Giáo án điện tử Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 28 - Vũ Thị Anh Đào

doc 43 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 25/06/2022 Lượt xem 326Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 28 - Vũ Thị Anh Đào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án điện tử Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 28 - Vũ Thị Anh Đào
TuÇn 28:
Thø hai ngµy 29 th¸ng 3 n¨m 2021
Buæi s¸ng
TiÕt 1: Chµo cê 
TiÕt 2: TOÁN (Tiết 83)
BÀI 60 : PHÉP CỘNG DẠNG 25+14 ( Tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
* Kiến thức, kĩ năng:
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng trong phạm vi 100 ( cộng không nhớ dạng 25 + 14)
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
* Phát triển các năng lực chung và phẩmchất
- Phát triển năng lực toán học.
- Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠYHỌC:
- Các thẻ thanh chục và khối lập phương rời như SGK, các thẻ chục que tính và các thẻ que tính rời trong bộ đồ dùng học toán; bảng con.
- Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 100.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Hoạt động khởi động (5 phút)
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Truyền điện” để ôn lại kĩ năng cộng nhẩm trong phạm vi 10, cộng dạng 14 + 3
- GV nhận xét
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranhvà nói cho nhau nghe:
+ Bức tranh vẽ gì?
+ Các thông tin em quan sát được từ 2 bức tranh đó
- Gọi vài nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
B. Hoạt động hình thành kiến thức (20p)
- GV giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm đôi để tìm kết quả phép tính 25 + 14 = ? 
*Lưu ý:HS có thể dùng que tính, các khối lập phương, có thể tính nhẩm.
- Gọi vài nhóm nêu kết quả và trình bày cách tính
- GV nhận xét.
- GVlấy 2 thanh 1 chục và 5 khối lập phương rời hỏi: 
+ Có bao nhiêu khối lập phương?
+ 25 gồm mấy chục, mấy đơn vị?
à GVviết 2 vào cột chục, 5 vào cột đơn vị
- GVlấy 1 thanh 1 chục và 4 khối lập phương rời, hỏi:
+ Có bao nhiêu khối lập phương?
+ Số 14 gồm mấy chục, mấy đơn vị?
à GVviết 1 vào cột chục, 4 vào cột đơn vị.
- GV làm thao tác gộp lại, hỏi HS có bao nhiêu khối lập phương? (3 thanh 1 chục và 9 khối lập phương rời)
- Để biết có tất cả bao nhiêu khối lập phương, em làm tính gì? 
à GV viết dấu + bên trái, giữa 2 số
Chục
Đơn vị
+
2
1
5
4
3
9
- GV hướng dẫn:
+ Đặt tính: Viết số 25 trước ở trên, viết số 14 sau ở dưới. Sao cho hàng chục thẳng hàng chục, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị. Viết dấu + bên trái giữa 2 số. Kẻ gạch ngang dưới 2 số thay cho dấu =
- Gọi HS nhắc lại cách đặt tính.
+ Cách tính: thực hiện tính từ phải sang trái
 Gọi HS nhắc lại cách tính
=> Chốt:Cách đặt tính và tính.
- Khi đặt tính và tính, em cần lưu ý gì?
-Yêu cầu HS đặt tính và tính: 24 + 12
- Gọi 2-3 HS chia sẻ bảng và trình bày cách bước tính
- GV nhận xét, nhấn mạnh lại các lỗi sai cần tránh khi đặt tính
-GV yêu cầu HS thực hiện một số phép tính khác để củng cố cách thực hiện phép tính dạng 25 + 14
VD: 32 + 13; 18 + 21
C.Hoạt động thực hành, luyện tập (5p)
Bài 1. Tính
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân vào VBT, lưu ý cho HS viết kết quả thẳng cột
- Cho HS cùng bàn đổi chéo, kiểm tra, nói cho bạn nghe cách làm
- Gọi 4 HS chia sẻ kết quả và cách làm
- GV nhận xét.
=> Chốt: Các em cần viết kết quả thẳng cột.
D. Củng cố, dặn dò (5p)
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì ?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng đã học, đặt ra bài toán cho mỗi tình huống đó để hôm sau chia sẻ với các bạn.
- HS tham gia chơi
- HS làm việc nhóm đôi: 
+ Bức tranh vẽ một bạn nhỏ đang thao tác trên các khối lập phương
+ Bạn nhỏ đang thực hiện phép tính 25 + 14= ? bằng cách gộp 25 khối lập phương và 14 khối lập phương.
- HS báo cáo, nhóm khác nhận xét
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, góp ý
- Quan sát, trả lời :
+ Có 25 khối lập phương
+ 25 gồm 2 chục và 5 đơn vị.
- Quan sát
- Quan sát, trả lời :
+ Có 14 khối lập phương
+ 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị.
- Quan sát
- HS quan sát, trả lời: Có 39 khối lập phương
-Tính cộng.
