Giáo án lớp 3 - Tuần 19 năm 2013

doc 32 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 847Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 19 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 3 - Tuần 19 năm 2013
TUẦN 19
Ngày soạn: 28/12/2013
Ngày giảng:	Thứ hai ngày 30 tháng 12 năm 2013
BUỔI SÁNG
(Đ/c Thắm soạn giảng)
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: ÔN TOÁN
ÔN LUYỆN VỀ KI - LÔ- MÉT VUÔNG
 I. MỤC TIÊU:
 	- Củng cố cho HS về đơn vị đo diện tích Ki-lô-mét vuông.
 	- Biết đổi thành thạo giữa các đơn vị đo diện tích đã học km²; m²; dm²; cm².
	 - HS có tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Bảng nhóm
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1:(VBT)
 - viết số đo thích hợp vào chỗ chấm: 
 - HD: + Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. 
+ Đổi các số đo diện tích đã cho.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2: (VBT)
 - Đọc yêu cầu của bài.
 - Muốn tích diện tích khu đất ta làm ntn?
- Chữa bài.
Bài 3:(BTNC)
* HS khá, giỏi
 Một khu rừng hình chữ nhật có chu vi là 14km. Tính diện tích khu rừng, biết rằng khi tăng chiều rộng thêm 1km và giảm chiều dài đi 2km thì khu rừng này trở thành hình vuông.
 - HD: + Nêu yêu cầu của bài.
 + Chiều dài ban đầu hơn chiều rộng bao nhiêu ki-lô-mét?
+ Tìm chiều dài, chiều rộng khu rừng? 
+ Tính diện tích khu rừng?
 - Chữa bài.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài trên bảng nhóm.
- Các nhóm dán bài:
9m² = 100dm² 
600dm² = 6m²
4m² 25dm² = 425dm² 
524 m² = 52400dm²
3km² = 3000000m² 
5000000m² = 5km²
- Làm bài vào vở
 Bài giải
Diện tích của khu công nghiệp đó là:
 5 x 2 = 10( km²)
 Đáp số: 10km²
Bài giải.
 Chiều dài hơn chiều rộng là:
2+ 1 = 3(km)
 Nửa chu vi khu rừng là:
14 : 2 = 7(km)
 Chiều rộng khu rừng là:
( 7 - 3) : 2 = 2 (km)
 Chiều dài khu rừng là:
7 - 2 = 5 (km)
 Diện tích khu rừng là:
 2 x 5 = 10 (km²)
 Đáp số: 10 (km² )
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: KHOA HỌC
TẠI SAO CÓ GIÓ ?
 I. MỤC TIÊU:
 	- Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
	 - Giải thích được nguyên nhân gây ra gió ?
	 - GD ý thức ham khám phá tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Hình trang 74, 75 SGK.
 	 - Chong chóng.
 	- Đồ dùng theo nhóm: Hộp đối lưu, nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Không khí có vai trò như thế nào đối với đời sống động, thực vật?
- Nhận xét.
3. Dạy học bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Nội dung:
 * Hoạt động 1: 
 - Tổ chức chơi trò chơi chong chóng. Đặt câu hỏi:
+ Khi nào chong chóng không quay?
 + Khi nào chong chóng quay?
 + Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
 - GV kết luận:
* Hoạt động 2: Nhóm 
 - Tổ chức cho HS làm việc theo 3 nhóm.
 - Đọc mục thực hành SGK.
 - Tiến hành làm thí nghiệm.
* Kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió.
* Hoạt động 3: Trao đổi cặp
 - Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió thổi ra biển?
 * Kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm.
4. Củng cố:
	- Tại sao có gió?
5. Dặn dò:
	- VN học bài phần mục bạn cần biết. Chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
1. Chơi trò chơi chong chóng.
- HS chơi trò chơi chong chóng và giải thích được khi nào chong chóng quay, không quay, quay chậm, quay nhanh.
- Khi trời lặng gió.
- Gió thổi làm chong chóng quay.
- Gió mạnh- quay nhanh. Gió nhẹ – quay chậm.
2. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS đọc SGK
- HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
- HS các nhóm trình bày nhận xét sau khi làm thí nghiệm.
+ Chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng do sự chênh lệch về nhiệt độ.
+ Không khí chuyển động tạo thành gió.
3. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên.
