Giáo án lớp 10 môn Hình học - Bài 1 - Tiết 1, 2: Các định nghĩa véc tơ

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1432Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 10 môn Hình học - Bài 1 - Tiết 1, 2: Các định nghĩa véc tơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 10 môn Hình học - Bài 1 - Tiết 1, 2:  Các định nghĩa véc tơ
 Chương I : VẫC TƠ
 Đ1
 Các định nghĩa véc tơ
 Tiết 1,2
I> Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: Hiểu và biết vận dụng:
 Khái niệm véc tơ. Độ dài của véc tơ.
 Hai véc tơ cùng phương, hai véc tơ cùng hướng
 Hai véc tơ bằng nhau. Véc tơ-không
2. Kĩ năng: Biết xác định
 Điểm gốc, điểm ngọn của véc tơ. Giá, phương, hướng của véc tơ. 
 Độ dài của véc tơ
 Nhận biết hai véc tơ bằng nhau, chứng minh hai véc tơ bằng nhau
 Biết cách dựng điểm M sao cho với A và cho trước.
3. Tư duy :
 Rèn luyện tư duy lôgíc và trí tưởng tượng không gian.
 Biết quy lạ về quen
4. Thái độ:
 Cẩn thận, chính xác trong tính toán, lập luận.
 Mối liên hệ giữa Toán học và Vật lý (về véc tơ).
II>Chuẩn bị phương tiện dạy học:
1. Thực tiễn:
 Học sinh đã làm quen với hình ảnh véc tơ qua phép tịnh tiến, qua lực tác 
 dụng vào một vật trong môn Vật lý.
2. Phương tiện:
 Chuẩn bị bảng các kết quả cho mỗi hoạt động (bảng treo).
 Chuẩn bị phiếu học tập.
III> Gợi ý về phương pháp dạy học.
Sử dụng các phương pháp dạy học sau một cách linh hoạt nhằm giúp học sinh tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức:
Gợi mở, vấn đáp. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen với hoạt động nhóm.
IV>Tiến trình dạy học và các hoạt động.
	1. Các tình huống học tập:
 Tình huống 1: GQVĐ thông qua 4 hoạt động
 HĐ1: Định nghĩa véc tơ. HĐ2: Phương, hướng của véc tơ . HĐ3: Véc tơ - không. 
 HĐ4 : luyện tập độ dài véc tơ.
Tình huống 2: GQVĐ thông qua các hoạt động
 HĐ5: Hai véc tơ bằng nhau. HĐ6: Củng cố.Vận dụng tìm các véc tơ bằng nhau, chứng minh các véc tơ bằng nhau. HĐ7: Biểu diễn lực trong môn Vật lý.
	2. Tiến trình bài dạy:
Tiết 1
HĐ1: Định nghĩa véc tơ 
GV đặt vấn đề thông qua câu hỏi: Một chiếc tàu thuỷ chuyển động thẳng đều với vận tốc 20 hải lý một giờ, hiện nay đang ở vị trí M. 
 Hỏi sau 3 giờ nữa nó sẽ ở đâu? Các em có trả lời được câu hỏi đó không? Tại sao
GV cho học sinh quan sát hình 1 SGK trang 4 bằng máy chiếu. 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
 - Quan sát hình vẽ, nghe, hiểu câu hỏi và tìm câu trả lời
Các mũi tên chỉ:
. Hướng của chuyển động
. Vận tốc của chuyển động
- Ghi nhớ khái niệm ( tên gọi, kí hiệu)
- Phân biệt được véc tơ với đoạn thẳng.
 : Có điểm đầu A, điểm cuối B.
 : Không chỉ rõ điểm đầu, điểm cuối
- CH: Các mũi tên trong tranh cho biết thông tin gì về sự chuyển động? 
- Chính xác hoá câu trả lời
-HĐTP 1: dẫn đến định nghĩa: 
 A B
Cho đoạn thẳng AB, khi coi A là điểm đầu, B là điểm cuối và đánh dấu > vào đầu mút B ta có một mũi tên xác định từ A đến B. Ta nói AB là một đoạn thẳng định hướng.
-HĐTP 2: Phát biểu định lý.
- CH: Phân biệt véc tơ với đoạn thẳng.
-Giúp học sinh hiểu kí hiệu véc tơ và véc tơ 
	 HĐ2:Véc tơ-không.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Suy nghĩ tìm câu trả lời: Vật không chuyển động, ban đầu ở vị trí A thì sau một thời gian vẫn ở vị trí A.
- Ghi nhận tri thức mới ( định nghĩa, khái niệm ).
- Đọc tên 6 véc tơ 
- CH: Một vật đứng yên ở vị trí A chuyển động với vận tốc bằng 0. Véc tơ vận tốc được biểu diễn như thế nào?
- Giới thiệu véc tơ có điểm đầu, điểm cuối trùng nhau
- Phát biểu khái niệm, kí hiệu.
- Củng cố: Cho 3 điểm A, B, C không thẳng hàng. Hãy đọc tên các véc tơ
 (khác véc tơ -không) có điểm đầu, điểm cuối lấy từ các điểm đã cho.
 	HĐ3: Hai véc tơ cùng phương, cùng hướng.
HĐTP1: GV phát biểu định nghĩa về giá của hai véc tơ, chú ý giá của véc tơ-không 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Học sinh quan sát hình 3.
- Phát hiện các véc tơ có giá song song, trùng nhau, cắt nhau.
-Ghi nhận kiến thức mới.
Cho học sinh quan sát hình 3, SGK
- CH: Phát hiện vị trí tương đối của các cặp véc tơ trong hình 3.
 Phát biểu khái niệm hai véc tơ cùng phương 
