Giáo án lớp 3 - Tuần 34 năm 2014

doc 30 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1018Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 34 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 3 - Tuần 34 năm 2014
TUẦN 34
Ngày soạn: 3/5/2014
Ngày giảng:	Thứ hai ngày 5 tháng 5 năm 2014
BUỔI SÁNG
(Đ/c Thắm soạn giảng)
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: ÔN TOÁN
GIẢI TOÁN VỀ HÌNH HỌC
I. MỤC TIÊU:
- Rèn kĩ năng giải toán có liên quan đến hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
	- HS vận dụng các kiến thức đã học và giải các bài toán có liên quan.
	- Rèn kỹ năng giải toán.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Bài 1:
* HS khá, giỏi làm phần b)
- GV HD học sinh phân tích bài toán
- GV chữa.
Bài 2: Câu 6: Hình bình hành MNPQ có diện tích là 45 cm2, cạnh NP = 6cm. Chiều cao bằng MI = 5cm (xem hình vẽ). Tìm chu vi của hình bình hành MNPQ.
 M N 
5cm
 6cm
 Q P 
 I 
- Gv hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- Nêu yêu cầu.
- Tự làm bài, trình bày:
Bài giải
a. Nửa chu vi hình chữ nhật là:
96 : 2 = 48(m).
Chiều dài gấp 5 lần chiều rộng tức là coi chiều rộng là 1 phần thì chiều dài sẽ là 5 phần như thế.
Chiều rộng hình chữ nhật là:
48 : (5 + 1) = 8 (m).
Chiều dài là:
8 x 5 = 40( m).
Vậy diện tích là:
40 x 8 = 320 (m²)
 Đáp số: 320 m².
b,	 5m
5m
Diện tích giảm bằng diện tích tăng.
Chiều dài hơn chiều rộng là: 5m.
Nửa chu vi của sân trường là:
150 : 2 = 75 (m).
Chiều rộng của sân trường là:
(75 - 5) : 2 = 35 (m)
Chiều dài sân trường là:
35 + 5 = 40 (m).
Diện tích sân trường là:
40 x 35 = 1400 (m²).
 Đáp số: 1400 m².
- Nêu yêu cầu.
- Tự làm bài, trình bày:
Bài giải:
Cạnh đáy QP của hình bình hành là:
45 : 5 = 9 (cm)
Chu vi của hình bình hành MNPQ là:
(9 + 6) x 2 = 30 (cm)
 Đáp số: 30cm
* Phần điều chỉnh bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: KHOA HỌC
ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU:
Ôn tập về: 
	- Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của mỗi nhóm sinh vật.
	- Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
	- GD tính tích cực ham khám phá, tìm hiểu về thế giới động vật, thực vật. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Giấy khổ rộng và bút vẽ.
	- HS: Kiến thức cũ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
- Nêu ví dụ về chuỗi thức ăn?
- Hát.
- 2 HS.
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: 
* Cách tiến hành:(Nhóm đôi)
1. Mối quan hệ giữa thực vật và động vật
- Tổ chức HS quan sát hình SGK/134.
- Cả lớp quan sát.
- Nêu những hiểu biết của em về cây trồng và vật nuôi trong hình?
- HS nêu:
+ Cây lúa: cần nước, không khí, ánh sáng, các chất khoáng hoà tan trong đất. Hạt lúa là thức ăn của chuột, chim, gà, ...
+ Chuột : ăn lúa, ngô, gạo, ...và là thức ăn của hổ mang, đại bàng, ...
(Tương tự với các con vật khác).
- Mối quan hệ của các sinh vật trên bắt đầu từ sinh vật nào?
- Bắt đầu từ cây lúa.
* Hoạt động 2: (Nhóm 4 HS)
- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm 4 HS.
2. Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn.
- Các nhóm hoạt động.
- Dùng mũi tên và chữ thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa cây lúa và các con vật trong hình và giải thích sơ đồ:
- Cả nhóm vẽ và lần lượt giải thích sơ đồ.
- Trình bày:
- GV nhận xét và khen nhóm trình bày tốt.
