Giáo án điện tử Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 24 - Vũ Thị Anh Đào

doc 47 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 25/06/2022 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 24 - Vũ Thị Anh Đào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án điện tử Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 24 - Vũ Thị Anh Đào
TuÇn 24
Thø hai ngµy 08 th¸ng 03 n¨m 2021
Buæi s¸ng 
TiÕt 1: Chµo cê 
TiÕt 2: to¸n (TiÕt 71) 
BÀI 51: DÀI HƠN NGẮN HƠN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
* Kiến thức, kĩ năng:
- Có biểu tượng về “dài hơn", "ngắn hơn", "dài nhất", "ngắn nhất".
- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế 
* Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Phát triển năng lực toán học.
- Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các băng giấy có độ dài ngắn khác nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Hoạt động khởi động: (3 phút)
- Yêu cầu mỗi HS lấy ra một băng giấy, hai bạn cạnh nhau cùng nhau quan sát các băng giấy, nói cho bạn nghe: băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn.
- Gọi đại diện các nhóm gắn hai băng giấy của mình lên bảng và nói cách nhận biết băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn
- GV nhận xét
B. Hoạt động hình thành kiến thức: (7 phút)
- GV cho HS quan sát tình huống trong SGK (tr.113), yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời: Bút chì nào dài hơn?
- GV nhắc lại: Bút chì xanh dài hơn bút chì đỏ, bút chì đỏ ngắn hơn bút chì xanh.
- GV khuyến khích HS nói suy nghĩ và cách làm của mình để biết bút chì nào dài hơn, bút chì nào ngắn hơn
- GV gắn hai băng giấy lên bảng, chẳng hạn
- Gọi HS lên xếp lại băng giấy để xác định băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn
- Cho HS làm việc theo nhóm 4: Mỗi em chuẩn bị 1 băng giấy, 4 bạn cùng đặt băng giấy của mình lên bàn và nhận xét băng giấy nào dài nhất, băng giấy nào ngắn nhất
- Chia sẻ trước lớp
- GV theo dõi, nhận xét
C. Hoạt động thực hành, luyện tập: (15 phút)
Bài 1. 
- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV cho HS quan sát tranh ở câu a, hỏi:
+ Bức tranh vẽ những đồ vật gì?
+ Đồ vật nào dài hơn? Đồ vật nào ngắn hơn?
- Cho HS hoàn thành câu a vào VBT: đánh dấu ü vào ô trống bên cạnh đồ vật ngắn hơn
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, nói cho nhau nghe về các bức tranh ở câu b (tương tự câu a)
+ Bức tranh vẽ gì?
+ Chiếc thang nào dài hơn? Chiếc thang nào ngắn hơn?
- Cho 3 nhóm chia sẻ kết quả
- Nhận xét
- Cho HS hoàn thành vào VBT: Khoanh vào chiếc thang dài hơn
Bài 2. Chiếc váy nào dài nhất? Chiếc váy nào ngắn nhất?
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ "dài hơn", "ngắn hơn". "dài nhất", "ngắn nhất" để nói về các chiếc váy có trong bức tranh.
- Mời một vài nhóm HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét.
- Gọi HS nêu yêu cầu trong VBT
- Cho HS hoàn thành VBT (3 phút)
Bài 3. Con vật nào cao hơn? Con vật nào thấp hơn?
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ "cao hơn", "thấp hơn", để mô tả các con vật.
- Mời một vài nhóm HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét.
- Gọi HS nêu yêu cầu trong VBT
- Cho HS hoàn thành VBT
D. Hoạt động vận dụng: (7 phút)
Bài 4. Ai cao nhất? Ai thấp nhất?
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ "cao hơn", "thấp hơn", "cao nhất", "thấp nhất" để mô tả mọi người trong bức tranh.
- Một vài cặp HS chia sẻ trước lớp
- Gọi HS nêu yêu cầu trong VBT
- Cho HS hoàn thành VBT
- GV cho HS nêu một vài ví dụ về các đồ vật xung quanh em.
- GV nhận xét
E. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
- Bài hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Yêu cầu HS về nhà tìm một vài ví dụ về: "dài hơn", "ngắn hơn", "dài nhất", "ngắn nhất", "cao hơn". "thấp hơn", "cao nhất", "thấp nhất".
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- HS làm việc theo nhóm đôi
- HS chia sẻ
- HS quan sát tranh, nhận xét
- HS lắng nghe
- HS nói theo suy nghĩ
- HS quan sát GV thao tác trên bảng.
