Giáo án lớp 3 - Tuần 20 năm 2014

doc 32 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 890Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 20 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 3 - Tuần 20 năm 2014
TUẦN 20
Ngày soạn: 4/1/2014
Ngay giảng: 	Thứ hai ngày 6 tháng 1 năm 2014
BUỔI SÁNG
(Đ/c Thắm soạn giảng)
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: ÔN TOÁN
DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I. MỤC TIÊU:
	- Củng cố cho HS cách tính diện tích HBH
- HS biết vận dụng kiến thức đã học vào giải các bài tập có liên quan.
- GD tính tích cực, tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	- ND bài ôn.
III. BÀI MỚI:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Nêu công thức tính diện tích hình bình hành.
2. Bài tập:
Bài 1: (VBT)
Tính diện tích hình bình hành, biết:
a. Độ dài đáy là 5dm, chiều cao là 60cm.
b. Độ dài đáy là7cm chiều cao là 3dm.
c. Độ dài đáy là 62dm, chiều cao là 2m.
* HD:- Làm bài trên bảng phụ .
 - Nếu 2 đơn vị đo không cùng độ dài, ta làm như thế nào?
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: (VBT)
Tính diện tích HBH biết :
a. H = 15 m = 150 cm.
 A = 7 cm.
b. H = 28 dm.
 A = 12 dm.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
Bài 3:(TNC)
Tóm tắt:
Chiều cao: 7 m
Đáy: Gấp đôi chiều cao
50 cm = 1 cọc.
Số cọc rào : ? chiếc.
Nhận xét, chữa bài
 S = a x h
- Đọc đề bài.
- Làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm làm 1phần. Dán bài.
 Bài giải.
a. Diện tích hình bình hành đó là:
 5dm = 50 cm
 50 x 60 = 3000 (cm²).
 Đáp số: 3000 cm²
- b) , c) HS làm tương tự.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài.
S = 150 x 7 = 1050 ( cm2)
S = 28 x 12 = 336 ( dm2) 
Nêu yêu cầu của bài.
HS đọc bài tự làm bài vào vở.
Bài giải.
Độ dài đáy là:
7 x 2 = 14 ( m)
Diện tích khu đất là:
7 x 14 = 98 ( m2)
Chu vi khu đất là:
( 7 + 14) x 2 = 42 ( m) 
42m = 4200 (cm)
Số cọc cần để rào khu đất là:
4200 : 50 = 85 ( chiếc)
Đáp số: 98 m2, 
 Số cọc: 85 chiếc.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU:
 	- Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,...
 	- HS có ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong lành nơi mình ở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Hình trang 78, 79 SGK.
 	- Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về cảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Địa phương em đã làm gì để phòng chống bão?
 - Nhận xét.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Nhóm đôi
- Hình vẽ sgk.
 - Hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch?
 - Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm?
 - Nêu lại một số tính chất của không khí ?
 * Kết luận:
 + Không khí sạch là không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị,....
+ Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc,....
* Hoạt động 2: Nhóm 4
 - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- Nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí bị ô nhiễm?
 Kết luận: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: Do bụi; do khí độc.
- Liên hệ tỉnh Lai Châu.
- Biết tự bảo vệ bản thân khi gặp không khí bị ô nhiễm: đeo khẩu trang, không đến những nơi có khí độc 
4. Củng cố:
- Nêu nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí ? Cách phong tránh?
- Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò:
- HS về nhà thực hiện VSMT xung quanh.
- HS nêu.
1. Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch.
- HS quan sát hình thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm trình bày: 
+ Không khí trong sạch: H 2.
+ Không khí bị ô nhiễm: H1, 3, 4.
- 2-3 HS nêu
2. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí.
- Khói bụi, khí độc, vi khuẩn
- HS liên hệ thực tế và nêu: do khí thải của các nhà máy, khói lò gạch, khí độc, bụi do các phương tiện....
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
KÍNH TRỌNG VÀ BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- Biêt vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư sử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
- Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- GD ý thức yêu lao động.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.
