Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 (Kết nối tri thức) - Chương trình học kỳ II

docx 65 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 09/01/2023 Lượt xem 381Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 (Kết nối tri thức) - Chương trình học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 (Kết nối tri thức) - Chương trình học kỳ II
Hoạt động giáo dục theo chủ đề 
BÀI 19: TẾT NGUYÊN ĐÁN
 I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
− Thực hiện được một số việc giúp bố mẹ chuẩn bị đón tết Nguyên đán.
− Cảm nhận được ngày Tết là ngày đặc biệt của gia đình, cảm thấy tự hào, hạnh phúc khi mình được tham gia chuẩn bị Tết.
− Thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận trong mỗi việc làm.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- HS nhớ lại và kể một số công việc em đã từng làm cùng gia đình trong dịp Tết.
- Giúp HS củng cố lại kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có về những công việc gia đình vào dịp Tết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; Ca khúc về Tết và mùa Xuân.
 - HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
− GV bật nhạc bài “Sắp đến Tết rồi” và cùng vận động phụ họa bài hát. 
Kết luận: Tết đến, ai cũng hân hoan mong đợi. 
GV đặt câu hỏi dẫn dắt: Vì sao ai cũng mong Tết đến? Tết đến, chúng ta thường làm những gì?
2. Khám phá chủ đề:
* Chia sẻ về những việc em đã từng làm cùng gia đình để đón Tết.
− GV mời HS chia sẻ theo nhóm: 
+ Chia sẻ một số công việc em thường làm cùng gia đình trong dịp Tết. 
+ Em thích nhất làm việc gì?
+ Em cảm thấy như thế nào khi cùng tham gia những công việc đó với gia đình?
+ Bố mẹ, người thân em đã nói gì khi thấy em làm được việc đó?
− Mỗi nhóm vẽ lại lên giấy A0 một vài hoạt động ngày Tết mình đã từng thực hiện.
− GV mời các nhóm đưa các bức tranh lên bảng để giới thiệu với các bạn. 
- GV đề nghị nhận xét những công việc giống và khác nhau của các nhóm.
Kết luận: Chúng ta nên tham gia cùng gia đình làm một số công việc phù hợp với khả năng trong dịp Tết như: dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa; chuẩn bị phong bao lì xì; lau lá gói bánh chưng; lau và bày bàn thờ; đi chúc Tết họ hàng.
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:
Chơi trò chơi: “ Nhìn hành động, đoán việc làm.”
− GV nêu luật chơi: Mỗi HS nhớ lại một công việc gia đình vào dịp Tết và làm động tác để các bạn khác đoán xem đó là việc gì.
 GV mời mỗi tổ một HS lên thể hiện để các tổ khác đoán.
Kết luận: Trong dịp Tết, gia đình nào cũng bận rộn nhiều công việc, tuy vất vả nhưng vui và đầm ấm.
4. Cam kết, hành động:
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà em hãy xem lịch và đánh dấu ngày tết Nguyên đán của năm nay.
- HS quan sát, thực hiện theo HD.
- HS chia sẻ trong nhóm.
- HS thực hiện theo HD. 
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS chơi.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện
Sinh hoạt lớp
SƠ KẾT TUẦN 
 KỂ VỀ NGÀY TẾT QUÊ EM
I. MỤC TIÊU: 
 * Sơ kết tuần:
 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. 
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
 * Hoạt động trải nghiệm: 
- HS kể về những thu hoạch mới – thông tin về phong tục ngày Tết.
- HS biết cách làm phong bao lì xì ngày Tết. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tivi chiếu bài. 
- HS: SGK; bìa màu, giấy trắng A4, bút màu, kéo, keo dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần. 
a. Sơ kết tuần 19:
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 19.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: 
* Tồn tại
b. Phương hướng tuần 20:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
a. Chia sẻ về những phong tục ngày Tết và lễ hội của địa phương .
− GV YC HS chia sẻ trong nhóm về những phong tục ngày Tết và lễ hội của địa phương em mới tìm hiểu được.
− GV mời đại diện của một số nhóm chia sẻ trước lớp.
