Giáo án lớp 3 - Tuần 5 năm 2013

doc 39 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 5 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 3 - Tuần 5 năm 2013
TUẦN 5
Ngày soạn: 14/ 9/2013
Ngày giảng: 
Thứ hai ngày 16 tháng 9 năm 2013
BUỔI SÁNG
(GV chuyên soạn giảng)
BUỔI CHIỀU
Tiết 2: ÔN TOÁN
LUYỆN TẬP VỀ ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG.
ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS về cách đổi các số đo khối lượng và giải toán có lời văn.
- HS vận dụng làm bài tập.
- Giáo dục ý thức tự học.
II. CHUẨN BỊ:
	- Nội dung các bài tập.
III. BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài 1: (VBT- 23)
b) Hs khá, giỏi
- HS nêu yêu cầu.
- HS đổi các số đo khối lượng.
- HS làm vào phiếu bài tập.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2 (VBT- 23) (>, <, = )?
- HD HS làm bài.
- HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3:(VBT- 23)
Bài 4: (BDT)
Ba thửa ruộng thu được 8 tấn 4 tạ thóc, thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được 2 tấn 8 tạ, thửa ruộng thứ hai thu hoạch kém hơn thử ruộng thứ nhất 9 tạ thóc. Hỏi thửa ruộng thứ ba thu hoạch được hơn thửa ruộng thứ hai bao nhiêu tạ thóc?
- HD làm bài.
- Nhận xét, chữa bài. 
a. Viết số thích hợp vào chỗ chấm
1dag = 10g 
1hg = 100g 
1kg = 100dag 
100dag = 1kg 
3kg 600g = 3600g 
3dag = 30g
7hg = 700g
4kg = 40hg
8kg = 8000g
3kg 60g = 3060g 
4dag 8g < 4dag 9g 
2kg 15g > 1kg 15g
b) Viết số thích hợp vào chố chấm:
 3 ngày = 72 giờ ngày = 3 giờ 
 giờ = 12 phút phút = 10 giây
 1 phút rưỡi = 90 giây 
 2 ngày 8 giờ = 56 giờ
 1năm 3 tháng = 15 tháng
- HS nêu yêu cầu. 
2 ngày > 40 giờ 
2 giờ 5 phút > 25 phút 
5 phút < giờ
1 phút rưỡi = 90 giây
1 phút 10 giây < 100 giây
 phút = 30 giây
- Đọc đề bài.
- Tóm tắt, giải bài toán.
Bài giải
2kg = 2000g
Số đường đã dùng để làm bánh là:
2000 : 4 = 500 (g)
Cô Mai còn lại số đường là:
2000 - 500 = 1500 (g)
 Đáp số: 1500g đường.
- Đọc yêu cầu:
- Tự làm, trình bày:
Bài giải:
Đổi: 8 tấn 4 tạ = 84 tạ
 2 tấn 8 tạ = 28 tạ
Thửa ruộng thứ hai thu hoạch được số thóc là:
28 - 9 = 19 (tạ)
Thửa ruộng thứ nhất và thửa thứ hai thu hoạch được số thóc là:
28 + 19 = 47 (tạ)
Thửa ruộng thứ ba thu hoạch được số thóc là:
84 - 47 = 37 (tạ)
Thửa ruộng thứ ba hơn thửa ruộng thứ hai số thóc là: 
37- 19 = 18 (tạ)
Đáp số: 18tạ
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: KHOA HỌC
SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN
I. MỤC TIÊU:
	- Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
	- Nêu lợi ích của muối i-ốt (giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ (tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây bệnh huyết áp cao).
	- GD ý thức trong sinh hoạt ăn uống khoa học, hợp lí.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP: 
 	- GV : Bảng phụ, tranh ảnh. 
 	- HS: Đồ dùng học tập. 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Vì sao ta cần ăn nhiều cá?
 3. Dạy bài mới: 
 a. Giới thiệu bài. 
 b. Nội dung: 
*Hoạt động 1 : Nhóm
- Giáo viên nêu luật chơi, cách chơi
- GV cùng nhóm trọng tài công bố kết quả.