- GV: Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
- HS: Kiến thức cũ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Nêu bài học.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Nhóm
- Tình huống 1: Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến nhà cho Tư, Tư sẽ làm gì?
- Tình huống 2: Các bạn nhại lại tiếng người bán hàng, Hân nghe thấy, bạn sẽ làm gì?
- Gv cùng cả lớp trao đổi:
+ Cách ứng xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
+ Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?
- GV kết luận về cách ứng xử phù hợp.
* Hoạt động 2: (2 nhóm).
- Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm: Bài ca dao, tranh ảnh, tục ngữ nói về người lao động.
* Kết luận chung: sgk.
* Hoạt động nối tiếp:
- Kể tên những việc làm thể hiện mình đã kính trọng, biết ơn những người lao động.
4. Củng cố: 
	- Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng người lao động?
	- Chốt lại nội dung bài dạy.
5. Dặn dò:
	- Thi đua thực hiện tốt điều đã học.
	- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
1. Đóng vai (Bài tập 4):
- Các nhóm lên đóng vai.
- Hs cùng trao đổi về cách ứng xử của các bạn.
- TH1: Cảm ơn bác, mời bác vào nhà uống nước.
- TH2: Cảm ơn bác, em vào nhà rót nước mời bác uống nước.
- HS đọc tình huống.
- Thảo luận, trình bày.
- Giải thích với các bạn rằng đấy là một việc làm thiếu lễ phép, khuyên các bạn xin lỗi người bán hàng.
- Vui, vì đã làm một việc tốt.
2. Trình bày sản phẩm- Bài tập 5, 6.
- HS làm việc theo nhóm, các nhóm trưng bày sản phẩm đã chuẩn bị được.
- HS cùng tham quan sản phẩm của các nhóm.
- HS nêu kết luận chung sgk.
- HS đọc nối tiếp.
* Phần điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 5/1/2014
Ngày giảng: 	 Thứ ba ngày 7 tháng 1 năm 2014
BUỔI SÁNG
Tiết 1: TIẾNG ANH
(GV chuyên soạn, giảng)
Tiết 2: TOÁN
PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
 	- Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số: tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.
 	- Làm được các bài tập 1; 2 (2 ý đầu); 3. HS khá, giỏi làm hết bài 2.
 	 - HS ham thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Sử dụng mô hình hoặc hình vẽ SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Lấy ví dụ về phân số.
- Xác định tử số, mẫu số trong phân số đó.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Phân số và phép chia số tự nhiên:
* Ví dụ 1: Có 8 quả cam, chia đều cho 4 em. Mỗi em được mấy quả cam?
- Hướng dẫn HS giải bài toán, nhận ra kết quả của phép chia là một số tự nhiên.
* Ví dụ 2: Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 em. Mỗi em được bao nhiêu phần của bánh?
- Hướng dẫn tìm cách giải bài toán (cách chia bánh).
* Nhận xét: Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết dưới dạng phân số; tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.
- GV đưa ra một số ví dụ:
3 : 5 = ; 7 : 9 = ;........
c. Thực hành:
Bài 1: Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số.
- Nhận xét.
Bài 2: Viết theo mẫu.
* HS khá, giỏi làm 2 ý cuối
- GV phân tích mẫu.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:
a. Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1.
 - Nhận xét.
b. Qua phần a em có nhận xét gì?
4. Củng cố:
	- Nêu cách viết phép chia số tự nhiên dưới dạng phân số ?
	- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
	- Về nhà làm bài tập trong VBT.
	- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS đọc lại ví dụ.
- HS giải bài toán:
8 : 4 = 2 (quả)
- HS đọc đề bài.
- HS nêu cách chia.
C1: lấy 3 chia cho 4 (không biết thực hiện
C2: Chia từng cái bánh.
- HS nhận ra: 3 : 4 = .
- HS lấy ví dụ phép chia số tự nhiên được viết dưới dạng phân số và xác định tử số, mẫu số trong mỗi phân số đó.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs làm bài.
 7 : 9 = ; 5 : 8 = ; 6 : 19 = 
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài dựa vào mẫu.
