Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ II

docx 107 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 10/01/2023 Lượt xem 385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ II
Ngày soạn://
Ngày dạy://
TUẦN 20 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
HỘI DIỄN VĂN NGHỆ VỀ CHỦ ĐỀ MÙA XUÂN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
HS được trải nghiệm về không khí mùa xuân qua hội diễn văn nghệ chủ đề Mùa xuân.
HS nhiệt tình tham gia và cổ vũ các bạn biểu diễn văn nghệ. 
2. Năng lực
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. 
Năng lực riêng:Nhiệt tình, sẵn sàng tham gia hội diễn văn nghệ về chủ đề mùa xuân. 
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với GV
Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn. 
b. Đối với HS: 
Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.
b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động trong phong trào Hội chợi xuân.
b. Cách tiến hành: 
- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ. 
- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới. 
- Nhà trường tổ chức cho HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ về chủ đề Mùa xuân:
+ Tổ chức biểu diễn đa dạng các tiết mục, hát,...về chủ đề mùa xuân đến từ HS tất cả các khối lớp trong trường.
+ Nhà trường động viên, khen ngợi các cá nhân, tập thể lớp đã tích cực tham gia hội diễn văn nghệ. 
- HS chào cờ. 
- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện. 
- HS nhiệt tình tham gia. 
Ngày soạn://
Ngày dạy://
TUẦN 20 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ 
- MUA SẮM HÀNG HÓA
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Kể lại được một lần đi mua sắm hàng hóa với người thân
2. Năng lực
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. 
Năng lực riêng:Nhận thức được ý nghĩa của hoạt động mua sắm hàng hóa trong cuộc sống thường nhật. 
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với GV
Giáo án. 
SGK.
Một số đồng tiền Việt Nam có mệnh giá 1 nghìn đồng, 2 nghìn đồng, 5 nghìn đồng, 10 nghìn đồng, 20 nghìn đồng và 50 nghìn đồng. 
Hai chuông bấm để bàn (để chơi Hãy chọn giá đúng). 
b. Đối với HS: 
SGK.
Các tờ giấy màu, kéo, bút chì, bút màu, băng dính. 
Sách, vở, đồ dùng học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách tiến hành: 
- GV giới thiệu trực tiếp vào bài Hoạt động giáo dục theo chủ đề nghề nghiệp – Mua sắm hàng hóa
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 3: Liên hệ và chia sẻ
a. Mục tiêu: HS kể lại được một lần tham gia mua sắm hàng hóa cùng người thân.
b.Cách tiến hành: 
(1) Làm việc nhóm:
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS.
- GV yêu cầu HS dành 5 phút nhớ lại một lần đi mua sắm hàng hóa cùng người thân (bố, mẹ, anh, chị,...)
- GV hướng dẫn HS chia sẻ với các bạn trong nhóm theo gợi ý sau:
+ Em đi mua sắm cùng ai?
+ Em mua sắm ở đâu?
+ Em và người thân đã mua những gì? Hãy liệt kê những hàng hóa đã mua?
+ Kể lại các việc làm khi đi mua sắm (chọn mặt hàng cần mua, hỏi người bán hoặc kiểm tra giá tiền ghi trên kệ, lựa chọn số lượng cần mua,...)
(2) Làm việc cả lớp
- GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp về một lần đi mua sắm cùng người thân.
- GV khuyến khích HS bày tỏ cảm xúc khi được đi mua sắm cùng người thân. 
c. Kết luận:Mua sắm là một hoạt động không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Biết mua sắm hàng hóa giúp em tự tin hơn. Ngoài ra, em có thể phụ giúp bố mẹ trong việc lựa chọn hàng hóa khi đi mua sắm. 
Hoạt động 4: Trò chơi Hãy chọn giá đúng
a. Mục tiêu: 
- Làm quen và xác định được giá của một số sản phẩm gần gũi với mình. Ví dụ: sách vở, đồ dùng học tập,...
- Phát triển kĩ năng phối hợp, đoàn kết, hợp tác với các bạn trong khi tham gia hoạt động. 
b. Cách tiến hành: 
(1) Chuẩn bị:
- Bàn ghế trong lớp kê theo hình chữ U. 
- Phía trên bục giảng kê một cái bàn để bày các sản phẩm như sách vở, đồ dùng học tập,...Các sản phẩm được lấy khăn che kín đảm bảo tính khách quan, công bằng trong trò chơi,
- Các tờ giấy có ghi các mệnh giá tiền khác nhau: 2 nghìn đồng, 5 nghìn đồng,....
- Hai cái chuông bấm để ở hai bàn cạnh nhau phía dưới chữ U.
- Khách mời: Đại diện cha mẹ HS của lớp.
(2) Tổ chức trò chơi
- Chọn một HS làm quản trò.
- Chia lớp thành các đội chơi, mỗi đội gồm 3 đến 6 thành viên. Các đội bầu chọn đội trưởng. 
- Mỗi lượt chơi gồm hai đội thi đấu với nhau. Các đội còn lại làm khán giả cổ vũ. 
- Quản trò mời hai đội chơi vào vị trí hai bàn phía dưới có đặt chuông bấm.
- Quản trò phổ biến luật chơi:
+ Quản trò lần lượt đưa ra từng sản phẩm. Nhiệm vụ của các đội chơi là đoán giá sản phẩm.
+ Đội nào bấm chuông trước sẽ giành được quyền trả lời trước. Nếu đội đó đoán sai thì cơ hội đoán sẽ dành cho đội còn lại. 
+ Đội chơi đoán đúng giá của sản phẩm được tặng một hình dán mặt cười. 
- Các thành viên trong đội trao đổi, thảo luận với nhau trước khi đưa ra giá của sản phẩm. 
- Kết thúc mỗi lượt chơi, đội nào dành được nhiều hình dán mặt cười hơn sẽ thắng cuộc và nhận được quả của Ban tổ chức. 
- Lượt chơi mới của hai đội sẽ tiếp diễn.
- Kết thúc trò chơi, quản trò nêu tên đội dành chiến thắng chung cuộc. Đội đó sẽ nhận được thêm một món quà đặc biệt từ ban tổ chức. 
- GV tổng kết và khen ngợi sự tích cực tham gia trò chơi của cả lớp. 
c. Kết luận: Trò chơi này giúp các em biết thêm về giá của một số đồ dùng học tập, sách vở,...và hiểu thêm về vai trò của đồng tiền trong trao đổi hàng hóa. Đồng thời, phát triển kĩ năng làm việc nhóm, tinh thần đoàn kết, hợp tác để cùng chiến thắng.
- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hỏi bố mẹ, người thân về giá của một số loại thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như thịt cá, gạo, rau củ, quần áo,....
- HS chia thành các nhóm. 
- HS thảo luận theo nhóm. 
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS chuẩn bị. 
- HS chia thành các đội chơi. 
- HS nghe phổ biến luật chơi. 
- HS chơi trò chơi. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS thực hiện hoạt động tại nhà. 
Ngày soạn://
Ngày dạy://
TUẦN 20- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP 
- ĐIỀU EM HỌC ĐƯỢC TỪ CHỦ ĐỀ
 NGHỀ NGHIỆP TRONG CUỘC SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
HS chia sẻ được những điểu bản thân hoạc được hoặc biết được thêm từ chủ đề Nghề nghiệp trong cuộc sống.
2. Năng lực
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. 
Năng lực riêng:Tự nhận xét, đánh giá về mức độ tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm của bản thân. 
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với GV
Giáo án. 
b. Đối với HS: 
SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.
b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Điều em học được từ chủ đề Nghề nghiệp trong cuộc sống. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Tự nhận xét, đánh giá về mức độ tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm của bản thân. 
b.Cách tiến hành:
(1) Làm việc nhóm:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
+ Em đã học được những điều gì từ chủ đề Nghề nghiệp trong cuộc sống?
+ Hoạt động nào em thích nhất trong chủ đề? Vì sao?