*Hoạt động 2: Theo cặp
+ Những thức ăn nào vừa chứa chất béo động vật vừa chứa chất béo thực vật ?
+ Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
*Hoạt động 3: Thảo luận cặp
+ Muối i-ốt có lợi như thế nào đối với cơ thể con người?
+ Muối i-ốt rất quan trọng nhưng nếu ăn nhiều thì có tác hại gì? 
4
4 4. Củng cố:
- Tại sao phải sử dụng muối ăn hợp lí?
 	- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà chuẩn bị bài sau .
- 2HS thực hiện yêu cầu của GV.
1.Kể tên các món rán( chiên) hay xào
- Các HS trong nhóm nối tiếp nhau lên ghi tên 1 món ăn. Đội nào ghi được nhiều món ăn đúng là thắng
*Ví dụ: 
- Thịt rán, cá rán, tôm rán, khoai tây rán rau xào, thịt lợn xào..
2. Vì sao cần ăn phối hợp chất béo ĐV và chất béo TV.
- Thịt rán, cá rán, tôm rán, nem rán...
- Cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật để đảm bảo cung cấp đủ chất béo cho cơ thể. Nên ăn ít thức ăn chứa nhiều chất béo động vật để phòng tránh các bệnh như huyết áp cao, tim mạch...
3. Tại sao nên sử dụng muối i - ốt và không nên ăn mặn.
- Ăn muối i- ốt để phát triển cả về thể lực và trí lực,.....
- Cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ i-ốt. Nếu thiếu i-ốt, cơ thể sẽ kém phát triển cả về thể lực và trí tuệ.
- Cần hạn chế ăn mặn để tránh bị huyết áp cao.
- Đọc mục bạn cần biết SGK. 
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
Tiết 3: LUYỆN CHỮ
LUYỆN VIẾT CHỮ HOA: C, G, L, E, Ê T
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Củng cố cho HS về quy trình viết các chữ thường bắt đầu bằng các nét cong
- HS viết đúng, đẹp nhóm chữ thường d, đ, q, g
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG:
	- Mẫu chữ viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
- GV giới thiệu lần lượt các con chữ trong nhóm chữ. 
- GV viết mẫu(Vừa viết vừa nêu cách viết) 
+ Lưu ý: điểm đặt bút, điểm dừng bút, độ cao, độ rộng của các chữ E, Ê
- Yêu cầu HS viết theo mẫu vào vở
* Thu và chấm bài:
- Nhận xét chữ viết của HS.
4. Củng cố:
- Nhắc lại quy trình viết các con chữ.
- Chốt lại nội dung bài.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà luyện viết thêm ở nhà.
- HS quan sát, nêu đặc điểm các con chữ.
+ Chữ C điểm đặt bút cao 2 ôli rưỡi đúng đường kẻ dọc, tiếp tục cong xuống đến điểm giữa chiều cao của chữ, cong phải lên 2,5 ô li tiếp xúc với đường kẻ dọc rồi cong liên tục đến đường đậm, cong lên 1 đơn vị cong xuống dừng bút giữa ô.
- Tương tự các chữ viết G, L, E, Ê
- Quan sát, viết lần lượt từng chữ trên bảng con.
 C G E Ê T 
- Thực hành viết bài: Mỗi chữ viết 2 dòng
* Phần điều chỉnh bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 15/9/2013
Ngày giảng: 
Thứ ba ngày 17 tháng 9 năm 2013
BUỔI SÁNG
Tiết 1: TOÁN
TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. MỤC TIÊU:
	- Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số.
	- Biết tìm số trung bình cộng của 2, 3, 4 số.
	- Làm được các bài 1(a, b, c); bài 2. HS khá, giỏi làm được hết bài 1(d); bài 3.
	- HS có tính nhanh nhẹn, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG:
- GV: Bảng phụ
- HS: Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Yêu cầu 2 HS thực hiện.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Tìm hiểu bài:
*Bài toán 1
- GV treo bảng phụ bài toán 1 
- HD tóm tắt bài toán.