- HS đọc mục bạn cần biết, trả lời
- HS trao đổi theo nhóm 2.
- Một vài nhóm trình bày.
+ Do sự chênh lệch về nhiệt độ nên chiều gió thay đổi.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
KÍNH TRỌNG BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG( TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
 - Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
 	- Bước đầu biết cư sử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
 - Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.
	- GD ý thức tôn trọng người lao động.
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
 - Sgk, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định.
2. Kiểm tra:
- Nêu một số biểu hiện yêu lao động?
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Cả lớp
- GV kể chuyện: 2 lần.
- Thảo luận nhóm 6 hs.
- Vì sao một số bạn lại cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề của bố, mẹ?
- Nếu em cùng lớp với Hà em sẽ làm gì trong tình huống đó?
* Kết luận: Mỗi một nghề đều đem lại lợi ích cho xã hội. Nghề nào cũng quan trọng.
* Hoạt động 2: (nhóm đôi).
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Ai là người lao động?
* Kết luận:
+ Lao động trí óc: 
+ Lao động tay chân:
+ Lao động có hại cho xã hội: 
* Hoạt động 3: (nhóm 6 hs). 
- Nêu nội dung của tranh?
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- Gv hướng dẫn HS hoàn thành bảng.
* Kết luận: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho người thân, gia đình và xã hội.
* Hoạt động 4: :( các nhân).
- Việc làm nào thể hiện sự kính trọng biết ơn người lao động?
- Việc làm nào thiếu sự kính trọng người lao động?
- Liên hệ bản thân:
- Nhận xét.
4. Củng cố:
- Vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động? 
- Nhận xét giờ học 
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 Hs nêu.
1. Kể chuyện: Buổi học đầu tiên.
- HS chú ý nghe gv kể chuyện.
- HS kể lại hoặc đọc lại câu chuyện.
- Bố mẹ Hà làm nghề quét rác.
- Giải thích với các bạn:
+ Nhờ có những người như bố, mẹ bạn Hà mà đường phố lúc nào cũng sạch.
+ Nghề nào cũng đáng quý, đáng trọng.
- 2 HS nhắc lại.
2. Thực hành làm bài tập 1:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- a, b, c, d, đ, e, g, h họ là những người lao động tay chân, trí óc.
- Bác sỹ, giáo viên, nhà khoa học.
- Nông dân, công nhân.
- Buôn ma túy, buôn lậu.
3. Thực hành làm bài tập 2 
- HS nêu yêu cầu.
- HS đại diện trình bày- lớp đánh giá.
- HS nêu vai trò của mỗi người lao động đối với xã hội.
4. Thực hành làm bài tập 3:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
- Các việc làm: a, c, d, đ, e, g.
- Các việc làm: b, h.
- HS nối tiếp.
* Phần điều chỉnh, bổ sung;
......................................................................................................................................................
Ngày soạn: 29/12/2013
Ngay giảng: Thứ ba ngày 31 tháng 12 năm 2014
BUỔI SÁNG
Tiết 1: TIẾNG ANH
(GV chuyên soạn giảng)
Tiết 2: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 	- Chuyển đổi các số đo diện tích.
 	- Đọc được các thông tin trên biểu đồ cột.
	- Làm đúng các bài tập 1; 3(b) ; 5. HS khá, giỏi làm được hết bài 2; 3(a); 4
 	- HS có ý thức quan sát , nhanh nhẹn hơn.
 II. ĐỒ DÙNG:
	- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra:
- Đọc, viết số đo diện tích.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung.
Bài 1:
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: 
* HS khá, giỏi
- HS làm .
- GV chữa.
Bài 3:
* HS khá, giỏi làm phần b)
a, So sánh diện tích của Hà Nội và Đà Nẵng?
- So sánh diện tích của Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh?
- So sánh diện tích TP Hồ Chí Minh và Hà Nội?
b, Thành phố nào có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất? 
- GV nhận xét.
Bài 4
- HS làm.
- GV chữa bài
Bài 5: 
* HS khá, giỏi
- HD: Xác định số dân của từng thành phố.
- So sánh ước lượng.
4. Củng cố:
- Chốt lại nội dung bài dạy.
- Nhận xét giờ học 
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau
- HS đọc các số đo diện tích theo yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu.
- HS thực hiện.
530 dm2 = 53cm2.