- Các nhóm dán sơ đồ lên và cử đại diện lên giải thích.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* GV kết luận dựa trên sơ đồ:
 Gà Đại bàng
 Cây lúa Rắn hổ mang
 Chuột đồng Cú mèo
4. Củng cố:
- Chốt lại nội dung bài dạy.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị tiết sau.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG (TỰ CHỌN)
( Vệ sinh an toàn thực phẩm)
I. MỤC TIÊU:
	- Cung cấp cho HS những thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm và biết giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
	- HS có ý thức giữ gìn, vệ sinh cá nhân trong sinh hoạt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Tài liệu tham khảo.
	- HS: Chuẩn bị theo nhóm các nguồn thực phẩm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Nội dung:
a. Giới thiệu bài
b. Quan sát và nhận xét:
- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm:
- N6 hoạt động.
- Ghi lại những thực phẩm sạch, an toàn:
- Cử đại diện nhóm ghi.
- Trình bày:
- Lần lượt các nhóm nêu, nhóm khác nhận xét, trao đổi, bổ sung.
- GV nhận xét chung.
c. Kết luận:
- HS trao đổi và nêu miệng.
- Trình bày:
- Đại diện các nhóm nêu.
- GV nhận xét chốt ý đúng:
- Thực phẩm sạch, an toàn không ôi thiu, không thối rửa còn tươi và sạch,...
- Cần bảo quản thực phẩm như thế nào?
d. Liên hệ gia đình và nhà trường:
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò.
- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Nơi thoáng mát, trong tủ lạnh và không để lâu...
- HS nối tiếp.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 4/5/2014
Ngày giảng:	Thứ ba ngày 6 tháng 5 năm 2014
BUỔI SÁNG
Tiết 1: TIẾNG ANH
(GV chuyên soạn giảng)
Tiết 2: TOÁN
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I. MỤC TIÊU:
	- Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
	- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
	- Làm được các bài 1; 3; 4. HS khá, giỏi làm hết bài 2.
	- HS có tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
	- GV: Bảng phụ.
	- HS: Kiến thức cũ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra.
- Nêu tên và đặc điểm các loại góc đã học?
- Hát.
- 2HS
- GV cùng hs nhận xét chung, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung:
Bài 1
- HS đọc yêu cầu bài.
- GV vẽ hình lên bảng:
- HS nêu miệng.
- GV cùng lớp nhận xét chốt ý đúng:
- Các cạnh song song với nhau: AB và DC. 
- Các cạnh vuông góc với nhau: DA và AB; AD và CD.
Bài 2:
* HS khá, giỏi.
- HS đọc yêu cầu bài, lớp làm bài vào nháp, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
 Chu vi hình vuông có cạnh dài 3 cm là: 
3 x 4 = 12 (cm)
 Diện tích hình vuông có cạnh dài 3 cm là: 
3 x3 = 9 (cm2)
Đáp số: 9cm2
Bài 3:
- HS suy nghĩ và thể hiện kết quả bằng giơ tay:
- GV cùng HS nhận xét, trao đổi chốt bài đúng:
- Câu Sai: b; c; d.
- Câu đúng: a)
Bài 4 :
- HS đọc yêu cầu bài, trao đổi cách làm bài.
- Làm bài vào vở:
- Cả lớp làm bài, 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV thu một số bài chấm.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố:
- Chốt lại nội dung bài dạy.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị tiết sau
Bài giải
Diện tích phòng học đó là:
5x8 = 40 (m2)
40 m2 = 400 000 cm2
Diện tích của 1 viên gạch lát nền là:
20 x 20 = 400 (cm2)
Số gạch vuông để lát kín nền phòng học đó là:
400 000 : 400 = 400 (viên)
 Đáp số: 400 viên gạch.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN- YÊU ĐỜI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
	- Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa.
	- Biết đặt câu với từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời(BT2, BT3).
	- HS khá, giỏi tìm được ít nhất 5 từ tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ(BT3).
	- GD tinh thần lạc, quan yêu đời, yêu cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
	- GV: Giấy khổ rộng, bút dạ.
	- HS: Kiến thức cũ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
- Nêu ghi nhớ bài Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu? Đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích?
- Hát.
- 2 HS. 
- GV cùng HS nhận xét chung, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài. 
b. Nội dung:
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức HS trao đổi theo nhóm.
- Các nhóm trao đổi và làm bài vào phiếu.
- Trình bày:
- Dán phiếu, nêu miệng, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng:
a. Vui chơi, góp vui, mua vui.
b. Vui thích, vui mừng, vui lòng, vui thú, vui vui.
c. Vui tính, vui nhộn, vui tươi.
d. vui vẻ.
