Giáo án điện tử Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 31, 32, 33 - Vũ Thị Anh Đào

doc 125 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Lượt xem 382Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 31, 32, 33 - Vũ Thị Anh Đào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án điện tử Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 31, 32, 33 - Vũ Thị Anh Đào
TuÇn 31
Thø hai ngµy 19 th¸ng 4 n¨m 2021
Buæi s¸ng
TiÕt 1: Chµo cê 
TiÕt 2 : To¸n (Tiết 92) 
 BÀI 65: LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
* Kiến thức, kĩ năng:
Biết tính nhẩm phép trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100 trong một số trường hợp đơn giản.
Thực hành phép tính trừ phù hợp với câu trả lời bài toán có lời văn và tính đúng kết quả.
Thực hành vận dụng tính nhẩm trong tình huống thực tế.
* Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Phát triển năng lực toán học.
- Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số tình huống thực tế đơn giản có liên quan đến trừ nhẩm (không nhớ) các số trong phạm vi 100.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC  CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Hoạt động khởi động (5p)
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “truyền điện” ôn tập trừ nhẩm trong phạm vi 10, phép trừ dạng 27 – 4, 63 - 40. GV nêu luật chơi, cách chơi và có thể chơi nháp.
- GV hỏi: Em hãy nêu cách trừ nhẩm của mình? Để có thể nhẩm nhanh, chính xác cần lưu ý điều gì?
- GV giới thiệu bài: Các em đã biết trừ nhẩm các số trong phạm vi 10, bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau trừ nhẩm các số trong phạm vi 100.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập(25p)
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu em làm gì?
- GV yêu cầu HS thực hiện các phép tính 6 – 4 = ?, 76 – 4 = ?
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi tìm cách thực hiện phép tính 76 – 4 = ? mà không cần đặt tính, rồi nêu kết quả. 
- GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, chốt các cách nhẩm, lấy thêm các ví dụ khác để HS tính nhẩm và trả lời kết quả phép tính 
( VD: 37 – 1, 43 – 2. 74 – 4,..)
- GV yêu cầu HS hoàn thành các phép tính còn lại.
Lưu ý: Tuỳ vào khả năng của HS, GV có thể hướng dẫn HS tính nhẩm bằng cách đếm bớt, trong đó có sử dụng Bảng số từ 1 đến 100.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập (GV có thể tổ chức thành trò chơi hái táo để tăng sự hứng thú cho HS).
- GV hướng dẫn HS muốn chọn được kết quả đúng với mỗi quả táo HS có thể đặt tính ra nháp hoặc tính nhẩm với phép tính đơn giản. Sau đó nói cho bạn nghe quả táo treo tương ứng với chậu nào.
- GV gọi HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, khen ngợi.
- GV có thể mở rộng thêm một vài phép tính để học sinh thực hành.
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu em làm gì?
a) GV yêu cầu HS thực hiện mỗi phép tính theo thứ tự trừ trái sang phải.
- GV gọi HS chia sẻ bài làm của mình trước lớp.
- GV chữa bài, chốt đáp án, khen ngợi
b) GV yêu cầu HS thực hiện các phép tính chú ý HS khi thực hiện liên tiếp 2 phép tính cộng và trừ. 
Lưu ý: kết quả của phép tính trên là gợi ý cho kết quả của phép tính phía dưới.
- GV gọi HS trình bày kết quả.
- GV cần nhấn mạnh cho HS thứ tự thực hiện các phép tính cho HS. 
Bài 4:
- GV cho HS quan sát cùng phân tích phép tính mẫu.
- Yêu cầu HS thực hiệc các phép tính có số đo độ dài xăng-ti-mét (theo mẫu).
- Yêu cầu HS trình bày bài làm của mình.
- Lưu ý GV khuyến khích HS tính nhẩm tìm kết quả, nếu HS gặp khó khăn có thể cho HS viết kết quả trung gian.
- GV nhận xét.
C. Hoạt động vận dụng(5p)
Bài 5:
- Gọi HS đọc bài toán.
- Bài toán cho em biết gì? Bài toán hỏi gì?
- GV cho HS thảo luận cặp đôi.
- Muốn tìm được vườn nhà chú Doanh còn bao nhiêu buồng chuối em làm phép tính gì? Vì sao?
- Bạn nào nêu cho cô phép tính?
- Vậy nhà chú Doanh còn bao nhiêu buồng chuối?
- GV hướng dẫn HS viết câu trả lời và phép tính (GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em).
D. Củng cố, dặn dò(5p)
- Bài học hôm nay em biết thêm điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương, khen ngợi các em mạnh dạn, khuyến khích các em còn chưa tự tin.
- HS hứng thú chơi trò chơi ôn lại kiến thức.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
-Bài tập yêu cầu em: Tính
- HS thực hiện cá nhân các phép tính.
- HS thảo luận cặp đôi tìm cách thực hiện phép tính chẳng hạn: 
6 – 4 = 2 nên 76 – 4 = 72.