13 dm2 29 cm2 = 1329 cm2.
44600 cm2 = 446 dm2.
300 dm2 = 3 m2.
10 km2 = 10000000 m2
9000000 m2 = 9 km2
- HS nêu yêu cầu của bài.
 Bài giải.
a, Diện tích hình chữ nhật đó là:
5 x 4 = 20 ( km2)
b,	Đổi 8000 m = 8 km
 Diện tích hình chữ nhật là:
8 x 2 = 16 (km2)
 Đáp số: a, 20 km2 
 b, 16 km2.
- HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận, trình bày.
a, - Hà Nội < Đà Nẵng.
 - Đà Nẵng < Thành phố Hồ Chí Minh.
 - TP Hồ Chí Minh > Hà Nội.
b, Hà Nội có diện tích nhỏ nhất.
Tp Hồ Chí Minh có diện tích lớn nhất.
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
Bài giải.
Chiều rộng của khu đất đó là:
3 : 3 = 1 (km)
Diện tích khu đất đó là:
1 x 3 = 3 (km2)
 Đáp số: 3 km2
- Nêu yêu cầu
a, Hà Nội: 2952 người
b,TPHCM gấp Hải Phòng khoảng: 2 lần
* Phần điều chỉnh, bổ sung;
.....................................................................................................................................................
Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 	- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể Ai làm gì ? (ND ghi nhớ)
 	- Nhận biết được câu kể Ai làm gì? Xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu; (BT1, mục III). Biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ(BT2, BT3).
 	- HS có ý thức trong nói hoặc viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Một số tờ phiếu viết đoạn văn phần nhận xét, đoạn văn bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ? 
 3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Phần nhận xét:
 - Đoạn văn.
 - Tổ chức cho HS hoàn thành yêu cầu.
 * Gợi ý: 
+ Hãy xác định các câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn trên.?
+ Xác định chủ ngữ trong các câu văn trên?
 + CN trong câu kể trên có ý nghĩa gì?
 + CN trong các câu trên do loại từ nào tạo thành?
 - GV nhận xét.
c. Ghi nhớ: SGK.
 d. Luyện tập:
 Bài 1: Đoạn văn.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Nhận xét.
Bài 2: Đặt câu với các từ sau làm chủ ngữ:
- HD trao đổi theo cặp.
a, Các chú công nhân
b, Mẹ con
c, Chim sơn ca.
- Nhận xét.
Bài 3: Tranh SGK.
 Đặt câu nói về hoạt động của từng nhóm người hoặc vật được miêu tả trong tranh.
- Nhận xét.
4. Củng cố:
- Nêu lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS.
- HS đọc đoạn văn SGK.
+ Các câu kể 1, 2, 3, 5, 6.
+ Chủ ngữ: Một đàn ngỗng; Hùng; Thắng; Em; Đàn ngỗng.
+ Ý nghĩa: Chỉ con vật, chỉ người.
+ Chủ ngữ do danh từ và các từ đi kèm tạo thành.
- Vài HS đọc ghi nhớ SGK
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài:
+ Câu kể ai làm gì ? câu 3, 4, 5, 6, 7.
+ Chủ ngữ : Chim chóc; Thanh niên; Phụ nữ ; Em nhỏ; Các cụ già.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS trao đổi theo cặp
- HS nối tiếp đọc câu đã đặt.
- Các chú công nhân đang xếp hàng vào thùng.
- Mẹ con là một phụ nữ đảm đang.
- Chim sơn ca hót rất hay.
- HS quan sát tranh SGK
- HS đặt câu, viết thành đoạn văn.
- 1 vài HS đọc đoạn văn của mình.
 Bài làm.
Sáng sáng cánh đồng đã nhộn nhịp . Mặt trời tỏa nắng rực rỡ. Mấy thửa ruộng ven đường, các bác nông dân đang gặt lúa. Trên đường làng, mấy cô cậu học trò vừa đi vừa cười nói râm ran. Lũ chim trên cành thấy động vụt bay lên bầu trời xanh thẳm.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: KỂ CHUYỆN
BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ(BT1); Kể lại được từng đoạn của câu chuyện '' Bác đánh cá và gã hung thần " rõ ràng, đủ ý (BT2).
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện ( ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác).