Bài 2. 
- HS đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào vở:
- Cả lớp làm bài.
- Trình bày:
- Nêu miệng, lớp nhận xét chung.
- GV nhận xét, khen học sinh đặt câu tốt:
VD: 
- Mời các bạn đến góp vui với bọn mình.
- Mình đánh một bản đàn để mua vui cho bạn thôi.
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu bài.
- Trao đổi theo cặp để tìm từ miêu tả tiếng cười:
- HS trao đổi.
- Nêu miệng:
- Đặt câu với các từ tìm được trên:
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố:
- Lạc quan yêu đời mang đến cho mội người điều gì?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị tiết sau.
- VD: Cười ha hả, cười hì hì, cười hí hí, hơ hơ, hơ hớ, khanh khách, khềnh khệch, khùng khục, khúc khích, rinh rích, sằng sặc, sặc sụa,...
- VD: Cô bạn cười hơ hớ nom thật vô duyên.
+ Ông cụ cười khùng khục trong cổ họng.
+ Cu cậu gãi đầu cười hì hì, vẻ xoa dịu.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Chọn được các chi tiết nói về một người vui tính.
	- Biết kể rõ ràng về những sự việc minh hoạ cho tính cách của nhân vật(kể không thành chuyện), hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật(kể thành chuyện).
	- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. 
	- GD sự mạnh dạn, tự tin trước tập thể.	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Bảng phụ viết nội dung gợi ý 3.
	- HS: Chuyện.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
- Kể lại câu chuyện em được nghe hoặc được đọc nói về người có tinh thần lạc quan, yêu đời?
- Hát.
- 2 HS.
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài. 
b. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài:
- GV viết đề bài lên bảng:
- HS đọc đề bài.
- GV hỏi học sinh để gạch chân những từ quan trọng trong đề bài:
* Đề bài: Kể chuyện về một người vui tính mà em biết.
- HS trả lời:
- Đọc các gợi ý?
- 2 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1,2,3.
+ Lưu ý : Hs có thể giới thiệu 1 người vui tính, nêu những sự việc minh hoạ cho đặc điểm, tính cách đó.
+ HS kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về một người vui tính.
- Giới thiệu nhân vật mình chọn kể.
- Nối tiếp nhau giới thiệu.
c. Thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Nêu dàn ý câu chuyện:
- HS nêu gợi ý 3.
- Kể chuyện theo cặp:
- Cặp kể chuyện.
- Thi kể:
- Đại diện các nhóm lên thi, lớp trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- GV cùng HS nhận xét, tính điểm, bình chọn bạn kể câu chuyện hay, hấp dẫn nhất.
4. Củng cố:
- Chốt lại nội dung bài dạy.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
- Nhận xét theo tiêu chí: Nội dung, cách kể, cách dùng từ, điệu bộ khi kể chuyện.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
.........................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: MĨ THUẬT
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI TỰ DO
(GV chuyên soạn, giảng)
Tiết 2: LỊCH SỬ
ÔN TẬP HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU:
	- Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời Hậu Lê - thời Nguyễn.
	- Ham tìm hiểu truyền thống lịch sử của Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ:
	- GV: Bảng phụ, lược đồ, bản đồ, phiếu bài tập.
	- HS: Kiến thức cũ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
- Nêu bài học?
- GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung.
* Hoạt động 1: (Nhóm đôi).
- Thuật lại diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng, chiến thắng Chi Lăng, trận Quang Trung đại phá Quân Thanh?
- GV bao quát, hướng dẫn thêm.
- Tuyên dương em kể hay chính xác.
* Hoạt động 2: (Phiếu bài tập)
- Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến thăng Chi Lăng?
- Nêu nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức ?
- Tác dụng của cuộc khẩn hoang ở đằng trong đối với sự phát triển nông nghiệp của nước ta?
- Nêu những chính sách về kinh tế và văn hóa, giáo dục của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước?
- Các nhóm trình bày.
- GV nhận xét.
- Tuyên dương nhóm trình bày chính xác.
* Hoạt động 3: Thi kể chuyện.
- Thi kể về nhận vật lịch sử.
- GV đánh giá.
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
	- Chuẩn bị tiết sau.
- Hát.
- 3 HS.
- Kết hợp lược đồ, bản đồ.
- HS nêu yêu cầu, thảo luận trong nhóm.