- HS lên bảng, xếp lại hai băng giấy, chẳng hạn:
à HS chỉ vào băng giấy dài hơn, nói: "Băng giấy đỏ dài hơn băng giấy xanh; Băng giấy xanh ngắn hơn băng giấy đỏ". 
- Thực hiện theo nhóm 4: bốn bạn trong nhóm đặt các băng giấy của mình lên bàn, nhận xét băng giấy nào dài nhất, băng giấy nào ngắn nhất
- 2 nhóm chia sẻ
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Bức tranh vẽ 1 cái thìa và một cái bàn chải răng
+ Cái thìa ngắn hơn, bàn chải răng dài hơn
- Làm VBT
- Thảo luận nhóm đôi, nói cho nhau nghe từng trường hợp
- 3 nhóm chia sẻ, các nhóm khác nhận xét 
- HS làm VBT
- HS nêu yêu cầu
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ "dài hơn", "ngắn hơn", "dài nhất", "ngắn nhất" để nói về các chiếc váy có trong bức tranh.
- Một vài nhóm HS chia sẻ trước lớp, HS khác nhận xét
- HS nêu: Tô màu xanh vào chiếc váy dài nhất. Tô màu đỏvào chiếc váy ngắn nhất.
- HS làm VBT
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 4, quan sát tranh, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ "cao hơn", "thấp hơn", để mô tả các con vật.
- Một vài nhóm HS chia sẻ trước lớp, nhóm khác nhận xét
- HS nêu: 
a) Đánh dấu ü vào ô trống ở dưới con vật cao hơn
b) Đánh dấu û vào ô trống ở dưới con vật thấp hơn
- Lắng nghe
- HS làm việc nhóm đôi
- Vài nhóm chia sẻ trước lớp
- Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp
- HS làm VBT:
Trong hình vẽ trên:
+ Người cao nhất là chú Nam
+ Người thấp nhất là Tú
- HS chơi trò chơi “Bạn nào cao hơn, bạn nào cao nhất" theo nhóm: HS trong nhóm đứng cùng nhau, dùng các từ "cao hơn". "thấp hơn", "cao nhất", "thấp nhất" để nói về bản thân, chẳng hạn: Tớ cao hơn Lan; Tớ thấp hơn Nam,..
- HS so sánh một số đồ dùng như bút chì, tẩy, hộp bút,.. với bạn rồi nói kết quả, chẳng hạn: Bút chì của tớ dài hơn bút chì của bạn,
- HS trả lời
- HS lắng nghe
Tiết 3+4 : tiÕng viÖt 
BÀI 124: OEN, OET
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Nhận biết vần oen, vần oet; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần oen, oet. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần oen, oet; ghép đúng các vế câu (BT 3).
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Chú hề.
- Viết đúng các vần oen, oet, các tiếng nhoẻn (cười), khoét (tổ) cỡ vừa (trên bảng con)
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên, yêu con người. 
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Máytính,máychiếuđểchiếuhìnhảnhcủabàihọclênmànhình.
-Tranh, ảnh, mẫuvật.
- VBT Tiếng Việt 1, tậphai.
- Bảngcài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Gọi HS đọc bài Vườn thú (bài 123)
- GV nhận xét HS đọc bài, khen HS.
- Con voi trong vườn thú làm gì?
- Gọi HS nhận xét bạn trả lời.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
a. Giới thiệu bài: (2 phút)
- Hôm nay các em sẽ được học 2 vần là vần oen và vần oet.
- GV chỉ tên bài trên bảng lớp, nói: Vần oen, oet.
b. Chia sẻ và khám phá ( BT1: Làm quen )(18 phút)
b.1. Giới thiệu vần oen
- GV chỉ từng chữ o, e, n (đã học) và nói: 
o - e - nờ - oen
- GV phân tích vần oen: Vần oen gồm âm o đứng trước, âm e đứng giữa, âm n đứng cuối.
- Đọc mẫu, đánh vần cho HS : 
o - e - nờ - oen
- GV chỉ hình ảnh nhoẻn cười, hỏi: Cô bé đang làm gì?
- Em hãy phân tích tiếng nhoẻn?
- Đọc mẫu và gọi HS đọc lại: 
nhờ - oen - nhoen–hỏi–nhoẻn/ nhoẻn cười
- Đánh vần và đọc trơn lại (GV chỉ vào mô hình cho HS đọc lại)
oen
nhoẻn cười
b.2. Giới thiệu vần oet
- GV chỉ từng chữ o, e, t (đã học) và nói: 
o –e – t – oet
- GV phân tích vần oet: Vần oet gồm âm o đứng trước, âm e đứng giữa, âm t đứng cuối.