 36 : 9 = = 4 88 : 11 = 
 0 : 5 = = 0 7 : 7 = = 1
- HS nêu yêu cầu.
- HS viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1:
 6 = ; 1 = ; 27 = ; 0 = 
- Nhận xét: Mọi số tự nhiên có thế viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó là mẫu số bằng 1.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? để nhận biết được các câu kể đó trong đoạn văn (BT1). Xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể tìm được (BT2).
	- Viết được đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì ?
	- HS khá, giỏi viết được đoạn văn (ít nhất 5 câu) có 2, 3 câu kể đã học (BT3)
	- GD ý thức trong khi nói hoặc viết câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Một số tờ phiếu viết rời từng câu trong bài tập 1 để làm bài tập 2.
	- Bút dạ, giấy để 2-3 HS làm bài tập.
	- Tranh minh hoạ cảnh làm trực nhật lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài tập tiết trước.
- Nhận xét.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài 1: Tìm các câu kể Ai làm gì ? trong 
đoạn văn:
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu vừa tìm được ở bài 1.
- Yêu cầu hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3. Viết đoạn văn kể về việc làm trực nhật.
- GV giới thiệu việc trực nhật qua tranh.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn.
- HS đọc bài, lớp đánh giá.
- Đọc bài văn hay lớp học tập.
4. Củng cố:
- Chốt lại nội dung bài dạy.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Vận dụng kiểu câu này vào viết văn.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS chữa bài tập.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc đoạn văn.
+ Các câu kể Ai làm gì ?là câu: 3, 4, 5, 7.
- HS đọc lại các câu kể Ai làm gì ? vừa tìm.
- HS nêu yêu cầu.
- HS xác định chủ ngữ và vị ngữ trong từng câu kể tìm được ở bài 1.
C3: Tầu chúng tôi/ buông neo trong vùng 
biển Trường Sa.
C4: Một số chiến sĩ/ thả câu.
C5: Một số khác/ quây quần tren bong....
C7:Cá heo/ gọi nhau quây đén quanh tàu.
- HS nêu yêu cầu.
- HS quan sát tranh, hình dung lại công việc trực nhật.
- HS viết đoạn văn:
Sáng nay tổ em làm nhiệm vụ trực nhật lớp học. Em cầm chổi quét lớp thật nhẹ nhàng và dồn rác vào một góc để hót đi. Minh và Quang khỏe hơn thì kê lại bàn ghế. Hương giặt dẻ lau bảng, lau bàn cô giáo và bảng đen. Mỗi người một việc thật là vui. Các bạn vào lớp ai cũng thích vì lớp học sạch sẽ.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn vừa viết.
- HS cảm thụ .
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có tài.
 	- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
 	- GD tính thông minh, nhanh nhẹn, đoàn kết, biết giúp đỡ người khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Một số truyện viết về người có tài.
	- Bảng phụ viết dàn ý kể chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại câu chuyện "Bác đánh cá và gã hung thần".
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn kể chuyện:
* Tìm hiểu yêu cầu của đề:
Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tài.
- Lưu ý: Chọn đúng câu chuyện, những nhân vật có tài được nêu làm ví dụ là những người đã biết qua các bài đọc.
- Đọc gợi ý.
- Những người như thế nào thì được công nhận là có tài? Lấy ví dụ?
- Em đọc câu chuyện của mình ở đâu? 
- Hãy giới thiệu nhân vật mình sẽ kể với các bạn về những tài năng cuả họ?
* Kể chuyện kết hợp trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Đọc dàn ý SGK.
- Kể trong nhóm.
* Thi kể trước lớp.
- GV nhận xét.
4. Củng cố:
- Chốt lại nội dung bài dạy.
- Tuyên dương những HS có những câu chuyện hay, hấp dẫn.
5. Dặn dò:
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs kể lại câu chuyện.
- HS đọc đề bài.
- HS xác định trọng tâm của đề.
- HS đọc các gợi ý 1,2 SGK.
- Có tài năng, sức khỏe, trí tuệ hơn người. Mang tài năng ra để phục vụ cho đất nước như: Bạch Thái Bưởi, Cao Bá Quát, Lê Quý Đôn, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa, 
- Báo, truyện, ti vi.