- Quan sát
- HS quan sát, lắng nghe
- Nhiều HS nhắc lại cách đặt tính
- HS theo dõi
- Nhiều HS nhắc lại cách tính
- 2-3 HS trả lời 
- HS làm vào bảng con
- HS chia sẻ bảng, nói cho bạn nghe cách làm của mình.
- Lắng nghe, chú ý
- HS làm vào bảng con
- 2-3 HS nêu yêu câu: Tính
- HS làm vào VBT
- Đổi chéo vở
- HS chia sẻ, HS khác nhận xét
- Trả lời
- Lắng nghe
Tiết 3+4 : TẬP ĐỌC
 	THẦY GIÁO ( 2 tiết)
 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Đọc trơn bài với tốc độ 40-50 tiếng/phút, phát âm đúng các tiếng, không phải đánh vần. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu đúng bài tập đọc hiểu.
- Hiểu câu chuyện nói về tình cảm của bạn HS với thầy giáo: Các bạn HS rất yêu quý thầy giáo vì thầy rất quan tâm tới HS, ân cần, dịu dàng, độ lượng.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi.
- Bộc lộ được tình cảm của nhân vật khi tham gia đóng vai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học lên màn hình.
- HS: VBT Tiếng Việt 1, tập hai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ(7p)
- 2 HS đọc thuộc lòng cả bài thơ Nắng, trả lời câu hỏi: Qua bài thơ, em thấy nắng giống ai?
-Nhận xét, tuyên dương.
2. Dạy bài mới(25p)
a. Chia sẻ và giới thiệu bài:
a.1. Thảo luận nhóm đôi.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp nói về thầy, cô giáo:
+ Bạn biết thầy, cô giáo làm việc gì?
+ Tính tình thầy, cô giáo thế nào?
+ Nếu bạn là thầy, cô giáo bạn sẽ thế nào?
-GV nhận xét, tuyên dương
a.2. Giới thiệu bài
- Giới thiệu chủ điểm: Trường học
- Hôm nay các em sẽ đọc truyện nghe kể về một thầy giáo (đưa lên bảng tranh minh họa)
-GV ghi tên bài: Thầy giáo
b. Khám phá và luyện tập
b.1. Luyện đọc
* GV đọc mẫu: giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm. 
-GV gọi 1-2 HS đọc mẫu toàn bài
* Luyện đọc từ ngữ:
-GV gọi HS nêu một số từ ngữ khó đọc
GV viết lên bảng một số từ khó đọc
GV yêu cầu HS đọc cá nhân, đồng thanh
GV nhận xét, sửa cho HS đọc sai
-2 HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi
HS thảo luận theo cặp
3-4 cặp HS phát biểu
HS quan sát tranh, nói những gì mình quan sát được: Tranh vẽ thầy giáo hiền hậu nhìn một bạn HS đang khoanh tay xin lỗi thầy
-HS quan sát và nhắc lại đầu bài
HS lắng nghe
-1-2 HS đọc
HS lần lượt nêu, ví dụ: dãy bàn, đỏ ửng, ngừng đọc, sau lưng, múa may, quay lại, cúi gằm mặt, nhẹ nhàng, chuông báo, rụt rè, mỉm cười.
HS thực hiện luyện đọc từ ngữ
TIẾT 2
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Luyện đọc câu:
- Bài đọc có bao nhiêu câu?
- GV cho HS đọc vỡ từng câu 
- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu
- GV nhận xét, tuyên dương
* Thi đọc đoạn, bài(10p)
- Bài có thể chia thành mấy đoạn?
- GV cho HS luyện đọc đoạn theo cặp
- GV gọi HS thi đọc cả bài.
-GV nhận xét, tuyên dương
* Tìm hiểu bài đọc(15p)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- GV cho HS làm bài trong VBT
- GV hỏi:
+ Vì sao các bạn HS rất thích thầy giáo của mình?
+ Bạn nhỏ mắc lỗi sẽ nói gì khi học trò nghịch ngợm?
-GV cho HS thực hành hỏi đáp theo cặp.
GV nhận xét, tuyên dương.
Bài đọc khuyên chúng ta điều gì?
=> Khi mắc lỗi cần nói lời xin lỗi và biết sửa lỗi.
* Luyện đọc lại (theo vai)(7p)
- Bài đọc gồm những nhân vật nào?
- GV gọi 2-3 nhóm đọc truyện theo vai
 - GV nhận xét, tuyên dương HS
3. Củng cố, dặn dò (3p)
- Hôm nay các em học bài gì?
- Nếu là bạn nhỏ mắc lỗi trong bài, em sẽ nói gì với thầy giáo?
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS về ôn lại bài.
Bài đọc có 14 câu
HS đọc cá nhân, đồng thanh
HS đọc nối tiếp (đọc liền 2-3 câu ngắn) cá nhân, cặp.