- Đọc mẫu, đánh vần cho HS : 
o – e – t – oet
- GọiHS so sánh vần oen và oet
- GV chỉ hình ảnh khoét tổ, hỏi: Chim gõ kiến đang làm gì trên thân cây?
- Trong từ khoét lỗ, tiếng nào có vần oet?
- Phân tích tiếng khoằm
- Đoc mẫu và gọi HS đọc: 
khờ - oet - khoet–sắc - khoét/ khoét tổ
- Đánh vần và đọc trơn lại (GV chỉ vào mô hình cho HS đọc lại)
oet
khoét lỗ
b.3. Củng cố: 
- Các em vừa học 2 vần mới, đó là vần gì?
+ Các em vừa được học 2 tiếng mới, đó là tiếng gì ?
- GV chỉ cho HS đọc lại: 
oen – nhoẻn cười
oet – khoét lỗ
c. Luyện tập:(10 phút)
c.1. Mở rộng vốn từ ( BT2: Tiếng nào có vần oen, tiếng nào có vần oet?)
- GV gọi HS nêu của bài: Tiếng nào có vần oen, tiếng nào có vần oet.
- GV chỉ từng từ cho HS đánh vần, đọc trơn: cưa xoèn xoẹt, hố nông choèn, mặc lòe loẹt.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi dùng bút chì gạch 1 gạch dưới tiếng có vần oen, gạch hai gạch dưới tiếng có vần oet. 
- Gọi HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét
c.2. Ghép đúng (BT3)
- GV chỉ từng vế câu cho cả lớp đọc
- Gọi HS đọc mẫu: 
c)Bầu trời – 2) xám ngoét
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT
- Cho HS chia sẻ kết quả:
a) Màu sơn – 3) đỏ choét
b) Thanh sắt – 1) hoen gỉ
- GV nhận xét
- GV yêu cầu HS lưu ý từ hoen gỉ vì trường hợp này g được ghép với i
- 1 – 2HS đọc bài
- HS trả lời: Con voi trong vườn thú lấy đuôi quất lên lưng.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại: Vần oen, oet
- HS nối tiếp o - e - nờ - oen
- Lắng nghe, nhắc lại
- Lắng nghe, đánh vần nối tiếp
- HS trả lời: nhoẻn cười
- Tiếng nhoẻn có âm nh đứng trước, vần oen đứng sau, dấu hỏi trên âm e.
- HS lắng nghe, đọc lại
nhờ-oen- nhoen–hỏi–nhoẻn/ nhoẻn cười
- HS đọc nhiều lần:
o - e - nờ - oen
nhờ-oen- nhoen–hỏi–nhoẻn/ nhoẻn cười
- HS nối tiếp o – e – t – oet
- Lắng nghe, nhắc lại
- Lắng nghe, đánh vần nối tiếp
- HS so sánh:
+ Giống nhau: Đều có2 âm o, e
+ Khác nhau:2 vần khác nhau ở âmn và t
- HS trả lời: khoét tổ
- Trong từ khoét tổ, tiếngkhoét có vầnoet
- Tiếng khoét có âm kh đứng trước,vần oet đứng sau, dấu sắc trên đầu âm e.
- HS đọc lại:
khờ - oet - khoet–sắc - khoét/ khoét tổ
- HS đọc nhiều lần:
o – e – t – oet
khờ - oet - khoet–sắc - khoét/ khoét tổ
- Vần oen và vần oet
- Tiếng nhoẻn (cười) và tiếng khoét (lỗ)
- HS đọc
- HS nêu yêu cầu
- HS đánh vần, đọc trơn từng từ
- HS nhắc lại yêu cầu
- HS làm việc nhóm.
- Các nhóm báo cáo: 
+ Các tiếngxoèn, choèn có vầnoen.
+ Các tiếngxoẹt, loẹtcó vầnoet.
- HS đọc
- 1-2 HS đọc mẫu
- HS làm bài cá nhân
- Chia sẻ kết quả, HS khác nhận xét
- HS lưu ý
TIẾT 2
c.2. Tập đọc (BT3): (15 phút)
* Giới thiệu bài:
- GV chiếu lên bảng hình minh họa bài thơ: Chú hề. Hỏi: Tranh vẽ gì?
à Giới thiệu: Chú hề là mội vai diễn trong rạp xiếc, chuyên biểu diễn tiết mục khôi hài để khán giả vui. Chú có bộ mặt rất khôi hài (mặt trắng, má đỏ, mũi và miệng tô son đỏ choét), áo quần loè loẹt. Chú giỏi diễn các trò vui nên các bạn nhỏ rất thích. Trẻ em đi xem xiếc đều thích chú hề.