	- GD tính mạnh dạn, tự tin tin trước tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ truyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Kể chuyện:
 - Gv kể chuyện
- Tên câu chuyện gợi cho em điều gì?
+ Lần 1: Kể kết hợp giải nghĩa từ:
 - Ngày tận số.
 - Vĩnh viễn.
+ Lần 2: Kể kết hợp tranh minh hoạ.
 c. Thực hiện các yêu cầu của bài tập:
* Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh bằng 1-2 câu.
- Nhận xét, chốt lại lời thuyết minh phù hợp.
* Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm, thi kể chuyện trước lớp.
 - GV gợi ý để HS cùng trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 - Nhận xét.
4. Củng cố:
- Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì ? 
- Em thích nhân vật nào trong chuyện? Vì sao?
5. Dặn dò:
- Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Chuẩn bị bài sau.
- Một ông lão hiền lành và tốt bụng. Một gã hung thần to lớn gian ác.
- HS chú ý nghe Gv kể chuyện.
+ Ngày chết.
+ mãi mãi.
- HS quan sát tranh, suy nghĩ tìm lời thuyết minh cho tranh.
- HS nối tiếp nói lời thuyết minh :
+ Tranh 1: Kéo lưới cả ngày, bác đánh cá mới kéo được một chiếc bình to trong mẻ lưới cuối cùng.
+Tranh 2: Bác mừng rỡ vì nghĩ rằng cái bình đem ra chợ bán cũng được ối tiền.
+Tranh 3: Bác cạy nắp bình và vô cùng kinh ngạc ... một con quỉ gớm ghiếc.
+Tranh 4: Con quỉ đòi giết bác đánh cá để thực hiện lời nguyền của nó.
+Tranh 5: Mắc mưu bác đánh cá, con quỉ chui vào bình. bác lập tức ... trở về biển sâu.
- HS nêu yêu cầu.
- HS kể chuyện trong nhóm 3.
- 1 vài nhóm kể chuyện trước lớp.
- HS tham gia thi kể chuyện trước lớp.
- HS cùng trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: MỸ THUẬT
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT:
 XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
 (GV chuyên soạn, giảng)
Tiết 2: LỊCH SỬ
NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I. MỤC TIÊU:
	- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần.
	- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ.
	- HS khá, giỏi: + Nắm được nội dung một số cải cách của Hồ Quý Ly.
	+ Biết lí do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại.
	- GD ý thức tìm hiểu lịch sử cuối thời Trần.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- KT sự chuẩn bị của HS.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
 * Hoạt động 1: Nhóm đôi
- Tổ chức cho HS làm việc với phiếu học tập.
* Vào nửa sau thế kỉ XIV:
+ Vua quan nhà Trần sống như thế nào?
+ Những kẻ có quyền thế đối xử với nhân dân ra sao?
+ Cuộc sống của nhân dân như thế nào?
+ Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao?
+ Nguy cơ ngoại xâm như thế nào?
- Theo em nhà Trần có đủ sức gánh vác công việc trị vì đất nước nữa không?
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
- Hồ Quý Ly là người như thế nào?
- Triều đình chấm dứt năm nào? Kế tiếp là triều đại nào?
- Ông đã tiến hành những cải cách gì để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khó khăn? 
- Vì sao nhà Hồ lại không chống lại được giặc ngoại xâm?
* Bài học: SGK
4. Củng cố:
- Nhà Hồ ra đời vào năm nào? Lấy tên là gì?
- Chốt lại nội dung bài.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
Hát.
1. Tình hình nước ta dưới thời Trần từ nửa sau thế kỉ XIV.
- HS hoàn thành phiếu học tập.
- HS trình bày từng nội dung trong phiếu.
- Vua quan ăn chơi sa đọa .
- Ra sức vơ vét của cải. Bóc lột nhân dân tàn khốc.
+ Nhân dân cơ cực nghèo đói.
- Họ đứng lên đấu tranh.
+ Quân minh lăm le.
- Không còn đủ sức để điều hành đất nước.
2. Nhà Hồ thay thế nhà Trần.
- HS đọc sử liệu.
- HS thảo luận. Trình bày.
- Hồ Quý Ly là quan đại thần có tài của nhà Trần.
- Năm 1400 Hồ Quý Ly lên đứng đầu xây thành Tây Đô. Đổi tên nước là Đại Ngu.
