...
TOÁN
Bài 37: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG.
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU ( tiết 1)
I. Khởi động
- Cả lớp chơi trò chơi: Ong đốt, ong đốt
II. Hoạt động cơ bản
1. Thực hiện lần lượt các hoạt động
- Biểu thức: 4 x (3 + 5) là một số nhân với một tổng.
- Biểu thức: 4 x 3 + 4 x 5 chính là tổng của các tích của sổ đó với từng số hạng của tổng.
2. Đọc kĩ nội dung 
(?) Muốn nhân một số với một tổng ta làm như thế nào? 
(?) Hãy viết biểu thức: a x (b+ c) theo quy tắc.
4. 
- Biểu thức: 3 x (6- 4 là một số (3) nhân với một hiệu (6- 4
- Biểu thức: 3 x 6- 3 x 4chính là hiệu của các tích của số đó với số bị ttrừ và số trừ.
- HS cả lớp cùng chơi
* HĐ nhóm đôi
- HS sinh nêu quy tắc (SGK)
- HS nhắc lại quy tắc.
a x (b + c) = a x b + a x c
- HS nêu công thức tổng quát.
- HS nhắc lại quy tắc.
a x (b - c) = a x b - a x c
- HS nêu công thức tổng quát.
Soạn: Ngày 8 /11/2014
Giảng: Thứ ba ngày 11 tháng 11 năm 2014
TOÁN
Bài 37 : NH ÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU (tiết 2)
I. Khởi động
- Cả lớp hát bài: Lớp chúng mình đoàn kết
(đồ dùng: máy tính, máy chiếu, loa )
II. Hoạt động thực hành
2. Nghe thầy cô hướng dẫn
IV. Hoạt động ứng dụng
- GV giao bài tập ứng dụng trang 101
- HS cả lớp cùng hát
* HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Nhận xét, bổ xung.
Bài 4
- Lần lượt 4 HS lên bảng:
 34 x 11 = 34 x (10 + 1) 
 = 34 x 10 + 34 x 1 
 = 340 + 34 = 374
 47 x 101 = 47 x (100 + 1) 
 = 47 x 100 + 47 x 1 
 = 4 700 + 47 = 4 747
 142 x 9 = 142 x (10 – 1)
 = 142 x 10 – 142 x 1
 = 1 420 – 142 = 1 278
 38 x 99 = 38 x (100 – 1)
 = 38 x 100 – 38 x 1
 = 3 800 – 38
 = 3 762
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 5:
Cửa hàng còn lại số vở là:
125 x (50 – 20) = 3750 (quyển)
 Đáp số: 3750 quyển vở
TIẾNG VIỆT
Bài 12A: NHỮNG CON NGƯỜI GIÀU NGHỊ LỰC ( tiết 3)
I. Khởi động
- Cả lớp hát bài: Mái trường mến yêu
(đồ dùng: máy tính, máy chiếu, loa )
III. Hoạt động thực hành
6. Chơi trò chơi: Thi tìm các từ chỉ sự vật
a. Chứa tiếng có âm đầu là ch
b. Chứa tiếng có vần ương
Đồ dùng: máy tính, máy chiếu: chiếu thêm các từ có chứa âm đầu CH, vần ƯƠNG
IV. Hoạt động ứng dụng
- HS thực hiện yêu cầu trang 29
- Hs cả lớp hát
* HĐ nhóm đôi
- chồi cây, cái chuông, chuồng gà, cái chõng, chông gai,.....
- cái rương, ngôi trường, con đường, cái gương, ...
TIẾNG VIỆT
Bài 12B: KHỔ LUYỆN THÀNH TÀI (tiết 1)
I. Khởi động
- Cả lớp hát bài: Ước mơ ngày mai
(đồ dùng: máy tính, máy chiếu, loa )
II. Hoạt động cơ bản
5. Thảo luận để trả lời câu hỏi:
- Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán?
- Thầy Vê-rô-ki-ô nói gì khi thấy Lê-ô-nác-đô tỏ vẻ chán ngán?
- Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ trứng để làm gì?
- Hs cả lớp hát
* Hoạt động nhóm
+ Vì suốt mấy ngày cậu chỉ vẽ trứng, vẽ hết quả này đến quả khác.
+ Vì theo thầy, trong hàng nghìn quả trứng không có lấy hai quả giống nhau. Mỗi quả trứng đều có nét riêng mà phải khổ công mới vẽ được. 