- GV viết tên bài lên bảng.
- Gọi HS đọc tên bài.
* GV đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài kết hợp giải nghĩa từ (theo câu hỏi của HS)
Gợi ý:
+ lòe loẹt: nhiều màu sắc, trông ngộ nghĩnh
+ thân thiện: tử tế, gần gũi, có thiện cảm
* Luyện đọc từ ngữ:
-đỏ choen choét, quả cà chua, lòe loẹt, nhoẻn miệng cười, thân thiện
* Luyện đọc câu:
- Bài có mấy dòng thơ?
- GV chỉ từng cặp dòng thơ cho HS đọc
- Gọi HS đọc nối tiếp từng cặp dòng thơ
- GV phát hiện và sửa lỗi cho HS
* Thi đọc theo khổ thơ, bài thơ:
- GV : Bài được chia làm 3 khổ thơ, mỗi khổ 4 dòng thơ
- Tổ chức cho HS thi đọc: (3 đội, mỗi đội 2 thành viên đọc từng đoạn)
- Nhận xét, tuyên dương đội đọc hay nhất.
- Gọi 3 HS thi đọc cả bài.
- Nhận xét, khen HS đọc hay nhất.
* Tìm hiểu bài đọc:
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập: Nói tiếp những từ ngữ tả chú hề
- Cho HS làm bài nhóm đôi vào VBT: Nối đúng
- GV chỉ từng từ ngữ đầu câu, HS cả lớp nói tiếp vế sau:
+ GV: Môi
+ HS: đỏ choen choét
- Cho 1 HS nói từ đầu, cả lớp nói tiếp 
- Nhận xét, tuyên dương
c.3. Tập viết (Bảng con – BT4 ): (15 phút)
- GV chỉ trên bảng lớp các vần, tiếng vừa học.
- GV vừa viết mẫu, vừa giới thiệu:
+ Vần oen: viết lần lượt các con chữ o, e, n; 3 chữ o, e, nđều cao 2 li (chú ý nối nét giữa các con chữ) 
+ Vần oet: viết lần lượt các con chữ o, e, t; 2 chữ o, eđều cao 2 li, chữ t cao 3 li (chú ý nối nét giữa các con chữ)
+ Từ nhoẻn cười
+ Từ khoét tổ
- Nhận xét khen HS viết đúng, đẹp. Sửa cho HS viết chưa đúng, đẹp
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét giờ học
- Gọi HS đọc lại cả 2 trang.
- Nhắc HS về nhà xem trước bài 125: uyên, uyêt
- HS quan sát và suy nghĩ trả lời.
- HS lắng nghe
- 3HS đọc. Lớp đọc đồng thanh
- HS lắng nghe và đọc thầm theo
- HS luyện đọc (cá nhân, nhóm, đồng thanh)
- HS đếm và trả lời: Bài có 12 dòng thơ
- HS đọc vỡ
- HS đọc nối tiếp câu 
- HS luyện đọc theo nhóm và thi đọc
- 3 đội thi đọc đoạn
- 3 HS thi đọc cả bài, lớp bình chọn
- HS đọc
- HS làm VBT
- HS thực hiện theo hướng dẫn
- 1HS nói từ đầu, lớp nói vế sau
- HS đọc lại các vần, tiếng
- HS lắng nghe
- HS viết trên không trước rồi viết bảng con
- HS viết oen, oet (2–3 lần)
- HS viết nhoẻn miệng, khoét tổ (1-2 lần)
- HS giơ bảng, nhận xét bạn viết
- HS lắng nghe và đọc lại bài
Buæi chiÒu
TiÕt 1 +2: tiÕng viÖt
BÀI 125: UYÊN, UYÊT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- HS nhận biết vần uyên, uyêt, đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uyên, uyêt. 
- Ghép đúng chữ (có vần uyên, vần uyêt) với hình tương ứng.
-Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Vầng trăng khuyết.
- Viếtđúng các uyên, uyêt, các tiếng khuyên, duyệt (binh)cỡ vừa (bảng con).
2.Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên, yêu con người. 
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
- Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhómđôi
- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ theo yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học lên màn hình.
-Tranh, ảnh, mẫuvật.
- VBT Tiếng Việt 1, tậphai.
- Bảng cài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Gọi HS đọc bài: Chú hề (bài 124)
- GV nhận xét HS đọc bài, khen HS.