- HS chia sẻ, cả lớp theo dõi, nhận xét đặt câu hỏi về cách tính của bạn.
- HS lấy ví dụ tương tự đố bạn tính nhẩm, trả lời miệng.
- HS hoàn thành bài còn lại vào vở bài tập, kiểm tra lẫn nhau, chia sẻ với các bạn cách làm.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thực hiện các phép tính trong bài để tìm được kết quả đúng.
- HS trình bày bài làm của mình.
- HS khác nhận xét.
- HS thực hiện các phép tính.
- Bài tập yêu cầu em: Tính
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- HS trình bày kết quả:
50 – 10 – 30 = 40 – 30 = 10
67 – 7 – 20 = 60 – 20 = 40.
- HS khác nhận xét.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- HS thực hiện các phép. tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- HS chia sẻ phần bài làm của mình trước lớp.
- HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát phép tính mẫu, lắng nghe hướng dẫn của GV.
- HS làm các phép tính vào vở bài tập.
- HS trình bày bài làm của mình, chia sẻ cho bạn cách tính của mình.
- HS đọc bài toán.
- HS trả lời.
- HS thảo luận tìm câu trả lời, làm phép tính gì, vì sao.
- Em làm phép tính trừ, vì chú cắt đi 5 buồng.
- 38 – 5 = 33
- Vườn nhà chú Doanh còn lại 33 buồng chuối.
- HS viết bài vào vở.
- HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
- HS lắng nghe.
Tiết 3+4 : TẬP ĐỌC
 CÁI KẸO VÀ CON CÁNH CAM (2 TIẾT) 
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
1.Phát triển năng lực ngônngữ
Đọc đúng và rõ ràng từ, từng câu; tốc độ đọc khoảng 40-60tiếng trong 1 phút; biết ngắt hơi ở chỗ kết thúc câu; 
Bước đầu biết đọc thầm. Trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung của văn bản.
Hiểu câu chuyện khen ngợi tính thật thà, đáng yêu của một học sinh. 
2.Phát triển các năng lực chung và phẩmchất
- Bước đầu biết vận dụng những điều đã học để thực hiện giao tiếp hằng ngày ở trường học, gia đình và cộng đồng.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Máy chiếu, tranh minh họa.
 - HS: VBT Tiếng việt tập 2
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ(5p)
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Ngoan.
- Bài thơ khen những nhân vật gì ngoan?
- Thế nào là bé ngoan?
- Nhận xét tuyên dương
2. Dạy bài mới(25p)
2.1. Chia sẻ và giới thiệu bài
- GV giới thiệu trò chơi : Đoán chữ trên lưng
+ Vòng 1: Bạn A dùng ngón tay viết một chữ cái thường lên lưng áo bạn B. Nếu bạn đoán đúng và đọc đúng sẽ được quay lại viết một chữ cái khác lên lưng áo bạn A. Bạn A đoán đúng thì kết quả hòa, nếu không sẽ là 1-0.
+ Vòng 2: Cách chơi như trên nhưng sẽ nghĩ ra một đồ dùng học tập, dùng ngón tay viết lên lưng áo của bạn. Chơi luân phiên và tính điểm. Cộng kết quả hai vòng sẽ tìm ra người thắng cuộc.
- GV gọi 2 cặp lên thực hiện mẫu
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi
- GV nhận xét, tuyên dương HS
* Giới thiệu bài:
- Gv giới thiệu chủ điểm “Trường học”: Khi đến trường, các em cần mang theo những gì để phục vụ tốt cho việc học? Bài đọc hôm nay sẽ giúp các em hiều điều đó.
- Chiếu hình minh họa bài đọc: Tranh vẽ những gì?
- GV giới thiệu: Cánh cam là con vật cánh cứng, màu sắc lấp lánh trông rất đẹp, thường ăn lá cây. Chúng mình cùng tìm hiểu bài đọc để biết khi đi học nên mang những gì nhé!
2.2. Khám phá và luyện tập
* Đọc mẫu
- GV đọc mẫu cho HS nghe
- Kết hợp giải nghĩa:
+ nói dối: nói sai sự thật
* Luyện đọc từ ngữ: 
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc đúng, đọc trơn những từ ngữ có vần khó: luyện nói, nói dối, ngoài sân, thưởng, tràng vỗ tay
* Luyện đọc câu:
+ Bài đọc này có bao nhiêu câu?
+ GV chỉ từng câu cho một HS đọc, cả lớp đọc.
+ GV cho HS đọc nối tiếp từng câu theo hàng dọc.
-Từng cặp HS đọc nối tiếp.
*Thi đọc đoạn, bài
- HS thảo luận nhóm 4 luyện đọc theo nhóm. GV tổ chức thi đọc nối tiếp ba đoạn. 
+ Đoạn 1: từ đầu đến mang những gì?
+ Đoạn 2: tiếp theo cho tới cánh cam nữa ạ.
+ Đoạn 3: còn lại.
- HS thi đọc 3 đoạn. 