- Thay thế quan bằng người có tài. Đặt lệ xuống thăm dân.Chữa bệnh phát thuốc cho dân...
- Nhà Hồ chỉ dựa vào quân đội thì chưa đủ. Thời gian thu phục lòng dân chưa nhiều.
- 2 HS đọc
* Phần điều chỉnh bổ sung:
Tiết 3: ÔN TIẾNG VIỆT(LTVC)
 LUYỆN TẬP CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Củng cố cho học sinh về câu kể Ai làm gì?
- HS nhận biết được câu kể Ai làm gì? Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- Học sinh vận dụng làm bài tập nhanh, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
 Thầy: Nội dung các bài tập.
III. NỘI DUNG:
Bài 1: Gạch dưới các câu kể Ai làm gì trong đoạn văn sau:
Bài 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu kể Ai làm gì vừa tìm được.
Bài 3(BTNC): Viết đoạn văn kể lại việc trực nhật của tổ em. Gạch dưới các câu kể Ai làm gì?
- Nêu yêu cầu.
- Làm bài trên phiếu, trình bày:
 Bỗng sau lưng có tiếng ồn ào Dế Trũi đương đánh nhau với hai mụ Bọ Muỗm. Hai mụ Bọ Muỗm vừa xông vào vừa kêu om sòm. Hai mụ giơ chân, nhe cặp răng dài nhọn, đánh tới tấp. Trũi bình tĩnh dùng càng gạt đòn rồi bổ sang. Hai mụ Bọ Muỗm cứ vừa đánh vừa kêu, làm cho họ nhà Bọ Muỗm ở ruộng lúa gần đấy nghe tiếng. Thế là cả một bọn Bọ Muỗm lốc nhốc chạy ra.
- Nêu yêu cầu.
HS tự làm bài, trình bày.
 Dế Trũi / đương đánh nhau với hai mụ Bọ Muỗm. 
Hai mụ Bọ Muỗm/ vừa xông vào vừa kêu om sòm. 
Hai mụ/ giơ chân, nhe cặp răng dài nhọn, đánh tới tấp. 
Trũi/ bình tĩnh dùng càng gạt đòn rồi bổ sang. 
Hai mụ Bọ Muỗm/ cứ vừa đánh vừa kêu, làm cho họ nhà Bọ Muỗm ở ruộng lúa gần đấy nghe tiếng. 
Thế là cả một bọn Bọ Muỗm/ lốc nhốc chạy ra.
HS viết đoạn văn.
HS đọc đoạn văn.
 Hôm nay đến lượt Tổ em trực nhật. Các bạn đã đến sớm hơn mọi khi. Mỗi người một việc. Bạn Hương thì cầm chổi quét lớp. Bạn Thùy rặt khăn lau bảng. Các bạn khác cùng nhau vệ sinh khỏang sân trước cửa lớp... Sau khi dọn vệ sinh xong, các bạn ai cũng vui vẻ vì lớp sạch bóng....
* Phần điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 30/12/2013
Ngày giảng: Thứ tư ngày 1 tháng 1 năm 2014
BUỔI SÁNG
Tiết 1: TẬP ĐỌC
CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 	- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn thơ.
 	- Hiểu ý nghĩa: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc ít nhất 3 khổ thơ)
	- GD quyền của trẻ em là được sống trong hạnh phúc. 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Tranh minh hoạ bài.
 	 - Bảng phụ viết câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc truyện Bốn anh tài. Trả lời các câu hỏi ND bài ?
 - Nhận xét, chốt lại ND bài.
3. Dạy học bài mới:
 a. Giới thiệu bài
 b. Luyện đọc:
 - HD cách thể hiện giọng đọc toàn bài.
- Bài thơ gồm có mấy khổ thơ?
- HD đọc đoạn nối tiếp.
- Đọc toàn bài:
- GV đọc mẫu toàn bài.
 c. Tìm hiểu bài:
* Khổ thơ 1:
- Nhà thơ kể với chúng ta chuyện gì ?
- Trong câu chuyện cổ tích này, ai là người được sinh ra đầu tiên?
- Lúc ấy cuộc sống trên trái đất này như thế nào?
* Khổ thơ 2, 3, 4, 5, 6:
- Sau khi trẻ sinh ra vì sao cần có ngay mặt trời?
 - Vì sao cần có ngay người mẹ?
