Giáo án lớp 11 môn ngữ văn - Đề luyện thi tốt nghiệp thpt quốc gia

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 921Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 11 môn ngữ văn - Đề luyện thi tốt nghiệp thpt quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 11 môn ngữ văn - Đề luyện thi tốt nghiệp thpt quốc gia
ĐỀ LUYỆN THI TN THPT QUỐC GIA
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Tuổi thơ chân đất đầu trần
Từ trong lấm láp em thầm lớn lên
Bây giờ xinh đẹp là em
Em ra thành phố dần quên một thời 
Về quê ăn Tết vừa rồi
Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò
Gặp tôi, em hỏi hững hờ
“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?” 
Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ một khoảng trời pha lê. 
Trăng vàng đêm ấy bờ đê
Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may”
                                                     (Phạm Công Trứ)
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (0.25điểm)
Câu 2: Xác định thể thơ? (0.25điểm)
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: (0.5điểm)
“Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ một khoảng trời pha lê”?
Câu 4: Viết đoạn từ 5 đến 7 câu trình bày nhận xét của mình về hai nhân vật trữ tình “tôi” và “em” trong đoạn thơ ? (0.5điểm) 
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:
	 [...] Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một kẻ mù lòa, không hề phân biệt người tốt và kẻ xấu khi đưa ngang lưỡi hái vào mạng sống của ai đó. Nhất là khi thần chết đồng hành cùng những “sát thủ” trên đường phố.
 Thần chết trao lưỡi hái cho những trai tráng đi xe máy hung hăng, đánh võng, lạng lách, vượt ẩu trên đường phố. Những kẻ biết luật hoặc không thèm biết đến luật giao thông, những kẻ đầu óc trống rỗng hoặc không còn gì để tự ti và tự hào ngoài việc “khủng bố” người đi đường bằng những cú vượt phải, tạt qua sát sạt trên đầu xe người khác... Rõ ràng, ngoài những hạn chế khách quan thì ý thức còn hết sức non kém của một số người dân Việt Nam khi tham gia giao thông đang là nguyên nhân quan trọng cướp đi sinh mạng của nhiều người. Tiếc thay đó hầu hết lại là những trai tráng. Theo thống kê của UNICEF năm 2004, hầu hết các ca tử vong ở tuổi 15- 19 đều là người đi xe máy! Đó là sự tổn thương quá lớn cho lực lượng lao động của đất nước. Lực lượng ấy lẽ ra phải bắt đầu gánh trách nhiệm công dân và gia đình, làm ra của cải và đem lại sự phồn vinh cho gia đình và xã hội.
 Nếu chúng ta muốn có hạnh phúc và gặt hái được nhiều qua hội nhập, nếu chúng ta tự hào rằng Việt Nam mến khách, thì mỗi người hãy tự điều chỉnh mình, trước hết là tự cứu mình và cứu người, đem sự an toàn ra đãi mình và đãi khách bằng sự cẩn trọng khi tham gia giao thông. Chúng ta cần một chương trình truyền thông hiệu quả hơn để “những lưỡi hái tử thần” không còn nghênh ngang trên đường phố!
 (Theo Võ Thị Hảo, báo điện tử Vietnamnet) 
Câu 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0,25 điểm) 
Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ có trong văn bản? (0,5 điểm) 
Câu 3. Đoạn in đậm có nội dung chính là gì? (0,25 điểm)
Câu 4. Văn bản trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông? (trả lời từ 5-7 dòng) (0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1:(3,0 điểm) 
Nhà bác học Marie Curie đã khẳng định: Tổ quốc quan trọng hơn sinh mệnh, là cha mẹ của chúng ta, là đất đai của chúng ta.
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của câu nói trên.
Câu 2: (4,0 điểm)
 Nguyễn Khoa Điềm đã dùng một Đất Nước của ca dao thần thoại để thể hiện tư tưởng Đất Nước của Nhân dân.
 Anh (chị) hãy làm rõ ý kiến trên.	

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_LUYEN_THI_THPT_QUOC_GIA_2016.doc