- 1 HS đọc cả bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- 2 HS lên đọc bài
-HS trả lời câu hỏi
HS lắng nghe cách chơi
-HS lên thực hiện mẫu
HS chơi trò chơi
- Nghe
-Tranh vẽ lớp học, 1 bạn đang đứng lên trả lời cô giáo và bạn ý nghĩ đến cái kẹo và cánh cam.
- Lắng nghe
Lắng nghe
HS quan sát trên bảng.
Đọc các từ khó: cá nhân, cả lớp.
-HS lắng nghe GV giải thích từ.
HS đếm bài này có 14 câu.
HS đọc từng câu (cá nhân, cả lớp).
-HS đọc nối tiếp từng câu.
HS đọc nối tiếp.
HS thảo luận nhóm 4.
-HS thi đọc.
HS đọc cả bài.
Cả lớp đọc đồng thanh.
TIẾT 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Cho ban văn nghệ điều khiển thư giãn
* Tìm hiểu bài đọc(20p)
- GV hỏi:
+ Cô giáo hỏi cả lớp câu gì?
GV hỏi: 
+ Ngoài đồ dùng học tập bạn Trung còn mang theo gì?
GV hỏi:
+ Vì sao cô giáo và cả lớp vỗ tay khen Trung? 
+ Câu chuyện muốn nói với con điều gì?
=> Câu chuyện khen ngợi bạn Trung thật thà. Người thật thà, trung thực không nói dối là người rất đáng quý, đáng yêu.
* Luyện đọc lại(5p)
- Gv tổ chức hs luyện đọc lại bài theo phân vai.
- Ta cần đọc lời của mấy nhân vật?
- Ngoài lời của nhân vật còn cần đọc lời của ai nữa?
- Gv tổ chức học sinh luyện đọc bài phân vai trong nhóm 3.
- Gv tổ chức cho các nhóm thi đọc.
- Nhận xét, khen ngợi, lưu ý học sinh cách đọc nếu cần.
3. Củng cố, dặn dò: (5p)
- GV nhận xét giờ học.
-Dặn HS về nhà đọc cho người thân nghe bài “Cái kẹo và con cánh cam”, xem trước bài sắp học.
- HS trả lời
+Khi đi học, em mang những gì?
HS trả lời
+ Trung còn mang theo hôm thì cái kẹo, hôm thì con cánh cam.
HS chọn đáp án đúng:
b) Vì Trung rất thật thà
Phải nói thật không nên nói dối. / Bạn Trung rất thật thà. / Đi học không nên mang đồ chơi...
- HS thực hiện
- 2 nhân vật đó là cô giáo và bạn Trung
- Lời của người dẫn chuyện
- Hs chia vai và luyện đọc trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc, nhóm khác nhận xét.
Buæi chiÒu
TiÕt 1+2: TẬP ĐỌC
GIỜ VẼ (2 TIẾT) 
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1.Phát triển năng lực ngôn ngữ
Đọc đúng và rõ ràng từ, từng câu; tốc độ đọc khoảng 40-60tiếng trong 1 phút; biết nghỉ hơi sau các dấu câu. 
Trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung của văn bản.
 Hiểu câu chuyện bạn bè cần giúp đỡ, hỗ trợ nhau
2.Phát triển các năng lực chung và phẩmchất
- Bước đầu biết vận dụng những điều đã học để thực hiện giao tiếp hằng ngày ở trường học, gia đình và cộng đồng.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính,máy chiếu
- HS: VBT Tiếng việt, bảng cài.
 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ(5p)
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Cô và mẹ.
- Bài thơ nhắn nhủ với em điều gì?
- Nhận xét tuyên dương
2. Dạy bài mới (25p)
2.1. Chia sẻ và giới thiệu bài
- GV chuẩn bị một số hộp quà kèm câu đố về đồ dùng học tập:
1) Ruột dài từ mũi đến chân
Mũi mò, ruột cũng dần dần mòn theo
(Là cái gì? – Bút chì)
2) Nhỏ như cái kẹo
Dẻo như bánh giầy
Ở đâu mực dây
Có em là sạch
(Là cái gì? – Cũ tẩy)
3) Mình tròn thân trắng
Dáng hình thon thon
Thân phận con con
Mòn dần theo chữ.
(Là viên gì? – Viên phấn).
-Cho HS đọc to câu đố và trả lời
-Nhận xét, tuyên dương
* Giới thiệu bài:
- GV chiếu tranh,y/c hs quan sát và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì ?
- GV giới thiệu bài mới: Bài đọc kể chuyện xảy ra trong một giờ học tô màu bức tranh ngôi nhà. Các em cùng lắng nghe bài đọc: Giờ học vẽ.
- Ghi tên bài
2.2. Khám phá và luyện tập
* Đọc mẫu
- GV đọc mẫu cho HS nghe, giọng kể vui, nhẹ nhàng. Lời Hiếu hồn nhiên khi nói với cô, cởi mở khi nói với Quế. Lời cô dịu dàng, ân cần.
* Luyện đọc từ ngữ: 
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc đúng, đọc trơn những từ ngữ có vần khó: màu xanh, vườn cây, mặt trời, mái nhà, khung trống, ngạc nhiên, cười ồ, bút màu,
* Luyện đọc câu:
+ Bài đọc này có bao nhiêu câu?
+ GV chỉ từng câu cho một HS đọc, cả lớp đọc.
+ GV cho HS đọc nối tiếp từng câu theo hàng dọc.
-Từng cặp HS đọc nối tiếp.
*Thi đọc đoạn, bài
- HS thảo luận nhóm 4 luyện đọc theo nhóm. GV tổ chức thi đọc nối tiếp ba đoạn. 
+ Đoạn 1: từ đầu đến cô giáo ngạc nhiên.
+ Đoạn 2: tiếp theo cho tới tớ chỉ thiếu màu đỏ
+ Đoạn 3: còn lại.
- HS thi đọc 3 đoạn. 
- 1 HS đọc cả bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- 2 HS lên đọc bài
-HS trả lời câu hỏi
-HS lên mở hộp quà
-HS đọc câu đố và trả lời
Tranh vẽ lớp học, 1 bạn đang đứng lên trả lời cô giáo và bạn ý nghĩ đến cái kẹo và cánh cam.
- Lắng nghe
Lắng nghe
-HS quan sát trên bảng.
Đọc các từ khó: cá nhân, cả lớp.
-HS đếm bài này có 14 câu.
HS đọc từng câu (cá nhân, cả lớp).
HS đọc nối tiếp từng câu.
HS đọc nối tiếp.
-HS thảo luận nhóm 4.
-HS thi đọc.
HS đọc cả bài.
Cả lớp đọc đồng thanh.
TIẾT 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Cho ban văn nghệ điều khiển thư giãn
* Tìm hiểu bài đọc(10p)
- GV hỏi:
+ Ai cho Hiếu mượn bút màu đỏ?
-GV hỏi: 
+ Hãy nói lời của Hiếu cảm ơn bạn cho mượn bút?
+ Cô giáo khuyên HS điều gì?
-GV hỏi:
+ Câu chuyện muốn nói với con điều gì?
=>Cả hai bạn đổi bút cho nhau, giúp nhau nên cả hai bức tranh đều đẹp. Trong cuộc sống, học tập, bạn bè cần giúp đỡ nhau nhé!
* Luyện đọc lại(15p)
- Gv tổ chức hs luyện đọc lại bài theo phân vai.
- Ta cần đọc lời của mấy nhân vật?
- Ngoài lời của nhân vật còn cần đọc lời của ai nữa?
- Gv tổ chức học sinh luyện đọc bài phân vai trong nhóm 3.
- Gv tổ chức cho các nhóm thi đọc.
- Nhận xét, khen ngợi, lưu ý học sinh cách đọc nếu cần.
3. Củng cố, dặn dò: (5p)
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà đọc cho người thân nghe bài “Giờ học v”, xem trước bài sắp học.
- HS trả lời
+Quế cho Hiếu mượn bút màu đỏ
HS trả lời:
+ Cảm ơn Quế nhé!/ Rất cảm ơn bạn.
HS chọn đáp án đúng: 
Đổi bút màu cho nhau để tối.
Khi vẽ có thể đổi bút màu cho nhau để bài vẽ đẹp hơn./ Hiếu và Quế biết giúp đỡ nhau,
- HS thực hiện
- 2 nhân vật đó là cô giáo và bạn Hiếu
- Lời của người dẫn chuyện
- Hs chia vai và luyện đọc trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc, nhóm khác nhận xét.
TiÕt 3 : RÈN ĐỌC 
CÁI KẸO VÀ CON CÁNH CAM
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
* Phát triển năng lực ngôn ngữ
-Đọc và hiểu nội dung bài tập đọc ,làm đúng bài tập 
* Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
-Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi
-Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Máy tính, máy chiếu 
-VBT TV tập 2,Vở ô li,SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1.Kiểm tra: (5 phút)
- Buổi sang em được học bài tập đọc gì?
-Nhận xét, bổ sung
-bài: Cái kẹo và con cánh cam
2.Bài mới: (30 phút)
2.1.Giới thiệu bài: 
- Gv sử dụng kết quả của phần KTBC để giới thiệu bài
2.2.Hướng dẫn làm bài tập:
-HS lắng nghe
Bài tập 1:
-Đọc yêu cầu bài tập
- GV hỏi:
+ Cô giáo hỏi cả lớp câu gì?
-GV kết luận
Bài tập 2:
-Bài 2 yêu cầu gì
GV hỏi: 
+ Ngoài đồ dùng học tập bạn Trung còn mang theo gì?
Bài tập 3:
-Bài 3 yêu cầu gì
-GV hỏi:
+ Vì sao cô giáo và cả lớp vỗ tay khen Trung? 
+ Câu chuyện muốn nói với con điều gì?