− GV nhận xét và giới thiệu thêm với HS về những phong tục ngày Tết của Việt Nam như cúng ông Công ông Táo; “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, tắm Tất niên bằng nước lá mùi,
Kết luận: Ngày Tết luôn gắn liền với những phong tục truyền thống thú vị. Biết về những điều này, ta thêm yêu Ngày Tết, yêu đất nước mình. 
b. Hoạt động nhóm: Làm phong bao lì – xì.
− GV hướng dẫn HS cách cắt, gấp, dán và trang trí phong bao lì xì.
− HS làm việc cá nhân: mỗi HS làm một phong bao.
− Tổ chức trưng bày phong bao lì xì của lớp.
Kết luận: GV nhận xét sự khéo tay của HS, khuyến khích HS về nhà làm thêm bao lì xì để góp Hội chợ.
3. Cam kết hành động.
- Em hãy lên kế hoạch cùng gia đình thực hiện một số công việc phù hợp trong ngày Tết. 
- Về nhà em có thể gấp và trang trí thêm một số phong bao lì xì để chuẩn bị mừng tuổi ông bà nội ngoại vào dịp Tết.
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.
- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 20.
HS chia sẻ trong nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo HD.
- HS làm việc cá nhân.
- HS lắng nghe.
HS thực hiện.
Hoạt động giáo dục theo chủ đề 
BÀI 20: NGÀY ĐÁNG NHỚ CỦA GIA ĐÌNH
 I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Kể được một số ngày đáng nhớ của gia đình (sinh nhật người thân, ngày kỉ niệm, Tết, giỗ,).
- Cùng người thân lập và thực hiện kế hoạch kỉ niệm sinh nhật các thành viên trong gia đình.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- HS nhớ được những dịp đặc biệt trong gia đình và những hoạt động trong những ngày đó.
- Giúp HS đưa ra các công việc và lên kế hoạch thực hiện chúc mừng sinh nhật người thân.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
 Một số tờ phiếu ghi từng tháng từ tháng 1 đến tháng 12.
- HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
Chơi trò Tháng của ai?
- GV mời một bạn lên làm quản trò. Bạn quản trò bốc ngẫu nhiên một tấm thẻ lên và hô to tên tháng, hỏi: “Tháng 5 của ai?”. Các bạn phía dưới giơ tay nếu tháng đó là tháng sinh nhật mình, nói: “Tháng 5 của tôi!”.
- GV dẫn dắt, vào bài.
2. Khám phá chủ đề:
* Thảo luận nhóm về những ngày đáng nhớ của gia đình.
− GV đề nghị HS cùng nhớ lại những dịp sum họp trong gia đình vào những dịp nào? 
– Câu hỏi thảo luận theo nhóm:
+ Các bạn thường làm gì những lúc gia đình sum họp?
+ Các bạn cảm thấy thế nào vào những lúc gia đình sum họp?
Kết luận: Những ngày sum họp, gia đình thường rất vui vẻ và là dịp để các thành viên quan tâm thăm hỏi lẫn nhau.
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:
Thực hành: Lên kế hoạch tổ chức sinh nhật cho một người thân trong gia đình.
− GV phân các bạn theo cặp đôi hoặc nhóm ba bạn để thảo luận lập kế hoạch tổ chức một buổi sinh nhật.
− GV hướng dẫn các bạn thực hiện theo trình tự:
+ Cần tìm hiểu sở thích, mong ước của người thân.
+ Nghĩ cách phân công mỗi người trong gia đình một việc phù hợp.
+ Đảm bảo bí mật để tạo bất ngờ cho người thân.
– Hướng dẫn HS lập kế hoạch tổ chức sinh nhật gồm các hoạt động:
+ Trang trí nhà cửa.
+ Chuẩn bị quà tặng phù hợp với sở thích.
+ Chuẩn bị tiệc sinh nhật.
Kết luận: Mỗi học sinh lên được một kế hoạch tổ chức sinh nhật cho một người thân trong gia đình.
4. Cam kết, hành động:
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà em hãy cùng bố mẹ dùng lịch bàn để đánh dấu những ngày đáng nhớ của gia đình. .
- HS quan sát, thực hiện theo HD.
- 2-3 trả lời.
- Đại diện nhóm trả lơi.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo HD. 
- HS làm việc theo nhóm.
- HS thực hiện theo HD.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện
Sinh hoạt lớp
SƠ KẾT TUẦN 
 NGÀY ĐẶC BIỆT CỦA GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU: 
 * Sơ kết tuần:
 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. 