+ Mỗi can có bao nhiêu lít dầu?
+ Cả 2 can có bao nhiêu lít dầu?
+ Nếu rót đều số dầu vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu?
- HS và GV cùng giải bài toán:
- Tổng số lít dầu cả hai can là bao nhiêu?
- Để rót đều số dầu vào mỗi can ta làm ntn?
- Muốn rót được đều số lít dầu vào mỗi can ta làm ntn?
* KL: 5 Gọi là số trung bình cộng của 4 và 6
* Vậy muốn tìm TBC của hai số ta làm như thế nào?
* Bài toán 2
- Nêu bài toán: SGK
- Bài toán cho biết học sinh ở mấy lớp?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tìm số học sinh trung bình ở mỗi lớp ta phải biết gì?(tổng số HS)
- Tổng là kết quả của phép tính nào?
- Trung bình mỗi lớp có bao nhiêu HS ?
* Vậy muốn tìm TBC của ba lớp ta làm ntn?
* Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào?
c. Luyện tập:
Bài1: 
* HS khá làm phần d
- Lớp làm bài vào bảng con
- HS nhận xét
Bài 2
- Bài toán cho biết số cân nặng của mấy bạn? Đó là nhữg bạn nào? 
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tìm số cân nặng của một em ta phải biết gì?
- HS giải bài tập vào vở
- HS chữa bài trên bảng
- Lớp thống nhất kết quả
Bài3: 
* HS khá, giỏi
- Nêu các số tự nhiên liên tiếp từ 1- 9 
- Từ 1 đến 9 có mấy chữ số?
4. Củng cố:
	- Nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số?
	- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: 
	- VN làm bài trong VBT.
3 ngày = 72 giờ ngày = 8 giờ
- HS đọc bài toán
- Tóm tắt bài toán: 
 6l 4l 
 ?l	? l
Giải
Tổng số lít dầu của hai can là.
6 + 4 = 10 (l)
Số dầu rót đều vào mỗi can là.
10 : 2 = 5 (l)
 Đáp số: 5 l
Lấy tổng số lít dầu chia cho 2 ta được số lít dầu rót đều vào mỗi can.
( 6 + 4 ) : 2 = 5 (l)
- HS đọc đề toán
Giải
Tổng số học sinh của cả 3 lớp là.
25 + 27 + 32 = 84(học sinh)
Trung bình mỗi lớp có là.
84 : 3 = 28(học sinh)
Đáp số: 28 học sinh
- Tính tổng số HS rồi chia cho 3.
- 2HS nêu kết luận SGK.
- HS nối tiếp nhau làm bảng lớp. Cả lớp làm bảng con 
a, (42 + 52) : 2 = 47; 
b, (36 + 42 + 57) = 45
c, (34 + 43 + 52 + 39) : 4 = 42
d, (20 + 35 + 37 + 65 + 73) : 5 = 46
- HS đọc bài toán
Tóm tắt: Mai nặng: 36kg
Hoa nặng: 38kg
Hưng nặng: 40kg
 Thịnh nặng : 34kg
Trung bình một em nặng....kg?
Giải
Trung bình mỗi em cân nặng là.
(36 +38 + 40 + 34) : 4 = 37 (kg)
 Đáp số: 37 (kg)
- Đọc đề bài. Suy nghĩ tự làm bài sau đó trình bày.
Giải
Số từ 1 đến số 9 là:1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
 Trung bình cộng của các số tự nhiên từ 1 đến 9 là:
(1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9) : 9 =5
 Đáp số: 5
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC- TỰ TRỌNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực - Tự trọng( BT4); tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được( BT1, BT2); nắm được nghĩa của từ "tự trọng"(BT3).
	- GD cho HS đức tính trung thực và lòng tự trọng.
II. CHUẨN BỊ:
 - Thầy:Bảng phụ.
- Trò: Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Tìm 3 từ ghép, 3 từ láy.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Tìm hiểu bài:
Bài 1:
 - Lớp chia 4 nhóm
- HS chơi trò chơi : Ai thông minh hơn?