- Thời gian 6 phút.
 - Nhiều em trình bày.
- HS tự bổ xung kiển thức cho bản thân.
- Tướng giặc tử trận, hàng vạn quân Minh 
bị giết, số còn lại rút chạy về nước
- Đập tan âm mưu cứu viện cho Đông Quan của nhà Minh.
- Đây là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta
- Ruộng đất được khai phá, mở mang. Tình đoàn kết giữa các dân tộc bền chặt
- Ban chiếu khuyến nông, đúc tiền mới, cho mở cửa biên giới , mở cửa biển
- Lấy chữ Nôm làm chữ giao dịch
- Thảo luận nhóm 6 HS.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp đánh giá.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
Tiết 3: ÔN TIẾNG VIỆT (LTVC)
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH CHO CÂU
I. MỤC TIÊU
	- Củng cố khắc sâu kiến thức đã học.
	- Vận dụng các kiến thức vào làm các bài tập có liên quan.
	- Có ý thức trong khi nói, viết câu.
II. ĐỒ DÙNG:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Bài 1: Tìm trạng ngữ chỉ mục đích trong các câu sau?
- Để đuổi cá vào vòng vây, anh tôi theo cha nhẹ chân lội ra phía đối diện với cửa rồi dàn thành hai gọng kìm đánh động.
- Vì chủ nghĩa xã hội, thanh niên tiến lên.
- Nhằm giáo dục ý thức tôn trọng giáo thông trên đường phố, truyền hình thành phố đã mở mục “ Tôi yêu Việt Nam”
* Bài 2(BTNC) Đặt 3 câu có trạng ngữ chỉ mục đích.
- HS làm.
- GV chữa bài.
- Đọc câu văn hay lớp học tập.
 Bài 3(BTNC)
Thêm CN, VN vào chỗ trống để có câu hoàn chỉnh
- HS làm.
- GV chữa bài.
- HS làm, trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Để đuổi cá vào vòng vây,/
- Vì chủ nghĩa xã hội,/
- Nhằm giáo dục ý thức tôn trọng giáo thông trên đường phố,/
- HS đặt câu.
- Nhiều em trình bày:
VD: Để viết được chữ đẹp, cô giáo khuyên các bạn nên cần cù luyện viết nhiều hơn nữa.
- Để trở thành con ngoan, trò giỏi, em cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt. 
- Lớp nhận xét.
- HS làm bài.
- Nhiều em trình bày:
a) Để có sức khỏe, đảm bảo học tập tốt, em luôn tập thể dục và ăn uống điều độ.
b) Nhằm giáo dục HS ý thức bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa thế giới, trường em đã tổ chức diễn đàn về trách nhiệm của mỗi người công dân trong việc bảo vệ giữ gìn di tích. 
c) Vì cuộc sống ấm no của các gia đình nghèo, trường em đã vận động quyên góp " Quỹ vì người ghèo"
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 5/5/2014
Ngày giảng:	Thứ tư ngày 7 tháng 5 năm 2014
Buổi sáng
Tiết 1: TẬP ĐỌC
ĂN MẦM ĐÁ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
	- Đọc lưu loát, rõ ràng, rành mạch toàn bài.
	- Bước đầu biết đọc với giọng kể vui, hóm hỉnh; đọc phân biệt được lời nhân vật và người dẫn câu chuyện.
	- Hiểu nội dung: Ca ngợi trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vứa khéo giúp chúa thấy được một bài học về ăn uống. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
	- GD tính khéo léo, thông minh trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
	- GV: Tranh minh hoạ bài đọc.
	- HS: Kiến thức cũ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
 - Đọc bài: Tiếng cười là liều thuốc bổ và nêu ý nghĩa câu chuyện? 
- Hát.
- 2 HS.
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện đọc:
- Đọc toàn bài:
- 1 HS khá đọc.
- Bài chia mấy đoạn?
- 4 đoạn:
+ Đ1 : 3 dòng đầu.
+ Đ2: Tiếp ..."đại phong".
+ Đ3: Tiếp...khó tiêu.
+ Đ4: Còn lại.
- Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
+ Đọc lần 1: Sửa lỗi phát âm. HD đọc câu dài.
+ Đọc lần 2: kết hợp giải nghĩa từ( phần chú giải SGK
- Lần 3: Từng cặp luyện đọc.
- Đọc toàn bài:
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét đọc đúng và đọc mẫu bài.
c. Tìm hiểu bài:
- Đọc lướt toàn bài.
- Trạng Quỳnh là người như thế nào?
- Là người rất thông minh. Ông thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của quan lại, vua chúa, bệnh vực dân lành.
- Chúa Trịnh phàn nàn với Trạng điều gì?
- Đã ăn đủ thứ ngon, vật lạ trên đời mà không thấy ngon miệng.
- Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món mầm đá?
- Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, nghe tên mầm đá thấy lạ nên muốn ăn.
- Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào?
- Cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì đi lấy một lọ tương đề bên ngoài 2 chữ "đại phong" rồi bắt cháu phải chờ đến khi bụng đói mềm.
- Cuối cùng chúa có được ăn mầm đá không? Vì sao?
- Không vì làm gì có món đó.
- Chúa được Trạng cho ăn gì?
- Cho ăn cơm với tương.
- Vì sao chúa ăn tương mà vẫn thấy ngon miệng?
- Vì lúc đó chúa đã đói lả thì ăn cái gì cũng ngon.
d. Đọc diễn cảm:
- Đọc phân vai toàn bài:
- 3 HS đọc. ( Dẫn truyện, Trạng Quỳnh, Chúa Trịnh)
- Nêu cách đọc bài:
- Toàn bài đọc diễn cảm, giọng vui, hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời các nhân vật. Trạng Quỳnh: Lễ phép, câu cuối truyện giọng nhẹ nhàng.
- Giọng chúa Trịnh : phàn nàn, sau háo hức hỏi ăn món vì đói quá, cuối cùng ngạc nhiên, vui vẻ vì được ăn ngon. 
- Luyện đọc đoạn: Từ Thấy chiếc nọ đề hai chữ "đại phong". đến hết bài.
- GV gọi 1 HS đọc.
- 1 HS đọc nêu cách đọc giọng từng nhân vật.
- Luyện đọc theo nhóm 3:
- Từng nhóm luyện đọc.
- Thi đọc:
- Cá nhân, nhóm đọc.
- GV cùng HS nhận xét, khen HS, nhóm đọc tốt, ghi điểm.
4. Củng cố:
- Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?
- Em thấy trạng Quỳnh là ngưòi như thế nào? Em học được điều gì ở ông?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà chuẩn bị ôn tập các bài tập đọc.
- Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa: No thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: TOÁN
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
	- Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
	- Tính được diện tích hình bình hành.
	- Các bài tập cần làm 1; 2; 4(chỉ yêu cầu tính diện tích hình bình hành ABCD). HS khá, giỏi làm được bài 3.
	- HS có tính nhanh nhẹn, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
	- GV: Bảng phụ.
	- HS: Kiến thức cũ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
- 2 đơn vị đứng liền nhau trong bảng đơn vị đo diện tích hơn kém nhau bao nhiêu lần? Lấy ví dụ minh hoạ?
- Hát.
- 3 HS.
- GV cùng HS nhận xét chung, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung:
Bài 1.
- HS đọc yêu cầu bài.
- GV vẽ hình lên bảng:
- HS nêu miệng.
- GV cùng lớp nhận xét chốt ý đúng:
- Các cạnh song song với: AB là DE; 
- Các cạnh vuông góc với BC là AB.
Bài 2;
- Làm bài trắc nghiệm:
- GV cùng hs nhận xét, trao đổi chốt bài đúng:
- HS suy nghĩ và thể hiện kết quả bằng giơ tay:
- Câu đúng: c) 16 cm.
Bài 3:
* HS khá, giỏi.
- GV cùng hs nhận xét, chữa bài.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào nháp, 2 HS lên bảng chữa bài. 
- Lớp đổi nháp chấm bài.
Bài giải
 Chu vi hình chữ nhật là: 
(5 + 4) x2 = 18 (cm)
 Diện tích hình chữ nhật là: 
5 x4 = 20 (cm2)
 Đáp số: chu vi: 18 cm,
 diện tích: 20 cm2
Bài 4:
- HS đọc yêu cầu bài, trao đổi cách làm bài.
- Làm bài vào vở:
- Cả lớp làm bài, HS lên bảng chữa bài.
- GV thu một số bài chấm.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố:
- Chốt lại nội dung bài dạy.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị tiết sau.
Bài giải
Diện tích hình bình hành ABCD là:
3x 4= 12 (cm2)
Diện tích của hình chữ nhật BEGC là: 3x 4= 12 (cm2)
Diện tích hình H là:
12 + 12 = 24 (cm2)
 Đáp số: 24 cm2.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: THỂ DỤC
BÀI 67
( GV chuyên soạn, giảng)
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả con vật (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ đặt câu và viết đúng chính tả,....)
	- Tự sửa được các lỗi mắc trong bài viết theo sự HD của GV.
	- HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn hay.
	- Thấy được cái hay của bài văn hay.
- GD tính cẩn thận, tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	- GV: Phiếu ghi sẵn lỗi về chính tả, dùng từ, câu, ý cần chữa trước lớp. Một số phiếu phát cho học sinh sửa lỗi, bút màu,...
	- HS: Kiến thức cũ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
a. Nhận xét chung bài viết của HS:
- Đọc lại các đề bài, phát biểu yêu cầu của từng đề.
- GV nhận xét chung:
* Ưu điểm: 
- Đa số các em hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề bài văn tả con vật.
 - Chọn được đề bài và viết bài có cảm xúc với con vật
- Bố cục bài văn rõ ràng, diễn đạt câu, ý rõ ràng, trọn vẹn.
- Có sự sáng tạo trong khi viết bài, viết đúng chính tả, trình bày bài văn lôgich theo dàn ý bài văn miêu tả. 
- Những bài viết đúng yêu cầu; hình ảnh miêu tả sinh động; có sự liên kết giữa các phần như:
 - Có mở bài, kết bài hay:
* Khuyết điểm: 
- Một số bài còn mắc một số khuyết điểm sau:
 - Dùng từ, đặt câu còn chưa chính xác:
 - Cách trình bày bài văn chưa rõ ràng mở bài, thân bài, KB.	 
- Còn mắc lỗi chính tả:
* GV treo bảng phụ các lỗi phổ biến:
- Hát.
- Lần lượt hs đọc và nêu yêu cầu các đề bài tuần trước.
Lỗi về bố cục/
Sửa lỗi
 Lỗi về ý/
Sửa lỗi
Lỗi về cách dùng từ/ 
Sửa lỗi
Lỗi đặt câu/
Sửa lỗi
Lỗi chính tả/
Sửa lỗi
- GV trả bài cho từng HS
b. Hướng dẫn HS chữa bài:
a. Hướng dẫn học sinh chữa bài.
- GV giúp đỡ HS yếu nhận ra lỗi và sửa
- Đọc thầm bài viết của mình, đọc kĩ lời cô giáo phê tự sửa lỗi.
- Viết vào phiếu học tập các lỗi trong bài.
- GV đến từng nhóm, kiểm tra, giúp đỡ các nhóm sữa lỗi.
- HS đổi bài trong nhóm, kiểm tra bạn sửa lỗi.
b. Chữa lỗi chung:
- GV dán một số lỗi điển hình về chính tả, từ, đặt câu,...
- HS trao đổi theo nhóm chữa lỗi.
- HS lên bảng chữa bằng bút màu.
- HS chép bài lên bảng.
Lỗi chính tả
Lỗi dùng từ
Lỗi
Sửa lỗi
Lỗi
Sửa lỗi
..
.
.
..
Lỗi câu:
Sửa lỗi:
.
..
3. Học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
- GV đọc đoạn văn hay của HS:
 +Bài văn hay của HS:
- HS trao đổi, tìm ra cái hay, cái tốt của đoạn, bài văn: về chủ đề, bố cục, dùng từ đặt câu, chuyển ý hay, liên kết,...
4. HS chọn viết lại một đoạn trong bài làm của mình.
- Hs tự chọn đoạn văn cần viết lại.
- Đoạn có nhiều lỗi chính tả:
- Viết lại cho đúng
- Đoạn viết sai câu, diễn đạt rắc rối:
- Viết lại cho trong sáng.
- Đoạn viết sơ sài:
- Viết lại cho hấp dẫn, sinh động.
4. Củng cố:
- Chốt lại nội dung bài dạy.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS ôn tập chuẩn bị bài sau.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: TIẾNG ANH
(GV chuyên soạn giảng)
Tiết 2: ÔN TOÁN
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	- Rèn kỹ năng giải toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- HS vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập trong VBT và các bài tập có liên quan.