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
 * Hoạt động trải nghiệm: 
- HS biết cách chọn và tổ chức một ngày đáng nhớ, tạo cảm xúc vui vẻ cho tập thể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tivi chiếu bài. 
- HS: SGK; giấy, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần. 
a. Sơ kết tuần 20:
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 20.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: 
* Tồn tại
b. Phương hướng tuần 21:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.
− GV gợi ý HS chia sẻ theo cặp đôi về những hoạt động chính của gia đình trong một ngày đáng nhớ: Mỗi thành viên trong gia đình thường làm gì trong những dịp đó?
− Phát hiện những ngày đáng nhớ giống nhau và khác nhau của các bạn trong nhóm, trong lớp.
Kết luận: Gia đình nào cũng có những ngày đáng nhớ để gặp nhau, cảm thấy hạnh phúc khi sum họp. 
b. Hoạt động nhóm: 
GV chia HS thành từng nhóm. Mỗi tổ nghĩ một ngày lễ chung cho lớp. Trình bày các lí do về việc lựa chọn ngày đó của nhóm mình. 
Kết luận:
− Nhóm nào có phần trình bày thuyết phục nhất thì ngày của nhóm đó được chọn.
− Thảo luận: Trong ngày đó, lớp mình nên làm gì?
3. Cam kết hành động.
Em hãy lên kế hoạch tổ chức sinh nhật cho một người thân trong gia đình.
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.
- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 21.
HS chia sẻ theo cặp.
- Chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ trong nhóm.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe.
HS thực hiện.
Hoạt động giáo dục theo chủ đề 
BÀI 21: TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BẢN THÂN
 I. MỤC TIÊU: 
*Kiến thức, kĩ năng:
- Thiết lập các thói quen hằng ngày để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút để bảo vệ cơ thể mình.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp HS biết tự bảo vệ sức khoẻ để chống lại vi khuẩn, vi rút xâm nhập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Có loa để phát nhạc cho học sinh tập thể dục. Trong trường hợp không có loa phát nhạc có thể dùng còi, hoặc giáo viên đếm nhịp. 
- HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
- GV bật nhạc và hướng dẫn HS tập các thao tác thể dục giữa giờ. Chọn nhạc vui nhộn.
- GV dẫn dắt, vào bài.
2. Khám phá chủ đề:
*Hoạt động : Thảo luận về những việc em cần làm để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- GV giải nghĩa từ “sức đề kháng” 
- YCHS thảo luận nhóm 4 ,tìm hiểu về những việc làm giúp xây dựng “pháo đài”như :
+ Chúng ta nên uống như thế nào?
+ Chúng ta nên ăn thế nào?
+ Chúng ta nên giữ vệ sinh cá nhân thế nào?
+ Chúng ta nên tập thể dục, thể thao thế nào?
+ Chúng ta cần bổ sung vi-ta-min gì?
-GV quan sát , hỗ trợ HS.
- Mời HS trình bày 
- Giáo viên tổng kết lại các biện pháp tự chăm sóc sức khoẻ cho chính mình thông qua ăn uống, vệ sinh cá nhân. Đó chính là bức tường để bảo vệ “pháo đài” cơ thể mình.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh các bí kíp:
Uống đủ nước,
Cốc dùng riêng!
Ăn rau xanh
Tay rửa sạch,
Năng luyện tập
Lập “ pháo đài”!
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:
- HDHS đóng tiểu phẩm “Câu chuyện của anh em vi khuẩn, vi rút”.
+ GV mời một nhóm HS sắm vai vi khuẩn, vi rút và các HS còn lại thực hiện các hoạt động tự bảo vệ sức khoẻ bằng động tác cơ thể như ăn sữa chua, ăn rau xanh, tập thể dục, chạy bộ,
-GV quan sát, hỗ trợ giúp HS xây dựng kịch bản.
- Mời HS trình bày
-GV kết luận: Một số vi khuẩn, vi rút có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho chúng ta. Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu các biện pháp để tự bảo vệ sức khoẻ của mình.
4. Cam kết, hành động:
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà em hãy thực hiện các hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ hằng ngày.
- HS quan sát, thực hiện theo HD.
- HS lắng nghe. 
- HS thảo luận nhóm 4.
- HS trình bày
- HS lắng nghe.
