TUẦN 31 Ngày soạn: 12/4/2014 Ngày giảng: Thứ hai ngày 14 tháng 4 năm 2014 BUỔI SÁNG (Đ/c Thắm soạn giảng) BUỔI CHIỀU Tiết 1: ÔN TOÁN LUYỆN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỀ PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU: - HS vận dụng các kiến học để giải các bài tập về phân số và các bài toán có lời văn trong VBT toán. - Rèn kỹ năng giải toán. - GD tính kiên trì, cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG: - VBT, BTTNC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Bài 1: (VBT).Tính GV nêu các phép tính. HD học sinh làm bài - Nhận xét, chữa bài - HS làm, trình bày. - Lớp đánh giá: + = + = - = - = = x = = : = x = = Bài 2: (VBT) - GV ra đề toán: Một sân vận động hình chữ nhật có chiều rộng kém chiều dài 75m và bằng chiều dài. Tính diện tích sân vận động đó? HD xác định yêu cầu của bài. Nhận xét, chũa bài. Bài 3: (BDT). Một thửa ruộng hình chữ nhật cú chiều rộng kém chiều dài 25m và bằng chiều dài. a, Tính diện tích thửa ruộng đú. b, Người ta cấy lúa ở thửa ruộng, tính ra cứ 100m2 thu hoạch được 60kg thúc. Hỏi cả thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc? + : = + = + = Đọc đề bài. HS tự làm vào vở, trình bày: ?m Chiều rộng: 75m Chiều dài: ?m Hiệu số phần bằng nhau là: 4 - 3 = 1 (phần) Chiều rộng của sân vận động là: 75 x 3 = 225 (m) Chiều dài của sân vận động là: 225 + 75 = 300(m) Diện tích của sân vận động là: 225 x 300 = 67500(m2) Đáp số: 67500 m2 - Đọc đề toán, xác định dạng toán. - Tự làm bài, trình bày a, ?m Chiều rộng: 25m Chiều dài: ?m Hiệu số phần bằng nhau là: 4 - 3 = 1 (phần) Chiều rộng của thửa ruộng là: 25 x 3 = 75 (m) Chiều dài của thửa ruộng là: 25 + 75 = 100(m) Diện tích của sân vận động là: 100 x 75 = 7500(m2) Đáp số: 7500 m2 b, Thửa ruộng đó thu hoạch được số thóc là: 7500 x 60 : 100 = 4500(kg) 4500kg = 45tạ Đáp số: a, 7500m2 b, 45 tạ * Phần điều chỉnh bổ sung: Tiết 2: KHOA HỌC TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT I. MỤC TIÊU: - Trình bày được sự trao đổi chất ở thực vật với môi trường: Thực vật thường xuyên phải lấy từ MT các chất khí khoáng, khí các- bon- níc, khí ô- xi và thải hơi nước, khí ô-xi, chất khoáng khác,... - Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật với MT bằng sơ đồ. - Gd yêu thích cây xanh, chăm sóc cây bằng khoa học kĩ thuật. II. CHUẨN BỊ: - GV: Giấy khổ to và bút dạ. - HS: Kiến thức cũ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Nêu vai trò của không khí đối với thự vật? - Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật? - Hát. - 2 Hs. - 2 Hs. - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Nội dung: * Hoạt động 1: ( Cá nhân) * Cách tiến hành: 1. Những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật. - Tổ chức HS quan sát hình 1 SGK/122. - Cả lớp. - Những gì vẽ trong hình? - Mặt trời, cây, thực vật, nước, đất,... - Những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh? - ánh sáng, nước, chất khoáng trong đất, - Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung ? - Khí các - bon -níc, khí ô xi. - Trong quá trình hô hấp cây thải ra môi trường những gì? - Khí các-bon-níc, hơi nước, khí ô-xi và các chất khoáng khác. - Quá trình trên được gọi là gì? - Quá trình trên được gọi là quá trình trao đổi chất ở thực vật. - Thế nào là quá trình trao đổi chất ở thực vật? * Kết luận: GV chốt ý trên. * Hoạt động 2: (Nhóm 4 hs) * Cách tiến hành: - Là quá trình cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bon-nic, khí ô-xi, nước và thải ra môi trường khí các-bon-níc, khí ô-xi, hơi nước và các chất khoáng khác. 2. Vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật. - Tổ chức HS hoạt động theo nhóm. - Các nhóm hoạt động. - Vẽ sơ đồ trao đổi chất và trao đổi thức ăn ở thực vật: - HS vẽ vào giấy khổ to và nêu trong nhóm. - Trình bày: - Cử đại diện lên trình bày trên sơ đồ của nhóm mình vẽ. - GV cùng HS nhận xét, khen nhóm vẽ tốt 4. Củng cố: - Nêu quá trình trao đổi chất ở thực vật ? - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài 62. - Lớp nhận xét, bổ sung,trao đổi, * Phần điều chỉnh, bổ sung: Tiết 3: ĐẠO ĐỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ MT Và trách nhiệm tham gia BVMT. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để BVMT. - Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. - Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm MT và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện BVMT. - HS luôn có ý thức BVMT mọi lúc mọi nơi. II. CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ. - HS: Kiến thức cũ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. ổn định: 2. Kiểm tra: - Nêu ghi nhớ bài: Bảo vệ môi trường? - Hát. - 2 HS. - GV nhận xét, đánh giá chung. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Nội dung: * Hoạt động 1: * Cách tiến hành: Nhóm 4 hs 1. Dự đoán MT đối với con người. - Tổ chức HS hoạt động theo nhóm. - Mỗi nhóm 1 tình huống trao đổi và đưa ra dự đoán và giải thích dự đoán. - Trình bày: - Từng nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung. - GV nhận xét chung, chốt ý đúng. * Kết luận: GV chốt nội dung các tình huống. * Hoạt động 2: Bài tập 3 (Nhóm đôi). 2. Bày tỏ ý kiến của em về việc BVMT. - Các nhóm chuẩn bị thẻ - Tổ chức HS trao đổi theo nhóm. - Các nhóm trao đổi và đưa ra ý kiến của mình: - Trình bày: - Cả lớp bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ. + a,b không tán thành + c, d, g tán thành. - GV cùng HS nhận xét, trao đổi và chốt ý. - Kết luận: a,b không tán thành c, d, g tán thành. * Hoạt động 3: Bài tập 4. - Cách tiến hành: (Nhóm 4 HS) 3. Xử lí tình huống - Tổ chức HS trao đổi theo nhóm. - Mỗi nhóm 1 tình huống để đưa ra cách xử lí. - Trình bày: - Lần lượt từng nhóm nêu, lớp nx, bổ sung. - GV nhận xét chung, chốt ý đúng. * Kết luận chung: HS đọc ghi nhớ bài. 4. Củng cố: - Các em cần làm gì để bảo vệ môi trường? 5. Dặn dò: - Tiếp tục tham gia các hoạt động môi trường tại nơi ở. - Thi đua thực hiện tốt. a. Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác. b. Đề nghị giảm âm thanh. c. Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng. - 2 HS * Phần điều chỉnh bổ sung: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Ngày soạn: 13/4/2014 Ngày giảng: Thứ ba ngày 15 tháng 4 năm 2014 BUỔI SÁNG Tiết 1: TIẾNG ANH (GV chuyên soạn giảng) Tiết 2 : TOÁN ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU: - Đọc viết được số tự nhiên trong hệ thập phân. - Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể. - Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó. - Làm được theo yêu cầu các bài 1, 3(a), 4. HS khá, giỏi làm được bài 2, 3(b), 5, (SGK- tr160). - GD tính kiên trì, cẩn thận. II. CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ. - HS: Kiến thức cũ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Nêu tên các hàng , lớp đã học? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Nội dung: Bài 1: - Hát. - 2 HS - HS đọc yêu cầu bài. - GV kẻ bảng, GV cùng HS làm mẫu hàng 1. - HS làm bài vào nháp, 3 HS lên bảng làm bài theo cột. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. Đọc số Viết số Số gồm có Hai mươi tư nghìn ba trăm linh tám 24 308 2 chục nghìn, 4 nghìn, 3trăm, 8 đv Một trăm sáu mươi nghìn hai trăm bảy mươi tư. 164 274 1trăm nghìn, 6 chục nghìn, 4nghìn, 2 trăm, 7 chục, 4 đơn vị. Một triệu hai trăm ba mươi bảy nghìn 1 237 005 1 triệu, 2 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 7 chục, 5 đơn vị. Bài 2: * HS khá, giỏi. - HS làm bài vào nháp: - HS đọc yêu cầu bài. - HS đọc mẫu và tự làm bài. 3 HS lên bảng chữa bài, lớp đổi chéo nháp kiểm tra. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài: 5794=5000 + 700 +90+4 20 292=20 000+200+90+2 190 909= 100 000+90 000+900+9 Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài. - HS đọc và nêu theo yêu cầu bài: - Lần lượt HS nối tiếp nhau đọc. - Sáu mươi bảy nghìn ba trăm năm mươi tám. - Tám trăm năm mươi mốt nghìn chín trăm linh bốn. - Ba triệu hai trăm linh năm nghìn bảy trăm. - GV nhận xét và chữa lỗi. Bài 4: - HS đọc yêu cầu bài và trả lời, lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung. a. Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị. b. Số tự nhiên bé nhất là số 0. c. Không có số tự nhiên lớn nhất vì thêm 1 vào bất kì số tự nhiên nào cũng được số tự nhiên liền sau nó. Bài 5 - HS đọc yêu cầu bài. * HS khá, giỏi. - GVthu một số bài chấm. - 3 HS lên bảng chữa bài. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. 4. Củng cố: - Chốt lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị tiết sau. a. 67; 68; 69 798; 799; 800; 999; 1000; 1001. b. 8;10;12; 98;100;102; 998;1000; 1002 c. 51;53;55; 199; 201; 203; 997; 999; 1001. * Phần điều chỉnh bổ sung: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Hiểu được thế nào là trạng ngữ (ND nghi nhớ) - Nhận được diện trạng ngữ trong câu (BT1, mục 3), bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ (BT2). - HS khá giỏi viết được đoạn văn có ít nhất 2 câu dùng trạng ngữ (BT2). - Yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ. - GV: Bảng phụ viết bài tập 1 LT. - HS: Kiến thức cũ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Câu cảm dùng khi nào? Nêu ví dụ? - Nêu bài học? - Hát. - 2HS - 2 HS - GV nhận xét chung, ghi điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Nội dung: - Đọc các yêu cầu bài. - 3 HS đọc nối tiếp. - Nêu lần lượt từng câu: - Câu b có thêm bộ phận được in nghiêng. - Đặt câu cho phần in nghiêng. - Vì sao (Nhờ đâu/ Khi nào) I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng. - Tác dụng của phần in nghiêng? - Nêu nguyên nhân, và thời gian xảy ra sự việc nói ở CN và VN. c. Phần ghi nhớ: - 3, 4 HS đọc. d. Phần luyện tập: Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài. - HS làm bài vào nháp: - Cả lớp, 3 Hs lên xác định ở câu trên bảng. - Trình bày: - HS nêu miệng, và nhận xét bài trên bảng, bổ sung. - GV nhận xét chốt bài đúng: a. Ngày xưa,/... b. Trong vườn,/... c. Từ tờ mờ sáng,/ Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài. - GV nhắc lại yêu cầu bài, - Lớp làm bài vào vở. - Nêu miệng: - Nhiều HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình, lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung. - GV nhận xét chung, ghi điểm bài viết tốt. 4. Củng cố: - Trạng ngữ trong câu có tác dụng gì? - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị tiết sau. - VD: Tối thứ sáu tuần trước, mẹ bảo em: Sáng mai, cả nhà mình về quê thăm ông bà. Con đi ngủ sớm đi. Đúng 6 giờ sáng mai mẹ sẽ đánh thức con dậy đấy. * Phần điều chỉnh bổ sung: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 4: KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm. - Biết trao đổi về nội dung ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện). HS