- Hs nối tiếp: Tôi xin kể câu chuyện về nhà bác học Lê Quý Đôn. Ông là người có trí nhớ siêu phàm, bất cứ quyển sách nào ông cũng chỉ đọc một lần là nhớ như in từng dấu chấm, dấu phẩy. Tài đức của ông được lưu truyền trong dân gian từ bao đời nay.
- Hs đọc.
- Thời gian 5 phút.
- Cá nhân kể - lớp đánh giá, bình chọn bạn kể hay.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: MĨ THUẬT
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI NGÀY HỘI QUÊ EM
	(Do GV chuyên soạn, giảng)
Tiết 2: LỊCH SỬ
CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I. MỤC TIÊU:
	- Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn( Tập trung vào trận Chi Lăng)
	- Nắm dược việc nhà Hậu Lê được thành lập.
	- Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi ( Kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho rùa thần...)
	- HS khá, giỏi: Nắm được lí do vì sao quân ta lựa chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch và mưu kế của quân ta trong trận Chi Lăng.
- HS có ý thức tìm hiểu về lịch sử thời Hậu Lê.
II. CHUẨN BỊ:
- GV : + Hình sgk. 
 + Phiếu học tập của học sinh.
 - HS : Kiến thức cũ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: ( Cá nhân).
- Năm 1407 đất nước rơi vào tay nhà Minh. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi.
- Gv treo lược đồ như sgk.
- Thung lũng Chi Lăng thuộc tỉnh nào?
- Nêu đặc điểm của thung lũng?
- Địa thế đó có lợi gì cho quân ta?
* Tiểu kết: Qua sử liệu cho thấy địa thế của ải Chi Lăng rất thuận lợi cho quan ta.
* Hoạt động 2: ( Nhóm đôi).
- Lê lợi đã bố trí quân thế nào?
- Quân địch trúng kế của ta ra sao?
- Bộ binh của nhà Minh thua trận như thế nào?
* Hoạt động 3: ( Cá nhân).
- Nêu kết quả của trận Chi Lăng?
- Theo em vì sao quân ta dành được thắng lợi?
- Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
 Bài học: SGK.
4. Củng cố:
- Ải Chi Lăng có địa thế ntn?
- Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
5. Dặn dò:
- VN đọc lại sử liệu, nêu diễn biến của trận Chi Lăng?
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
1. Ải Chi Lăng và bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng.
- HS quan sát.
- HS đọc sử liệu.
- Hs trình bày thêm:
- Năm 1418 khởi nghĩa Lam Sơn lan rộng.
- Năm 1426, quân Minh bị quân khởi nghĩa bao vây, xin cứu viện. Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng sơn.
- Tỉnh Lạng Sơn.
- Thung lũng hẹp có hình bầu dục, phía Tây là dãy núi đá hiểm trở phía đông là dãy núi đất trùng trùng điệp điệp, lòng lũng có sông lại có 5 ngọn núi nhỏ.
- Mai phục định rất dễ dàng,còn giặc đã lọt vào Chi Lăng khó có đường thoát ra.
2. Diễn biến trận Chi Lăng:
- HS đọc sử liệu.
- Cho quân mai phục hai bên sườn núi và lòng khe.
- Địch đến giả vờ thua rồi nhử giặc vào ải. Tưởng ta thua thật ham đuổi đã xa vào bẫy cài sẵn.
- Thua chạy bì bõm thoát thân. Tướng giặc chết tại trận.
- Hs thuật lại diễn biến trận Chi lăng.
3. Kết quả- ý nghĩa:
- HS đọc sử liệu.
- Quân ta đại thắng, quân địch thua trận, số sống sót cố chạy về nước, tướng giặc chết ngay tại trận.
- Quân sĩ anh hùng, tướng tài, địa thế có lợi.
- Chiến thắng vẻ vang, mưu đồ cứu viện cho Đông Quan của nhà Minh bị tan vỡ. Quân Minh xâm lược phải đầu hàng, rút về nước. Nước ta hoàn toàn độc lập, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, mở đầu thời kỳ Hậu Lê.