HS đọc đồng thanh
- HS thực hiện.
- HS trình bày
- HS lắng nghe
-HS thực hiện
Sinh hoạt lớp
SƠ KẾT TUẦN 
 TRÒ CHƠI CHỐNG LẠI ANH EM VI KHUẨN , VI RÚT
I. MỤC TIÊU: 
 * Sơ kết tuần:
 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. 
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
 * Hoạt động trải nghiệm: 
- Giúp HS có thêm động lực để duy trì thực hiện kế hoạch tự bảo vệ cơ thể mình thông qua “lập pháo đài sức khoẻ”. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tivi chiếu bài. 
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần. 
a. Sơ kết tuần 21:
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 21.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: 
* Tồn tại
b. Phương hướng tuần 22:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.
- GV mời HS chia sẻ theo cặp đôi về việc tự chăm sóc sức khoẻ của em:
+ Em làm gì hằng ngày để tự bảo vệ sức khoẻ của mình?
+ Điều gì khiến em khó thực hiện kế hoạch của mình?
b. Hoạt động nhóm: 
-HDHS chơi trò chơi chống lại anh em vi khuẩn, vi rút.
-GV mời hai bạn đóng vai vi khuẩn và vi rút.
- GV đưa ra các thẻ bài ghi nhiều hoạt động để lộn xộn trên một chiếc bàn, trong đó có nội dung tích cực – bảo vệ sức khoẻ và tiêu cực – làm hại sức khoẻ:
+ Uống nước chưa đun; Uống nước đun sôi; Không ăn rau quả; Ăn nhiều rau xanh; Không rửa tay trước khi ăn: Rửa tay khi vào nhà; Chăm tập thể dục; Ngủ thích hơn tập thể dục; 
+ Nhịn uống nước cho đỡ tốn nước; Thay quần áo mặc nhà khi về nhà; Ăn sữa chua; Không đeo khẩu trang khi đi xe máy cho dễ thở,
-GV nêu cách chơi.
- Khen ngợi, đánh giá.
3. Cam kết hành động.
HS một lần nữa cùng GV đọc lại các “bí kíp” lập “pháo đài.
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.
- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 22.
HS chia sẻ.
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS đọc
Hoạt động giáo dục theo chủ đề 
BÀI 22: NHỮNG VẬT DỤNG BẢO VỆ EM
 I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
 - HS biết được các vật dụng bảo vệ cơ thể. Trân trọng vật dụng đang bảo vệ mình hằng ngày để từ đó có ý thức giữ gìn bảo quản đúng cách.
*Phát triển năng lực và phẩm chất: 
- HS ham khám phá vật dụng bảo vệ cơ thể. Tích cực chăm sóc và bảo vệ bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: khẩu trang, xà phòng thơm, nước muối sinh lí nhỏ mũi, mũ (nón), ô (dù), áo mưa, mũ bảo hiểm,
- HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: Chia sẻ cách sử dụng các vật dụng bảo vệ sức khoẻ của em.
− GV mời một học sinh HS lên nhặt từng vật dụng để trên bàn giơ lên trước lớn. Với mỗi đồ vật, HS lại hỏi: Đây là cái gì? Mình sử dụng nó như thế nào cho đúng cách? Nó giúp mình làm gì?
-Những vật dụng nào em đã có trong số các vật dụng kể trên?
- GV nhận xét
2. Khám phá chủ đề: Thực hành sử dụng các vật dụng để bảo vệ mình.
− GV chia các bạn theo tổ. 
-GV nhận và khen ngợi
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Trò chơi Hãy nói lời cảm ơn các “hiệp sĩ” bảo vệ em hằng ngày.
- Mời HS lên bảng với mỗi một đồ vật, các bạn hãy nói những lời cảm ơn chúng vì chúng đã bảo vệ mình hàng ngày.
- GV nhận xét và khen ngợi
4. Cam kết, hành động:
- HS về nhà để ý sử dụng các vật dụng bảo vệ mình và cùng bố mẹ quy định nơi cất các vật dụng đó.
− Các bạn phía dưới xung phong trả lời và lên lấy vật dụng đó để mô tả cách sử dụng phù hợp.
HS tham gia trả lời và chia sẻ
− Các bạn lần lượt thực hành sử dụng từng loại đồ vật như đã kể trên. Riêng thực hành đeo khẩu trang, mỗi bạn có một khẩu trang riêng. Các tổ lần lượt ra khu có vòi nước để thực hành rửa tay bằng xà phòng đúng cách.
− HS trở lại nhóm, cùng nhau ghi lại các lưu ý về cách sử dụng vật dụng bảo vệ.
HS tham gia chia sẻ trước lớp.
HS lên bảng tham gia trò chơi.
+ Ví dụ:
+ Tớ cảm ơn mũ bảo hiểm vì cậu đã bảo vệ an toàn cho tớ khi đi ra ngoài đường.
+ Tớ cảm ơn khẩu trang vì bạn đã chắn bụi cho tớ
- HS lắng nghe, thực hiện theo HD.
Sinh hoạt lớp
SƠ KẾT TUẦN 
CÙNG BẢO VỆ NHỮNG HIỆP SĨ NHÀ EM
I. MỤC TIÊU: 
 * Sơ kết tuần:
 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. 
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
 * Hoạt động trải nghiệm: 
- HS yêu thích đối với các vật dụng bảo vệ mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: khẩu trang, xà phòng thơm, nước muối sinh lí nhỏ mũi, mũ (nón), ô (dù), áo mưa, mũ bảo hiểm,
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần. 
a. Sơ kết tuần 22:
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 22.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: 
* Tồn tại
b. Phương hướng tuần 23:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.
- GV mời các HS chia sẻ về việc sử dụng các “hiệp sĩ” trong tuần qua.
- GV nhận xét và khen ngợi
b. Hoạt động nhóm: 
- Vẽ truyện tranh kể về một “hiệp sĩ”.
+ Ví dụ: câu chuyện của chiếc ô hoặc khẩu trang. 
- GV khen ngợi, đánh giá.
- GV kết luận.
3. Cam kết hành động.
- HS khi về nhà hãy thường xuyên kiểm tra các vật dụng bảo vệ sức khỏe của mình ở nhà: Nếu có dấu hiệu hỏng thì phải sửa chữa kịp thời, nếu bẩn thì phải giặt hoặc lau cho sạch sẽ. 
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.
- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 23.
-HS tham gia chia sẻ
+ Ví dụ:
+ Bạn sử dụng vật dụng gì? Bao nhiêu lần?
+ Khi sử dụng, bạn cảm thấy thế nào?
+ Lớp mình có những ai đã làm giống bạn nào?
HS hoạt động nhóm đôi vẽ tranh kể về một hiệp sĩ.
Các nhóm lên giới thiệu về những sản phẩm đã hoàn thành của mình.
HS lắng nghe để thực hiện.
Hoạt động giáo dục theo chủ đề 
BÀI 23: CÂU CHUYỆN LẠC ĐƯỜNG
 I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS nhận diện và phát hiện ra những nơi có nguy cơ bị lạc.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- HS rèn luyện cách quan sát để có thể nhận ra con đường về nhà mình.
-Dùng hình tượng con cáo có đốm trắng trên đuôi, đi theo nhau rất kỉ luật, GV gợi mở cho HS suy nghĩ về chủ đề “bị lạc”.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Đuôi cáo có đốm trắng bằng giấy; thẻ chữ: BÌNH TĨNH, ĐỨNG YÊN MỘT CHỖ.
- HS: Sách giáo khoa; đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động: 
− GV đọc bài thơ về Cáo.
− GV gắn một cái đuôi cáo bằng giấy ra sau lưng, GV chạm vào bạn nào bạn đó sẽ trở thành cáo con và sẽ đi theo đuôi cáo mẹ một vòng quanh lớp. GV vừa đi vừa đọc bài thơ “Mẹ cáo dặn”.
– GV đặt câu hỏi khuyến khích HS trả lời: 
+ Cáo con đã quan sát giỏi như thế nào để nhận ra cáo mẹ? 
+ Đàn cáo đi như thế nào, có bám sát nhau, có đi thành hàng không? 
+ Nếu biết quan sát như cáo con, bám sát nhau và không bỏ hàng ngũ thì mình có dễ bị lạc không?
- GV dẫn dắt, vào bài. Bầy cáo biết tìm và nhận ra đặc điểm cái đốm trắng trên đuôi, biết đi nối đuôi nhau nên không sợ bị lạc.