- Bố giúp trẻ em những gì?
- Thầy giáo giúp trẻ em những gì?
- Trẻ em nhận biết được điều gì nhờ sự giúp đỡ của bố và thầy giáo?
- Bài học đầu tiên thầy dạy cho trẻ điều gì ?
* Thể hiện tình cảm yêu mến trẻ em
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn đọc diễn cảm khổ 1 và 2. 
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét.
4. Củng cố:
- Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì ? 
- Liên hệ bản thân.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc bài, thực hiện yêu cầu của GV
- 1HS khá đọc
- 7 khổ.
- 7HS nối tiếp nhau đọc bài:
 + Lần 1: Đọc, sửa lỗi phát âm. Ngắt nhịp thơ. 
 + Lần 2: Hiểu nghĩa một số từ mới SGK
 + Lần 3: HS đọc trong nhóm 2.
- 1HS đọc toàn bài.
- HS nghe GV đọc mẫu.
- Chuyện cổ tích về loài người.
- Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất. 
- Trái đất lúc đó chỉ có toàn trẻ em, cảnh vật trống vắng, không dáng cây, ngọn cỏ.
- Để cho trẻ nhìn rõ.
- Vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng, chăm sóc.
- Giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan
- Dạy trẻ học hành.
- Nhận biết được biển rộng, con đường đi rất dài, ngọn núi thì xanh và xa, trái đất hình tròn
- Bài: chuyện về loài người.
- HS nối tiếp nhau đọc lại bài
- Đọc và nêu cách thể hiện.
- HS luyện đọc thuộc lòng và diễn cảm 2, 3 khổ thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng và diễn cảm trước lớp.
- Mọi sự thay đổi trên thế giới đều vì trẻ em.
- Mọi người đều quan tâm chăm sóc trẻ em. Hãy cố gắng học tập để xứng đáng với sự quan tâm đó.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: TOÁN
HÌNH BÌNH HÀNH
I. MỤC TIÊU:
 	 - Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
	 - Làm được các bài tập 1; 2. HS khá, giỏi làm được bài 3.
	 - GD ý thức quan sát, nhanh nhẹn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- GV vẽ sẵn 1 số hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình tứ giác.
	 - HS chuẩn bị giấy kẻ ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra VBT của HS.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung.
* Hình thành biểu tượng về hình bình hành:
- GV treo bảng phụ giới thiệu hình bình hành.
* Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành:
- GV vẽ hình và đặt tên ABCD.
- Tìm các cặp cạnh đối diện và song song với nhau? 
- Dùng thước để đo độ dài các cạnh rồi rút ra nhận xét?
* Kết luận:
- Hình bình hành có đặc điểm gì ?
- Tìm trong thực tế các đồ vật có mặt là hình bình hành?
- Hình vuông và hình chữ nhật là các hình bình hành.
 c. Luyện tập:
 Bài 1: 
 HD: - Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?
 - Nhận xét.
Bài 2:
- HD: + Quan sát hình nêu.
 - Nhận xét.
Bài 3:
* HS khá, giỏi.
- Vẽ thêm hai đoạn thẳng để được hình bình hành.
- Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố:
- Nêu đặc điểm hình bình hành?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát hình vẽ.
- HS nhận xét về hình dạng của hình.
 A B
 C D
+ Có các cặp cạnh song song: 
AB song song với CD.
AD song song với BC
- HS đo độ dài của các cặp cạnh đối diện.
+ Có hai cặp cạnh bằng nhau: AB = CD.
 AD = BC.
- Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- HS lấy ví dụ về các đồ vật trong thực tiễn có hình dáng là hình bình hành 
- Nhận dạng một số hình vẽ trên bảng phụ.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS quan sát hình vẽ SGK.
- HS nhận dạng các hình là hình bình hành: H1, H2, H5.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Hình bình hành có cặp cạnh đối diện song song, bằng nhau là hình MNPQ.
- Nêu yêu cầu.
- HS thực hành vẽ hình bình hành trên giấy kẻ ô li.
- 1 vài HS vẽ trên phiếu, dán lên bảng.
a,
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: THỂ DỤC
BÀI 37
(GV chuyên soạn, giảng)
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI 
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 	- Nắm vững được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1)
 	- Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học (BT2).
	- GD tính sáng tạo trong khi viết văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	 - Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài.