=> Câu chuyện khen ngợi bạn Trung thật thà. Người thật thà, trung thực không nói dối là người rất đáng quý, đáng yêu.
2.3.Hướng dẫn luyện đọc lại:
-Yêu cầu Hs đọc thầm lại bài tập đọc 
- Gọi 3 HS đóng vai đọc mẫu: 1 HS đọc người dẫn chuyện, 1 HS đọc lời Trung, 1 HS đọc lời cô giáo.
- HS thi đọc theo tổ. 
- GV nhận xét và tuyên dương 
3. Củng cố, dặn dò (5 phút)
-Nhận xét giờ học, tuyên dương các HS tích cực
-Dặn dò HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
-1HS
- HS trả lời
+Khi đi học, em mang những gì?
-1HS
-HS trả lời
+ Trung còn mang theo hôm thì cái kẹo, hôm thì con cánh cam.
-HS chọn đáp án đúng:
b) Vì Trung rất thật thà
Phải nói thật không nên nói dối. / Bạn Trung rất thật thà. / Đi học không nên mang đồ chơi...
-3 HS đóng vai đọc theo mẫu.
HS đọc theo tổ.
-HS lắng nghe.
Bæsung:.......................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Thø ba ngµy 20 th¸ng 4 n¨m 2021
Buæi chiÒu
TiÕt 1: CHÍNH TẢ
CÔ VÀ MẸ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1.Phát triển năng lực ngônngữ
-Đọc đúng và rõ ràng được bài thơ Cô và mẹ. Trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung bài.
-Chép đúng 4 dòng thơ bài Cô và mẹ, khoảng 15 phút, không mắc quá 1 lỗi. Viết đúng các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng c hoặc k dưới mỗi hình.
2.Phát triển các năng lực chung và phẩmchất
- Bước đầu biết vận dụng những điều đã học để thực hiện giao tiếp hằng ngày ở trường học, gia đình và cộng đồng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ viết bài tập chép.Bảng phụ chép BT3.
-HS: Vở Luyện viết 1, tậphai.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài:(2p)
- Yêu cầu học sinh viết bảng con các từ: liềm, vẩy, quả quýt
- Gv nhận xét, sửa lỗi nếu có.
2. Luyện tập (27p)
2.1. Tập chép
-GV đọc mẫu bài thơ.
-HS nhìn bảng đọc lại bài.
-Cả lớp đọc bài.
GV: Bài thơ nói về điều gì?
-GV chốt: Mẹ là cô giáo ở nhà, cô giáo cũng như mẹ khi trên lớp. Học sinh các con lúc nào cũng có 2 mẹ luôn yêu thương, dạy dỗ chúng ta.
-GV chỉ từng tiếng HS dễ sai viết cho cả lớp đọc: cũng là, cô giáo, đến trường, mẹ hiền, 
-HS nhìn bảng, chép vào vở Luyện viết 1, tập hai.
-HS tô những chữ hoa đầu câu.
-GV lưu ý tư thế ngồi viết, cầm bút của các em.
-HS viết xong dùng bút chì, nghe GV đọc chậm soát lại bài viết.
-HS gạch chân chữ viết sai bằng bút chì.
-GV chấm 1 số vở, nhận xét và tuyên dương.
2.2. Làm bài tập chính tả
Bài tập 2: Viết vào vở: Bạn Trung mang giày đi học?
- HS đọc yêu cầu bài tập.
-GV gọi HS nhắc lại quy tắc chính tả (k+ e, ê, i) để làm bài cho đúng.
-HS làm bài trong Vở Luyện viết 1, Tập hai.
-HS chia sẻ cho các bạn cùng biết.
-GV chốt đáp án: 
2-thước kẻ; 3-cặp sách; 4- kẹo; 5-kéo; 6-cánh cam
-Những tiếng nào bắt đầu bằng c, tiếng nào bắt đầu bằng k?
-Cả lớp đọc lại từ ngữ.
3. Củng cố, dặn dò(3p)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò một số HS về nhà chép lại bài đồng dao cho đúng, cho đẹp. Xem trước bài tiếp theo.
- HS lắng nghe.
HS nghe GV đọc mẫu.
1 – 2 HS đọc lại bài.
Cả lớp đọc bài.
Bài thơ nói về ở nhà mẹ dạy mình như cô giáo, ở lớp cô giáo yêu thương, chăm sóc mình như mẹ ở nhà...
HS nhìn và đọc tiếng viết sai.
HS nhìn bảng chép.
-HS tô những chữ hoa đầu câu.
-HS gạch chân từ viết sai bằng bút chì.
-HS đọc yêu cầu BT.
HS nhắc lại quy tắc chính tả c, k.
-Cả lớp nhắc lại.
HS làm vào vở Luyện viết 1, tập 2.
HS quan sát, đối chiếu bài
Tiếng bắt đầu bằng c: cặp, cánh, cam
Tiếng bắt đầu bằng k: kẻ, kéo, kẹo
Cả lớp nhắc lại.