2. Khám phá chủ đề: Thảo luận về các tình huống bị lạc.
- GV khuyến khích để HS chia sẻ về những nơi gia đình mình thường hay đến và phát hiện ra đặc điểm của những nơi ấy:
-Gia đình em thường hay đến những nơi nào vào dịp cuối tuần, kì nghỉ hè? Em đã từng đi chợ / siêu thị cùng mẹ chưa?
-Những nơi ấy có rộng lớn không, có đông người không?
-Ở những nơi rộng lớn, đông người như vậy mình có dễ bị lạc không?
-Em đã bao giờ bị lạc chưa? Vì sao mình có thể bị lạc?
-Muốn không bị lạc ở nơi đông người, rộng lớn chúng ta cần làm gì?
Kết luận: Khi đến những nơi đông đúc, rộng lớn nếu mình không biết quan sát, tự ý tách nhóm đi riêng, không bám sát người lớn, mải nhìn ngắm đồ chơi hay mải mê chơi mình rất dễ bị lạc. 
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:
-GV mời cả lớp quan sát:
+ Các chi tiết, đồ vật trong lớp họ
+ Một người có đeo, mặc nhiều phụ kiện, nhiều chi tiết.
-Lần lượt mời HS nói nhanh những đồ vật, chi tiết quan sát được, kể cả những chi tiết rất nhỏ, mờ nhạt.
Kết luận: Óc quan sát sẽ giúp ta chỉ được đường về nhà.
4. Cam kết, hành động:
- Hôm nay em học bài gì?
-Về nhà, các em cùng bố mẹ quan sát kĩ con đường từ nhà đến trường xem có những đặc điểm gì đáng nhớ? Ví dụ: Luôn đi qua hàng phở có đông người đứng xếp hàng nơi có cây đa rất to; đi qua công viên có hồ lớn nhiều người đi bộ,
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
-HS lắng nghe
- 2-3 HS chia sẻ.
- 2-3 HS trả lời.
- HS lắng nghe. 
-Cả lớp quan sát
- 2-3 HS trả lời.
-HS lắng nghe
- 2-3 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
.
Sinh hoạt lớp
SƠ KẾT TUẦN 23
 Trò chơi sắm vai xử lí tình huống khi bị lạc.
I. MỤC TIÊU: 
 * Sơ kết tuần:
 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. 
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
 * Hoạt động trải nghiệm: 
- HS có thêm ý thức quan sát, ghi nhớ chi tiết để tránh bị lạc; rèn luyện kĩ năng tìm kiếm sự trợ giúp khi bị lạc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tivi chiếu bài. Thẻ chữ: ĐỨNG YÊN MỘT CHỖ, BÌNH TĨNH.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần. 
a. Sơ kết tuần 23:
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 23.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: 
* Tồn tại
b. Phương hướng tuần 24:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.
- HS cùng nhau đọc lại bài thơ “Mẹ cáo dặn” để nhắc lại các “bí kíp” phòng tránh bị lạc. 
b. Hoạt động nhóm: 
GV hướng dẫn HS: Trò chơi sắm vai xử lí tình huống khi bị lạc.
− GV lần lượt đưa ra các tình huống để HS sắm vai giải quyết:
+ Một bạn nhỏ đi chơi phố bị lạc mẹ. Một người lạ đến gần hứa sẽ giúp đỡ và rủ đi cùng người ấy.
+ Một bạn nhỏ đi siêu thị, bị lạc. Một chú nhân viên đến gần hỏi thăm.
+ Một bạn nhỏ đi cùng bố mẹ trong công viên, mải ngắm đu quay, ngẩng lên không thấy bố mẹ đâu, bạn chạy lung tung để tìm,
 − GV gợi ý câu hỏi thảo luận: 
+ Hãy đoán xem nếu bố mẹ bị lạc mất con, khi ấy bố mẹ sẽ làm gì? Bố mẹ có lo lắng, có đi tìm con không?
+ Bố mẹ đang đi tìm mình, mình có nên chạy lung tung để tìm bố mẹ hay đứng yên tại chỗ để chờ đợi? Vì sao? Nếu chạy lung tung, ta có thể sẽ đi các con đường khác, không gặp được nhau. Nếu mình đứng một chỗ, chắc chắn bố mẹ sẽ quay trở lại tìm mình.