	 - Giấy khổ to, bút dạ để làm bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu cách mở bài trực tiếp và gián tiếp.
 - Nhận xét.
3. Dạy học bài mới.
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
 - Cho một số đoạn mở bài cho bài.
- Các đoạn ấy có gì giống nhau và khác nhau?
- Nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 2: Viết một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em:
+ Mở bài theo cách trực tiếp
+ Mở bài theo cách gián tiếp.
- Nhận xét.
- GV đọc một, hai đoạn mở bài hay cho HS nghe.
4. Củng cố:
- Có mấy cách MB? Cách MB nào hấp dẫn người đọc hơn.?
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc các đoạn mở bài.
- HS trao đổi theo nhóm để nhận ra sự giống và khác nhau giữa các đoạn mở bài.
+ Giống nhau: đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp.
+ Khác nhau: đoạn a, b mở bài theo cách trực tiếp; đoạn c mở bài theo cách gián tiếp.
- HS nêu yêu cầu.
- HS viết hai đoạn mở bài theo hai cách khác nhau.
- HS đọc mở bài đã viết.
- ở trường người bạn thân với mỗi chúng ta là chiếc bàn học.
- Em vẫn nhớ như in hình ảnh bố ngày hè bốn năm trước. Mồ hôi đẫm trán, bố mang về nhà một loạt gỗ, đinh, cưa, bào xin được ở một xưởng mộc. Em hỏi bố dùng chúng để làm gì, bố chỉ cười bí mật. Thế rồi bố cưa, bố đục, bố đóng, bố bào, một chiếc bàn học xinh xắn hiện ra.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: TIẾNG ANH
(GV chuyên soạn, giảng)
Tiết 2: ÔN TOÁN
LUYỆN TẬP VỀ HÌNH BÌNH HÀNH
I. MỤC TIÊU:
 	- Củng cố cho HS về nhận biết hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
	 - HS ham thích môn học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	 - Gv vẽ sẵn 1 số hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình tứ giác. III. NỘI DUNG:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Bài 1:(VBT):
 - HD: + QS hình vẽ.
 + Nêu tên các hình.
 - Nhận xét.
2HS.
- Đọc đề bài .
- Làm miệng: 
 Hình vuông. Hình chữ nhật.
 Hình tròn. Hình bình hành.
Hình tam giác. 
Bài 2:(VBT)
 - HD: QS các hình, hoàn thành bảng
- Đọc yêu cầu.
- 2HS làm trên giấy khổ A3. Cả lớp làm 
Đặc điểm
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
Có 4 cạnh và góc
có
có
Có hai cặp cạnh đối diện song song
có
có
có
Có hai cặp cạnh đối diện bằng nhau
có
Có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau
có
Có ít nhất 1 góc vuông
 - Nhận xét.
Bài 3:(VBT).
 Vẽ thêm 2 đoạn thẳng để được một hình bình hành hoặc một hình chữ nhật
- 4HS lên bảng vẽ.
- Nhận xét.
.
VBT.
- Gián bài đối chiếu kết quả.
- Đọc yêu cầu.
- 4HS trình bày:
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
.........................................................................................................................................
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
CHỦ ĐIỂM: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: 
 - Thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sĩ. Các gia đình có công với cách mạng ở địa phương.
- GD sự biết ơn với những người đã có công với cách mạng.
II. THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM:
- Thời gian: 35 phút
- Địa điểm: lớp học.
III. ĐỐI TƯỢNG: 
- HS lớp
IV. CHUẨN BỊ: 
 Các món quà có ý nghĩa để đi thăm các gia đình thương binh, gia đình có công với cách mạng tại địa phương.
V. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. ổn định tổ chức: 
Tập chung lớp, hát một bài tập thể.
2. GV triển khai công việc: 
- Kể tên các gia đình mà em biết có công với cách mạng.
+ 2HS kể.
- Để ghi nhớ những công lao của các anh hùng, những gia đình liệt sĩ. Ngày nay nhà nước ta đã có những chính sách gì? Nêu những việc làm thể hiện lòng biết ơn đó.
+ Ngày lễ, ngày Tết đến thăm các bà, mẹ, gia đình liệt sĩ..
+ Xây nhà tình nghĩa.
 VI. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
* Phần điều chỉnh bổ s

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 19(2014).doc