- HS chọn ra một số từ ghi vào phiếu 
- Lớp thống nhất kết quả đúng.
- Giải nghĩa một số từ: chân thật, gian lận, gian ngoan,....
Bài 2: Đặt câu
- Yêu cầu HS đặt câu với 1 từ vừa tìm được
- HS nhận xét
Bài 3: 
- Lớp thống nhất kết quả
- Tự trọng có nghĩa là gì?
Bài 4: 
- Yêu cầu trao đổi cặp.
- Lớp thống nhất kết quả
4. Củng cố:
- Tìm từ cùng nghĩa với từ trung thực, tự trọng
5. Dặn dò:
- HTL các thành ngữ tục ngữ ở bài 4. Chuẩn bị bài sau
- Hát.
 - TG: xe cộ, làng mạc, ruộng vườn.
 - TL: trong trẻo, khéo léo, vù vù
- Đọc yêu cầu của bài.
- Đại diện nhóm trình bày:
* Từ cùng nghĩa với từ trung thực
Thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng, ngay thật, chân thật,
* Từ trái nghĩa với từ trung thực:
Dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, ... 
- HS hiểu nghĩa một số từ vừa tìm.
- HS nêu yêu cầu.
- HS đặt câu:
+ Bạn Lan rất thật thà.
+ Trong câu truyện cổ tích cáo là con vật rất gian ngoan.
- Đọc yêu cầu bài 3.
- Thảo luận nhóm đôi, trình bày:
c. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình
- Đọc yêu cầu của bài.
- Trao đổi cặp trên phiếu. Trình bày kết quả:
* Thành ngữ nói về lòng tự trọng:
b, Giấy rách phải giữ lấy lề
e, Đói cho sạch rách cho thơm.
* Thành ngữ, tục ngữ nói về tính trung thực:
a, Thẳng như ruột ngựa.
g, Thuốc đắng dã tật
d, Cây ngay không sợ chết đứng.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
	- Dựa vào gợi ý(SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
	- Hiểu được câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
	- GD tính mạnh dạn, tự tin trước tập thể 
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP: 
 - GV: Bảng phụ 
 - HS: Chuẩn bị bài ở nhà 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài. 
b. Nội dung:
* Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài.
- Giáo viên gạch chân từ ngữ quan trọng. 
- Tìm yêu cầu của đề bài:
+ Nêu những câu chuyện về tính trung thực?
+ Truyện về tính trung thực được tìm ở đâu?
- Giáo viên dán gợi ý dàn bài văn kể truyện lên bảng HS đọc 
b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- KC trong nhóm:
- Thi KC trước lớp
* Yêu cầu học sinh kể chuyện. Nêu ý nghĩa câu chuyện trên?
- GV nhận xét, ghi điểm 
4. Củng cố:
- Chốt lại nội dung bài dạy.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Về nhà kể lại cho gia đình nghe những câu truyện nói về lòng trung thực.
- Hát.
- Một HS kể và nêu ý nghĩa câu chuyện Một nhà thơ chân chính?
- Học simh đọc đề:
Đề bài: Kể một câu chuyện mà em đã được đọc, được nghe về tính trung thực
- Một số học sinh giới thiệu tên câu chuyện của mình.
- HS đọc gợi ý. 
- 4HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý của bài.
- Học sinh kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Học sinh kể: 
 + Mở đầu câu chuyện
 + Diễn biến câu chuyện
 + Kết thúc câu chuyện
- Cả lớp nhận xét 
* Tiêu chuẩn đánh giá:
+ Nội dung câu chuyện có hay, có mới không?
+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)
+ Khả năng hiểu chuyện của người kể.
- Người kể hay nhất, người hay đọc sách nhất, người kể tự nhiên nhất.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: LỊCH SỬ
NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI 
PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
I. MỤC TIÊU: 
	- Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta: từ năm 179 TCN đến năm 938.
	- Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc (một vài điểm chính, sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo phong tục của người Hán):
	+ Nhân dân ta phải cống nạp sản vật quý.
	+ Bọn đô hộ đưa người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta, bắt nhân dân ta phải học chữ Hán, sống theo phong tục của người Hán.
* HS khá, giỏi: Nhân dân ta không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền độc lập.
	- HS ham tìm hiểu lịch sử Việt Nam. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	+ GV : Bảng phụ - Phiếu học tập.
 + HS : Đồ dùng học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể những thành tựu tiêu biểu của người dân Âu Lạc?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy bài mới: 
 a. Giới thiệu bài 
 b. Nội dung 
* Hoạt động 1: Cả lớp 
- Học sinh đọc sách: Sau khi ...Người Hán.
+ Triều đại phong kiến phương Bắc thi hành những chính sách áp bức bóc lột với nhân dân ta như thế nào?
+ Nhân dân ta đã phản ứng ra sao?
* Hoạt động 2: Nhóm 4
- Mở đầu cuộc khởi nghĩa đó là cuộc khởi nghĩa nào?
- Cuộc khởi nghĩa nào đã kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc?
4. Củng cố:
- Chốt lại nội dung bài.
- Nhận xét tiét học. 
5. Dặn dò: 
- VN làm bài tập trong VBT. HTL phần ghi nhớ SGK.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
1) Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến đối với nhân dân ta 
+ Chia nước ta thành quận huyện 
+ Bắt nhân dân ta phải lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp cho chúng.
+ Đưa người Hán sang ở với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục người Hán, học chữ Hán, sống theo luật pháp người Hán..
- Nhân dân ta không chịu khuất phục, vẫn giữ gìn được các phong tục truyền thống vốn có như ăn trầu, nhu”m răng, mở các lễ hội mùa xuân với những cuộc đua thuyền, đánh vật và hát những làn điệu dân ca.
Không chịu bị áp bức bóc lột nhân dân ta liên tục nổi dậy khởi nghĩa.
2. Các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của phong kiến phơng Bắc.
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Khởi nghĩa Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng... 
*Ghi nhớ (SGK)
BUỔI CHIỀU
(Đ/c Thu soạn giảng)
Ngày soạn: 16/9/2013
Ngày dạy: 
Thứ tư ngày 18 tháng 9 năm 2013
BUỔI SÁNG
Tiết 1: TẬP ĐỌC
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Đọc lưu loát, rõ ràng, rành mạch toàn bài thơ.
	- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm.
	- Hiểu ý nghĩa: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo.( trả lời được các câu hỏi, thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng).
	- GD tính thông minh, nhanh trí, có ý thức cảnh giác trước kẻ xấu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh minh hoạ nếu có.
	- Bảng phụ viết nội dung câu, đoạn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài Những hạt thóc giống.
- Vì sao người trung thực là người đáng quý?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện đọc:
- Giới thiệu giọng đọc toàn bài.
- Bài thơ có thể chia thành mấy khổ thơ?
- Đọc nối tiếp đoạn.
- Đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
c. Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1:
- Gà trống và cáo đứng ở vị trí khác nhau như thế nào?
- Cáo đã làm gì để dụ gà xuống đất?
- Em hiểu " rày" ở đây có nghĩa là gì?
- Tin tức cáo đưa ra là sự thật hay bịa đặt? Cáo đưa ra tin đó nhằm mục đích gì?
* Đoạn 2:
- Vì sao Gà không nghe lời Cáo?
- Gà tung tin có cặp chó săn chạy đến để làm gì? 
- "thiệt hơn" có nghĩa là gì?
* Đoạn 3:
- Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời gà nói?
- Cáo bỏ chạy, thái độ của Gà ra sao?
- Theo em Gà thông minh ở điểm nào?
- Yêu cầu HS đọc câu 4, thảo luận cặp Theo em tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích gì?
d. Đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ:
- Nêu cách thể hiện giọng đọc toàn bài?
- HD đọc diễn cảm + HTL đoạn 1
- GV đọc mẫu đoạn thơ.