-Chia thành 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến có sốt không.
Đoạn 2: Tiếp đếnnữa nhé!
Đoạn 3: Còn lại
-Các cặp tự luyện đọc đoạn sau đó thi đọc nối tiếp 3 đoạn
Vài HS thi đọc
1 HS đọc yêu cầu, cả lớp nhắc lại.
HS thực hiện:
HS trả lời:
+Vì thầy rất quan tâm HS/ Vì thầy dịu dàng bảo ban khi học trò nghịch ngợm
HS trả lời: Cảm ơn thầy đã tha lỗi cho em. Chào thầy em về ạ!/ Em cảm ơn thầy ạ.
HS thực hiện
-Cần kính trọng, nghe lời thầy cô.
-Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi và biết sửa lỗi.
-Thầy giáo, 1 bạn HS, người dẫn chuyện
HS thi đọc theo vai
Nhận xét, bình bầu nhóm và cá nhân đọc hay
Bài Thầy giáo
HS trả lời
-HS lắng nghe
Buæi chiÒu
TiÕt 1+2: TẬP ĐỌC
KIẾN EM ĐI HỌC( 2 tiết )
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc.
- Hiểu nội dung câu chuyện vui: Kiến rất buồn vì thầy giáo chê chữ kiến quá nhỏ, thầy không đọc được. Thì ra thầy giáo của Kiến em là thầy voi.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm.
- Bộc lộ được tình cảm của nhân vật khi tham gia đóng vai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Các thẻ chữ để HS làm BT chọn ý đúng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ (5p)
-2 HS đọc nối tiếp nhau đọc truyện Thầy giáo; trả lời câu hỏi: Vì sao các bạn HS rất thích thầy giáo của mình?
-Nhận xét, tuyên dương.
2. Dạy bài mới (28p)
a. Chia sẻ và giới thiệu bài:
a.1. Thảo luận nhóm đôi.
-GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp nói về ngày đầu tiên em đi học
+ Ngày đầu tiên bạn đến trường là ngày nào?
+ Ấn tượng rõ nhất của ngày đầu bạn đến trường là ai, là cái gì?
+ Ấn tượng đó là vui hay buồn?
- Về nhà bạn đã kể những gì cho người thân nghe về ngày đầu đi học?
-GV nhận xét, tuyên dương
a.2. Giới thiệu bài
-Hôm nay các em sẽ đọc câu chuyện kể về ngày đầu đến trường của một chú kiến (đưa lên bảng tranh minh họa)
-GV ghi đầu bài lên bảng
b. Khám phá và luyện tập
b.1. Luyện đọc
* GV đọc mẫu:
-GV đọc mẫu toàn bài : Giọng kể chậm, nhẹ nhàng. Lời kiến anh ân cần, lời kiến em buồn tủi. Kết thúc truyện, GV bình luận: Thì ra thầy giáo của kiến là thầy voi. Voi thì quá to. Kiến thì quá bé. Thảo nào thầy bảo không đọc được chữ của kiến.
-GV gọi 1-2 HS đọc mẫu toàn bài
* Luyện đọc từ ngữ:
-GV gọi HS nêu một số từ ngữ khó đọc
GV viết lên bảng một số từ khó đọc
Giải nghĩa một số từ khó:
+ nức nở: khóc 
GV yêu cầu HS đọc cá nhân, đồng thanh
GV nhận xét, tuyên dương
* Luyện đọc câu:
- Bài đọc có bao nhiêu câu?
- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu 
- Sửa lỗi phát âm và nhắc HS ngắt nghỉ hơi đúng chỗ
-2 HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi
HS thảo luận theo cặp
3-4 cặp HS phát biểu
HS quan sát tranh, nói những gì mình quan sát được: Tranh vẽ Kiến, Voi, kiến thì bé tí tẹo, còn thầy giáo voi to khổng lồ, thầy voi đeo kính nằm rạp xuống mặt đất
HS quan sát và nhắc lại đầu bài
HS lắng nghe
1-2 HS đọc
-HS lần lượt nêu, ví dụ: buồn lắm, òa lên, nức nở, nằm sát đất, giương kính lên,
 HS thực hiện luyện đọc từ ngữ
-Bài đọc có 11 câu
HS đọc cá nhân, cặp
Sửa theo hướng dẫn
Tiết 2
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Thi đọc nối tiếp 2 đoạn (10p)
- GV cho HS thi đọc nối tiếp 2 đoạn
- Thi đọc cả bài theo cặp/tổ
- GV nhận xét, tuyên dương
- Gọi 1 HS đọc cả bài
- Cho cả lớp đọc
- GV nhận xét, tuyên dương
* Tìm hiểu bài đọc: (15p)
- Mời HS đọc câu hỏi 1: Vì sao từ trường trở về, kiến em rất buồn
GV nhận xét, tuyên dương.
- Mời HS đọc câu hỏi 2: Nếu em là kiến anh, em sẽ làm gì? 