khá, giỏi kể được câu chuyện ngoài SGK. - HS yêu thích thiên nhiên, khám phá môi trường của thế giới. II. ĐỒ DÙNG: - Truyện đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Kể 1 câu chuyện em đã nghe, đã đọc nói về Nêu ý nghĩa của chuyện? - Hát. - 2 HS. - GV cùng HS nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: b. Nội dung: * Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu bài. - GV viết đề bài lên bảng: - 1 HS đọc đề bài. - GV hỏi để học sinh gạch chân những từ quan trọng : Kể lại một câu chuyện em đã được nghe được đọc về du lịch hay thám hiểm - Đọc 2 gợi ý: - 2HS đọc nối tiếp. - GV gợi ý HS tìm kể câu chuyện ngoài SGK được cộng thêm điểm: - Giới thiệu tên câu chuyện định kể? - HS lần lượtt giới thiệu. + VD: Truyện trong SGK: Hơn một nghìn ngày vòng quanh thế giới; Trên đôi cánh của ngựa trắng; Đất quý, đất yêu; . Truyện ngoài SGK: Hai vạn dặm dưới biển; Thám hiểm vịnh ngọc trai; ếch và chẫu chàng; .. - Dàn ý bài kể chuyện: - HS đọc. + Giới thiệu tên câu chuyện, nhân vật; Mở đầu, diễn biến, kết thúc câu chuyện; trao đổi với các bạn nội dung, ý nghĩa câu chuyện. * HS kể và trao đổi nội dung câu chuyện: - Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. - GV dán tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện: Nội dung, cách kể, cách dùng từ: - HS đọc tiêu chuẩn đánh giá. - Thi kể: - Nhiều học sinh kể. - GV cùng HS nhận xét, dựa vào tiêu chí đánh giá. Khen ghi điểm HS kể tốt. 4. Củng cố: - Chốt lại nội dung bài dạy. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Kể chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị tiết sau. *Phần điều chỉnh, bổ sung: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... BUỔI CHIỀU Tiết 1: MĨ THUẬT VẼ THEO MẪU: MẪU CÓ DẠNG HÌNH TRỤ (GV chuyên soạn, giảng) Tiết 2: LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn. - Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị. - Ham tìm hiểu về lịch sử nhà Nguyễn. II. CHUẨN BỊ: - GV: Sưu tầm tài liệu. - HS : Kiến thức cũ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Nêu bài học? - Hát. - 2 hs. - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Nội dung. * Hoạt động 1: ( Nhóm đôi) 1. Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn. - HS đọc sử liệu. - Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? - Sau khi vua Quang Trung mất triều đại Tây Sơn suy yếu. Lợi dụng hoàn cảnh đó, Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công lật đổ nhà Tây Sơn và lập ra nhà Nguyễn. - Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Nguyễn Ánh đã làm gì? * Kết luận: Gv chốt ý trên. * Hoạt động 2: (Cá nhân) - 1802, Nguyễn ánh lên ngôi vua chọn Phú Xuân (Hừu) làm nơi đóng đô và đặt niên hiệu và Gia Long. Từ năm 1802 – 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. 2. Sự thống trị của nhà Nguyễn. - HS đọc sử liệu. - Trả lời câu hỏi sgk/65. Vua không muốn chia sẻ quyền hành cho ai: - Vua nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu. - Bỏ chức tể tướng. - Tự mình trực tiếp điều hành mọi việc quan trọng từ trung ương đến địa phương. - Quân đội của nhà Nguyễn tổ chức như thế nào? * Kết luận: Gv chốt ý trên. * Hoạt động 3:( Cá nhân) - Gồm nhiều thứ quân: bộ binh, thủy binh, tượng binh,... - Có các trạm ngựa nối liền từ cực Bắc vào cực Nam. 3. Đời sống nhân dân dưới thời Nguyễn. - Cuộc sống nhân dân ta như thế nào ? - Cuộc sống cuả nhân dân vô cùng cực khổ. - Em có nhận xét gì về triều Nguyễn? - Học sinh nêu ý kiến của mình. - Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam => Ghi nhớ: SGK. 4. Củng cố: - Chốt lại nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về nhà thuộc bài và chuẩn bị bài sau. - 2 hs. * Phần điều chỉnh bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 3: ÔN TIẾNG VIỆT ÔN TẬP VỀ CÂU CẢM I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Củng cố cho HS: + Cách nhận biết câu cảm trong đoạn văn. + Biết đặt câu cảm với các từ cho trước. + Chuyển được các câu kể thành câu cảm. - HS có ý thức dùng từ, đặt câu chính xác phù hợp với thực tế. II. ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ III. BÀI MỚI: 1- Nêu tác dụng của câu cảm?. 2. Nội dung: Bài 1: Đặt câu cảm trong đó có: a, Một trong các từ: ôi, ồ, chà đứng trước. b, Một trong các từ lắm, quá, thật đứng cuối câu. - GV + HS nhận xét. Bài 2( TVNC): Chuyển các câu kể sau thành câu cảm. a, Bông hồng này đẹp. b, Gió thổi mạnh. c, Cánh diều bay cao. d, Em bé bụ bẫm. - Nhận xét, chỉnh sửa câu cho HS Bài 3: Trong cá đoạn văn dưới đây, ở trước và sauu câu cảm không có các dấu câu cần thiết. Em hãy tìm câu cảm và khôi phục các dấu câu đó? a) Mẹ lắng nghe rồi ôm em vào lòng mỉm cười, âu yếm nói Con của mẹ giỏi ghê. b) Hà rủ Trang ra cong viên chơi. Ra tới đấy hai đứa tha hồ ngắm hoa đẹp. Trang nói Hà ơi, xem kìa, bông hoa thọ tây mới đẹp làm sao. c) Bà nhìn tôi bỡ ngỡ, đôi mắt bà như mờ đi, mái tóc bạc lòa xòa trước chán. Bà lại lặp lại câu nói ban nãy Thật là phúc đức quá. - HS làm, trình bày: - Lớp đánh giá: VD: a,- Ôi, biển đẹp quá! - ồ, cậu ấy quả là người dũng cảm! b,- Cháu của bà giỏi lắm! - Bạn Hà hát hay thật! - HS làm bài - HS nối tiếp trình bày: a, Bông hồng này đẹp thật! b, Chà, gió thổi mạnh quá! c, Ôi, cánh diều bay cao quá! d, Em bé bụ bẫm quá! - HS làm bài - HS nối tiếp trình bày: a) Mẹ lắng nghe rồi ôm em vào lòng mỉm cười, âu yếm nói: Con của mẹ giỏi ghê! b) Hà rủ Trang ra cong viên chơi. Ra tới đấy hai đứa tha hồ ngắm hoa đẹp. Trang nói: "Hà ơi, xem kìa, bông hoa thọ tây mới đẹp làm sao!" c) Bà nhìn tôi bỡ ngỡ, đôi mắt bà như mờ đi, mái tóc bạc lòa xòa trước chán. Bà lại lặp lại câu nói ban nãy: "Thật là phúc đức quá!" * Phần điều chỉnh bổ sung: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 14/4/2014 Ngày giảng: Thứ tư ngày 16 tháng 4 năm 2014 BUỔI SÁNG Tiết 1: TẬP ĐỌC CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Đọc rành mạch, lưu loát toàn bài văn. - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương.(trả lời được các câu hỏi trong SGK). - GD ý thức yêu quý thiên nhiên, những côn trùng có cánh. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tranh minh hoạ bài đọc sgk. - HS: Kiến thức cũ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Đọc bài Ăng- co Vát, nêu nội dung bài? - Hát. - 2 HS. - GV nhận xét chung, ghi điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Luyện đọc: - Giới thiệu giọng đọc toàn bài. - 1 HS khá đọc. - Bài chia mấy đoạn? - 2 đoạn: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn. - Đọc nối tiếp đoạn - 2HS đọc nối tiếp đoạn: + Lần 1: Sửa phát âm. HD đọc câu văn dài. + Lần 2: Giải nghĩa từ SGK: Lộc vừng (1 loại cây cảnh, hoa hồng nhạt, cánh là những tua mềm). + Lần 3: Từng cặp đọc bài theo đoạn. - Đọc toàn bài: - 1 HS đọc - GV nhận xét đọc đúng và đọc mẫu. - HS nghe. c. Tìm hiểu bài. - Đọc thầm đoạn 1. - Thảo luận nhóm đôi. - Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào? - Bốn cái cánh mỏng như cái giấy bóng. Hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân. - Em thích hình ảnh so sánh nào vì sao? - HS lần lượt nêu. * Đoạn 2: - HS đọc thầm đoạn 2. - Cách miêu tả của chú chuồn nước có gì hay? - Tác giả