- Tổ chức thi đọc 
- Nhận xét, đánh giá.
- Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
4. Củng cố:
- Nếu gặp một người lạ mặt chưa một lần quen biết chúng ta cần phải làm gì?
- Chốt lại nội dung bài.
5. Dặn dò:
- VN tiếp tục HTL bài thơ. Chuẩn bị bài sau.
- 3HS thực hiện yêu cầu.
- 1HS khá đọc.
- HS chia: 3 khổ
+ Khổ 1: Từ đầu đến......tỏ bày tình thân
+ Khổ 2: Nghe lời cáo.... loan tin này
+ Khổ 3: Phần còn lại.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn trước lớp
+ Lần 1: Chỉnh sửa lỗi phát âm.
+ Lần 2: Giải nghĩa các từ khó: thiệt hơn
+ Lần 3: Đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- QS tranh: Gà ở trên cây, Cáo ở dưới đất.
- Cáo đon đả mời gà xuống để báo tin.
- Rày: từ đây trở đi
- Cáo đưa tin bịa đặt nhằm dụ Gà xuống đất để ăn thịt gà.
- Gà biết cáo là con vật hiểm ác, đằng sau những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa: muốn ăn thịt Gà
- Vì cáo rất sợ chó săn. Chó săn sẽ ăn thịt Cáo.
+ Là so đo tính toán xem lợi hay hại, tốt hay xấu.
- Cáo khiếp sợ, hồn lạc phách bay, quắp đuôi, co cẳng bỏ chạy.
- Gà khoái chí khi thấy Cáo bỏ chạy.
- Gà rất thông minh, giả bộ tin lời Cáo, mừng rỡ khi Cáo báo tin
- ý (c): Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào
- HS nối tiếp nhau đọc lại toàn bài.
- Toàn bài thể hiện với giọng vui, dí dỏm.
Lời của Cáo giả giọng thân thiện sợ hãi. Lời của Gà ngọt ngào hù dọa cáo.
- Nghe và phát hiện giọng đọc.
- Luyện đọc diễn cảm + HTL theo cặp.
- 2 HS đọc diễn cảm thi.
- Vài HS đọc TL đoạn thơ, cả bài.
* Ý nghĩa: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
Tiết 2: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	- Tính được trung bình cộng của nhiều số.
	- Bước đầu biết giải bài toán về tìm số trung bình cộng.
	- Làm được các bài 1; 2; 3. HS khá, giỏi làm được bài 4; bài 5(a).
	- GD học sinh ham thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG:
	- Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: 
- Nêu cách tìm số TBC của các số.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2:
- HD: 
+ Tính tổng số dân tăng trong 3 năm?
+ Tính TB mỗi năm số dân tăng ?
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: 
- HD tương tự bài 2.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4: 
* HS khá, giỏi
- HD: 
+ Tính số thực phẩm 5 ôtô đi đầu...? tạ
+ Tính số thực phẩm 4ôtô sau...? tạ.
+ Cả 9 ôtô chuyển được bao nhiêu thực phẩm? 
+ Trung bình mỗi ôtô chở được ...? tấn thực phẩm 
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 5:
* HS khá, giỏi
- HD: + Tính tổng của hai số.
 + Tìm số kia?
- Chữa bài.
4. Củng cố:
- Chốt lại nôi dung bài học. 
5. Dặn dò:
- Hướng dẫn luyện tập thêm ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
+ Tìm số TBC của các số sau:
a, 33 và 35; b, 28; 18; và 32
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu quy tắc tìm số TBC của các số.
- 2 HS lên bảng trình bày:
a, (96 + 121 + 143) : 3 = 120
b, ( 35 + 12 + 24 + 21 + 43) : 5 = 27
- HS đọc đề bài.
- HS tóm tắt và giải bài toán.
Bài giải
Trung bình mỗi năm số dân của xã đó tăng là:
 ( 96 + 82 + 71) : 3 = 83 ( người)
 Đáp số: 83 người.
- HS đọc đề bài.