- 2 HS đọc.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: ÔN TIẾNG VIỆT (LTVC)
 LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
 Củng cố cho HS :
	- Câu kể Ai làm gì?
 	- HS xác đinh được câu kể Ai làm gì? Tìm được CN, VN trong từng câu.
	- HS viết được đoạn văn có sử dụng câu kể Ai làm gì?
- GD tính tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ : 
 Nội dung các bài tập. VBT, BTNC
III. BÀI MỚI:
- Thế nào là câu kể ai làm gì
- Sử dụng câu hỏi nào để xác định chủ ngữ?
- Dùng câu hỏi nào để xác định vị ngữ?
- GV phát phiếu bài tập
Bài 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu kể Ai làm gì? sau.
Bài 2: Viết đoạn văn kể lại việc lao động của tổ em. Gạch dưới cỏc cõu kể Ai làm gỡ?
- GV nhận xét chữa bài.
- 3HS trả lời
Ai ?( con gì?, cái gì?)
Làm gì?
- Đọc yêu cầu.
- HS làm bài và trình bày.
 - Bố em / đang đọc báo. Mẹ em/ thì nấu
 CN VN CN VN
 cơm. Còn em/ thì đang học bài. Cả nhà 
 CN VN
em mỗi người một việc.
- HS viết đoạn văn.
 Chiều thứ sáu, tổ em được phân công tưới cây và dọn VS sân trường. Chúng em phân công nhau mỗi người làm một việc. Bạn Hoa, bạn Hồng nhổ cỏ. Bạn Tài, bạn Ba xách nước tưới cây. Còn em thì quét sân trường. Làm việc xong chúng em thấy sân trường sạch sẽ thoáng mát hẳn lên, chúng em thấy rất vui vì đã làm cho trường, lớp em sạch sẽ hơn.
- HS đọc đoạn văn.
* Phần điều chỉnh bổ sung:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
.........................................................................................................................................
Ngày soạn: 6/1/2014
Ngày giảng:	Thứ tư ngày 8 tháng 1 năm 2014
BUỔI SÁNG
Tiết 1: TẬP ĐỌC
TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào ca ngợi.
 - Hiểu nội dung: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào của người Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
	- GD ý thức tìm hiểu về văn hoá Đông Sơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Ảnh trống đồng Đông Sơn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc truyện Bốn anh tài.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện đọc:
- GT giọng đọc toàn bài
- Bài có thể chia thành mấy đoạn?
- Đọc toàn bài
- GV đọc bài mẫu.
c. Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1:
- Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?
- Hoa văn trên mặt trống được tả như thế nào?
* Tiểu kết: Sự đa dạng và sự sắp xếp hoa văn của trống Đồng Đông Sơn.
* Đoạn 2:
- Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình gì? 
- Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng?
- Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng?
- Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta?
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV HD đọc đoạn: “ Nổi bật trên hoa văn trống .. nhân bản sâu sắc” .
- Tổ chức luyện đọc diễn cảm đoạn:" Nổi bật.sâu sắc".
- Tổ chức đọc theo cặp.
- Thi đọc.
- Nhận xét.
4. Củng cố:
- Trống Đồng Đông Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với nền văn hóa của dân tộc ta?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Luyện đọc thêm ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2HS đọc truyện.
- 1HS khá đọc bài.
- HS chia đoạn: (2 đoạn).
 + Đ1: Niềm tự hào......hươu nai có gạc.
 + Đ2: Phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn: 
 + Lần 1: Chỉnh sửa lỗi phát âm. HD đọc ngắt câu văn: Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương/ và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công/ hay cảm tạ thần linh.
 + Lần 2: Hiểu nghĩa một số từ: vũ công, nhân bản,...
 + Lần 3: HS đọc đoạn theo cặp.
- 1HS đọc toàn bài.
- HS chú ý nghe GV đọc mẫu.
- Đọc lướt.
- Đa dạng về hình dáng, kích cỡ lẫn phẩm chất trang trí, sắp xếp hoa văn.
- Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh, hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc.
- HS đọc đoạn 2.
- Hình ảnh con người hòa với thiên nhiên.
- Hoạt động lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương, tương bừng nhảy múa mừng chiến công, cảm tạ thần linh, ghép đôi nam nữ.
- Vì những hình ảnh về hoạt động của con người là những hình ảnh nổi bật nhất trên hoa văn.
- Vì trống đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn trang trí đẹp, là một cổ vật phản ánh trình độ văn minh của người việt cổ xưa
- 2 HS đọc lại bài.
- 1 HS nêu: Nhấn giọng: nổi bật, lao động, đánh cá, săn bắt, đánh trống, thổi kèn, cảm tạ, nhân bản sâu sắc.
- Đọc nhóm đôi.
- 3HS thi đọc, lớp đánh giá.
- Là một cổ vật quý giá nói lên con người Việt Nam ta rất tài hoa.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: TOÁN
PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
 	- Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số.
 	- Bước đầu biết so sánh phân số với 1.
 	 - Làm được các bài 1; 3. HS khá, giỏi làm hết bài 2.
 	- HS ham thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG:
 	- Mô hình toán, các hình SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Viết các phép chia sau dưới dạng phân số: 3 : 5; 12 : 15; 0 : 8.
- Nhận xét.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Ví dụ:
 * VD1: Có hai quả cam, chia mỗi quả thành 4 phần. Vân ăn 1 quả và quả cam. Viết phân số chỉ số cam Vân ăn.
- HD phân tích bài toán trên mô hình. 
* Ví dụ 2: Chia 5 quả cam cho 4 người. Tìm phần cam của mỗi người.
 quả cam là kết quả của phép chia nào:
Vậy: 5 : 4 = 
* Nhận xét:
 Kết quả chủa phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên viết là một phân số.
 > 1
* Kết luận: Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số lớn hơn 1.
- Viết thương của phép chia 4 : 4 dưới dạng phân số và dưới dạng số tự nhiên?
- Hãy so sánh TS và MS của phân số đó?
* Kết luận: Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó bằng 1.
- Hãy so sánh 1 quả cam với 1/ 4 quả cam?
 - Vậy lớn hơn hay bé hơn 1
- Em có nhận xét gì về TS và MS của phân số trên?
* Kết luận: Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1.
c. Luyện tập:
Bài 1: 
Viết thương dưới dạng phân số.
- Yêu cầu làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: 
* HS khá, giỏi
- Trong hai phân số và , phân số nào chỉ phần đã tô mầu của H1. Phân số nào chỉ phần đã tô mầu của H2. 
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: 
- Trong các phân số:;;;;;.
So sánh các phân số đó với 1.
- Chữa bài .
4. Củng cố:
- Nêu cách so sánh phân số với 1.
- Nhận xét tiết học 
 5. Dặn dò:
 - Nhớ cách so sánh phân số với 1.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS viết các phân số.
- HS nêu đề toán.
- HS quan sát mô hình.
- HS nêu: Phân số quả cam.
- Chia mỗi quả thành 4 phần:
- Sau 5 lần chia mỗi người được quả cam.
- Chia 5 quả cam cho 4 người. 
 là thương của phép chia 5 chia cho 4
- HS nhắc lại nhiều lần
- HS viết: 4 : 4 = = 1; 4 : 4 = 1
- Phân số này có TS bằng MS.
- Nhiều HS nhắc lại.
- 1 quả cam nhiều hơn quả cam.
- < 1
- Phân số này có TS nhỏ hơn MS.
- Tử số bé hơn mẫu số.
- HS nhắc lại nhiều lần.
- HS nêu yêu cầu của bài.
 - Hs làm bài.
9 : 7 = ; 8 : 5 = ; 19 : 11= ;
 3 : 3 =; 2 : 15 = 
- HS nêu yêu cầu 
- HS quan sát hình.
- HS yêu cầu của bài, làm bài 
a, .
b, .
- HS nêu yêu cầu. 
- HS làm bài .