(2) Làm việc cả lớp
- GV mời đại diện một số nhóm lên chia sẻ trước lớp theo các nội dung thảo luận trên.
- GV tổng kết và nhận xét về mức độ tích cực tham gia hoạt động của HS (hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành) theo các tiêu chí:
+ Nêu tên nghề nghiệp của bố mẹ và người thân.
+ Nêu đức tính liên quan đến các nghề nghiệp đó.
+ Nhận biết một số đồng tiền Việt Nam. 
- HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi. 
- HS trình bày. 
- HS tự đánh giá kết quả học tập. 
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐỀ 6: QUÊ HƯƠNG EM
Sau chủ đề này, HS nắm được:
Giới thiệu được với các bạn người thân về vẻ đẹp cảnh quan địa phương.
Nêu được thực trạng vệ sinh môi trường xung quanh.
Thực hiện được việc chăm sóc, bảo vệ cảnh quan xung quanh nơi mình sinh sống.
Thực hiện được một số công việc giữ gìn vệ sinh môi trường phù hợp với lứa tuổi. 
TUẦN 21 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO BẢO VỆ CẢNH QUAN ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
HS biết và hiểu được nội dung, ý nghĩa phong trào bảo vệ cảnh quan địa phương. 
2. Năng lực
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. 
Năng lực riêng:Nhiệt tình, sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ cảnh quan địa phương do nhà trường phát động. 
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với GV
Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn. 
b. Đối với HS: 
Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.
b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động trong phong trào bảo vệ cảnh quan địa phương.
b. Cách tiến hành: 
- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ. 
- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới. 
- GV Tổng phụ trách Đội phát động phong trào bảo vệ cảnh quan địa phương: 
+ Nhấn mạnh ý nghĩa, sự quan trọng và cần thiết của những hành động bảo vệ cảnh quan địa phương.
+ Gợi ý các hình thức, việc làm cụ thể để bảo vệ cảnh quan địa phương phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học. 
+ Phổ biến hoạt động sưu tầm tranh ảnh về địa phương. 
- HS chào cờ. 
- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện. 
Ngày soạn://
Ngày dạy://
TUẦN 21 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ 
- PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO BẢO VỆ CẢNH QUAN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Giới thiệu được với thầy cô, bạn bè, người thân về vẻ đẹp cảnh quan ở địa phương. 
2. Năng lực
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. 
Năng lực riêng:Dần hình thành và phát triển tình yêu đối với quê hương, đất nước. 
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với GV
Giáo án. 
SGK.
Các bài hát thiếu nhi về quê hương. 
b. Đối với HS: 
SGK.
Sưu tầm tranh ảnh về cảnh quan địa phương.
Các đồ dùng trang trí: kéo, hồ dán, băng dính, bút màu, dây buộc, ghim bấm. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách tiến hành: 
- GV cho HS hát tập thể một bài hát về tình yêu quê hương, đất nước: Quê em của tác giả Nguyễn Văn Chung. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Giới thiệu cảnh quan địa phương
a. Mục tiêu:
- Giới thiệu được với bạn bè, thầy cô giáo những hình ảnh đẹp vê cảnh quan địa phương mình.
- Hình thành và phát triển kĩ năng trình bày, thuyết trình trước mọi người.
b. Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm. Các nhóm tập hợp những tranh ảnh đã sưu tầm.
-GV tổ chức cho các nhóm trưng bày tranh ảnh về cảnh quan địa phương tại các vị trí được phân.
- GV khuyến khích những ý tưởng trưng bày sáng tạo, độc đáo.
- Các nhóm đi xem tranh ảnh của nhóm khác.
- Từng nhóm giới thiệu về ý tưởng trưng bày tranh ảnh của nhóm mình và giới thiệu cụ thể về cảnh quan địa phương trong các bức tranh ảnh đó.
- GV khuyến khích các nhóm đặt câu hỏi cho nhau về cảnh quan trong các bức tranh ảnh.
c. Kết luận: Mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta đều có rất nhiều cảnh quan đẹp. Môi cảnh quan có một vẻ đẹp riêng, thể hiện đặc trưng và những nét văn hoá riêng của từng vùng miền.