tả đúng cách bay vọt lên bất ngờ của chú và theo cánh bay của chú, cảnh đẹp của đất nước lần lượt hiện ra. - Tình yêu quê hương đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào? - Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng; luỹ tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh; rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi, trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút. - GV tiểu kết toàn bài. d. Đọc diễn cảm: - Đọc nối tiếp bài: - 2 HS đọc. - Lớp nhận xét nêu giọng đọc: - Giọng nhẹ nhàng, hơi ngạc nhiên, nhấn giọng: đẹp làm sao, lấp lánh, long lanh, rung rung, phân vân, mênh mông, lặng sóng, đọc đúng những câu cảm ( Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao.) - Luyện đọc diễn cảm đoạn 1: + GV đọc mẫu. - Nhấn giọng: Màu vàng trên lưng chú, cái đầu, thân chú, như thủy tinh. - 1 HS đọc lại, nêu cách thể hiện. - Luyện đọc theo cặp. - Thi đọc: - 3 HS. - GV cùng HS nhận xét, ghi điểm HS đọc tốt 4. Củng cố: - Nêu nội dung của bài? - Liên hệ: - Nhận xét tiết học 5. Dặn dò: - Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau. - ND: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú chuồn chuồn, bộc lộ tình cảm của tác giả đối với đất nước, quê hương. * Phần nhận xét, bổ sung: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 2: TOÁN ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU: - So sánh được các số có đến 6 chữ số. - Biết sắp xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn. - Làm được các bài theo yêu cầu: bài 1( dòng 1, 2); 2; 3. HS khá, giỏi làm hết bài 1(dòng 3); 4; 5. - GD tính cẩn thận, chính xác. II. CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ. - HS: Kiến thức cũ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2. Kiểm tra. - Đọc các số: 134 567; 87 934 956 - Hát. - 2 hs. - GV nhận xét chung. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Nội dung: Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài. - Làm bảng con: - Cả lớp làm, 1 số học sinh lên bảng làm . - GV cùng HS nhận xét, chữa từng bài và trao đổi cách so sánh 2 số tự nhiên: 989 < 1321 34 579 < 34 601 27 105 > 7 985 150 482 > 150 459 8 300:10 = 830 72 600 = 726x100. Bài 2. - Hs đọc yêu cầu bài. Bài 3 - HD tương tự bài 2. - Gv cùng hs nhận xét, chữa bài. - Lớp đổi chéo nháp chấm bài, 4 hs lên bảng chữa bài. - Phần a: 999; 7426; 7624; 7642 - Phần b: 1853; 3158; 3190; 3518. - HS đọc yêu cầu bài. Phần a: 10 261; 1590; 1 567; 897 - Phần b: 4270; 2518; 2490; 2476. Bài 4, 5: - HS đọc yêu cầu bài. * HS khá, giỏi. - Lớp làm bài - Gv thu một số bài chấm. - 3 HS lên bảng chữa bài. - GV cùng HS nhận xét, chữa và trao đổi bài. 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị tiết sau. Bài 4. - Phần a: 0; 10; 100 - Phần b: 9; 99; 999 - Phần c : 1; 11; 101 - Phần d: 8 ; 98; 998. Bài 5a. - Các số lớn hơn 57 và nhỏ hơn 62 là: 58; 59; 60; 61. - Trong các số trên có 58; 60 là số chẵn Vậy x= 58 hoặc x = 60. * Phần nhận xét, bổ sung: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 3: THỂ DỤC BÀI 61 (GV chuyên soạn giảng) Tiết 4: TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn(BT1, BT2); quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp (BT3). - GD tình cảm yêu quý các con vật nuôi. II. CHUẨN BỊ: - GV: Sưu tầm tranh ảnh về một số con vật. - HS: Kiến thức cũ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Tại sao phải khai báo tạm vắng tạm trú? - Hát. - 2 HS. - GV nhận xét chung, ghi điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Nội dung: Bài 1, 2: (Nhóm đôi) - HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài. - Đọc nội dung đoạn văn sgk. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - Tổ chức HS trao đổi theo nhóm. - Từng cặp trao đổi và ghi vào nháp. - Trình bày: - Một số nhóm nêu miệng, cử 1 nhóm làm thư kí ghi bảng. - GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng: Các bộ phận Từ ngữ miêu tả Hai tai Hai lỗ mũi Hai hàm răng Bờm Ngực Bốn chân Cái đuôi To, dựng đứng trên cái đầu đẹp. ươn ướt, động đậy hoài trắng muốt được cắt rất phẳng nở khi đứng cũng cứ dậm lộp cộp trên đất. Dài, ve vẩy hết sang phải lại sang trái. Bài 3. - HS đọc nội dung. - GV treo một số ảnh con vật: - HS nêu tên con vật em chọn để quan sát. - Đọc 2 ví dụ SGK - 2 HS nối tiếp nhau đọc. - Viết lại những từ ngữ miêu tả theo 2 cột như ở bài tập số 2. - Lớp làm bài vào vở. - Trình bày: - Lần lượt HS nêu miệng, lớp nhận xét - GV nhận xét chung, ghi điểm HS có bài viết tốt. 4. Củng cố: - Khi miêu tả con vật, em cần quan sát những đặc điểm gì? 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà: Quan sát con gà trống * Phần nhận xét, bổ sung: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... BUỔI CHIỀU Tiết 1: TIẾNG ANH (GV chuyên soạn giảng) Tiết 2: ÔN TOÁN ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN I. MỤC TIÊU: - HS vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài tập có dạng: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ; Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.. - Rèn kỹ năng giải toán. - GD tính tích cực trong học tập. II. ĐỒ DÙNG: - VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: - KT sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: a. Hướng dẫn HS làm VBT. Bài 1: (VBT) Chu vi một hình chữ nhật là 630m, chiều dài gấp rưỡi chiều rộng. Tìm chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật đó. HD phân tích bài toán. Chữa bài, nhận xét * Bài2: (Bài 23-BDT). - Nêu đề bài - GV chữa bài, nhận xét. - HS làm bài vào vở BT, trình bày. - Lớp nhận xét. Bài giải: Nửa chu vi hình chữ nhật là: 630: 2 = 315(m) ?m Chiều dài: Chiều rộng: 315m ?m Tổng số phần bằng nhau là: 3+ 2 = 5 (phần) Chiều rộng hình chữ nhật là: 315 : 5 x 2 = 126 (m) Chiều dài hình chữ nhật là: 315 - 126 = 189(m) Đáp số: Chiều dài: 189m Chiều rộng: 126m - Đọc đề bài. - Trình bày: Bài giải. Vì thương trong 2 phép chia bằng nhau nên có thể coi thương của mỗi phép chia là một phần thì số hạng thứ nhất có: 1 x 4 = 4 (phần). Số hạng thứ hai có: 1 x 6 = 6 (phần). Ta có sơ đồ sau: ? Số hạng thứ nhất: Số hạng thứ hai: ? Số hạng thứ nhất là: 555 660: (4 + 6) x 4 = 222264 Số hạng thứ hai là: 555 660 - 222 264 = 333 396. Đáp số: STN: 222 264 STH: 333 396 Bài 3 (BT24-TNC) * Đặt đề toán theo sơ đồ sau: ? tuổi Tuổi con: 25 tuổi. Tuổi mẹ: ?tuổi - HS quan sát sơ đồ. - Xác định thuộc dạng toán nào? - Đặt đề toán và đọc trước lớp. - Lớp nhận xét. - HS làm, trình bày. - Lớp nhận xét. Bài giải: Hiệu số phần bằng nhau là: 7 - 2 = 5 (phần) Tuổi con là: 25 : 5 x 2 = 10(tuổi) Tuổi mẹ là: 25 + 10 = 35 (tuổi) Đáp số: 10 tuổi; 35 tuổi * Phần nhận xét, bổ sung: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ CHỦ ĐIỂM: HỮU NGHỊ - HOÀ BÌNH (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU: - HS hiểu ý nghĩa của các ngày kỷ niệm lễ lớn trong năm. - Sưu tầm các tiết mục văn nghệ. II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM: - Thời gian: 40 phút - Địa điểm: trong lớp học III. ĐỐI TƯỢNG : - Học sinh lớp : 4A; số lượng : 31 em IV. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: - Tư liệu, ảnh sưu tầm về ngày 30/ 4 và ngày 1/ 5 - Mộ
Tài liệu đính kèm: