Giáo án lớp 3 - Tuần 24 năm 2014

doc 35 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 24 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 3 - Tuần 24 năm 2014
TUẦN 24
Ngày soạn: 22/2/2014
Ngày giảng:	Thứ hai ngày 24 tháng 2 năm 2014
BUỔI SÁNG
(Đ/c Thắm soạn giảng)
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: KHOA HỌC
ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG
I. MỤC TIÊU:
 	- Nêu được thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống. 
	- GD ý thức áp dung khoa học trong trồng trọt.
II. CHUẨN BỊ:
 	- GV: Hình trang 94, 95 (SGK).
 	- HS: Kiến thức cũ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
- Bóng tối xuất hiện ở đâu? Khi nào? Lấy ví dụ?
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: ( Nhóm đôi).
* Cách tiến hành: 
- Nhận xét cách mọc của cây ở H1?
- Vì sao hoa có tên gọi là hoa hướng dương?
- Nêu dự đoán của em?
- Hát.
- 2 hs.
1. Vai trò của ánh sáng đối với thực vật.
- Quan sát hình trang 94, 95.
- Trả lời các câu hỏi SGK.
- Cây mọc vươn về phía ánh sáng.
- Hoa luôn hướng về phía mặt trời mọc.
- H3: Cây xanh tốt vì đủ ánh sáng.
- H4: Cây phát triển chậm vì thiếu ánh sáng.
- Nêu vai trò của ánh sáng đối với thực vật?
+ Giúp cây quang hợp.
+ ảnh hưởng tới quá trình sống khác của thực vật: hút nước, thoát hơi nước, hô hấp, ..
*KL: Mục bạn cần biết (SGK)
- 2 hs đọc.
* Hoạt động 2: ( Nhóm 6 hs.)
* Cách tiến hành: 
+ Bước 1: Chia nhóm.
+ Bước 2: Thảo luận.
+ Bước 3: trình bày.
- Tại sao 1 số cây chỉ sống ở nơi rừng thưa? Lấy VD?
- Tại sao 1 số cây chỉ sống ở nơi rừng rậm? Lấy VD?
- Liên hệ thực tế, nêu VD chứng tỏ mỗi loài TV có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
2. Nhu cầu ánh sáng của thực vật.
- Đọc tài liệu SGK.
- Thảo luận nhóm:
- Vì nhu cầu ánh sáng của loài cây này nhiều hơn các loài cây khác.
- Vì nhu cầu ánh sáng của loài cây này ít hơn các loài cây khác.
- Kể 1 số cây cần nhiều ánh sáng và 1 số cây cần ít ánh sáng.
- Nêu 1 số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong KT trồng trọt.
* KL:SGK.
- Cây cho quả và hạt cần được chiếu sáng nhiều.
- Trồng xen cây ưa bóng với cây ưa sáng trên cùng một thửa ruộng.
- 2 hs đọc .
- Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của mỗi loài cây để làm gì.
4. Củng cố:
- Thực vật có nhu cầu về ánh sáng ntn?
- Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị tiết sau.
 - Để thực hiện những biện pháp KT trồng trọt để cây được chiếu sáng thích hợp sẽ cho thu hoạch cao.
*Phần điều chỉnh, bổ sung:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ .........................................................................................................................
Tiết 2: ÔN TOÁN
 ÔN TẬP PHÉP CỘNG PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU :
 	- Củng cố cho HS về phép cộng phân số. 
	- Làm đúng các bài tập theo yêu cầu.
	- HS có tính cẩn thận, chính xác trong học tập. 
II. ĐỒ DÙNG: 
- Bảng con, vở.
III. BÀI MỚI
Bài 1: (VBT). Tính.
- HD: + Nêu cách cộng hai phân số khác mẫu.
 + HS tự làm bài vào vở.
 + Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: (BDT)
 - HD: Làm trên bảng phụ.
- Chữa bài.
Bài 3: (VBT)
 Một con ốc sên rơi xuống một hố sâu, ban ngày leo lên được m , ban đêm leo lên được m. Hỏi sau một ngày đêm ốc sên leo lên được:
a, Bao nhiêu mét? 
b, Bao nhiêu xăng- ti- mét?
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
 + = + = 
 + = + = 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
a, + + = + + = 
b, + + = ( + ) + = 1 + = 
 c, + + = + = + = 
- HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
Bài giải.
 a, Sau một ngày đêm ốc sên leo lên được là:
 + = ( m ).
	 b,	 m x 100 = 130 ( cm ).
Vậy, sau một ngày đêm ốc sên bò được 130 cm
 Đáp số: m; 130 cm.
 * Phần điều chỉnh bổ sung:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: LUYỆN VIẾT
 THEO CHÂN BÁC 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Viết đúng và đẹp trình bày đúng 4 khổ thơ trong bài Theo chân Bác theo kiểu chữ nghiêng nét đều hoặc nét thanh, nét đậm.
- Rèn tính kiên trì, cẩn thận của HS.
II. ĐỒ DÙNG:
	- Vở luyện viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
a, Giới thiệu:
b. Nội dung bài:
* Hướng dẫn HS viết: 
- GV yêu cầu học sinh đọc yêu cầu cần luyện viết trong bài
- Yêu cầu HS viết vào vở ô ly rồi viết vở luyện viết.
4. Củng cố :
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Luyện viết thêm ở nhà.
- 2HS đọc.
- Chép bài: Theo chân Bác của nhà thơ Tố Hữu.
- HS viết bài:
Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng sôi tăm cá
Có bưởi cam thơm mát bóng dừa
 Có rào râm bụt đỏ hoa quê
 Như cổng nhà xưa Bác trở về
 Có bốn mùa rau tươi tốt lá
 Như những ngày cháo bẹ măng tre.
Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn.
 Máy chữ thôi reo, nhớ ngón đàn
 Thong dong chiếc gậy gác bên bàn
 Còn đôi dép cũ, mòn quai gót
 Bác vẫn thường đi giữa thế gian.... 
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 23/2/2014
Ngày giảng:	Thứ ba ngày 25 tháng 2 năm 2014
BUỔI SÁNG
Tiết 1: TOÁN
 PHÉP TRỪ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU:
 	- Biết cách trừ 2 phân số cùng mẫu số.
	- Bài tập cần làm bài 1; 2(a, b). HS khá, giỏi làm hết bài 2(c, d); bài 3.
	- GD tính nhanh nhẹn, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
 	- GV: Băng giấy (dài 12 cm, rộng 4 cm).
 	- HS: Kiến thức cũ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra:
- Nêu cách cộng P/S cùng mẫu số?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. HD trừ 2 phân số: 
 * VD: SGK 
 ?
- Muốn biết bao nhiêu phần của băng giấy ta làm thế nào?
- Ta có phép trừ hai phân số sau:
 - = ? 
* Hình thành phép trừ 2 PS cùng mẫu số:
- Em có nhận xét gì về mẫu số của 2 phân số này?
- Ta trừ 2 tử số và giữ nguyên mẫu số:
- Vậy muốn trừ hai phân số cùng mẫu số ta làm ntn?
c. Thực hành:
Bài 1:
- Tính.
- Cộng 2 PS cùng MS.
- Chữa bài.
Bài 2:
* Phần (c, d )HS giỏi
- GV hướng dẫn HS làm bài .
- GV HD HS rút gọn trước khi trừ.
- Chữa bài.
Bài 3:
* HS khá, giỏi
HS làm.
Chữa bài.
- Chữa bài.
4. Củng cố:
- Nêu cách trừ phân số cùng mẫu.
- Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò:
 - Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 2 HS.
- Quan sát và nêu nhận xét: 
- Ta lấy băng giấy trừ đibăng giấy cònbăng giấy.
- Nhận xét: 
+ 2 P/S có MS bằng nhau và bằng 6.
- HS thực hiện:
 - = = 
 * Quy tắc: SGK.
 - Nhiều học sinh nhắc lại
- HS đọc yêu cầu của bài 
- Làm bài cá nhân
 - = ; - = = 1
 - = ; - = 
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
 - = - = 
 - = - = 
- Đọc đề, phân tích và làm bài.
Bài giải.
Số huy chương bạc và huy chương đồng đã giành được bằng:
 ( Tổng số huy chương).
Đáp số: ( Tổng số huy chương).
*Phần điều chỉnh, bổ sung:
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 	- Hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì?(nội dung ghi nhớ)
 	 - Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn(BT1, mục III)
 	 - Biết đặt câu kể Ai là gì? theo mẫu đã học để giới thiệu về người bạn, người 
thân trong gia đình (BT2, mục III).
	* HS khá, giỏi viết được 4, 5 câu kể theo yêu cầu của BT2.
	- GD ý thức trong khi nói hoặc viết câu.
II. CHUẨN BỊ.
 	- GV: Bảng phụ, ảnh gia đình.
 	- HS: Kiến thức cũ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
- Đặt câu Ai làm gì? Ai thế nào?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung:
* Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1, 2: (Nhóm đôi)
- Đọc đoạn văn.
- Đọc 3 câu văn được gạch chân?
- Câu nào dùng để giới thiệu về bạn Diệu Chi?
- Câu nào nêu nhận định về bạn Diệu Chi.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
Bài 3: 
- Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?
- Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi là gì?
- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào?
- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào?
Bài 4:
- Hãy phân biệt 3 kiểu câu đã học: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? để thấy chúng giống nhau và khác nhau ở đtểm nào?
- Nhận xét.
=> Ghi nhớ: SGK.
c. Luyện tập:
Bài 1: 
- Xác định câu kể Ai là gì và nêu tác dụng?
* Phần a:
* Phần b:
* Phần c:
- Nhận xét đánh giá.
Bài 2
- Giới thiệu các bạn trong lớp em. Hoặc giới thiệu các thành viên trong gia đình em?
- HS khá, giỏi viết được 4, 5 câu theo yêu cầu đề bài.
- GV đánh giá.
- Đọc bài hay, lớp học tập.
4. Củng cố:
- Nêu cấu tạo của kể Ai là gì?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị tiết sau.
- Hát.
- 2 HS.
- 2 hs.
- 2 hs.
- Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. Bạn Diệu Chi là HS cũ của trường tiểu học Thành Công.
- Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy. 
- HS nêu yêu cầu.
+ Bạn Diệu Chi / là học sinh cũ của trường tiểu Thành Công.
+ Bạn ấy/ là một họa sĩ nhỏ đấy.
- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai.
- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi là gì
- HS nêu yêu cầu.
- Thảo luận, trình bày.
- CN: Ai(Cái gì , con gì?)
- VN: là gì? 
- Giống nhau: Bộ phận CN cùng trả lời cho câu hỏi Ai, cái gì, con gì.
- Khác nhau: 
+ Câu kể Ai làm gì? VN trả lời cho câu hỏi làm gì?
+ Câu kể Ai thế nào. VN trả lời cho câu hỏi thế nào?
+ Câu kể Ai là gì. VN trả lời cho câu hỏi là gì?
- 2 HS đọc.
- HS nêu cầu.
- Thảo luận, trình bày.
+ Câu 1, 2: Giới thiệu chiếc máy.
+ Câu 3: Nhận định về giá trị của chiếc máy.
- Dòng 1: Chỉ mùa.
- Dòng 2: Chỉ vụ hoặc chỉ năm.
- Dòng 3: Nhận định chỉ ngày và đêm.
- Dòng 4: Nhận định đếm ngày tháng.
- Dòng 5: Nhận định về năm học.
+ Chủ yếu nhận định về giá trị của cây sầu riêng. Bao hàm cả ý giới thiệu về loại trái cây đặc biệt của miền Nam.
- HS nêu cầu.
- Thảo luận, trình bày.
+ VD: Giới thiệu về bạn.
Tôi xin giới thiệu các thành viên của tổ tôi. Đây là Minh. Minh là người rất chăm học, bài toán nào dù khó đến mấy cậu cũng cố làm cho được. Bạn kể chuyện hay nhất trong tổ là Huyền. Bạn Lan là cây đơn ca của tổ, của lớp đấy. Còn tôi là Hà. Tôi là tổ trưởng.
*Phần điều chỉnh, bổ sung:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tiết 3: KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 	- Chọn được câu chuyện nói về một hoạt động đã tham gia(hoặc chứng kiến) góp phần giữ gìn làng xóm (đường, phố, trường học ) xanh, sạch ,đẹp 
 	- Biết sắp xếp các sự việc cho hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
	- GD tính mạnh dạn, tự tin trước tập thể. 
II. CHUẨN BỊ :
 	- GV:Bảng lớp, bảng phụ.
 	- HS: Kiến thức cũ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra:
- Kể lại chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp .
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung:
* Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề
- Hát.
- 1 học sinh kể chuyện.
- 1 học sinh đọc đề bài.
- XĐ yêu cầu của đề.
- Đọc 3 gợi ý trong SGK
- GV hướng dẫn chọn chuyện: 
- Dán 2 phương án KC.
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc.
- Học sinh tự nêu.
+ Một buổi trực nhật.
+ Kể việc chính em đã làm.
+ Kể chuyện người thực việc thực.
- Lựa chọn KC theo 1 trong 2 phương án đã nêu.
- Mở đầu câu chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi, em).
* Kể trong nhóm trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Kể chuyện theo cặp.
- Lập nhanh dàn ý cho bài kể. GV ghi nhanh lên bảng.
- Từng cặp kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện.
* Thi kể trước lớp:
- GV treo bảng phụ ghi tiêu chuẩn đánh giá.
- Bình chọn bạn kể hay.
- Bình chọn bạn có câu trả lời xuất sắc.
4. Củng cố:
	- Bản thân em đã làm gì để cho làng xóm, đường phố luôn sạch, đẹp.
- Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò: 
	 - Chuẩn bị tiết sau.
- Đọc tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
- Tiếp nối thi kể
- Trả lời câu hỏi của bạn.
- NX theo đúng tiêu chuẩn.
*Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: LỊCH SỬ
ÔN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
	 - Biết thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử nước ta từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê( TK- XV ) ( tên sự kiện, thời gian xảy ra sự kiện ).
 - Kể lại một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê ( TK- XV).
	- Ham tìm hiểu lịch sử Việt Nam. 
II. ĐỒ DÙNG: 
 - Hình vẽ trục thời gian 
 - Một số tranh, ảnh phù hợp với yêu cầu của mục 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt đọng của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: 
- GV treo băng thời gian lên bảng y/c HS ghi tên các giai đoạn lịch sử đã học. 
- Nhận xét, kết luận.
- Hoàn thành bảng thống kê.
* Hoạt động 2: 
- GV giới thiệu chủ đề cuộc thi.
- Tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt.
4. Củng cố:
- Nhận xét giờ học: 
5. Dặn dò:
- Ôn bài nhớ các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong 4 giai đoạn lịch sử vừa học.
- Chuẩn bị bài sau.
1. Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử 
tiêu biểu từ năm 938 đến TK XV
- HS hoàn thành phiếu.
+ Vẽ băng thời gian vào vở và điền tên 2 giai đoạn LS đã học vào chỗ chấm:
 938 1090 1226 1400 TK XV 
các 
giai
đoạn 
LS
+ Các triều đại tiêu biểuVN thế kỉ XV:
Triều đại
Tên nứơc
Kinh đô
Nhà Lý
Đại Việt
Thăng Long
Nhà Trần
Đại Việt
Thăng Long
Nhà Hậu Lê
Đại Việt
Thăng Long
2. Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử.