Bài giải
 Tổng số đo chiều cao của 5 em là:
138 + 132 + 130 + 136 + 134 = 670(cm) Trung bình số đo chiều cao của mỗi em là: 670 : 5 = 134 ( cm).
 Đáp số: 134 cm.
- Nêu yêu cầu của bài.
Bài giải.
Số thực phẩm do 5 ôtô đi đầu chuyển là: 
36 x 5 = 180 (tạ)
Số thực phẩm do 4 ôtô sau chuyển là:
45 x 4 = 180 ( tạ)
Trung bình mỗi ôtô chở được số thực phẩm là: 
(180 + 180) : 9 = 40 (tạ)
 40 tạ = 4 tấn
 Đáp số: 4 tấn
- Đọc đề bài.
- 1 HS làm bảng lớp. Cả lớp làm nháp
Bài giải
Tổng của hai số là:
9 x 2 = 18
Số kia là:
18 - 12 = 6
 Đáp số: 6
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: THỂ DỤC
BÀI 9
(GV chuyên soạn giảng)
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN
VIẾT THƯ (KIỂM TRA VIẾT)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Viết được một bức thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức (đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư).
	- GD tính tự giác, sáng tạo trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ viết phần ghi nhớ SGK- tr 34.
	- Phong bì thư. ( mua hoặc tự chọn).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu nội dung của một bức thư ?
- Đọc lại ghi nhớ trên bảng phụ.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Tìm hiểu đề bài.
- GV ghi đề bài trên bảng.
- GV lưu ý:
+ Có trể chọn 1 trong 4 đề bài đã cho.
+ Lời lẽ thân mật, chân thành.
+ Viết xong bỏ phong bì, ghi đủ địa chỉ người nhận.
- Em chọn viết thư cho ai? Viết thư với mục đích gì?
c. Viết thư:
- Nhắc nhở HS viết bài.
- Thu bài, chấm một số bài tại lớp, nhận xét.
4. Củng cố:
- Nhận xét chung bài viết của HS.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc đề bài.
- HS chú ý nghe.
- HS nêu trước lớp sự lựa chọn của mình
- HS viết bài.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: ÔN TIẾNG VIỆT(TLV)
LUYỆN TẬP VỀ VIẾT THƯ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Củng cố cho HS về văn viết thư.
	- HS biết viết cho bạn một bức thư để chúc mừng sinh nhật bạn. 	
- Giáo dục ý thức biết quan tâm đến người khác.
II. CHUẨN BỊ:
 Thầy: Nội dung các bài tập.
 Trò: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV nêu đề bài.
- Đề bài yêu cầu gì?
- Cho HS nhắc lại cách trình bày một bức thư.
- GV yêu cầu HS nêu ND của bức thư 
- GV lưu ý HS: Lời văn phải tự nhiên, thái độ phải chân thành
- Yêu cầu HS viết bài vào vở.
- GV nhận xét, cho điểm.
- HS đọc đề bài.
Đề bài: Sắp đến sinh nhật bạn, em hãy viết một bức thư để thăm hỏi và chúc mừng bạn nhân dịp sinh nhật.
- Gồm ba phần:
+ Mở đầu.
+ Nội dung.
+ Kết thúc.
- HS nối tiếp nhau nêu mục đích của bức thư: Thăm hỏi và chúc mừng bạn.
- HS tự viết bài vào vở.
- Vài HS đọc bài:
VD: Liên à, cậu có nhớ đúng một tuần nữa là ngày gì không? Đó là ngày sinh nhật của cậu đấy. Mọi người gửi lời chúc mừng đến cậu đấy. Còn tớ, người bạn thân nhất của cậu cũng có món quà nhỏ gửi tặng cậu. Chúc cậu bước sang tuổi mới luôn vui tươi và học giỏi. Chúc cậu có một sinh nhật thật hạnh phúc, ý nghĩa và ấm áp bên bạn bè và người thân. Cậu hãy nhớ là luôn có tớ ở cạnh nhé!......