- Môi của chú hề như thế nào?
- Gọi HS nhận xét bạn trả lời.
- 1 – 2 HS đọc bài
- HS trả lời: Môi của chú hề đỏ choen choet
- HS nhận xét
2. Dạy bài mới:(30 phút)
a. Giới thiệu bài:(2 phút)
- Hôm nay các em sẽ được học 2 vần mới là vần uyên, vần uyêt
- GV chỉ tên bài trên bảng lớp, nói: Vần uyên, uyêt.
b. Chia sẻ và khám phá (BT1: Làm quen )(20 phút)
b.1. Giới thiệu vần oan
- GV chỉ từng chữ u, yê, n và phát âm mẫu: u – yê – nờ - uyên
- Em hãy phân tích vần uyên.
- Đọc mẫu, đánh vần cho HS : 
u – yê – nờ - uyên/ uyên
- GV chỉ hình ảnh chim vành khuyên, hỏi: Đây là con gì?
- Trong từ chim vành khuyên, tiếng nào có vần uyên?
- Em hãy phân tích tiếng khuyên?
- Đọc mẫu và gọi HS đọc lại: 
khờ - uyên – khuyên / chim vành khuyên
- Đánh vần và đọc trơn lại (GV chỉ vào mô hình cho HS đọc lại)
uyên
chim vành khuyên
b.2. Giới thiệu vần uyêt:
- GV chỉ từng chữ u, yê, t và phát âm mẫu: 
u – yê – tờ - uyêt
- Em hãy phân tích vần uyêt
- Đọc mẫu, đánh vần cho HS : 
u – yê – tờ - uyêt/ uyêt
- GV hỏi: Vần uyên, uyêt có gì giống và khác nhau?
- GV chỉ hình ảnh duyệt binh, hỏi: Tranh vẽ các chú bộ đội đang làm gì?
- Trong từ duyệt binh, tiếng nào có vần uyêt?
- Em hãy phân tích tiếng duyệt?
- Đọc mẫu và gọi HS đọc lại: 
dờ - uyêt – duyêt – nặng – duyệt/ duyệt binh
- Đánh vần và đọc trơn lại (GV chỉ vào mô hình cho HS đọc lại)
uyêt
duyệt binh
b.3. Củng cố: 
+ Các em vừa học 2 vần mới, đó là vần gì?
+ Các em vừa được học các tiếng mới, đó là tiếng gì ?
- GV chỉ từng vần, từ và gọi HS đọc lại:
uyên – chim vành khuyên
uyêt – duyệt binh
c. Luyện tập: (10 phút)
c.1. Mở rộng vốn từ (BT2: Ghép chữ với hình cho đúng)
- GV nêu của bài: Tìm/ nối từ ngữ ứng với hình
- GV chỉ từng từ ngữ cho HS đánh vần, đọc trơn
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, nối từ ngữ ứng với hình tương ứng
- Gọi HS báo cáo kết quả.
- GV chỉ từng từ, yêu cầu HS nói lại theo mẫu: Tiếng thuyền có vần uyên
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại: Vần uyên, uyêt
- HS nối tiếp u – yê – nờ - uyên.
- Vần uyên gồm âm u đứng trước, âm yê đứng giữa, âm n đứng cuối.
- Lắng nghe, đánh vần nối tiếp
- HS trả lời: chim vành khuyên
- Trong từ chim vành khuyên, tiếng khuyên có vần uyên
- Tiếng khuyêncó âm kh đứng trước, vần uyên đứng sau.
- HS lắng nghe, đọc lại
khờ - uyên – khuyên / chim vành khuyên
- HS đọc nhiều lần:
u – yê – nờ - uyên
khờ - uyên – khuyên / chim vành khuyên
- HS nối tiếp u – yê – tờ - uyêt
- Vần uyêt gồm âm u đứng trước, âm yê đứng giữa, âm t đứng cuối.
- Lắng nghe, đánh vần nối tiếp
- HS so sánh:
+ Giống nhau: Đều cóâm uvà âm yê
+ Khác nhau: 2 vần khác nhau ở âm n và t. 