- HS thảo luận nhóm.
- Mỗi nhóm cử 1 bạn làm ban giám khảo. 
- Đại diện nhóm thi kể về các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: MĨ THUẬT
VẼ TRANG TRÍ: TÌM HIỂU VỀ CHỮ NÉT ĐỀU
(GV chuyên soạn, giảng)
Tiết 2: ÔN TOÁN
LUYỆN TẬP VỀ PHÉP TRỪ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU:
	- Rèn kĩ năng cho HS về phép trừ hai phân số khác mẫu số
	- Làm được các bài toán theo yêu cầu.
	- HS có tính nhanh nhẹn, biết quan sát.
II. ĐỒ DÙNG: 
	- Bảng con. VBT.
III. BÀI MỚI:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Bài 1: (VBT). Tính.
 - HD: + Muốn trừ hai phân số khác mẫu ta làm ntn? 
 - Chữa bài.
Bài 2: (BDT). Rút gọn rồi tính.
- HD: + Rút gọn.
 +Tính.
Bài 3: (VBT). Tìm x biết.
 - HD HS làm bài.
 - Chữa bài.
Bài 4: (VBT). Bài toán.
- HS làm.
- GV chữa bài.
- Nêu yêu cầu.
- HS tự làm bài vào vở.
 - = - = 
 - = - = 
 - = - = 
- Nêu yêu cầu.
- Tự làm bài vào vở.
 - = - = - = 
 - = - = - = = 
 - = - = - = 
HS đọc đề toán.
- HS làm bài.
 + x = 	 x + = 
 x = - 	 x = - 
 x = x = = 
HS đọc đề toán.
HS làm bài.
Bài giải.
 Bếp ăn còn lại số phần của tạ gạo là:
 ( tạ gạo).
 Đáp số: tạ gạo
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: ÔN TIẾNG VIỆT(LTVC)
ÔN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
	- Nhận biết được câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn.
	- Nêu được tác dụng của câu kể vừa tìm được.
	- Có ý thức trong khi nói hoặc viết.
II. ĐỒ DÙNG:
 	 - Bảng phụ, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Bài 1: Tìm các câu kể Ai là gì ? trong đoạn trích dưới đây. Nêu tác dụng của từng câu.
 a. Lý Tự Trọng là con của một gia đình Cách mạng quê ở Hà Tĩnh, cư trú ở Thái Lan. Năm 1925, lúc 11 tuổi, Lý Tư Trọng là một trong bảy thiếu niên được Bác Hồ trực tiếp bồi dưỡng ở Quảng Châu (Trung Quốc). Năm 1929, anh được đưa về nước hoạt động, làm liên lạc cho sứ uỷ Nam Kì.
b. Kim Đồng là người dân tộc Nùng ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hoà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Kim Đồng theo cách mạnh làm giao thông liên lạctừ Đào Ngạn lên Pắc Bó, nơi Bác Hồ ở
Bài 2: Viết một vài câu giới thiệu về bố mẹ (ông bà) với một người bạn mới quen của em, trong đó có sử dụng câu kể Ai là gì?
- Gọi HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét chữa bài.
- Đọc yêu cầu, nội dung.
- HS xác định câu và tác dụng 
Câu
Tác dụng
Lý Tự Trọng là ... Thái Lan.
Lý Tư TrọnglàQuảng Châu 
Kim Đồng là  Cao Bằng.
Giới thiệu
Giới thiệu
Giới thiệu
- Đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài, trình bày trước lớp:
VD: Bây giờ tớ sẽ kể cho cậu nghe về gia đình của tớ nhé: Bố tớ là cán bộ xã. Bố là người thẳng thắn và kiên định. Mẹ tớ là giáo viên. Mẹ là người cần mẫn và chu đáo. Còn tớ là con thứ nhất trong gia đình. Tớ là học sinh lớp 4A, .....