HS lắng nghe
TiÕt 2 : TẬP VIẾT
TÔ CHỮ HOA M, N
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1.Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Biết tô các chữ viết hoa M, N theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
- Viết đúng các từ:mặt trời, màu xanh câu Mái nhà ngói mới đỏ tươi bằng kiểu chữ viết thường, cỡ nhỏ; viết chữ rõ ràng, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí; đưa bút theo đúng quy trình; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở Luyện viết 1, tập hai.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: Máy tính,máy chiếu để chiếu từ ngữ, câu ứng dụng lên bảng lớp.
-HS: Vở Luyện viết 1, tậphai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài:(3p)
- GV dán lên bảng các chữ hoa M, N (hoặc gắn từng bìa chữ)
- GV hỏi: Đây là mẫu chữ gì?
- Hôm nay, các em sẽ học tô các chữ viết hoa M, N. Các chữ này về cơ bản dựa trên đường nét của chữ in hoa, chỉ khác ở các nét uốn mềm mại.
- Trong tiết học này, các em cũng luyện viết các từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.
2. Khám phá và luyện tập(25p)
a/. Tô chữ viết hoa M, N
- GV dùng máy chiếu (hoặc đưa lên bảng từng bìa chữ mẫu )
- Hướng dẫn học sinh quan sát cấu tạo nét chữ và cách tô từng chữ viết hoa (kết hợp mô tả và cầm que chỉ “tô”theo từng nét để học sinhtheo dõi):
+ Chữ viết hoa M gồm 4 nét: Nét 1 là nét móc ngược trái, đặt bút trên ĐK2, tô từ dưới lên. Nét 2 là nét thẳng đứng, tô từ trên xuống, hơi lượn một chút ở cuối nét. Nét 3 là nét xiên thẳng, tô từ dưới lên (hơi lượn ở hai đầu). Nét 4 là nét móc ngược phải, tô từ trên xuống, dừng bút ở ĐK2.
+ Chữ viết hoa N gồm 3 nét: Nét 1 là nét móc ngược trái, đặt bút trên ĐK2, tô từ dưới lên, hơi lượn sang phải. Nét 2 là nét xiên thẳng, tô từ trên xuống. Nét 3 là nét móc xuôi phải, tô từ dưới lên, hơi nghiêng sang phải, dừng bút ở ĐK5.
-YC HS tô các chữ viết hoa M, N cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1
b/ Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ).
- GV chiếu lên bảng hoặc mở bảng phụ đã viết từ và câu ứng dụng (cỡ nhỏ). 
YCHS đọc: mặt trời, màu xanh, Mái nhà ngói mới đỏ tươi
-GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các con chữ:
- GV lưu ý khoảng cách giữa các chữ (tiếng), viết liền mạch, nối nét giữa các chữ (cách nối từ M sang ai), vị trí đặt dấu thanh.
- HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai.
- Chú ý tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
- GV khích lệ HS hoàn thành phần luyện tập thêm.
- GV nhận xét, đánh giá bài viết của một số HS.
3. Củng cố, dặn dò(3p)
- GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp.
- Nhắc những em chưa hoàn thành bài viết trong vở Luyện viết 1, tập hai về nhà tiếp tục luyện viết.
-Dặn HS về nhà chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo: Mang đến lớp 1 tấm ảnh (hoặc tranh vẽ) về thầy/cô, hoặc một người bạn em quý mến; nghĩ lời giới thiệu sẽ viết.
HS lắng nghe.
Đây là mẫu chữ in hoa M, N.
Lắng nghe và quan sát.
-HS tô các chữ viết hoa M,N cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1.
- HS (cá nhân, cả lớp) đọc: mặt trời, màu xanh, Mái nhà ngói mới đỏ tươi
- HS nhận xét
HS viết: mặt trời, màu xanh, Mái nhà ngói mới đỏ tươi
HS lắng nghe
TiÕt 3 : TẬP ĐỌC
QUYỂN VỞ CỦA EM
 (1 tiết)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1.Phát triển năng lực ngônngữ
- Đọc trơn, trôi chảy toàn bài với tốc độ phù hợp: 40-50 tiếng/phút. Ngắt, nghỉ hơi đúng khi hết 1 dòng thơ, 1 khổ thơ.
- Đọc đúng các từ dễ bị phát âm sai: trang giấy trắng, ngay ngắn, sờ mát rượi, giấy mới, nắn nót, tính nết, sạch đẹp, trò ngoan,
- Đọc đúng, diễn cảm và học thuộc 2 khổ cuối hoặc cả bài thơ
2.Phát triển các năng lực chung và phẩmchất
- Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhómđôi
- Kiên nhẫn, biết quan sát và đọc đúng, biết diễn cảm khi đọc, trình bày câu trả lời.
II. ĐỒ DÙNG DẠYHỌC:
-Máy tính,máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học lên màn hình.
-Tranh, ảnh, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ(3p)
- Cho HS đọc lại bài “Giờ học vẽ”.
- Ai cho Hiếu mượn bút?
- Hãy nói lời của Hiếu cảm ơn bạn cho mượn bút.
2. Dạy bài mới (25p)
a. Giới thiệubài:
- Cho HS thưởng thức bài hát Em yêu trường em
- Cho HS quan sát tranh minh họa và giới thiệu: Bạn học sinh ngồi bên bàn. Trước mặt bàn là quyẻn vở sạch, đẹp với những trang giấy trắng tinh, thơm tho, Bài thơ các em học hôm nay nói về quyển vở - một đồ dùng học tập quen thuộc, như người bạn thân thiết, giúp các em học tập tốt.
b. Khám phá và luyện tập 
* GV đọc mẫu (giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, tình cảm).
- Giải nghĩa từ:
+ trang giấy trắng: trang giấy chưa viết gì
+ mát rượi: rất mát
+ thơm tho: dễ chịu, hấp dẫn
+ nắn nót: cẩn thận từng li từng tí cho đẹp.
+ mạch: đường vữa giữa các viên gạch xây
* Luyện đọc từ ngữ: trang giấy trắng, ngay ngắn, sờ mát rượi, giấy mới, nắn nót, tính nết, sạch đẹp, trò ngoan
+ Gọi HS luyện đọc từ ngữ ( cá nhân)
+ Tổ HS luyện đọc từ ngữ
+ Cả lớp đọc
* Luyện đọc từng dòng thơ
- Yêu cầu HS quan sát lại toàn bài thơ và hỏi: Bài thơ có mấy dòng?
- Đọc nối tiếp 2 dòng thơ một (cá nhân/ từng cặp). GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho học sinh.
*Thi đọc
- Thi đọc nối tiếp 3 khổ thơ
- Thi đọc cả bài
Nhận xét, khen ngợi
* Tìm hiểu bài đọc
- 3 HS nối nhau đọc 3 câu hỏi SGK
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận trả lời các câu hỏi.
- Gọi các nhóm trả lời câu hỏi
+ Mở vở ra, bạn nhỏ thấy gì trên trang giấy trắng?
+ Lật từng trang, bạn nhỏ cảm thấy thế nào?
+ Nếu em là quyển vở, em sẽ nói gì với các bạn nhỏ?
Nhận xét, khen ngợi
+ Các em hãy nhìn xem mình đã xếp sách vở gọn gàng chưa?
-Nhận xét, khen ngợi
Qua bài thơ, em hiểu điều gì ?
GV chốt lại: Sách vở giúp các em học hành. Nhưng vẫn có HS chưa biết yêu quý, giữ nên sách vở chưa sạch đẹp. Các em cần giữ gìn sách vở để rèn tính nết học trò ngoan nhé!
* Học thuộc lòng
- GV hướng dẫn học sinh học thuộc lòng 2 khổ thơ cuối theo cách xóa dần từng chữ, chỉ giữ lại những chữ đầu dòng, cuối cùng xóa hết.
- Yêu cầu học sinh tự nhẩm học thuộc lòng (khuyến khích những em có thể học thuộc lòng cả bài thơ).
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối (hoặc cả bài thơ)
- Nhận xét, khen ngợi
3. Củng cố, dặn dò(5p)
- Nhận xét tiết học
HS về nhà đọc thuộc lòng bài thơ Quyển vở của em cho người thân nghe
 Yêu cầu chuẩn bị ĐDHT cho tiết học “Góc sáng tạo” và bài kể chuyện “Đi tìm vần êm”.
-HS đọc bài và trả lời:
+ Quế cho Hiếu mượn bút màu đỏ.
+ Cảm ơn bạn. Bạn cần màu gì, bảo tớ nhé. Tớ chỉ thiếu màu đỏ.
HS thưởng thức bài hát
Cả lớp lắng nghe.
Lắng nghe
-HS luyện đọc từ ngữ
HS đọc theo tổ
Cả lớp đọc
HS quan sát và trả lời: Bài thơ có 12 dòng.
HS đọc nối tiếp
- Thi đọc nối tiếp 3 khổ thơ
- Thi đọc cả bài
3 HS đọc câu hỏi
- HS làm việc nhóm đôi, thảo luận trả lời các câu hỏi.
+ Nhóm: Mở vở ra, bạn nhỏ thấy dòng kẻ ngay ngắn.
+ Nhóm: Bạn nhỏ thấy mát rượi, mùi thơm của giấy.
+ Nhóm: Nếu em là quyển vở, em sẽ nói: Mình cảm ơn bạn đã nâng niu, giữ gìn vở sạch đẹp.Cả lớp thực hiện
HS trả lời
- Chúng ta cần giữ gìn sách vở sạch đẹp, không được để sách vở nhàu nát, rách.
HS lắng nghe
HS học thuộc lòng theo hướng dẫn
HS nhẩm học thuộc lòng
-HS thi đọc thuộc lòng
-HS lắng nghe
Bæsung:.......................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Thø t­ ngµy 21 th¸ng 4 n¨m 2021
Buæi s¸ng
TiÕt 1 : GãC S¸NG T¹O 
 “QUÀ TẶNG Ý NGHĨA”
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1.Phát triển năng lực ngônngữ
- Sưu tầm tranh, ảnh hoặc vẽ về thầy, cô hoặc bạn của em.
- Viết được một vài câu văn giới thiệu về người đó.
- Nói vài câu trao đổi với bạn để sửa tranh, ảnh.
2.Phát triển các năng lực chung và phẩmchất
- Học sinh tự làm được sản phẩm của mình.
- Học sinh biết yêu quý thầy, cô và người thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-GV: Chuẩn bị tranh ảnh về thầy, cô hoặc người thân
-HS: Tranh ảnh người thân, giấy màu, bút chì màu, bút dạ, kéo, hồ dán,
Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. MỞ ĐẦU(3p)
GV: từ phần LTTH, các em sẽ có thêm các tiết học Góc sáng tạo. Trong các tiết học này, các em sẽ thực hiện các hoạt động sáng tạo như:
+ Trình bày, trang trí tranh ảnh
+ Viết lời chia sẻ.
Các em cũng sẽ học cách trưng bày, giới thiệu, đánh giá những sản phẩm đã làm.
2. DẠY BÀI MỚI (28p)
2.1. Giới thiệu bài:
- Hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa (BT1), nhận ra các tranh ảnh về thầy cô giáo, các bạn HS, đoán xem phải làm gì? 
-Trong tiết hôm nay chúng ta sẽ làm một món quà để tặng thầy cô giáo hoặc bạn của em. Để món quà đó có ý nghĩa các em cần:
+ Chọn ảnh của người đó hoặc vẽ bằng tất cả tấm lòng yêu mến. Sau đó trình bày, trang trí tranh ảnh.
+ Viết vài lời giới thiệu về người đó, lời giới thiệu cần thể hiện được tình cảm của em.
-Những món quà này sẽ được trưng bày vào tiết học sau và các em hãy thi đua xem món quà của ai có ý nghĩa làm người nhận vui mừng, cảm động.
2.2. Khám phá 
- Cho HS đọc yêu cầu của 3 bài tập trong sách giáo khoa.
- Chúng ta cùng đi giải quyết từng nhiệm vụ.
2.3. Luyện tập
a. Chuẩn bị:
- Cho Hs để đồ dùng cần thiết lên bàn: giấy màu, bút màu, kéo, keo,.
b. Làm sản phẩm và trưng bày:
*Hoạt động 1: Trưng bày tranh ảnh HS mang đến hoặc HS vẽ tranh về thầy cô giáo/bạn của mình. (BT1)
- Cho HS đọc yêu cầu bài 1
- Bao nhiêu bạn mang tranh?
- Bao nhiêu bạn vẽ?
- Cho Hs vẽ
- Quan sát, nhận xét HS vẽ
*Hoạt động 2: Dán tranh ảnh vào giấy màu hoặc hình một bông hoa. Viết một vài câu giới thiệu về người trong tranh ảnh. (BT2)
- Cho HS dán tranh ảnh
-Viết một vài câu giới thiệu về người trong tranh ảnh.
- Yêu cầu:
+ Dán đẹp
+ Viết những câu thể hiện tình cảm yêu quý, kỉ niệm của mình với người trong tranh ảnh.
*Hoạt động 3: Trao đổi với bạn để sửa lời và tranh, ảnh. (BT3)
 - Cho HS trưng bày sản phẩm trước lớp.
- Cho HS quan sát, nhận xét, góp ý.
- GV nhận xét, góp ý cho HS, khen HS vẽ tranh đẹp và có lời giới thiệu hay.
=>Thầy cô giáo hoặc bạn bè đều là những người mà chúng ta luôn yêu quý. Chúng ta cần thể hiện thái độ, tình cảm mến yêu với mọi người xung quanh.
3. Củng cố, dặn dò(3p)
- Khen ngợi những em hoàn thành tốt BT sáng tạo.
- Dặn dò HS về nhà hoàn thiện sản phẩm của mình và trao tặng cho 
- HS lắng nghe
-HS quan sát tranh minh họa
-Làm quà tặng thể hiện tình cảm với thầy cô, bạn bè.
HS lắng nghe
-HS đọc yêu cầu 3 bài tập trong sách.
-HS lắng nghe.
HS chuẩn bị đồ dùng.
-HS đọc yêu cầu
HS phân ra làm 2 nhóm:
+ nhóm 1: đã có ảnh
+ nhóm 2: vẽ tranh
HS vẽ tranh
-HS đọc yêu cầu
-HS dán tranh ảnh vào giấy màu hoặc vào hình một bông hoa.
HS viết vài câu giới thiệu về người trong tranh ảnh.
-HS trưng bày sản phẩm
-HS nhận xét sản phẩm của bạn.
-HS lắng nghe
TiÕt 2: KỂ CHUYỆN
ĐI TÌM VẦN ÊM
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1.Phá

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_canh_dieu_tuan_31_32_33_vu_thi_anh_dao.doc