- GV hướng dẫn chia nhóm để tranh luận chọn đáp án theo ý mình a,b, c hoặc d, có thể nêu ý kiến khác.
GV nhận xét, tuyên dương.
=>Câu chuyện mang lại tiếng cười thích thú.
- GV (câu hỏi 3): Nói lời kiến em xin phép mẹ cho chuyển sang lớp của thầy kiến. 
* Luyện đọc lại (theo vai) (7p)
- Bài đọc gồm những nhân vật nào?
- GV gọi tốp 3 HS làm đọc mẫu theo 3 vai ( Người dẫn chuyện, kiến anh, kiến em)
- Mời 2 tốp thi đọc truyên theo vai
- GV nhận xét, khen tốp đọc hay theo 3 tiêu chí: Mỗi bạn đều đọc đúng vai; Đọc đúng từ, câu; Đọc rõ ràng, biểu cảm
3. Củng cố, dặn dò (3p)
- Hôm nay các em học bài gì?
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS về ôn lại bài và đọc cho người thân nghe câu chuyện” Kiến em đi học”
HS thi đọc nối tiếp (đoạn 5 câu/ 6 câu) cá nhân, cặp.
Nhận xét
- 1 HS đọc cả bài
- Cả lớp đọc đồng thanh
-HS đọc câu hỏi và suy nghĩ câu trả lời: Vì thầy chê chữ kiến em nhỏ quá
-HS ngồi theo nhóm , trình bày ý kiến, 2 nhóm khác ý tranh luận với nhau: 
-Người dẫn chuyện, kiến anh, kiến em
HS đọc theo vai
-2 tốp thi đọc
-Trả lời
-Lắng nghe, thực hiện
TiÕt 3 : RÈN ĐỌC 
 THẦY GIÁO
 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
* Phát triển năng lực ngôn ngữ
-Đọc và hiểu nội dung bài tập đọc ,làm đúng bài tập 
* Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
-Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi
-Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học lên màn hình.
-VBT TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1.Kiểm tra: (5 phút)
- Buổi sang em được học bài tập đọc gì?
-Nhận xét, bổ sung
-Bài: Thầy giáo
2.Bài mới: (30 phút)
2.1.Giới thiệu bài: 
- Gv sử dụng kết quả của phần KTBC để giới thiệu bài
2.2.Hướng dẫn làm bài tập:
-HS lắng nghe
- GV đưa lên bảng sơ đồ tóm tắt truyện. 
- 4 HS đọc nối tiếp nhau 4 ý trong sơ đồ.
- 1 HS nhìn sơ đồ nói lại.
- Cả lớp nhìn sơ đồ, nói lại.
* bài tập:
- Vì sao các bạn hs thích thầy giáo của mình?Những ý nào đúng?
a, Vì thầy giáo dạy buổi đầu tiên.
b,Vì thầy rất quan tâm đến các bạn hs.
c.Vì thầy dịu dàng bảo ban khi các bạn nghịch ngợm?
-Gv nhận xét,kết luận
Bạn nhỏ mắc lỗi sẽ nói gì khi được thầy giáo tha lỗi
2.3.Hướng dẫn luyện đọc lại:
-Yêu cầu Hs đọc thầm lại bài đọc 
- Gọi HS đóng vai đọc mẫu
- HS thi đọc theo tổ. 
- GV nhận xét và tuyên dương 
3. Củng cố, dặn dò (5 phút)
-Nhận xét giờ học, tuyên dương các HS tích cực
-Dặn dò HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát bảng sơ đồ tóm tắt truyện.
4 HS đọc.
-1 hs đọc
-Cả lớp đọc
-HS trả lời.
-HS trả lời
-Hs đọc thầm
-HS đóng vai đọc theo mẫu.
HS đọc theo tổ.
-HS lắng nghe.
Bæsung:.......................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
...............................................................................................................................
Thø ba ngµy 30 th¸ng 3 n¨m 2021
Buæi chiều
TiÕt 1: CHÍNH TẢ
 NGHE VIẾT: CÔ GIÁO VỚI MÙA THU (1 tiết)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Nghe viết lại đúng 4 dòng thơ (15 chữ) Cô giáo với mùa thu, không mắc quá 1 lỗi.
- Nhớ quy tắc chính tả g, gh; điền đúng g, gh vào chỗ trống để hoàn thành câu.
- Tìm trong bài Thầy giáo tiếng có vần ai, vần ay; viết lại cho đúng.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Rèn tính cẩn thận, viết đúng, viết đẹp.
- Yêu quý thầy, cô giáo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ viết các dòng thơ cần viết chính tả; viết các dòng chữ cần điền ở (BT 2)
- HS: Bảng con, vở Luyện viết 1, tập 2. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ (3p)
- Đọc lại bài Tập đọc: Thầy giáo
- Gọi HS đọc to cho cả lớp nghe
-Nhận xét, tuyên dương.
2. Dạy bài mới (28p)
a. Giới thiệu bài: 
- GV nêu MĐYC của tiết học.
b. Luyện tập
b.1 Nghe viết chính tả (cỡ chữ nhỏ)
- Gọi HS đọc khổ thơ viết chính tả
- Hỏi: Nội dung của khổ thơ là gì?
-NX, KL: ca ngợi cô giáo hiền, giọng nói đầm ấm
- Chỉ cho HS đọc những chữ các em dễ viết sai: giáo, hiền, giọng, lời. Nhắc HS viết hoa chữ Tấm.
- Cho HS nhẩm, đánh vần, đọc thầm từng tiếng các em dễ viết sai.
- Đọc từng dòng thơ ( Đọc mỗi dòng không quá 3 lần)
- GV đọc lại cho HS soát lỗi
- Yêu cầu đổi vở với bạn để sửa lỗi
- GV nhận xét 1 số bài
- Nhận xét
b.2 Làm bài tập chính tả
a) BT 2/ Tr 93 ( Em chọn chữ nào: g hay gh?)
- GV nêu yêu cầu; chiếu lên bảng các từ ngữ
- Gọi 1 HS nhắc lại quy tắc chính tả g hay gh
- Cho làm bài
- Chữa bài
- Cho cả lớp đọc lại 3 câu văn
b) BT 3/Tr 93(Tìm nhanh, viết đúng)
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho cả lớp làm BT: Tìm trong bài đọc, viết vào vở Luyện viết 1, tập hai tiếng có vần ai, 2 tiếng có vần ay (Khuyến khích HS viết nhiều hơn 2 vần ay)
- Chữa bài: GV phát cho HS làm bài trên bảng lớp, nói kết quả: 1 tiếng có vần ai (lại); 2 tiếng có vần ay: ngay, dãy, may, quay, nãy).
3. Củng cố, dặn dò (3p)
- Nhắc lại luật chính tả g, gh
- Về nhà luyện viết chính tả thêm
Lắng nghe
HS cả lớp đọc thầm 4 câu văn 
Lần lượt 4 HS đọc
Nhận xét 
Lắng nghe
-1-2 HS đọc
- Nêu
- Lắng nghe 
Chú ý, theo dõi chữ viết dễ sai
Nhẩm, đánh vần
-Nghe viết vào vở Luyện viết 1, tập hai
-Cầm bút chì nghe GV đọc soát lỗi, viết lại cho đúng ra lề vở, ghi số lỗi bên bài viết
- Kiểm tra chéo, sửa lỗi
Nộp 1 số vở
-Lắng nghe, đọc thầm
-Nêu: gh đứng trước e,ê,i ; g đứng trước a, o, ô, u,
Cả lớp làm, 1 HS lên bảng điền chữ g, gh
Nhận xét
Đọc sửa bài
-Đọc yêu cầu
-Làm bài tập
1 HS làm bài, NX
Cả lớp đọc lại kết quả
TiÕt 2 : 	 TẬP VIẾT
TÔ CHỮ HOA C (1 tiết)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Biết tô viết chữ hoa C theo cỡ chữ vừa và nhỏ
- Viết đúng các từ, câu ứng dụng: buồn bã, nức nở; Chữ kiến nhỏ quá, thầy chê bằng kiểu chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét, đặt dấu thanh đúng vị trí; đưa bút theo đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng các các con chữ.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Rèn tính cẩn thận, tỉ mĩ
- Có ý thức rèn chữ và giữ vở sạch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Bảng phụ viết mẫu chữ viết hoa C đặt trong khung chữ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt đông học
1. Kiểm tra bài cũ (3p)
Gọi 1 HS cầm que chỉ, tô đúng quy trình viết chữ viết hoa B đã học.
Kiểm tra HS viết bài ở nhà vở Luyện viết 1, tập hai
2. Dạy bài mới (28p)
a. Giới thiệu bài:
Đính bìa chữ mẫu in hoa C. Hỏi đây là mẫu chữ gì?
Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ C in hoa và viết hoa. Hôm nay các em sẽ học tô chữ viết hoa C và viết các từ ngữ và câu ứng dụng cỡ nhỏ.
b. Khám phá và luyện tập
b.1.Tô chữ hoa C
- Đính bìa chữ mẫu lên bảng. Hướng dẫn HS quan sát cấu tạo nét chữ, cách tô chữ ( Kết hợp mô tả, dùng que chỉ” tô” theo từng nét để HS theo dõi)
-Cho HS tô chữ viết hoa C cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai
b.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ)
- HS đọc từ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ): buồn bã, nức nở. Chữ kiến nhỏ quá, thầy chê.
- Hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ cái (b,h,k cao 2,5 li; q: cao 2 li); khoảng cách giữa các chữ (tiếng), viết liền mạch, nối nét giữa các chữ, vị trí đặt dấu thanh.
+ buồn bã: viết chữ buồn trước, bã sau. Lưu ý khoảng cách.
+ nức nở: viết chữ nức trước, nở sau
+ Chữ kiến nhỏ quá, thầy chê.
- Cho HS viết vở Luyện viết 1, tập hai, hoàn thành phần Luyện tập thêm
3. Củng cố, dặn dò (3p)
- Khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp
- Dặn HS hoàn thiện bưu thiếp đã làm và nhớ mang đến lớp để tham gia trưng bày bưu thiếp trong tiết tới.
1 HS thực hiện
Mở vở cho GV kiểm
- Quan sát, trả lời
-Lắng nghe
HS quan sát, chú ý nghe hướng dẫn và nhắc lại
+ Chữ viết hoa C gồm 1 nét có sự kết hợp của 2 nét cơ bản: cong dưới và cong trái nối liền nhau. Đặt bút trên ĐK 6, tô nét cong dưới rồi chuyển hướng tô tiếp nét cong trái, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét lượn vào trong.
HS tô chữ hoa
-HS đọc
Nhận xét độ cao, chú ý nghe HD
-HS viết
-Tuyên dương
Ghi nhớ, thực hiện
TiÕt 3 : TẬP ĐỌC
 ĐI HỌC (1 tiết)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi các dòng thơ.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu, trả lời đúng các câu hỏi về bài thơ.
- Hiểu nội dung bài thơ: Bạn nhỏ đã biết tự đến trường. Đường đến trường thật đẹp. Bạn yêu mái trường, yêu cô giáo.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi.
- Yêu cô giáo, yêu thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Các thẻ chữ để HS làm BT chọn ý đúng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ(5p)
- 2 HS đọc nối tiếp nhau đọc truyện Kiến em đi học; trả lời câu hỏi: Vì sao từ trường trở về, kiến em rất buồn?
-Nhận xét, tuyên dương.
2. Dạy bài mới (25p)
a. Chia sẻ và giới thiệu bài:
-GV cho HS nghe bài hát Đi học
 ( Lời: Minh Chính, nhạc: Bảo An).
b. Giới thiệu bài
- Hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa: Các bạn ở vùng đời núi trung du đi học. Đường đến trường thật đẹp, có cọ xòe ô che nắng trên đường các bạn đi học.
-GV ghi đầu bài lên bảng
c. Khám phá và luyện tập
* GV đọc mẫu: Giọng đọc vui vẻ, nhẹ nhàng, tình cảm.
-GV gọi 1-2 HS đọc mẫu toàn bài
* Luyện đọc từ ngữ
-GV gọi HS nêu một số từ ngữ khó đọc
GV viết lên bảng một số từ khó đọc
-GV yêu cầu HS đọc cá nhân, đồng thanh
* Luyện đọc các dòng thơ
- Bài đọc có bao nhiêu dòng?
- GV cho HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ một 
- Sửa lỗi phát âm và nhắc HS đọc vui vẻ, tình cảm
* Thi đọc nối tiếp 3 khổ thơ, cả bài thơ
- GV nhận xét, tuyên dương
- Gọi 1 – 2 HS đọc cả bài
- GV nhận xét, tuyên dương
- Cho cả lớp đọc đồng thanh hết bài
* Tìm hiểu bài đọc:
- Mời 3 HS tiếp nối đọc 3 câu hỏi SGK Tr96
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi
- Gọi các nhóm trả lời lần lượt từng câu
 1) Vì sao hôm nay bạn nhỏ đến lớp một mình?
2) Trường của bạn nhỏ ở đâu?
\
3) Đường đến trường có những gì? Những ý nào đúng? 
GV nhận xét, tuyên dương.
Bài thơ nói lên điều gì?
- Con đường đến trường của em có những gì? 
=>Con đường đến trường của chúng ta rất quen thuộc và gần gũi, nó sẽ mãi là kỉ niệm đẹp trong tâm hồn học trò.
* Học thuộc lòng bài thơ.
- Cho HS học thuộc từng dòng thơ và từng khổ:
+ xoá 1 vài tiếng trong dòng thơ
+ xoá hết chỉ để lại chữ đầu dòng
+ xoá hết
- Cho HS học thuộc trong nhóm
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc
3. Củng cố, dặn dò (5p)
- Hôm nay các em học bài gì? 
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị cho tiết KC Ba món quà, nhắc HS nhớ mang bưu thiếp đến lớp, tham gia tiết trưng bày bưu thiếp.
-2 HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi
Lắng nghe
- Quan sát tranh và lắng nghe
- Lắng nghe
- 1-2 HS đọc
- HS nêu: dắt tay, tùng bước, một mình, tới lớp, nằm lặng, hương rừng, nước suối, thầm thì, xòe ô, râm mát
Đồng thanh
12 dòng
Cá nhân, từng cặp đọc nối tiếp 2 dòng thơ 
-Sửa theo GV hướng dẫn
Từng cặp, tổ đọc
-1 – 2 HS đọc
-Đồng thanh
Đọc câu hỏi, dò theo
-Thảo luận
-Cá nhóm trình bày
+ Bạn nhỏ đến lớp một mình vì hôm nay mẹ bạn lên nương.
+ Trường của bạn nhỏ nằm lặng giữa rừng cây.
+ HS trả lời:
b) Có hương rừng thơm, dòng suối trong.
c) Có những cây cọ xoè ô che nắng cho bạn nhỏ. 
-Phát biều: Bài thơ nói về tình cảm của bạn HS với mái trường, với thầy cô. Bạn yêu con đường dẫn đến trường, yêu trường học, yêu cô giáo
HS học thuộc lòng bài thơ.
-Học thuộc trong nhóm và thi đọc
-Trả lời
Lắng nghe, thực hiện
Bæsung:.......................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Thø t­ ngµy 31 th¸ng 3 n¨m 2021
Buæi s¸ng
TiÕt 1 : GÓC SÁNG TẠO
TRƯNG BÀY BƯU THIẾP “LỜI YÊU THƯƠNG”
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Biết cùng các bạn trong nhóm trưng bày bưu thiếp
- Biết bình chọn bưu thiếp mình yêu thích.
- Biết giới thiêu tự tin, đọc bưu thiếp to, rõ.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm.
- Có hứng thú trong học tập.
- Biết yêu thích cái đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Các viên nam châm đính sản phẩm lên bảng
- HS: Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài( 5p)
- Trong tiết học này, các em sẽ cùng trưng bày bưu thiếp Lời yêu thương. Chúng ta sẽ xem bưu thiếp của bạn nào được nhiều sản phẩm yêu thích.
- GV kiểm tra: HS nào quên sản phẩm ở nhà, HS nào đã sửa chữa, viết lại phần lời để nâng chất lượng bưu thiếp
2. Luyện tập(25p)
2.1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học
- GV gọi HS 1 đọc yêu cầu BT 1
- GV gọi HS 2 đọc yêu cầu BT 2 (Bắt đầu từ Cùng xem, cùng đọc và bình chọn). GV gọi 4 HS đọc lời trong 4 bưu thiếp. Nhắc HS khi bình chọn cần chú ý cả hình thức và lời viết trên bưu thiếp.
- GV gọi HS 3 đọc yêu cầu BT 3. GV: Những bưu thiếp được bình chọn nhiều nhất sẽ được giữ lại, gắn lên bảng lớp.
- GV gọi HS 4 đọc yêu cầu BT 4. Yêu cầu cả lớp quan sát hình ảnh các bạn HS có bưu thiếp được bình chọn đang cầm trên tay sản phẩm của mình, nhận lời chúc mừng.
2.2. Trưng bày
- HS gắn bưu thiếp lên bảng lớp, bảng nhóm hoặc bày lên mặt bàn. GV chỉ vị trí cho các tổ gắn bưu thiếp. Một vài tổ gắn bưu thiếp trên bảng lớp, một vài nhóm gắn bưu thiếp trên bảng nhóm. Khuyến khích HS cách trưng bày mới lạ
Yêu cầu cả lớp đếm số bưu thiếp của mỗi tổ xem tổ nào có đủ sản phẩm ( 1 tiêu chí thi đua)
2.3. Bình chọn
- GV hướng dẫn HS di chuyển xem bưu thiếp và cách bình chọn
2.4. Tổng kết
- GV đính lên bảng lớp những bưu thiếp được đánh giá cao.
- Khen những tổ trưng bày đẹp ( có đủ sản phẩm; sắp xếp hợp lí, sáng tạo)
2.5. Thưởng thức
- Các bạn có bưu thiếp được bình chọn lần lượt giới thiệu trước lớp bưu thiếp của mình (làm tặng ai, trang trí như thế nào), đọc lời ghi trong bưu thiếp
- Mời cả lớp bình chọn bưu thiếp được yêu thích nhất ( minh họa, trang trí, tô màu ấn tượng, lời viết hay)
- GV đếm số HS đưa tay bình chọn cho từng bạn.
- Cả lớp hoan hô tất cả các bạn được gắn bài lên bảng lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương, động viên khích lệ
3. Củng cố, dặn dò(5p)
- Hôm nay các em học bài gì?
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tham gia tích cực buổi trưng bày, hoàn thành tốt BT sáng tạo.
- Nhắc HS chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo tới.
Lắng nghe
- HS để sản phẩm trên bàn
-HS đọc 
- 1 HS đọc, lắng nghe
- 1 HS đọc
1 HS đọc, lắng nghe
Các tổ trưng bày sản phẩm
- Đếm nhận xét số bưu thiếp của mỗi tổ
- HS từng tổ đi xem bưu thiếp của tổ mình và các tổ bạn. Xem xong các thành viên trao đổi nhanh, chọn tổ trưng bày đẹp; chọn 3 bưu thiếp ấn tượng của tổ mình, một vài bưu thiếp ấn tượng của tổ khác
Trưng bày sản phẩm được nhiều bình chọn
Tuyên dương
Giới thiệu sản phẩm
HS chọn 1 bưu thiếp được yêu thích nhất.
Đưa tay bình chọn
Tuyên dương
Lắng nghe, cố gắng
-Trả lời
Lắng nghe, thực hiện
Tiết 2 KỂ CHUYỆN
 BA MÓN QUÀ (1 tiết)
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Nghe hiểu câu chuyện Ba món quà
- Nhìn tranh kể được từng đoạn, toàn bộ câu chuyện theo tranh. Bước đầu biết thay đổi giọng kể để phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của người cha.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Sách vở, kiến thức là món quà quý nhất, là kho của dùng mãi không cạn.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất 
- Biết vận dụng lời khuyên của câu chuyện vào cuộc sống.
- Yêu cô giáo, yêu thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy chiếu,/ 5 tranh minh hoạ truyện phóng to
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ (5p)
- GV gắn lên bảng 6 tranh minh họa câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ.
- Mời 1 HS nhìn tranh và kể theo 3 tranh đầu. HS 2 kể theo 3 tranh cuối.
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Dạy bài mới (23p)
a. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện
- GV đính tranh minh họa truyện
- Em hãy quan sát và cho biết trong tranh có những nhân vật nào?
- Em hãy đoán nội dung câu chuyện.
- GV chỉ tranh 1 giới thiệu hình ảnh 3 người con trai
* Giới thiệu câu chuyện: 
- Ba món quà là câu chuyện kể về 3 món qùa của 3 người con trai tặng cho cha mẹ. Đó là món quà gì? Món quà nào được người cha đánh giá là quý nhất?
- GV ghi đầu bài lên bảng
b. Khám phá và luyện tập
b.1. Nghe kể chuyện
 GV kể 3 lần với giọng diễn cảm, chậm rãi, lời người cha ôn tồn, khoan thai, kể ấn tượng các từ ngữ: nức nỡ khen ngon – trầm trồ - sửng sốt. Kể chậm rõ lời nhận xét, đánh giá từng món quà)
b.2. Trả lời câu hỏi theo tranh:
- GV chỉ tranh 1 và hỏi từng câu:
+ Người cha gọi 3 con trai lại và nói gì?
+ Các con nghe lời cha đã làm gì?
- GV chỉ tranh 2 và hỏi từng câu:
+ Năm sau trở ề người em út tặng cha mẹ quà gì?
+ Người cha nói thế nào về món quà đó?
- GV chỉ tranh 3 và hỏi từng câu:
+ Anh thứ hai tặng cho cha mẹ những gì? 
+ Người cha nói thế nào về món quà của anh?
- GV chỉ tranh 4 và hỏi từng câu:
+ Qùa của anh cả có gì lạ?
+ Trước khi mở quà, anh làm gì? 
- GV chỉ tranh 5 và hỏi từng câu:
+ Món quà của anh cả là gì khiến mọi người sững sốt?
+ Người cha nói thế nào về món quà đó?
b.3. Kể chuyện theo tranh
- Yêu cầu mỗi em nhìn 2 tranh, tự kể chuyện
- Trò chơi ô cửa sổ
- Mời 1 HS kể toàn bộ câu chuyện theo 5 tranh
- GV cất tranh mời 1 HS giỏi kể lại câu chuyện ( Nếu có thể)
b.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
- Em thích nhân vật nào? Vì sao?
- Người cha đánh giá món quà của anh cả là quý nhất, theo em đánh giá ấy đúng không?
- Yêu cầu cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay, hiểu câu chuyện
- Nhận xét, tuyên dương
=> Sách vở, kiến thức là tài sản quý, là kho của cải dùng mãi không cạn. Các em cần chăm chỉ học tập để trở thành người thông minh, hiểu biết, giàu có tri thức.
3. Củng cố, dặn dò(5p)
- Hôm nay các em được học câu chuyện gì?
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị cho tiết KC Chuyện của hoa hồng. 
-Lắng nghe
-Truyện có ông bố và ba người con trai
-Truyện kể về ba món quà của ba người con tặng cha mẹ
- HS quan sát:
+ Người đứng cạnh cha (mặc áo đỏ) là con cả. 
+ Người đứng giữa (mặc áo màu vàng) là con út.
+ Người đứng cuối (mặc áo xanh lá cây) là con thứ hai.
- Quan sát tranh và lắng nghe
Nhắc lại tên bài
Lắng nghe
-HS lắng nghe câu hỏi, xem tranh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_canh_dieu_tuan_28_vu_thi_anh_dao.doc