* Phần điều chỉnh bổ sung:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 24/ 2/ 2014
Ngày giảng:	Thứ tư ngày 26 tháng 2 năm 2014
BUỔI SÁNG
Tiết 1: TẬP ĐỌC 
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, tự hào.
 - Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 1, 2 khổ thơ yêu thích).
- GDBVMT: HS cảm nhận được vẻ đẹp huy hoàng của biển đông thời thấy được giá trị của biển cả đối với cuộc sống con người.
- GD yêu thiên nhiên, yêu lao động.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ, tranh.
- HS: Kiến thức cũ. 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: Vẽ về cuộc sống an toàn 
- Hát
- 2 học sinh đọc bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Trả lời câu hỏi về ND bài.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Luyện đọc:
- Giới thiệu giọng đọc toàn bài.
- 1 HS khá đọc toàn bài
- Chia đoạn.
- Đọc nối tiếp các khổ thơ	
- Gồm 5 khổ thơ.
- Nối tiếp đọc 5 khổ thơ:
+ Lần 1: Đọc, chỉnh sửa lỗi phát âm. HD ngắt nhịp thơ
+ Lần 2: 
 Giải nghĩa từ: thoi, cá thu
- Lần 3: Luyện đọc đoạn theo cặp.
- Đọc toàn bài
- 1, 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài
- Nghe bài đọc mẫu.
c. Tìm hiểu bài:
- Đọc lướt toàn bài:
- Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào ?
- Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc nào ?
- Tìm những từ ngữ nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển cả ?
- BVMT: Thiên nhiên đã ban tặng cho con người một vẻ đẹp huy hoàng của biển cả. Vậy tài nguyên biển mang lại giá trị to lớn ntn đối với đời sống con người?
- Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả đẹp như thế nào?
=> Hình ảnh chân thực, sinh động: tiếng hát cùng gió làm căng cánh buồm; vui vẻ phấn khởi kéo những mẻ cá xoăn tay,...
+ Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc hoàng hôn
+ Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc bình minh.
+ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
 Mặt trời đội biển nhô màu mới.
 Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
+ Cho vẻ đẹp của biển cả. Cho ta nguồn thuỷ sản phong phú.
+ Câu hát căng buồm cùng gió khơi
 Hát rằng: Cá bạc biển đông lặng 
 Cá thu biển đông như đoàn thuyền thoi
  Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
 Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
 Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
 Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
 Câu hát căng buồm với gói khơi
 Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
d. Đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
- 5 HS nối tiếp đọc.
- GV đọc khổ 1
- Luyện đọc diễn cảm khổ 1.
- Thi đọc diễn cảm.
- 1, 2 HS thi đọc.
- Nhẩm HTL bài thơ.
- Thi đọc thuộc từng khổ thơ.
- Đọc thuộc cả bài thơ.
- NX, đánh giá.
4. Củng cố: 
- ND chính của bài ca ngợi điều gì?
- Để biển của chúng ta luôn giàu và đẹp, mỗi người dân cần làm gì?
5. Dặn dò: 	 
- Ôn và HTL bài thơ. Chuẩn bị bài sau.
* ND: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động.
 * Phần điều chỉnh, bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tiết 2: TOÁN
 PHÉP TRỪ PHÂN SỐ (TIẾP THEO )
I. MỤC TIÊU:
 	- Biết cách trừ hai phân số khác mẫu số.
	- Bài tập cần làm bài 1; 3. HS khá, giỏi làm hết bài 2.
- GD ý thức nhanh nhẹn. cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
 	- GV: Bảng nhóm.
 	- HS: Kiến thức cũ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra.
- Nêu cách trừ hai P/S cùng MS? 
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung:
- Nêu đề toán SGK?
- Muốn biết cửa hàng còn bao nhiêu phần tấn đường ta làm thế nào?