- HS trả lời: duyệt binh
- Trong từ duyệt binh, tiếng duyệt có vần uyêt
- Tiếng duyệt có âm d đứng trước, vần uyêt đứng sau, dấu nặng ở dướiê
- HS lắng nghe, đọc lại
dờ - uyêt – duyêt – nặng – duyệt/ duyệt binh
- HS đọc nhiều lần:
u – yê – tờ - uyêt 
dờ-uyêt – duyêt – nặng – duyệt/ duyệt binh
- Vần uyên, uyêt
- Tiếng (chim vành) khuyên, duyệt (binh)
- HS đọc
- HS lắng nghe, nắm yêu cầu
- 2 HS đánh vần, cả lớp đọc trơn từng từ: thuyền buồm, truyện cổ, trăng khuyết, đàn nguyệt, trượt tuyết, bóng chuyền
- HS nhắc lại yêu cầu
- HS làm việc nhóm.
- Các nhóm báo cáo: 
1- trượt tuyết; 2- trang khuyết; 3- truyện cổ; 4- đàn nguyệt; 5- thuyền buồm; 6- bóng chuyền
- HS đồng thanh
TIẾT 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
c.2. Tập đọc (BT 3)(15 phút)
* Giới thiệu bài:
- GV chiếu lên bảng hình minh họa bài: Vầng trăng khuyết
- Hỏi: trong bức tranh vẽ những gì?
=>Có một chiếc thuyền lần đầu ra biển. Nhìn thấy vầng trăng khuyết, thuyền rất lạ. Bác tàu thuỷ giải thích cho thuyền hiểu vì sao trăng khuyết.
* GV đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài kết hợp giải nghĩa từ (theo câu hỏi của HS)
+ huyền ảo: vừa như thật vừa như trong mơ, đẹp kỳ lạ và bí ẩn)
+ gặm: cắn dần, huỷ hoại từng ít một để ăn, thường là vật cứng, khó cắn đứt VD: gặm xương
* Luyện đọc từ ngữ:
-trăng khuyết, chiếc thuyền, luôn miệng reo, tuyệt quá, nhuộm hồng, huyền ảo, lưỡi liềm, gặm, trăng tròn
* Luyện đọc câu:
- Bài có mấy câu?
- GV chỉ từng câu cho HS đọc (đọc liền câu 2 và câu 3, đọc liền 2 câu cuối
- Gọi HS đọc nối tiếp từng câu (đọc liền 2 câu ngắn, liền 2 câu lời nhân vật)
- GV phát hiện và sửa lỗi cho HS
* Thi đọc đoạn, bài:
- GV : Bài được chia làm 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn
- Tổ chức cho HS thi đọc: (3 đội, mỗi đội 2 thành viên đọc từng đoạn)
- Nhận xét, tuyên dương đội đọc hay nhất.
- Gọi 3 HS thi đọc cả bài.
- Nhận xét, khen HS đọc hay nhất.
* Tìm hiểu bài đọc:
- GV gọi 1 HS đọc nội dung bài tập:Ghép đúng.
- GV chỉ từng vế câu cho HS đọc
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài vào VBT (nối đúng)
- Gọi vài HS chia sẻ kết quả
a) Chiếc thuyền - 2) lần đầu ra biển.
b) Mảnh trăng - 1) cong như lưỡi
- Nhận xét, khen HS
- Cho cả lớp đọc lại kết quả (không đọc chữ a, b, số TT)
c.3. Tập viết ( Bảng con – BT4 ): (15 phút)
- GV chỉ trên bảng lớp các vần, tiếng vừa học.
- GV vừa viết mẫu, vừa giới thiệu:
+ Vần uyên: viết lần lượt các con chữ u, y, ê, n (cả 3 chữ u, ê, n đều cao 2 li, chữ y cao 5 li)
+ Vần uyêt: viết lần lượt các con chữ u, y, ê, t (chú ý các nét nối)
+ Chữkhuyên:
+ Từ duyệt binh:
- Nhận xét và sửa lỗi cho HS.
3. Củng cố, dặn dò: (5phút)
- GV nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà đọc lại bài cho người thân nghe và xem trước bài sau
HS quan sát và trả lời
- Lắng nghe
- HS lắng nghe và đọc thầm theo
- 2 – 4 HS đọc, cả lớp đọc
- HS đếm và trả lời: Bài có 10 câu
- HS cả lớp đọc vỡ
- HS đọc nối tiếp câu
- HS luyện đọc theo nhóm và thi đọc
- 3 đội thi đọc đoạn
- 3 HS thi đọc cả bài, lớp bình chọn
- HS đọc nội dung bài tập
HS đọc
- Suy nghĩ thực hiện
- HS chia sẻ, lớp nhận xét
- Lắng nghe
- HS thực hiện theo hướng dẫn:
- HS đọc lại các vần, tiếng
- HS lắng nghe,viết hờ trên không
- HS viết uyên, uyêt ( 2 – 3 lần )
- HS viết khuyên, duyệt binh(1 – 2 lần)
- HS giơ bảng và nhận xét bạn viết.
- HS lắng nghe
TiÕt 3 rÌn TiÕng viÖt
CHỮA VỞ BÀI TẬP
 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
* Phát triển năng lực ngôn ngữ
-Qua tranh ảnh nhận biết nhanh các vần đã học trong tuần đánh vần, đọc đúng tiếng có vần đã học
- Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có vần oen, oet để nối đúng
* Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
-Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi
- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
-Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
-Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học lên màn hình.
-VBT TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1.Kiểm tra: (5 phút)
- Em hãy kể tên những vần em đã được học trong tuần.
-Nhận xét, bổ sung
-HS kể: oen, oet,uyên,uyêt
2.Bài mới: (30 phút)
2.1.Giới thiệu bài: 
- Gv sử dụng kết quả của phần KTBC để giới thiệu bài
2.2.Hướng dẫn ôn tập:
-HS lắng nghe
*BT1 (Mở rộng vốn từ) 
- GV: BT1 yêu cầu các em 
Gạch 1 gạch dưới tiếng có vần oen.
Gạch 2 gạch dưới tiếng có vần oet.
- GV chỉ từng hình và đọc câu
- GV chỉ từ ngữ và cho HS đọc từ
- GV hướng dẫn HS làm bài vào VBT.
- GV chỉ từng từ, cả lớp đọc.
- Tìm thêm các tiếng, từ có chứa vần oen, oet.
=>Củng cố kĩ năng đọc và nhận diện tiếng, từ có chứa vần oen, oet
- HS lắng nghe
- HS đọc.
- HS đọc cá nhân – lớp: 
1. cưa xoèn xoẹt
2. hố nông choèn
3. mặc lòe loẹt.
+ Những tiếng có vần oenxoèn, choèn: 
+ Những tiếng có vần oet: xoẹt, loẹt
- HS tìm thêm
* BT2: 
Bài tập 2 yêu cầu gì?
GV yêu câu HS đọc các từ 
-GV cho HS làm VBT
-GV nhận xét chốt ý đúng
-HS nêy yêu cầu
-1HS đọc , lớp đọc thầm
-HS làm bài
-Báo cáo kết quả:
- Màu sơn đỏ loét
- Thanh sắt hoen gỉ
- Bầu trời xám ngoét
- HS nhận xét
Hs chữa vào VBT
* BT3: 
Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập: Nói tiếp những từ ngữ tả chú hề
- Cho HS làm bài nhóm đôi vào VBT: Nối đúng
- GV chỉ từng từ ngữ đầu câu, HS cả lớp nói tiếp vế sau:
+ GV: Môi
+ HS: đỏ choen choét .
- Cho 1 HS nói từ đầu, cả lớp nói tiếp 
- Nhận xét, tuyên dương
-HS đọc, lớp đọc thầm
-HS đọc
-HS trả lời
-HS nêu, chữa vào vở
+Môi đỏ choen choét.
+Mũi quả cà chua.
+ Áo quần lòe loẹt.
+ Nụ cười thân thiện.
3. Củng cố, dặn dò (5 phút)
-Em hãy tìm tiếng,từ có vần oen, oet?
-Nhận xét giờ học, tuyên dương các HS tích cực
-Dặn dò HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
-HS nêu 
-HS lắng nghe.
Bæsung:........................................................................................................................
..................................................................................................................................
.................................................................................................................................. ..................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Thø ba ngµy 09 th¸ng 03 n¨m 2021
Buæi chiÒu
TiÕt 1: TẬP VIẾT 
(Sau bài 124, 125) 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Phát triển các năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ
- Viết đúng các vần oen, oet, uyên, uyêt, từ ngữ nhoẻn cười, khoét tổ, khuyên, duyệt binh - kiểu chữ thường, cỡ vừa và nhỏ. Chữ viết rõ ràng, đều nét.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất 
- Bài học rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày bài tập viết, có ý thức thẩm mĩ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Các chữ mẫu 
- HS: Vở Luyện viết tập một
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: (2 phút)
Hôm nay các em sẽ được luyện viết các vần: oen, oet, uyên, uyêtvà các tiếng – từ: nhoẻn cười, khoét tổ, khuyên, duyệt binh
2. Luyện tập(30 phút)
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ
a) Luyện đọc:
- GV đưa ra bảng phụ chứa nội dung viếtoen, oet, uyên, uyêt, nhoẻn cười, khoét tổ, khuyên, duyệt binh.
b) Viết bảng:
- GV vừa viết mẫu lần lượt từng chữ, tiếng cỡ vừa và hướng dẫn:
+ oen: Chú ý viết o liền mạch với e, n (từ điểm kết thúc o, điều chỉnh hướng bút xuống thấp để rê bút sang viết e, từe nối sang n thành vần oen)
+ nhoẻn cười:Viết nh, lia bút viết vần oen, thêm dấu hỏi trên e thành nhoẻn. 