P. số<1 là : ; ; .
P. số >1 là :; 
P. số = 1 là:.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: THỂ DỤC
BÀI 39
(GV chuyên soạn, giảng)
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN
MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
(KIỂM TRA VIẾT)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Biết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật đúng yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần (MB, TB, KB), diễn đạt thành câu rõ ý.
	- GD tính tự giác, tích cực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	- GV: + Tranh minh hoạ một số đồ vật trong sgk.
	 + Bảng phụ viết dàn ý, đề bài của bài văn miêu tả đồ vật.
	- HS : Kiến thức cũ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra việc chuẩn bị của hs.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung:
* Gợi ý HS làm bài:
- GV ghi đề bài lên bảng.
 Đề 1: Hãy tả một đồ vật em yêu thích nhất ở trường . Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
 Đề 2: Hãy tả một đồ vật gần gũi nhất với em ở nhà. Chú ý kết bài theo kiểu mở rộng.
 Đề 3: Hãy tả một đồ chơi mà em thích nhất. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
- GV gợi ý để HS lựa chọn đề bài.
- GV ghi dàn ý bài văn tả đồ vật lên bảng.
- Bài viết phải đủ 3 phần.
- Câu văn đúng cấu trúc ngữ pháp, lôgích. 
* Tổ chức cho hs viết bài:
- GV bao quát, gợi ý cho những HS gặp khó khăn.
* Thu chấm:
4. Củng cố:
	- Nhận xét ý thức làm bài của HS.
5. Dặn dò:
	- Chuẩn bị bài sau
- HS đọc các đề bài trên bảng.
- HS xác định yêu cầu của đề bài.
- HS lựa chọn đề bài để viết văn.
- Hs đọc dàn ý ghi trên bảng:
+ MB: Giới thiệu đồ vật định tả.
+ TB: Tả bao quát toàn bộ đồ vật( kích thước, hình dáng, màu sắc, chất liệu, cấu tạo); Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật( có thể kết hợp thể hiện tình cảm, thái độ của người viết với đồ vật) 
- Hs viết bài vào giấy
- Thu chấm cả lớp.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: TIẾNG ANH
(GV chuyên soạn giảng)
Tiết 2: ÔN TOÁN
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
 	- Củng cố cho HS cách đọc, viết phân số:
 	 - Biết quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.
 	 - HS có tính tích cực, tự giác.
II. ĐỒ DÙNG:
	- VBT.
III. BÀI MỚI:
Bài 1: (VBT)
- Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số?
Bài 2: (BTNC)
- Điền số thích hợp vào ô trống để phân số:
+ Lớn hơn 1.
+ Bằng 1. 
+ Nhỏ hơn 1. 
Bài 3: (VBT)Đọc các phân số sau: 
 kg ; giờ ; m ; tấn.
HD: - Đọc nối tiếp.
 - Nhận xét.
Bài 4: (BTNC)
Điền dấu thích hợp.
 - HD: + So sánh từng phân số với 1
 + so sánh hai phân số đã cho.
- Nhận xét.
- Nêu yêu cầu:
- HS làm bài trên bảng con.
7 : 5 = ; 3 : 7 = 
18 : 12= ; 23 : 24 = 
- HS tự làm bài. Trình bày:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc các số đo đại lượng:
 + Ba phần tư ki- lô gam. 
 + một phần tư giờ.
 + mười hai phần hai mươi lăm mét.
 + một phần năm tấn.
- HS tự làm bài vào vở.
 .>...1 ....1
 1..> 1... 
 	..<.. 
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ 
CHỦ ĐIỂM: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
I. MỤC TIÊU:
	- HS biết và tìm hiểu thêm về truyền thống văn hoá quê hương :
	+ Tìm hiểu tết cổ truyền Việt Nam .
	+ Tìm hiểu vể truyền thống quê hương, tổ chức các trò chơi dân tộc. Tìm hiểu đội ngũ cán bộ của huyện, thị trấn, xã nơi HS học tập .
	- HS yêu thích môn học.
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM:
	- Thời gian : 35 phút .
	- Địa điểm: Trong lớp 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20 (2014).doc