Hoạt động 2: Sáng tạo bộ sưu tập tranh ảnh về quê hương em
a. Mục tiêu:
- HS biết lựa chọn, sắp xếp tạo ra được bộ sưu tập tranh ảnh về cảnh đẹp của quê hương.
- Hình thành và phát triên kĩ năng quan sát, lựa chọn, sắp xếp tranh ảnh.
b. Cách tiến hành
(1) Làm việc nhóm:
- HS chia thành các nhóm từ 4 đến 6 người.
- GV phổ biến nhiệm vụ: các nhóm sử dụng những đồ dùng cần thiết (kéo, bút, hồ dám giấy màu,...) để tạo ra bộ sưu tập tranh ảnh về quê hương.
- GV gợi ý: 
+ Các nhóm thảo luận để lên ý tưởng sắp xếp tranh ảnh thành một bộ sưu tập.
+ Các nhóm lựa chọn, sắp xếp tranh ảnh đã sưu tầm theo ý tưởng đã lên.
+ Các nhóm chuẩn bị các vật dụng cần thiết như kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán, ghim bấm, dây buộc, móc treo,...để trang trí bộ sưu tập.
+ Các nhóm chuẩn bị các vật dụng cần thiết như kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán, ghim bấm, dây buộc, móc treo,...để trang trí bộ sưu tập.
+ Các nhóm thống nhất đặt tên cho bộ sưu tập hoặc viết lời giới thiệu về bộ sưu tập tranh ảnh quê hương của nhóm mình. 
- GV hỗ trợ, giúp đỡ những nhóm còn lúng túng trong quá trình sáng tạo bộ sưu tập.
(2) Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu các nhóm chia sẻ với nhau về bộ sưu tập tranh ảnh.
- GV và HS khen ngợi, động viên tinh thần sáng tạo bộ sưu tập tranh ảnh về quê hương của HS. 
c. Kết luận:Bộ sưu tập tranh ảnh về quê hương đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của các em. Đồng thời, nó cũng cho thấy những ý tưởng sáng tạo tuyệt vời của các em. Hãy phát huy những điều đó nhé!
- HS chia thành các nhóm. 
- HS trưng bày tranh ảnh. 
- HS giới thiệu ý tưởng trưng bày. 
- HS chia nhóm. 
- HS lắng nghe, thực hiện. 
- HS trình bày. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
Ngày soạn://
Ngày dạy://
TUẦN 21- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP 
- XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO VỆ CẢNH QUAN ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
HS xây dựng được kế hoạch Bảo vệ cảnh quan địa phương. 
2. Năng lực
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. 
Năng lực riêng:Hiểu được quy trình, cách xây dựng kế hoạch bảo vệ cảnh quan địa phương. 
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với GV
Giáo án. 
b. Đối với HS: 
SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.
b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Điều em học được từ chủ đề Nghề nghiệp trong cuộc sống. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Tự nhận xét, đánh giá về mức độ tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm của bản thân. 
b.Cách tiến hành:
(1) Làm việc nhóm:
- GV chia HS thành các nhóm từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm chuẩn bị bút và giấy.
- GV phổ biến nhiệm vụ thảo luận nhóm: Xây dựng kế hoạch Bảo vệ cảnh quan địa phương:
+ Tên cảnh quan quan.
+ Công việc cụ thể sẽ làm. 
+ Thời gian thực hiện.
+ Những dụng cụ cần chuẩn bị.
+ Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. 
+ Những kết quả mong muốn đạt được.
- GV hỗ trợ, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch.
(2) Làm việc cả lớp:
- GV mời đại diện các nhóm trình bày về bản kế hoạch Bảo vệ cảnh quan địa phương. 
- GV mời các nhóm còn lại nhận xét và đóng góp ý kiến. GV góp ý và tổng kết bản kế hoạch. 
- HS chia thành các nhóm. 
- HS thảo luận theo nhóm. 
- HS trình bày. 
- HS nhận xét và đóng góp ý kiến.
Ngày soạn://
Ngày dạy://
TUẦN 22 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
CHIA SẺ KẾ HOẠCH BẢO VỆ CẢNH QUAN ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Giới thiệu được về kế hoạch Bảo vệ cảnh quan địa phương của lớp mình. 
2. Năng lực
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. 
Năng lực riêng:Có ý thức và thái độ tích cực, tham gia bảo vệ cảnh quan địa phương. 
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với GV
Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn. 
b. Đối với HS: 
Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.
b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động chia sẻ kế hoạch bảo vệ cảnh quan địa phương. 
b. Cách tiến hành: 
- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ. 
- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới. 
- Nhà trường tổ chức cho các lớp giới thiệu về kế hoạch Bảo vệ cảnh quan địa phương:
+ GV mời đại diện một số lớp lên giới thiệu về kế hoạch Bảo vệ cảnh quan địa phương của lớp mình trước toàn trường và cam kết thực hiện kế hoạch.
+ GV Tổng phụ trách Độichốt lại những nội dung cơ bản, quam trọng trong kế hoạch của mỗi lớp. Nhắc nhở, động viên các lớp hoàn thành tốt công việc và thực hiện đúng kế hoạch đã xây dựng. 
- HS chào cờ. 
- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện. 
Ngày soạn://
Ngày dạy://
TUẦN 22 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ 
- BẢO VỆ CẢNH QUAN ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Nêu được những việc đã làm bảo vệ cảnh quan địa phương
2. Năng lực
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. 
Năng lực riêng:Có thái độ tự giác, tích cực bảo vệ cảnh quan địa phương bằng những việc làm cụ thể. 
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với GV
Giáo án. 
SGK.
Tranh phóng to về hai tình huống trong SGK. 
b. Đối với HS: 
SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách tiến hành: 
- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Bảo vệ cảnh quan địa phương
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 3: Việc làm bảo vệ cảnh quan địa phương
a. Mục tiêu: HS chia sẻ được với các bạn về những việc đã làm được để bảo vệ cảnh quan địa phương.
b.Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS chia sẻ theo cặp đôi về những việc đã làm và mong muốn sẽ làm để bảo vệ cảnh quan địa phương. 
- GV mời một số cặp đôi lên chia sẻ trước lớp theo các nội dung trên. 
- GV đặt câu hỏi: Em có cảm xúc gì khi thực hiện được những việc làm để bảo vệ cảnh quan địa phương mình?
- GV khen ngợi cả lớp đã tham gia bảo vệ cảnh quan địa phương bằng những việc làm cụ thể. 
c. Kết luận:Bảo vệ cảnh quan địa phương là việc rất nên làm và là trách nhiệm chung của tất cả mọi người. Em hãy tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan địa phương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng, lứa tuổi. 
Hoạt động 4: Thực hành bảo vệ cảnh quan địa phương
a. Mục tiêu: HS thực hành được các việc làm bảo vệ cảnh quan địa phương qua đóng vai xử lí tình huống. 
b.Cách tiến hành: 
(1) Làm việc nhóm:
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4-8 HS.
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm quan sát một bức tranh và nêu nội dung tình huống trong tranh.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận về cách xử lí tình huống trong tranh thông qua đóng vai, các nhóm sẽ xây dựngkịch bản và phân công đóng vai. 
(2) Làm việc cả lớp:
- GV yêu cầu các nhó đóng vai xử lí tình huống trước lớp.
- GV yêu cầu HS các nhóm khác theo dõi và đưa ra nhận xét về cách xử lí tình huống của nhóm đóng vai.
- GV nhận xét và rút ra kết luận.
- GV khuyến khích HS chia sẻ cảm xúc khi tham gia đóng vai xử lí tình huống. 
c. Kết luận: Có rất nhiều hành vi tiêu cực làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp cảnh quan địa phương như vứt rác bẩn, dán tờ rơi bừa bãi, vẽ bẩn lên tường,...Các em hãy tích cực thực hiện những việc làm cụ thể để bảo vệ cảnh quan địa phương mình. 