+ Em nên nhờ một người lạ hay một chú công an, chú bảo vệ đưa đi tìm mẹ. Vì sao?
Kết luận: Hãy luôn tin rằng BỐ MẸ KHÔNG BAO GIỜ BỎ CON.
Hãy ĐỨNG YÊN MỘT CHỖ và giữ BÌNH TĨNH (thẻ chữ), tìm kiếm sự trợ giúp từ những người tin cậy như cô chú cảnh sát, công an, người bảo vệ, nếu em bị lạc.
- Khen ngợi, đánh giá.
3. Cam kết hành động.
GV phát cho mỗi HS một tờ bìa màu A4, đề nghị HS vẽ bàn tay của mình lên tờ bìa ấy để làm “Bàn tay thông tin”. Sau đó, với mỗi ngón tay sẽ ghi một thông tin: Địa chỉ lớp và trường của em; Gần nhà em có gì?; Số điện thoại mẹ; Số điện thoại bố; Địa chỉ nhà mình.
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.
- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 24.
HS đọc bài thơ
-HS thảo luận theo tổ, sau đó sắm vai giải quyết trước lớp.
HS lắng nghe.
-HS lắng nghe
HS thực hiện
Hoạt động giáo dục theo chủ đề 
BÀI 24: PHÒNG TRÁNH BỊ BẮT CÓC
 I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
 - HS biết được những ai là người lạ xung quanh mình. Lưu ý không đi cùng người lạ và nói từ chối lịch sự. HS nhận diện được nguy cơ bắt cóc, cảnh giác với người lạ đề phòng bị bắt cóc. 
*Phát triển năng lực và phẩm chất: 
- HS có khả năng quan sát, lắng nghe để nhận biết đâu là người lạ, người quen, người thân.
- HS biết cách bày tỏ thái độ, cách ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Lều cắm trại hoặc mảnh vải, tấm chăn tối màu (1,5m x 2m) ; bìa màu các loại đánh số; bìa tam giác hoặc chuông thật đủ cho mỗi tổ / nhóm. Bìa màu A4;
- HS: Sách giáo khoa; thẻ chữ: người thân, người quen.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: Trò chơi người lạ - người quen.
GV mời mỗi tổ một thành viên đóng vai “vị khách bí mật” được chui vào tấm lều du lịch đã dựng sẵn hoặc căng tấm vải dài sao cho che được hết đại diện mỗi tổ.
 GV hướng dẫn HS đưa ra câu hỏi cho những “vị khách bí mật” và lắng nghe câu trả lời để tìm ra đâu là “người quen” và đâu là “người lạ”.
- GV nhận xét và tuyên dương các tổ.
- GV dẫn dắt, vào bài.
2. Khám phá chủ đề:
Xử lí tình huống có nguy cơ bị bắt cóc.
- GV chia cho mỗi nhóm bìa tam giác hoặc chuông.
- Mời các nhóm đọc tình huống rồi thảo luận và xác định xem tình huống nào cần phải rung chuông hay không rung chuông báo động.
- Mời HS tham gia sắm vai giải quyết tình huống.
-GV quan sát và hỗ trợ các nhóm khi gặp khó khăn. 
-GV nhận xét và khen các nhóm.
- GV đưa ra thêm một số tình huống khác cho HS, trò chuyện với HS lí do vì sao lại chọn rung chuông? Có điều gì có thể xảy ra nếu không biết tự “Rung chuông báo động”?
GV đọc và mời HS đọc thuộc cùng mình.
Người quen dù tốt bụng,
Vẫn không phải người thân!
Người lạ nhìn và gọi,
Rung chuông đừng phân vân!
GV kết luận.
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:
Thảo luận về cách phân biệt người quen, người thân.
-GV cùng HS thảo luận về đặc điểm của một số người thân.
GV hỗ trợ giúp đỡ HS gặp khó khăn. 
GV nhận xét phần chia sẻ.
-Để nhận ra NGƯỜI THÂN (thẻ chữ) rất dễ nếu biết chịu khó quan sát, lắng nghe và tìm ra những điều đặc biệt của họ. GV đưa ra tình huống để cùng HS thảo luận:
+ Khi em ở nhà một mình, bác hàng xóm rất thân muốn vào chơi, em có nên mở cửa không?