* Hình thành phép trừ 2 phân số khác mẫu số:
- Em có nhận xét gì về mẫu số của 2 phân số trên?
- HD cách thực hiện:
+ Ta quy đồng mẫu số 2 phân số.
+ Trừ 2 P/S cùng mẫu số
* Ghi nhớ: SGK.
c. Thực hành:
Bài 1: Tính.
- Chữa bài. 
Bài 2: 
*HS khá, giỏi
- Rút gọn rồi tính.
- GV hướng dẫn HS làm bài 
- Rút gọn trước khi trừ
- GV nhận xét.
Bài 3. Giải toán.
- HD học sinh làm bài
- Chữa bài 
4. Củng cố:
- Nêu cách thực hiện phép trừ phân số khác mẫu.
- Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 2HS.
- 2 HS.
- Ta lấy: 
- 2 P/S trên có mẫu số khác nhau.
3 hs đọc.
- Nêu yêu cầu của bài.
- HS trình bày:
- HS nêu yêu cầu.
- Trình bày nháp.
 - = - = = 
 - = - = - = 
- Đọc đề, phân tích và làm bài
Bài giải.
Diện tích trồng cây xanh bằng:
( Diện tích công viên).
 Đáp số : diện tích công viên.
*Phần điều chỉnh, bổ sung:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: THỂ DỤC
BÀI 47
(GV chuyên soạn, giảng)
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN
 MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
 	- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một đoạn văn(còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh (BT2).
	- HS có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây xanh.
II. CHUẨN BỊ:
 	 - GV:1 số kiểu bài mẫu, bảng phụ.
 	- HS: Kiến thức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
- Đọc ghi nhớ bài đoạn văn trong văn miêu tả cây cối
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
Bài 1: 
- Đọc dàn ý từng nội dung thuộc phần nào?
+ Đoạn 1: Giới thiệu cây chuối tiêu.
+ Đoạn 2, 3 : Tả bao quát , tả từng bộ phận của cây.
+ Đoạn 4 : Lợi ích của cây chuối tiêu
- Hát.
- 1 HS đọc nội dung, lớp đọc thầm cả bài.
- HS nêu cầu.
- Thảo luận, trình bày.
+ Phần mở bài
+ Phần thân bài
+ Phần kết bài
Bài 2: 
- Đề bài y/c các em viết thêm ý vào chỗ chấm cho hoàn chỉnh cả 4 đoạn ?
* Đoạn 1: Phần gợi ý cho biết đây thuộc kiểu MB nào?
* Đoạn 2: Phần gợi ý cho biết tác giả tả như thế nào?
* Đoạn 3: Phần gợi ý cho biết tác giả tả bộ phận nào của cây?
- GV nhận xét, chọn bài làm tốt đọc chậm cho h/s nghe.
* Đoạn kết bài: Phần gợi ý cho biết đây là kiểu kết bài nào?
- HS đọc bài.
- GV nhận xét.
- Đọc đoạn văn hay lớp học tập
4. Củng cố:
- Chốt lại nội dung bài dạy.
- Nhận xét tiết học : 
5. Dặn dò:
 - Chuẩn bị tiết sau.
- 1 HS đọc y/c và gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm cả bốn đoạn văn.
- Mở bài gián tiếp.
- HS viết bài:
- VD: Hè nào em cũng về thăm bà. Vườn nhà bà trồng nhiều thứ cây ăn quả nhưng em thích nhất là cây chuối tiêu trồng ở góc vườn.
- Tác giả tả bao quát cây chuối.
- VD: Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô mát rượi.
- Tác giả tả buồng chuối, nải chuối, quả chuối.
- VD: Buồng chuối dài lê thê kéo thân chuối ngả về một phía. Những nải chuối úp sát vào nhau. Mỗi nải chuối chen chúc nhau vài chục trái chuối như những ngón tay.
- Kết bài mở rộng.