+ Thầy cho trò vẽ trứng vì thầy muốn để trò biết cách quan sát sự vật một cách cụ thể, tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác.
ĐỊA LÍ
Bài 4: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
 ( tiết 2)
I. Khởi động
- Cả lớp cùng hát bài “Lớp chúng mình”
(đồ dùng: máy tính, máy chiếu, loa )
II. Hoạt động cơ bản
III. Hoạt động thực hành
Làm bài tập
3. Liên hệ thực tế
(đồ dùng: máy tính, máy chiếu: Hình ảnh sản xuất ở địa phương: làm sứ, gạch, ngói, khai thác than)
IV. Hoạt động ứng dụng
- GV giao bài tập ứng dụng trang 98.
- Hs cả lớp hát
* Hoạt động nhóm đôi
- Những cụm từ dùng để chỉ hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên: khai thác rừng, trông cây công nghiệplâu năm, chăn nuôi trên đồng cỏ, trồng rau, hoa xứ lạnh, ...
* Hoạt động nhóm: 
- Một số hoạt động sản xuất ở địa phương em: làm gốm sứ, sản xuất gạch ngói, khai thác than, nuôi và đánh bắt thuỷ sản, khai thác du lịch biển,...
- Ở địa phương em không có những hoạt động: trồng rau, hoa xứ lạnh.
- Địa phương em không có những hoạt động đó vì không có khí hậu mát mẻ quanh năm
- HS thực hiện theo SGK
 ĐẠO ĐỨC
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ,CHA MẸ (Tiết 1)
I/ Mục tiêu: Học xong bài này HS biết được :
- Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình .
- Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà,cha mẹ trong cuộc sống .
GDKNS-Kỹ năng xác định giá trị tình cảm của cha mẹ dành cho con cái.
-Kỹ năng lắng nghe lời dạy bảo của cha mẹ.
-Kỹ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với cha mẹ.
II/ Chuẩn bị: Đồ dùng hoá trang tiểu phẩm .
III/ Hoạt động trên lớp
I. Khởi động
- Cả lớp hát bài “ Cả nhà thương nhau” .
(đồ dùng: máy tính, máy chiếu, loa )
II. Hoạt động cơ bản
1: Tìm hiểu nội dung tiểu phẩm.
Gv giới thiệu câu chuyện “Phần thưởng”.
Gv hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung :
- Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng khi mời bà ăn những chiếc bánh mà bạn Hưng vừa được thưởng?
- Theo em trước việc làm của Hưng bà của Hưng sẽ cảm thấy như thế nào trước việc làm ấy? 
Gv kết luận: Hưng kính yêu bà, chăm sóc bà ,Hưng là cậu bé hiếu thảo.
- Vì sao ta phải hiếu thảo với ông bà,cha mẹ?
- Bạn nào đã làm được việc thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ?
Gv nhận xét tuyên dương
III. Hoạt động thực hành
1. Bài tập 1/tr18: Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm ( bỏ tình huống đ )
- Gv lần lượt nêu từng tình huống
GV nhận xét,kết luận từng tình huống. 
2. Bài tập 2/tr18
Gv nêu yêu cầu giao nhiệm vụ cho các nhóm
Gv nhận xét kết luận
Củng cố: Vì sao ta phải hiếu thảo với ông bà,cha mẹ?
- HS hát kết hợp vỗ tay
* H Đ cả lớp
HS hoạt động nhóm đôi .
Nhóm HS đã chuẩn bị lên đóng vai theo nội dung câu chuyện.
Các nhóm thảo luận và nêu nhận xét về cách ứng xử .
Đại diện các nhóm trình bày
HS trả lời
* Rút ra ghi nhớ : (18sgk)
-2 hs đọc bài học .
* H Đ nhóm đôi
Hs hoạt động nhóm đôi,xác định cách ứng xử của mỗi bạn là đúng hay sai? Vì sao?
Đại diện các nhóm trình bày,các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
* H Đ nhóm đôi
HS hoạt động nhóm đôi quan sát tranh đặt tên tranh và nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh
Đại diện các nhóm trình bày
HS trả lời
Soạn: Ngày 9 /11/2014
Giảng: Thứ tư ngày 12 tháng 11 năm 2014
TIẾNG VIỆT
Bài 12B: KHỔ LUYỆN THÀNH TÀI (tiết 2)
I. Khởi động
- Cả lớp hát bài: Ước mơ ngày mai
(đồ dùng: máy tính, máy chiếu, loa )
II. Hoạt động cơ bản
6. Hỏi – đáp
- Lê-ô-nác-đô đa vin-xi thành đạt như thế nào?
- Theo bạn, nguyên nhân nào khiến Lê-ô-nác- đô đa Vin-xi trở thành hoạ sĩ nổi tiếng?
- Trong các nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
- Câu chuyện cho ta biết điều gì?
- Ý nghĩa:
III. Hoạt động thực hành
1. Mỗi đoạn kết bài được viết theo cách nào?
- Hs cả lớp hát
* Hoạt động nhóm
+ Lê-ô-lác-đô-đa-vin-xi trở thành danh hoạ kiệt xuất, các tác phẩm của ông được trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế giới, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Ông còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kỹ sư, nhà bác học lớn của thời đại phục hưng. 
+ Ông trở thành danh hoạ nổi tiếng nhờ:
 - Ông ham thích vẽ và có tài bẩm sinh.
 - Ông có người thầy giỏi tận tình dạy bảo
 - Ông khổ luyện, miệt mài nhiều năm tập.
 - Ông có ý chí quyết tâm học vẽ.
*Sự thành công của Lê-ô-lác-đô-đa-vin-xi.
+ Nhờ sự khổ công rèn luyện của ông. 
*Nhờ khổ công rèn luyện, Lê- ô- lác- đô- đa- vin- xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài.
 *Câu chuyện ca ngợi sự sự khổ công rèn luyện của Lê-ô-lác-đô-đa-vin-xi nhờ đó ông đã trở thành danh hoạ nổi tiếng.
*Cách a: là cách kết bài không mở rộng vì chỉ nêu kết thúc câu chuyện: Rùa và Thỏ.
*Cách b, c, d: là cách kết bài mở rộng vì đưa thêm ra những lời bình luận, nxét xung quanh kết cục của truyện.
 LỊCH SỬ
Bài 4: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (tiết 1)
( Từ năm 1009 đến năm 1226)
I. Khởi động
- Cả lớp hát bài: Thế giới kết đoàn
(đồ dùng: máy tính, máy chiếu, loa )
II. Hoạt động thực hành
1.Tìm hiểu sự ra đời của nhà Lý
2.Tìm hiểu vì sao Lý Thái Tổ quyết định rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long
3. Tìm hiểu việc rời đô và ý nghĩa của nó
4. Tìm hiểu vì sao dân ta tiếp thu đạo Phật
(đồ dùng: máy tính, máy chiếu: Hình ảnh về các ngôi chùa thời Lý( trong đó có chùa Quỳnh – Đông Triều)
- HS cả lớp cùng hát
* HĐ nhóm đôi
- Lý Công Uẩn là một viên quan tài giỏi và đức độ nên sau khi vua Lê Long Đĩnh mất ông được triều đình cử lên làm vua. Nhà Tiền Lê chấm dứt, nhà Lý thành lập năm 1009.
* HĐ nhóm
- Hoa Lư: là miền núi chật hẹp, hoa màu ít, đường sá đi lại khó khăn
- Đại La (nay là Hà Nội): là vùng đất trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư đông đúc, muôn vật phong phú tốt tươi.
* HĐ cả lớp
- Thời Lý tên kinh đô là: Thăng Long. Tên nước là: Đại Việt.
- Kinh đô Thăng Long, nhà Lý được xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa.
* HĐ cả lớp
- Đạo Phật dạy người ta phải thương yêu đồng loại, phải biết nhường nhịn nhau,giúp đỡ người gặp khó khăn, không được đối xử tàn ác với loài vật,... .Những điều này phù hợp với lối sống và cách nghĩ của người Việt, nên sớm được người Việt tiếp nhận và tin theo.
TOÁN
Bài 38 : ÔN TẬP NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG (HIỆU)
I. Khởi động
- Cả lớp chơi trò chơi: “ Chuyển hàng lên tàu”
II. Hoạt động thực hành
Bài 1: Tính
- HS nêu lại quy tắc 
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất
- GV nhắc lại cách tính thuận tiện
Bài 3: Tính
- GV hướng dẫn HS cách tính sao cho thuận tiện
IV. Hoạt động ứng dụng
- Giao bài tập trang 29
- HS cả lớp cùng chơi
HS nêu cách tính
5 x 7 x 2 = (5 x 2) x 7
 = 10 x 7 
 = 70
54 x 2 x 9 x 5 = 54 x (2 x 5) x 9
 = 54 x 10 x 9
 = 540 x ( 10 – 1)
 = 5 400 – 540
 = 4 860 
246 x 62 + 246 x 38 = 246 x (62 + 38)
 = 246 x 100
 = 24 600 
428 x 56 – 428 x 46 = 428 x ( 56 – 46)
 = 428 x 10
 = 4 280 
268 x 31 = 268 x (30 + 1)
 = 268 x 30 + 268 x 1
 = 8 040 + 268
 = 8 308
268 x 29 = 268 x (30 – 1)
 = 268 x 30 – 268 x 1
 = 8 040 – 268
 = 7 772
1 357 x 21 = 1 357 x (20 + 1)
 = 1 357 x 20 + 1 357 x 1
 = 27 140 + 1 357
 = 28 497
1 357 x 19 = 1 357 x (20 – 1)
 = 1 357 x 20 – 1 357 x 1
 = 27 140 – 1 357
 = 25 783
Soạn: Ngày 10/11/2014
Giảng: Thứ năm ngày 13 tháng 11 năm 2014
 TOÁN
Bài 39 : NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiết 1) 
I. Khởi động
- Cả lớp chơi trò chơi: “ Chuyển hàng lên tàu”
II. Hoạt động cơ bản
2. Đọc kĩ nội dung.
* Tìm cách tính: 4’
- Ghi phép tính lên bảng: 27 x 34
- Yêu cầu HS viết: 27 x 34 dưới dạng một số nhân một tổng.
- Lấy kết quả tính ở trên ta có: 
* Giới thiệu cách đặt tính 6’
=> Để tìm 27 x 34 ta phải thực hiện 2 phép nhân (27 x 4; 27 x 30) và một phép cộng: (108 + 810) để không phải đặt tính nhiều lần ta có thể viết gộp lại được không?
- GV viết và hướng dẫn, giải thích 108 là tích của 27 và 4; 81 là tích của 27 và 3 chục vì đây là 81 chục tức là 810 nên ta viết lùi sang bên trái một cột so với 108.
- 108 là tích riêng thức nhất; 81 là tích riêng thứ 2.
- Tích riêng thứ 2 được viết lùi sang bên trái một cột vì nó là 81 chục, nếu viết đầy đủ là 810.
- HS cả lớp cùng chơi
- HS làm nháp (đặt tính rồi tính)
 27 27
 x x
 4 30 
 108 810
27 x 34 = 27 x ( 30 + 4)
 = 27 x 30 + 27 x 4 
 = 810 + 108
 = 918
- Nhận xét, sửa sai.
- HS đặt tính ra nháp, 1 HS lên bảng làm
 27
 x
 34
 108 27 x 4
 81 27 x 30 chục
 918 108 + 810
 TIẾNG VIỆT
Bài 12B: KHỔ LUYỆN THÀNH TÀI (tiết 3)
I. Khởi động
- Cả lớp hát bài: Ước mơ ngày mai
(đồ dùng: máy tính, máy chiếu, loa )
II. Hoạt động thực hành
4. Kể chuyện trong nhóm
- GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
5. Kể chuyện trước lớp
-Tổ chức cho HS thi kể.
-Gọi HS nhận xét bạn kể theo các chỉ tiêu: tên truyện, nội dung truyện, cách kể, giọng kể.
-Nhận xét, bình chọn người có câu chuyện hay, cách kể hấp dẫn.
IV. Hoạt động ứng dụng
- Giao bài tập trang 35
- Hs cả lớp hát
* HĐ nhóm
* HĐ cả lớp.
KHOA HỌC
Bài 14: VÌ SAO CHÚNG TA PHẢI TIẾT KIỆM NƯỚC ? (tiết 2)
I. Khởi động
- Cả lớp hát bài: Trống cơm
(đồ dùng: máy tính, máy chiếu, loa )
II. Hoạt động thực hành
IV. Hoạt động ứng dụng
Yêu cầu HS nội dung hoạt động trang 81
- HS cả lớp cùng hát
* HĐ nhóm ý a, b, c
* HĐ cả lớp ý d, e
- HS thực hiện theo yêu cầu SGK
- Hs thảo luận, đóng vai.
- Các nhóm biểu diễn.
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I, Mục tiêu :
- Học sinh ôn lại về tính từ
- Biết sắp xếp lại các tính từ chỉ mức độ
II, Hoạt động dạy học
1, Ổn định tổ chức (2’)
- GV kiểm tra sách vở của học sinh
2, Luyện tập 
Bài 1 : Đọc và trả lời câu hỏi sau 
Một cậu bé chuyện trò cùng mẹ
Rằng đến mai con sẽ xin ngoan
Đến mai con sẽ ngoan
Đến mai, con lại khất lần ngày kia
“ Con ơi con, chớ nên nói thế.
Việc hôm nay chớ để ngày mai
Chi bằng con nói thế này :
Mẹ ơi, con muốn ngoan ngay bây giờ “
- GV yêu cầu học sinh đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sau :
? Bài thơ có những nhân vật nào ?
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi sau :
Câu bé hứa với mẹ điều gì ?
Mẹ nói với cậu bé thế nào ?
Qua câu chuyện em rút ra bài học gì ?
GV yêu cầu các nhóm trả lời
GV nhận xét, và chốt kết quả đúng.
?Trong câu “ Mẹ ơi, con muốn ngoan ngay bây giờ “ có mấy tính từ
? Đó là tính từ nào ?
? Dấu hai chấm ở câu thơ cuối báo hiệu điều gì ?
GV gọi học sinh trả lời bài tập
GV nhận xét và thống nhất
 Chi bằng con nói thế này :
“ Mẹ ơi, con muốn ngoan ngay bây giờ “
GV gọi học sinh trả lời bài tập
GV nhận xét và thống nhất
GV yêu cầu học sinh đọc lại bài thơ.
Bài tập 2 : Đọc và trả lời câu hỏi 
- GV yêu câù học sinh đọc bài : ‘ Cô bé bán diêm ‘
- Nội dung của bài trên
- Trong bài có mấy tính từ
- Đó là những tính từ nào ?
* Sắp xếp các từ sau vào bảng cho tích hợp
Lạnh quá, lạnh, lạnh lẽo, trắng, trắng tinh, rất trắng, chín, chín vàng, sáng, sáng rực, quý, quý giá, dày lắm, dày, kì diệu, kì diệu nhất.
-GV yêu cầu học sinh đọc bài 
- Gv yêu cầu học sinh làm bài tập
- GV nhận xét và chốt.
3, Củng cố dặn dò (3’)
- Qua bài thơ chúng ta rút ra bài học gì?
- Gv nhận xét 
HS kiểm tra sách vở
Đọc bài thơ
Mẹ và câu bé
Thảo luận nhóm
Rằng đến mai con sẽ xin ngoan
Con ơi con, chớ nên nói thế.
Việc hôm nay chớ để ngày mai
1 tính từ đó là : Ngoan
Báo hiệu câu sau là lời nói của nhân vật
Đọc bài thơ
Đọc bài.
Nói vầ một cô bé bán diêm nghèo khổ
Nhóm từ chỉ đặc điểm, tính chất, ở mức độ bình thường.
Nhóm từ chỉ đặc điểm, tính chất, ở mức độ cao
- Có : lạnh, sáng rực, trắng tinh, quý giá, 
chín vàng, kì diệu, dày, lạnh lẽo.
HS đọc bài và làm bài tập
- HStrả lời
THỰC HÀNH TOÁN
ÔN NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I, Mục tiêu :
- Học sinh ôn lại cách nhân với số có hai chữ số
- Ôn lại cách giải toán
II, Hoạt động dạy học
Bài tập 1 : Đặt tính rồi tính :
37 x 25 42 x 33 125 x 18
- GV yêu cầu học sinh đọc bài tập
? Để làm được bài tập này chúng ta cần vận dụng kiến thức nào ?
- GV yêu cầu học sinh làm bài tập
- GV yêu cầu học sinh chữa bài tập
- GV nhận xét và chữa bài.
Bài tập 2 : Tìm x
a, x : 21 = 44 x : 37 = 123
.. .
.. ..
