Giáo án lớp 10 môn Đại số - Bài 3 - Tiết 20, 21: Hàm số bậc hai

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 10 môn Đại số - Bài 3 - Tiết 20, 21: Hàm số bậc hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 10 môn Đại số - Bài 3 - Tiết 20, 21: Hàm số bậc hai
 Đ3.II - Hàm số bậc hai
 Tiết 20,21
 Soạn tuần 6 thỏng 9 năm 2008
 Dạy tuần 7 thỏng 9,10 năm 2008
 Dạy lớp 10 A2 trường THPT Yờn Phong số 1 
 1.Mục tiêu: 
 a) Về kiến thức:
Hiểu quan hệ giữa đồ thị của hàm số y = a x+bx + c và đồ thị của hàm số y = a x.
Hiểu và ghi nhớ các tính chất của hàm số y = a x+ bx + c.
 b) Về kĩ năng: 
Khi cho một hàm số bậc hai, biết cách xác định toạ độ đỉnh, phương trình của trục đối xứng và hướng của bề lõm của pa ra bol (đồ thị của hàm số bậc hai ấy).
Vẽ thành thạo các pa ra bol dạng y = a x+ bx + c bằng cách xác định đỉnh, trục đối xứng và một số điểm khác. Qua đó suy ra được sự biến thiên, lập bảng biến thiên của hàm số và nêu được một số tính chất khác của hàm số (xác định các giao điểm của parabol với các trục toạ độ, xác định dấu của hàm số trên một khoảng đã cho, tìm giá trị lớn nhất hay bé nhất của hàm số ).
Biết cách giải một số bài toán đơn giản về đồ thị của hàm số bậc hai.
 c) Về thái độ: 
Rèn luyện tính tỉ mỉ, chính xác khi vẽ đồ thị.
 2.Chuẩn bị phương tiện dạy học:
 a) Thực tiễn:
Học sinh đã hàm số bậc hai dạng y = a x(a 0 ) (Định nghĩa, tính chất, đồ thị )
 b) Phương tiện:
Chuẩn bị phiếu học tập.
Chuẩn bị bảng kết quả cho mỗi hoạt động ( dùng để treo )
 3.Gợi ý về phương pháp dạy học:
Cơ bản dùng phương pháp gợi mở vấn đáp trực quan, thông qua các hoạt động điều khiển tư duy đan xen với hoạt động nhóm.
 4. Tiến trình bài học
Các tình huống học tập.
 Tình huống 1
GQVĐ thông qua các hoạt động:
HĐ1: Định nghĩa hàm số bậc hai .
HĐ2: Nhắc lại đồ thị hàm số y = ax2, ( a0)
HĐ3: Đồ thị hàm số y = a x+ bx + c, ( a0).
HĐ4: Cách vẽ đồ thị hàm số bậc hai 
HĐ5: Hoạt động củng cố.
 Tình huống 2
GQVĐ thông qua các hoạt động
HĐ6: Sự biến thiên của hàm số bậc hai .
HĐ7: Đồ thị của hàm số y= 
Tiến trình bài học
Tiết 1
 HĐ1: Định nghĩa hàm số bậc hai 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Ghi nhận kiến thức mới
- Nghe, hiểu nhiệm vụ
- Cung cấp định nghĩa 
- CH: TXĐ của hàm số bậc hai ?
- CH: Lấy ví dụ về hàm số bậc hai 
HĐ2: Nhắc lại đồ thị hàm số y = ax2, ( a0)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Nghe, hiểu nhiệm vụ
- Phát biểu nếu được gọi.
- Cho hàm số y = ax2, ( a0) có đồ thị là parabol (P0)
- CH: Toạ độ đỉnh, phương trình trục đối xứng, hướng bề lõm của (P0)?
- Cho học sinh quan sát hình 2.16, 2.17
HĐ3: Đồ thị hàm số y = a x+ bx + c, ( a0).
HĐTP1
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Nghe, hiểu nhiệm vụ.
- Nhớ lại kiến thức về tịnh tiến đồ thị song song với trục toạ độ.
- Trả lời nếu được gọi.
- Trò nhận biết (P0) và (P) “giống hệt nhau” chỉ khác nhau về vị trí.
- Phân tích 
 ax2 + bx + c = a 
Đặt 
Ta có hàm số y = a(x-p)2 + q
- CH: Tịnh tiến đồ thị (P0) như thế nào để có được (P1) là đồ thị của hàm số
 y = a(x-p)2 ?
- CH: Tịnh tiến đồ thị (P1) như thế nào để có được (P) là đồ thị của hàm số y = a(x-p)2 + q ?
Khẳng định (P) chính là đồ thị của hàm số y = ax2 + bx + c , ( a0).
- CH: Nhận xét gì về hai đồ thị (P0) và (P) ?
Hoạt động củng cố:
CH: Cho hàm số y = -3x2 – 12x + 9, hãy viết hàm số dưới dạng y = a(x-p)2 + q
Từ đó hãy cho biết đồ thị của nó có thể được suy ra từ đồ thị của các hàm số nào nhờ các phép tịnh tiến đồ thị song song với các trục toạ độ.
HĐTP2: Xác định toạ độ đỉnh, phương trình trục đối xứng, hướng bề lõm của (P)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Trò: Căn cứ vào đồ thị tìm câu trả lời.
- Phát biểu nếu được gọi. 
- CH: Toạ độ đỉnh, phương trình đối xứng, hướng bề lõm của (P1)
- CH: Suy ra toạ độ đỉnh, phương trình đối xứng, hướng bề lõm của (P)?
- GV chính xác hoá câu trả lời của học sinh và kết luận.
HĐ4: Cách vẽ đồ thị hàm số y = ax2 + bx + c , ( a0).
 GV cung cấp các bước vẽ đồ thị.
HĐ5: Hoạt động củng cố
 BT1: Vẽ đồ thị của các hàm số y = 2x2 – 4x + 1, y = - x2 – 3x + 3.
Học sinh làm theo các bước đã được học ở phần HĐ4.
 BT2: Tìm hệ số a, c của hàm số y = ax2 + c biết đồ thị có đỉnh là I(0;3) và cắt trục hoành tại điểm A(2;0).
 BT3: Xác định hệ số a, b, c của hàm số y = ax2 + bx + c biết đồ thị hàm số đi qua 3 điểm A(1;4), B(-1;6), C(2;9)
Tiết 2
 HĐ6: Sự biến thiên của dồ thị hàm số bậc hai 
CH: Từ đồ thị hàm số y = ax2 + bx + c , ( a0) hãy lập BBT của hàm số bậc hai ?
Trò nghe, hiểu nhiệm vụ.
GV kết luận về tính đồng biến, nghịch biến của hàm số , GTLN, GTNN của hàm số .
 HĐ7: Hoạt động củng cố.
 BT4: Cho hàm số y = -x2 + 4x – 3 có đồ thị là (P).
 a) Xác định toạ độ đỉnh, phương trình đối xứng, hướng bề lõm của (P)?
b)Khảo sát sự biến thiên của hàm số 
Vẽ đồ thị hàm số .
Dựa vào đồ thị hàm số tìm tập hợp x sao cho y>0.
HĐ8: Cách vẽ đồ thị hàm số y = 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Trò nhớ lại kiến thức
- Đưa ra cách vẽ tương tự.
- CH: Từ đồ thị hàm số y = ax + b vẽ đồ thị hàm số y ?
- CH: Tương tự phát biểu cách vẽ đồ thị hàm số y = ?
- GV chính xác hoá.
Hoạt động củng cố: 
 BT5: Vẽ đồ thị hàm số y = , sau đó lập BBT của hàm số.
GV hướng dẫn học sinh làm BT5
Vẽ parabol (P1): y = -x2 + 4x – 3
Vẽ parabol (P2): y = -(-x2 + 4x – 3) bằng cách lấy đối xứng (P1) qua Ox.
Xoá đi các điểm của (P1) và (P2) nằm phía dưới trục hoành.
 BT6: Vẽ đồ thị hàm số y = -x2 + 4-3
GV hướng dẫn học sinh làm BT6.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Nghe, hiểu nhiệm vụ
- Vẽ đồ thị hàm số theo các bước.
- CH: Phá dấu gtá trị tuyệt đối.
 Nhận xét về tính chẵn lẻ của hàm số 
 Suy ra tính chất đối xứng của đồ thị.
- GV nêu cách vẽ đồ thị
Vẽ parabol (P1): y = -x2 +4x – 3
Xoá đi các điểm của (P1) ở bên trái Oy 
Lấy đối xứng phần đồ thị còn lại qua Oy.
- TQ: Cách vẽ đồ thị hàm số 
 y = ax2 + b +c
Củng cố toàn bài.
BTVN: SGK tr.58,59,60 + SBT

Tài liệu đính kèm:

  • doc13Giao an dai so 10_tiet20,21_bai 3 chuong 2.doc