- VD: Cây chuối đã đem lại hương vị đậm đà ngọt mát cho gia đình em trong những ngày hè. Em thường múc nước tưới cho cây, chăm sóc cây thường xuyên.
- HS nối tiếp đọc đoạn văn
*Phần điều chỉnh, bổ sung:
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: ĐỊA LÍ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. MỤC TIÊU: 
	- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hồ Chí Minh:
 	+ Vị trí: nằm ở đông bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gòn.
	+ Thành phố lớn nhất cả nước.
	+ Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn: ......
 	- Chỉ được Hải Phòng trên lược đồ (bản đồ).
	* HS khá, giỏi: + Dựa vào bảng số liệu so sánh diện tích và dân số Thành phố Hồ Chí Minh với các thành phố khác.
	+ Biết các loại đường giao thông từ Thành phố Hồ Chí Minh đi tới các tỉnh khác.
II. ĐỒ DÙNG DAY HỌC: 
 	- Bản đồ tranh, ảnh về thành phố Hồ Chí Minh 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra :
- Nêu những nguyên nhân làm cho đồng bằng Nam bộ có công nghiệp phát triển mạnh?
- Gv đánh giá nhận xét 
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
 * Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
- Chỉ vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh 
trên bản đồ?
- Thành phố năm bên con sông nào?
- Thành phố đã có bao nhiêu tuổi?
- Thành phố được mang tên Bác từ năm nào?
- Thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp với tỉnh nào? 
- Từ TPHCM đi tới các tỉnh khác bằng phương tiện nào?
- Hướng dẫn học sinh so sánh về dân tộc , dân cư?
*Hoạt động 2: (nhóm đôi)
- Kể tên các nghành công nghiệp của thành phố?
- Nêu dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm văn hoá, khoa học lớn?
*KL: Đây là thành phố công nghiệp lớn nhất nơi có nhiều hoạt động mua bán tấp lập nhất, nơi thu hút được nhiều khách du lịch nhất, là một trong những thành phố có nhiều trường đại học nhất.
4. Củng cố:
- Nêu vi trí, đặc điểm của thành phố HCM ?
- Nhận xét chung tiết học. 
5. Dặn dò: 
 - Chuẩn bị bài sau: 
- 2Học sinh thực hiện. 
1. Thành phố lớn nhất cả nước: 
- Học sinh quan sát bản đồ và đọc kênh chữ. 
- HS chỉ vị trí của TP - HCM trên bản đồ
- Sông Sài Gòn 
300 năm
1976
- Bình Dương, Đồng Nai, Long An..
- Máy bay Tàu hoả, ô tô.
- Học sinh so sánh trên bảng số liệu 
- Học sinh đọc phần kênh chữ
2. Trung tâm kinh tế văn hoá, khoa học lớn.
- Điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất, sản xuất vật liệu sây dụng, dệt may..
- Có nhiều viện nghiên cứu, nhiều trường đại học .. khu vui chơi giải trí, rạp hát, rạp chiếu phim..
- Học sinh nhắc lại 
*Phần điều chỉnh, bổ sung:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT(TLV)
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Rèn kĩ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cây hoa mà em yêu thích.
- HS lập được dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả cây hoa mà HS thích.
- GD yêu quý cây hoa.
II. ĐỒ DÙNG:
Bảng phụ.
III. BÀI MỚI
Đề bài: Em hãy lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một cây hoa mà em yêu thích.
- HD: 
+ Yêu cầu HS nêu cấu tạo bài văn MT tả cây cối.
+ Thế nào là lập dàn ý.
+ Kể tên một số cây hoa mà em biết?
+ Cây hoa mà em yêu thích là cây nào?
+ Y/c học sinh tự làm bài sau đó trình bày trước lớp.
- Đọc yêu cầu.
- Tự làm bài vào vở, trình bày:
VD: Dàn ý tả cây hoa đào.
* MB: Loài em thích nhất là khóm hoa hồng trước nhà.
* TB: Thân cây 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24(2014).doc