- GV yêu cầu học sinh đọc bài tập
? Để làm được bài tập này chúng ta cần vận dụng kiến thức nào ?
- GV yêu cầu học sinh làm bài tập
- GV yêu cầu học sinh chữa bài tập
- GV nhận xét và chữa bài.
c, Bài tập 3 : Một trường học ở miền núi có 15 lớp, trung bình mỗi lớp có 22 học sinh. Hỏi trường đó có tất cả bao nhiêu học sinh ?
- GV yêu cầu học sinh đọc bài tập
? Bài tập cho biết gì ? Bài tập hỏi gì 
- GV yêu cầu học sinh làm bài tập
- GV yêu cầu học sinh chữa bài tập
- GV nhận xét và chữa bài.
d, Bài tập 4: Viết tiếp vào chỗ chấm :
Nếu a=12 thì a x ( a+5 ) = ..
GV yêu cầu học sinh đọc bài tập
- Nhận xét về biểu thức đã cho
- GV yêu cầu học sinh nêu hướng làm bài tập
- GV yêu cầu học sinh làm bài tập
- GV yêu cầu học sinh chữa bài tập
3, Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
- GV yêu cầu học sinh xem lại bài.
- GV yêu cầu học sinh đọc bài tập
? Để làm được bài tập này chúng ta cần vận dụng nhân với số có hai chữ số.
- GV yêu cầu học sinh làm bài tập
- GV yêu cầu học sinh chữa bài tập
- GV nhận xét và chữa bài.
- HS đọc yêu cầu
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
- Học sinh làm bài tập
- HS chữa bài
- HS đọc yêu cầu
- có 15 lớp học, một lớp có 22 học sinh.
- Học sinh làm bài tập
Bài giải :
Trường đó có tất cả số học sinh là :
 22 x 15 = 330 (học sinh)
 Đáp số : 330 học sinh
- HS chữa bài
- Học sinh đọc bài tập
- Đây là biểu thức có chứa một chữ.
- GV yêu cầu học sinh làm bài tập
- GV yêu cầu học sinh chữa bài tập
- GV nhận xét và chữa bài.
- HS lắng nghe.
Soạn: Ngày 11/11/2014
Giảng: Thứ sáu ngày 14 tháng 11 năm 2014
 TIẾNG VIỆT
Bài 12C: NHỮNG VẺ ĐẸP ĐI CÙNG NĂM THÁNG (2 tiết)
I. Khởi động
- Cả lớp cùng chơi trò: Thi tìm nhanh từ chỉ màu sắc, đặc điểm, tính chất.
II. Hoạt động cơ bản
3. Tìm những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất theo mẫu.
4. Tìm từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm.
III. Hoạt động thực hành
- Y/c hs đọc kỹ đề và lựa chọn đề.
- Ngoài các câu chuyện các con có thể kể chuyện về Bác Hồ là gương sáng về ý chí và nghị lực, vượt qua mọi khó khăn để đạt mục đích.
- Y/c cả lớp viết bài.
- GV quan sát, nhắc nhở và giúp đỡ những em gặp khó.
*Gọi 1, 2 em nêu các bước khi thực hiện viết bài văn kể chuyện.
* Thu bài, chấm.
* Nxét một số bài.
+ Kể được ND c/chuyện nhưng chưa rõ ràng, còn sơ sài.
+ Một số bài câu, từ chưa gãy gọn.
+ Một số bài còn chưa có phần kết bài.
- GV nxét chung một số bài có cố gắng, tuyên dương, khen ngợi và động viên hs.
IV. Hoạt động ứng dụng
- GV giao bài tập ứng dụng trang 39 
- Hs chơi theo nhóm
* HĐ cá nhân
- thơm lắm
- trong ngà trắng ngọc, trắng ngà ngọc
- đẹp, lộng lẫy hơn, tinh khiết hơn.
* HĐ nhóm
*Cao:
 +Cách 1: Cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vợi, cao vời vợi,
 +Cách 2: rất cao, cao quá, cao lắm, quá cao
 +Cách 3: Cao hơn, cao nhất, cao như núi, cao hơn núi,
*Vui:
 +Cách1: vui vui, vui vẻ,vui sướng, sướng vui, mừng vui, vui mừng,
 +Cách 2: rất vui, vui lắm, vui quá,
 +Cách 3: vui hơn, vui nhất, vui như tết, vui hơn tết,
TOÁN
Bài 39 : NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiết 2) 
I. Khởi động
- Cả lớp chơi trò chơi: “ Chuyển hàng lên tàu”
II. Hoạt động thực hành
* Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- Yêu cầu từng HS nêu cách tính của mình.
* Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
b x 56 với b = 4 ; 40 ; 37 ; 370.
 HS khá, giỏi
- Yêu cầu HS đặt tính ra nháp, ghi kết quả tính vào biểu thức.
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 3: Bài toán:
 a) Tóm tắt:
 1 phút : 75 l ần
 1 giờ : ... lần?
 36 giờ : ...lần?
b) Thực hiện tương tự
- Nhận xét, đánh giá
III. Hoạt động ứng dụng
- GV giao bài tập ứng dụng trang 32.
- HS cả lớp cùng chơi
- Nêu yêu cầu và cách làm, làm bài tập.
- Nhận xét bổ xung bài bạn 
- Nêu yêu cầu và làm bài tập.
* b = 4 thì b x 56 = 4 x 56 = 224
* b = 40 thì b x 56 = 40 x 56 = 2 240
* b = 37 thì b x 56 = 37 x 56 = 2 072
* b = 370 thì b x 56 = 370 x 56 = 20720
- Nhận xét, bổ sung
- Đọc bài toán, phân tích và giải vào vở.
- HS lên bảng giải.
Bài giải
Đổi : 1 giờ = 60 phút
1 giờ tim người đập số lần là:
75 x 60 =4500 (lần)
36 giờ tim người đập số lần là :
4500 x 36 = 162 000 (lần)
 Đáp số: 162 000 lần
- Nhận xét, sửa sai.
KHOA HỌC
Bài 15: NGUỒN NƯỚC QUANH TA SẠCH HAY Ô NHIỄM ? 
CẦN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC ? ( tiết 1)
I. Khởi động
- Cả lớp hát bài : Trái đất này là của chúng mình
(đồ dùng: máy tính, máy chiếu, loa )
II. Hoạt động cơ bản.
1. Quan sát và trả lời
2. Làm thí nghiệm
4. Liên hệ thực tế:
- Đồ dùng: máy tính, máy chiếu: Cho HS xem thêm các hình ảnh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước.
- HS cả lớp cùng hát
* HĐ nhóm
- Nước mưa: Không mùi, không màu, không có chất bẩn như xác động vật, rong rêu,...
- Nước ao (hồ): mùi hôi, màu nâu (xanh), lẫn nhiều chất bẩn (tạp chất)
- Miếng bông lọc chai nước ao (hồ) đen hơn. Vì trong nước ao (hồ) lẫn nhiều tạp chất.
- Nguồn nước bị ô nhiễm chứa nhiều chất độc hại và các loại vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy, tả, lị, thương hàn, đau mắt,...
 SINH HOẠT TUẦN 12
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.
- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.
- Giáo dục thông qua giờ sinh hoạt.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Những ghi chép trong tuần. 
III. Các hoạt động dạy và học cơ bản:
A. ổn định tổ chức.
- Yêu cầu học sinh hát tập thể một bài hát.
(đồ dùng: máy tính, máy chiếu, loa )
B. Tiến hành sinh hoạt:
1. Nêu yêu cầu giờ học.
2. Đánh giá tình hình trong tuần:
a. Các Ban trưởng nhận xét về hoạt động của nhóm mình trong tuần qua.
b. Chủ tịch hội đồng nhận xét, đánh giá chung tình hình chung của lớp.
c. Giáo viên nhận xét, tổng kết chung tất cả các hoạt động.
* Ưu điểm:
...................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
...................................................................................................................................
* Một số hạn chế:
- .................................................................................................................................
...................................................................................................................................
....................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần tới.
Thực hiện nghiêm túc việc ôn bài, đọc báo đầu giờ.
Duy trì nề nếp ra vào lớp đúng giờ.
Tiếp tục học tập các công cụ học tập.
Chăm sóc, cắt tỉa, vun sới công trình măng non..
Ôn tập kiến thức các môn học dự thi Rung chuông vàng.
4. Kết thúc sinh hoạt:
- Học sinh hát tập thể một bài.
- Gv nhắc nhở hs cố gắng thực hiện tốt hơn trong tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docL4 -TUAN 12-VN.doc