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
Tiết 2: ÔN TOÁN
TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG CỦA NHIỀU SỐ
I. MỤC TIÊU:
	- Củng cố cho học sinh về tìm số trung bình cộng.
	- HS vận dụng vào làm bài tập.
	- Phát triển óc tư duy, sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
 - VBT, BTNC 
III. NỘI DUNG : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài 1: ( VBT)
Trung bình cộng của các số :
a, 20; 35; 37; 65 và 73 
b, 51; 53; 55 và 57
c, 235; 428; 120
Bài 2:(BDT- 20).
* HS khá, giỏi
- HS nêu yêu cầu.
+ Biết trung bình cộng của hai số muốn tìm tổng của hai số ta làm thế nào?
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: (BDT- 21)
 Số TBC của năm số là 31. Biết bốn số trong 5 số đó là 28, 41, 32, 19. Tìm số còn lại.
- HD: 
+ Tìm tổng của 5 số.
+ Tìm tổng 4 số đã cho.
+ Tìm số còn lại.
- Chữ bài, ghi điểm.
Bài 4: (BDT/ tr20)
- HD hs làm bài
- Chữa bài.
- Nêu cách tìm TBC của nhiều số.
a, (20 + 35 + 37 + 65 + 73) : 5 = 46
b, ( 51 + 53 + 55 + 57 + 59 ) : 5 = 55
c, (235 + 428 + 120) : 3 = 261
- HS đọc bài toán
Tổng của hai số là: 28 2 = 56
Số kia là: 56 - 30 = 26.
 Đáp số: 26.
- Nêu yêu cầu.
- HS tự làm bài, trình bày:
Bài giải:
Tổng của năm số đó là:
31 x 5 = 155
Tổng của 4 số đã cho là:
28+ 41 + 32+ 19 = 120
Số còn lại là:
155 - 120 = 35
 Đáp số: 35
- Đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài, trình bày trước lớp.
Quãng đường hai giờ đầu ôtô chạy được là:
49 + 53 = 102 ( km)
Giờ thứ 3 ôtô chạy được quãng đường là:
102 : 3 + 5 = 39 (km)
Trung bình mỗi giờ ôtô chạy được là:
(102 + 39) : 3 = 47 (km)
 Đáp số: 47 (km)
 * Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.
CHỦ ĐIỂM TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG(TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
	- Hoạt động vệ sinh môi trường(vệ sinh và chăm sóc cây xanh)
	- Tìm hiểu truyền thống nhà trường.
	- Chơi trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột
	- GD ý thức trách nhiệm, tinh thần tập thể cao.
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM:
	- Thời gian: 35phút
	- Địa điểm: lớp học 4B
III. ĐỐI TƯỢNG: 
	- HS lớp 4A
	- Số lượng: 31 HS
IV. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện:
 	- Dụng cụ vệ sinh.
	- Góc học tập	.
2. Tổ chức:
	- Gv nêu nhiệm vụ cho buổi vệ sinh.
	- Các nhóm HS phân công chuẩn bị.
	- Chơi trò chơi dân gian .
V. NỘI DUNG HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Tìm hiểu truyền thống nhà trường:
	- Qua những lần thăm quan phòng truyền thống của nhà trường, em biết gì về Trường Tiểu học Thị Trấn?
	+ Trường được thành lập từ năm nào?
	+ Những thành tích đặc biệt của nhà trường trong những năm qua?
+ Nhà trường có bao nhiêu thầy cô giáo. Tại điểm trường có bao nhiêu thầy cô trực tiếp giảng dạy?	
2. Tổ chức chơi trò chơi dân gian:"Mèo đuổi chuột"
	- GV nêu cách chơi luật chơi.
	- HS tự chơi (thời gian 10 phút).
3. Vệ sinh môi trường lớp học, cây xanh.
- Làm vệ sinh theo nhóm.
VI. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
	- Nhận xét tinh thần thái độ của HS.
	- Động viên khuyến khích các em tham gia nhiệt tình nhiệm vụ được phân công.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
.....................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5(2013).doc