II. ĐỒ DÙNG:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1:(BTNC)
- GV chữa.
Bài 2:(BTNC)
- HS làm.
- GV chữa.
- Nêu yêu cầu:
- HS làm.
Bài giải
Tổng của hai số ban đầu là:
25382 – (5634 + 1206) = 18542
Số bé ban đầu là:
(18542 – 12352) : 2 = 3095
Số lớn ban đầu là:
18542 – 3095 = 15447
Đáp số: số bé: 3095,
 số lớn: 15447
Nêu yêu cầu.
Trình bày:
Bài giải
Vì số chia bé nhất nên số chia là:
15 + 1 = 16
Số bị chia là:
1356 x 16 + 15 = 21711
Đáp số: số bị chia: 21711
 số chia: 16
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ.
CHỦ ĐIỂM: BÁC HỒ KÍNH YÊU
I. MỤC TIÊU:
- Tìm hiểu về cuộc đời thời niên thiếu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh
	- Liên hệ mỗi cá nhân.
	- Thi kể chuyện về Bác Hồ.
- GD lòng kính yêu Bác
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM:
	- Thời gian: 40 phút.
	- Địa điểm: trong lớp học.
III. Đối tượng: 
	- HS lớp 4A; Số lượng 31 em.
IV. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
	- Tư liệu về Bác Hồ.
	- Một số bài hát, bài thơ về Bác.
V. NỘI DUNG.
1. GV đọc tài liệu giới thiệu quê quán, gia đình, hoàn cảnh của Bác Hồ.
THỜI THƠ ẤU VÀ THANH NIÊN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
(1890-1911)
    Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 nǎm 1890 tại quê ngoại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nhà nho
 Thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là ông Nguyễn Sinh Sắc, sinh nǎm 1862 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ nhưng ông sớm có ý chí tự lập, thông minh, ham học. Nǎm 1901 Nguyễn Sinh Sắc thi Hội và đậu Phó bảng. Tuy đỗ cao nhưng ông vẫn sống rất thanh bạch, khiêm tốn, ghét thói xu nịnh, cam phận của các quan lại trong triều đình Huế. Ông chỉ làm quan trong một thời gian ngắn và sau đó sống bằng nghề dạy học, bắt mạch bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Ông đã đi nhiều nơi, liên lạc với những người yêu nước, tuyên truyền đoàn kết, kêu gọi nhân dân sống có tình nghĩa thủy chung. Tư tưởng yêu nước tiến bộ, nhân cách cao thượng của ông đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến những người con. Ông qua đời tại thị xã Cao Lãnh (Đồng Tháp) vào nǎm 1929, thọ 67 tuổị
    	Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan sinh nǎm 1868 trong một gia đình nho học. Bà là một phụ nữ thông minh, cần cù chịu khó, thương yêu chồng con và giàu lòng nhân ái Bằng nghề làm ruộng và dệt vải bà đã hết lòng chǎm lo cho chồng và các con. Cuộc đời của bà tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại hình ảnh về một phụ nữ Việt Nam sống có tình nghĩa và có ảnh hưởng rất lớn tới tư cách của các con mình. Bà Hoàng Thị Loan qua đời tại Huế nǎm 1901, lúc 33 tuổị
    	Chị gái Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Thị Thanh, sinh nǎm 1884. Chị đã tham gia nhiều phong trào yêu nước, nhiều lần bị thực dân Pháp và triều đình phong kiến bắt giam. Nguyễn Thị Thanh qua đời tại quê hương nǎm 1954, thọ 70 tuổị
    	Anh trai Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Khiêm, sinh nǎm 1888. Từ tuổi thanh niên, Nguyễn Sinh Khiêm đã đi nhiều nơi truyền thụ kiến thức, mở mang vǎn hoá. Do tham gia các hoạt động yêu nước chống thực dân và phong kiến nên Nguyễn Sinh Khiêm đã từng bị tù đày nhiều nǎm. Nguyễn Sinh Khiêm qua đời nǎm 1950, thọ 62 tuổị
2. Thi kể chuyện về Bác Hồ:
	- Theo khả năng.
	- Thi đua giữa các tổ.
3. Liên hệ bản thân mỗi HS trong lớp.
	- Viết bản thành tích về quá trình học tập trong năm học qua.
	- Lớp nhận xét, bổ sung cho bạn.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 34(2014).doc