	HĐTP 2: GV sử dụng bảng phụ
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Hình (1), (2): , cùng phương, hình (3) : , không cùng phương.
- Hình (1) , có cùng hướng từ trái qua phải, hình (2) , có hai hướng đi ngược nhau, hình (3) , có hai hướng đi cắt nhau.
-Học sinh ghi nhận kiến thức.
- CH: Nhận xét về sự cùng phương của hai véc tơ , ở các hình (1), (2) và (3).
- CH: Nhận xét về hướng đi của hai véc tơ , ở các hình (1), (2) và (3).
Phát biểu: Như vậy, hai véc tơ cùng phương thì hoặc chúng cùng hướng, 
hoặc chúng ngược hướng.
- VD:Hình (1), hai véc tơ , cùnghướng, 
hình (2) hai véc tơ , ngược hướng.
 	HĐ4: Củng cố
CH: Tóm tắt nội dung cơ bản bài học.
Chia học sinh thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập đã được chuẩn bị sẵn. Học sinh suy nghĩ trong hai phút. Sau đó đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi.
 Phiếu số 1: Khoanh tròn vào các chữ cái đứng đầu câu mà em cho là đúng.
A) Hai véc tơ dã cùng phương thì phải cùng hướng.
B) Hai véc tơ đã cùng hướng thì phải cùng phương.
C) Hai véc tơ dã cùng phương với véc tơ thứ 3 thì phải cùng hướng. 
D) Hai véc tơ dã ngược hướng với véc tơ thứ 3 thì phải cùng hướng. 
HD: Đáp án B.
 *) Tam giác ABC có M, N, P lần lượt là trung điểm các cạnh BC, CA, AB. Chỉ ra trên hình vẽ các véc tơ ( khác véc tơ-không) có điểm đầu, điểm cuối lấy từ các điểm đã cho thoả mãn:
 Phiếu số 2 : Cùng hướng với véc tơ 
 Phiếu số 3 : Ngược hướng với véc tơ 
 Phiếu số 4 : 
Chứng minh rằng ba điểm A, B, C phân biệt thẳng hàng , cùng phương.
GV chính xác hoá lời giải của học sinh. BTVN 1, 2, 3 SGK. 1, 2, 3 SBT. 
Tiết 2
HĐ5: Hai véc tơ bằng nhau.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Tri giác vấn đề: Có một đoạn thẳng AB (hoặc BA), Có hai véc tơ , .- Nhận biết khái niệm mới 
 AB = .
- Theo định nghĩa ta có: .
- Cặp véc tơ , có độ dài bằng nhau nhưng ngược hướng, Cặp véc tơ 
có độ dài bằng nhau và cùng hướng
- Ghi nhận tri thức mới.
HĐTP 1: Khái niệm độ dài véc tơ 
- Với hai điểm A, B phân biệt xác định mấy
 đoạn thẳng, mấy véc tơ ?
-Giới thiệu độ dài véc tơ 
- CH: Độ dài véc tơ-không ?
HĐTP 2: Khái niệm hai véc tơ bằng nhau
- Tiếp cận khái niệm: Cho hình bình hành ABCD, nhận xét về phương, hướng, độ dài của các cặp véc tơ 
 ,; 
- Giới thiệu khái niệm hai véc tơ bằng nhau.
- Chú ý: Mọi véc tơ - không đều bằng nhau, hay 
HĐ6: luyện tập
HĐTP 1: Chia học sinh thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập đã được chuẩn bị sẵn. Học sinh suy nghĩ trong hai phút. Sau đó đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi.
- CH: Cho hình bình hành ABCD, O là giao hai đường chéo, M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Hãy chỉ ra các véc tơ có điểm đầu, điểm cuối lấy từ các điểm đã cho thoả mãn:
*) Phiếu số 1: Bằng véc tơ 
*) Phiếu số 2: Bằng véc tơ 
*) Phiếu số 3: G là trọng tâm tam giác ABC, có thể viết được không? Tại sao
*) Phiếu số 4:G là trọng tâm tam giác ABC,có thể viết được không? Tại sao 
HĐTP 2: Cho trước điểm A và véc tơ . Hãy dựng véc tơ sao cho =.
Có bao nhiêu điểm M thoả mãn yêu cầu bài toán?
 - Trò suy nghĩ, tìm phương pháp GQVĐ. - GV chính xác hoá lời giải.
 - Củng cố: Gọi hai học sinh lên làm bài toán sau:
HS1 : Cho tam giác ABC, M là trung điểm cạnh BC.
 Hãy dựng : a) véc tơ b) véc tơ 
HS2 : Tứ giác ABEC là hình gì?- Gọi hai học sinh lên làm bài tập 5 SGK trang 9.
 - GV theo dõi học sinh dựng hình, điều chỉnh kịp thời các sai lầm.
 HĐTP 3 : Chứng minh các véc tơ bằng nhau.
CH: Cho tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn tâm (O). Gọi H là trực tâm tam giác ABC và B’ là điểm đối xứng với B qua O. Chứng minh .	
 HĐ7: Biểu diễn lực trong Vật Lý
GV: Trong Vật lý, một lực thường được biểu thị bởi một véc tơ.
 Độ dài véc tơ: cường độ lực.
 Hướng của véc tơ: hướng của lực tác dụng. 
 Điểm đầu của véc tơ đặt ở vật chịu tác dụng của lực.
GV lấy VD thông qua hình 6 SGK.
Trò: Ghi nhận kiến thức. 
- Củng cố toàn bài: - Tóm tắt kiến thức đã học.- Bài tập về nhà: 3, 4 SGK trang 9.

Tài liệu đính kèm:

  • doc1 Giao an hinh hoc 10 nang cao_tiet 1,2_bai 1.doc