+ Tháng nào cô cũng đến và bố mẹ luôn nhờ em ra gửi tiền điện cho cô, cô gọi cửa em có mở cửa không? Tại sao? 
+ Hôm nay bố mẹ đón muộn, cô bạn của mẹ muốn đưa em về, em có đi cùng cô ấy không? Vì sao? 
-GV nhận xét.
- GV phát cho mỗi HS một tờ bìa màu A4, đề nghị HS đặt bàn tay mình lên tờ bìa và vẽ viền bàn tay ấy. Sau đó, HS cắt bàn tay đã vẽ ra và ghi lên mỗi ngón tay tên của một người thân nhất sẽ trợ giúp khi em cần.
4. Cam kết, hành động:
- Em sẽ nói gì để từ chối đi với người lạ?
- Về nhà HS cùng thảo luận với bố mẹ và nghĩ ra một câu nói độc đáo làm mật khẩu để cả nhà luôn nhận ra nhau.
- HS quan sát, thực hiện theo HD.
+ Mỗi đại diện sẽ được cầm một tấm bìa màu khác nhau hoặc đánh số không trùng với số tổ của mình. Các thành viên còn lại của tổ có 2 phút để thảo luận và cử một người đưa ra lần lượt
-HS thảo luận và có thể đưa ra một số câu hỏi.
+ “Bạn thích màu gì?”
+ “Hôm qua, tổ chức mình cùng làm việc gì?”
+ “Tên nhân vật hoạt hình bạn thích nhất?”
+ “Đồ chơi bạn yêu quý là gì?”
HS tham gia chơi.
Các nhóm nhận đồ dùng.
Nhóm HS thực hiện theo yêu cầu.
HS hoạt động nhóm phân vai và tìm cách giải quyết tình huống. Lần lượt các nhóm lên trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe. 
- HS chia sẻ rút ra được bài học sau mỗi tình huống.
Bị bắt cóc, bị đưa đi xa không gặp bố mẹ, không được về nhà
- HS lắng nghe
- HS thực hiện đọc nối tiếp.
- HS thảo luận nhóm 4 đưa ra một số đặc điểm như:
+ Ông (bà) nội / ông (bà) ngoại của em có vẻ ngoài thế nào? (cao hay thấp, màu của mái tóc, quần áo bà hay mặc,).
+Giọng nói của bác / chú / dì có điều gì đặc biệt? (hắng giọng trước khi nói, giọng trầm hay giọng cao, ).
HS chia sẻ trước lớp
-HS sử dụng thẻ chữ người thân, người quen để tham gia trả lời các tình huống và chia sẻ với bạn cùng bàn.
-HS xung phong chia sẻ trước lớp và nói vì sao mình chọn tấm thẻ đó.
- 3 bàn HS trả lời.
- HS lắng nghe.
HS lấy giấy và làm theo hướng dẫn.
-HS trả lời.
- HS thực hiện.
Sinh hoạt lớp
SƠ KẾT TUẦN 
THAM GIA CHỦ ĐIỂM: “CHÚNG EM TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN”
I. MỤC TIÊU: 
 * Sơ kết tuần:
 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. 
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
 * Hoạt động trải nghiệm: 
-HS mạnh dạn xử lí một số tình huống có nguy cơ bắt cóc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Mũ nhân vật sói, mũ nhân vật cừu.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần. 
a. Sơ kết tuần 24:
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 24.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: 
* Tồn tại
b. Phương hướng tuần 25:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.
- HS chia sẻ với bạn về 5 ngón tay “người thân” của mình.
b. Hoạt động nhóm: 
- GV mời 8 – 10 HS đóng vai cừu, chọn 1 bạn vào vai cừu nhỏ. 10 – 12 bạn đóng vai làm hàng rào nắm tay nhau bao quanh đàn cừu. Các HS còn lại ngồi ở dưới sẽ đóng vai làm những chiếc chuông, kêu “Reng reng” khi cần thiết. GV vào vai sói và dẫn dắt câu chuyện
-GV lần lượt đưa ra các tình huống để sói đến gần hơn với cừu.
GV khuyến khích HS đưa ra phương án của mình, khi nào “tiếng chuông báo động” sẽ rung lên?
- GV Khen ngợi, đánh giá.
- GV kết luận.
3. Cam kết hành động.
Đề nghị H

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_2_ket_noi_tri_thuc_chuong.docx