-HS lắng nghe, thực hiện. 
- HS trình bày. 
- HS trả lời. 
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chia thành các nhóm.
- HS thảo luận về cách xử lí tình huống:
+ Tranh 1: Làm sạch bức tường bị những tờ quảng cáo làm bẩn bằng cách quét sạch và dán ghi chú không được vẽ bậy lên tường.
+ Tranh 2: Thu gom rác bẩn tại công viên và để vào thùng rác. 
Ngày soạn://
Ngày dạy://
TUẦN 22- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP 
- THỰC HIỆN BẢO VỆ CẢNH QUAN ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Thực hiện được kế hoạch bảo vệ cảnh quan địa phương. 
2. Năng lực
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. 
Năng lực riêng:Phát triển được kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm. 
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với GV
Giáo án. 
b. Đối với HS: 
SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.
b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Thực hiện bảo vệ cảnh quan địa phương. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Thực hiện được kế hoạch bảo vệ cảnh quan địa phương. 
b.Cách tiến hành:
(1) Làm việc nhóm:
(1) Chuẩn bị:
HS chuẩn bị những dụng cụ lao động cần thiết như găng tay, khẩu trang, chổi, dụng cụ hót rác,theo kế hoạch đã phân công.
(2) GV tổ chức cho HS thực hiện kế hoạch bảo vệ cảnh quan địa phương:
- GV yêu cầu các nhóm kiểm tra lại việc chuẩn bị dụng cụ lao động và nhắc nhở nhau thực hiện theo đúng nhiệm vụ đã được phân công. 
- GV yêu cầu các nhóm cùng thực hiện theo bản kế hoạch.
- GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thực hiện công việc. 
- Sau khi kết thúc hoạt động, GV nhắc nhở HS thu dọn đồ dùng gọn gàng và làm sạch dụng cụ lao động. 
- GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ về kế hoạch đạt được. 
- GV tổng kết và khen ngợi, biểu dương các cá nhân, các nhóm tích cực tham gia hoạt động. 
Ngày soạn://
Ngày dạy://
TUẦN 23 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO TRƯỜNG XANH – LỚP SẠCH
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Biết được kế hoạch, nội dung phong trào Trường xanh lớp sạch do nhà trường phát động. 
2. Năng lực
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. 
Năng lực riêng:Tích cực, nhiệt tình, sẵn sàng tham gia phong trào Trường xanh lớp sạch. 
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với GV
Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn. 
b. Đối với HS: 
Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.
b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động trong phong trào Trường xanh lớp sạch.
b. Cách tiến hành: 
- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ. 
- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới. 
- GV Tổng phụ trách Đội phát động phong trào Trường xanh lớp sạch:
+ Mục đích phát động: Mỗi HS có những hành động đẹp và việc làm cụ thể để hưởng ứng phong trào, góp phần xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp.
+ Ý nghĩa phong trào: Phong trào giáo dục HS ý thức, hành vi và thói quen đúng với môi trường học đường. HS biết giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở nơi các em học tập hằng ngày. 
- GV gợi ý các hoạt đông cụ thể của cá nhân và tập thể lớp để tham gia phong trào:
+ Quét dọn, vệ sinh lớp học.
+ Kê, xếp bàn ghế gọn gàng, ngăn nắp.
+ Quét dọn, vệ sinh các khu vực trong trường học như: khu vực sân chơi, khu vực hành lang, khu vực đa năng, khu hiệu bộ, khu vườn trường,...
+ Bỏ rác đúng nơi quy định. 
+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.
+ Tham gia thu gom rác thải bảo vệ môi trường. 
- HS chào cờ. 
- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện. 
Ngày soạn://
Ngày dạy://
TUẦN 23 - TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ 
- XÂY DỰNG TRƯỜNG XANH - LỚP SẠCH
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Tìm hiểu được về thực trạng môi trường ở nhà trường. 
Nêu được các việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi để giữ gìn trường, lớp xanh, sạch, đẹp. 
2. Năng lực
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. 
Năng lực riêng:Biết và hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp.
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với GV
Giáo án. 
SGK.
b. Đối với HS: 
SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách tiến hành: 
- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Xây dựng trường xanh – lớp sạch. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1:Tìm hiểu môi trường ở nhà trường
a. Mục tiêu: 
- Tìm hiểu được về thực trạng môi trường ở nhà trường. 
- Nêu được các việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi để giữ gìn trường, lớp xanh, sạch, đẹp. 
- Biết và hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp.
b. Cách tiến hành: 
(1) Làm việc nhóm:
- GV chia HS thành các nhóm từ 4 đến 6 người.
- GV phổ biến nhiệm vụ: 
+ Mỗi nhóm lựa chọn một số khu vực trong trường học: sân trường, lớp học, hành lang lớp học, khu vườn trường,
+ Các nhóm quan sát, tìm hiểu thực trạng khu vực nhóm mình lựa chọn.
+ Các nhóm ghi kết quả quan sát vào Phiếu quan sát.
(2) Làm việc cả lớp: 
- GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả quan sát của nhóm mình trước lớp. 
- GV yêu cầu HS đề xuất những việc cần làm để giữ gìn trường, lớp, xanh, sạch đẹp. 
- GV hướng dẫn HS đề xuất những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch, đẹp.
- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.
c. Kết luận: Các khu vực trong trường là những nơi rất gần gũi với chúng ta hằng ngày. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch, đẹp. Những việc làm chúng ta nên thường xuyên thực hiện để giữ vệ sinh trường lớp là: vứt rác đúng nơi quy định, phân loại rác, quét dọn lớp học, quét dọn các khu vực ngoài hành lang. 
- HS chia thành các nhóm. 
- HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ. 
- HS trình bày. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
Ngày soạn://
Ngày dạy://
TUẦN 23- TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP 
- XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRƯỜNG XANH – LỚP SẠCH
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
HS xây dựng được kế hoạch Trường xanh – lớp sạch. 
2. Năng lực
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. 
Năng lực riêng:Hiểu được ý nghĩa của kế hoạch Trường xanh – lớp sạch. 
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với GV
Giáo án. 
b. Đối với HS: 
SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.
b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Thực hiện bảo vệ cảnh quan địa phương. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Thực hiện được kế hoạch bảo vệ cảnh quan địa phương. 
b.Cách tiến hành:
(1) Làm việc nhóm:
- GV chia lớp thành các nhóm. 
- GV treo bản gợi ý nội dung lập kế hoạch Trường xanh – lớp sạch lên bảng. 
- GV phổ biến nhiệm vụ: Các nhóm sẽ thảo luận để xây dựng kế hoạch giữ gìn vệ sinh môi trường ở trường ở trong nhà trường. GV đưa ra gợi ý: 
+ Khu vực nhóm chọn để làm vệ sinh.
+ Những công việc cụ thể sẽ làm.
+ Phân công công việc cho từng thành viên.
+ Dụng cụ cần chuẩn bị.
+ Thời gian thực hiện.
+ Mong muốn kết quả đạt được. 
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày bản kế hoạch của nhóm trước lớp.
- GV yêu cầu các nhóm góp ý cho nhau về nhữngnội dung cụ thể của kế hoạch. 
- GV nhận xét và tổng kết hoạt động. 
- GV nhắc nhở cả lớp thực hiện giữ gìn vệ sinh lớp học sạch đẹp.
- HS chia thành các nhóm. 
- HS lắng nghe, thực hiện. 
- HS trình bày. 
- HS lắng nghe, thực hiện. 
Ngày soạn://
Ngày dạy://
TUẦN 24 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ 
- HÁT, MÚA VỀ CHỦ ĐỀ MÔI TRƯỜNG
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Tự tin tham gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ về chủ đề Môi trường.
Cổ vũ, động viên các bạn tham gia biểu diễn. 
2. Năng lực
Năng l

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_2_sach_canh_dieu_chuong_tr.docx