+ oet: Viết o - e như trên, từe rê bút viết tiếp t thành vần oet.
+ khoét tổ: Viết kh, lia bút viết tiếp vần oen, thêm dấu sắc trên e thành chữkhoét. Viết chữ tổ cần chú ý lia bút từ tsang viết o, ghi dấu mũ thành ô, thêm dấu hỏi trên ô thành chữ tổ.
+ uyên: Viết liền nét các con chữ; kết thúc u rê bút viết tiếp y, từ y rê bút và chỉnh hướng viết e rồi n, ghi dấu mũ trên e thành ê, tạo thành vần uyên. 
+ khuyên: Viết xong kh, rê bút sang viết tiếp vần uyên như hướng dẫn.
+ uyêt: Viết liền nét các con chữ. Chú ý viết u – ysang e như trên, từ điểm kếtthúc e, rê bút viết tthêm dấu mũ trên e thành ê, tạo thành vần uyêt.
+ duyệt binh: Viết xong d, rê bút viết tiếp vần uyêt, thêm dấu nặng dưới ê thành chữ duyệt. Viết chữ binh cần chuyển hướng đầu bút từ nét cuối chữ b, rê bút viếttiếp vần inh thành chữ binh. HS viết vào vở Luyện viết, có thể chia mỗi chặng viết 2 vần - 2 từ ngữ.
- GV cho HS làm việc cá nhân tô, viết vào vở.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ
- Thực hiện tương tự. Chú ý độ cao các con chữ: d cao 2li; t cao 1,5li; h, k, y, b cao 2,5li. Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng chiều ngang 1 chữ o
- Yêu cầu HS hoàn thành phần Luyện tập thêm
3. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở HS chưa hoàn thành tiếp tục viết ở nhà.
- Lắng nghe
- HS đọc nội dung ( CN, T, L )
- HS lắng nghe, quan sát,viết bảng con theo hướng dẫn của GV
HS làm vào vở Luyện viết
- HS thực hiện theo sự tổ chức của GV
- Lắng nghe
TiÕt 2 +3: tiÕng viÖt
BÀI 126:	UYN, UYT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1.Phát triển năng lực ngônngữ
- HS nhận biết các vần uyn, uyt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uyn, uyt.
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uyn, vần uyt.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Đôi bạn.
- Viết đúng các vần uyn, uyt, các tiếng (màn) tuyn, (xe) buýt cỡ vừa (trênbảng con),
2.Phát triển các năng lực chung và phẩmchất
- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
 - Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng các chữ.
II.ĐỒ DÙNG DẠYHỌC:
Máy chiếu.
Tranh, ảnh, mẫuvật.
-VBT Tiếng Việt 1, tậphai.
-Bảngcài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Gọi HS đọc bài: Vầng trăng khuyết (bài 125)
- GV nhận xét HS đọc bài, khen HS.
- Theo lời của bác tàu, vì sao trăng khuyết?
- Gọi HS nhận xét bạn trả lời.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
a. Giới thiệu bài:
- Hôm nay các em sẽ được học 2 vần mới có âm cuối n/t. Đó là vần uyn, vần uyt.
- GV chỉ tên bài trên bảng lớp, nói: Vần uyn, uyt.
b. Chia sẻ và khám phá (BT1: Làm quen)
b.1. Giới thiệu vần oăn
- GV chỉ từng chữ u, y, n và phát âm mẫu: u – y – nờ - uyn
- Em hãy phân tích vần oăn.
- Đọc mẫu, đánh vần cho HS : 
u – y – nờ - uyn/ uyn
- GV chỉ hình ảnh màn tuyn, hỏi: Hình vẽ gì?
- Trong từ màn tuyn, tiếng nào có vần uyn?
- Em hãy phân tích tiếng tuyn?
- Đọc mẫu và gọi HS đọc lại: 
tờ - uyn – tuyn/ màn tuyn
- Đánh vần và đọc trơn lại (GV chỉ vào mô hình cho HS đọc lại)
uyn
màn tuyn
b.2. Giới thiệu vần uyt:
- GV chỉ từng chữ u, y, t và phát âm mẫu: 
u – y – tờ - uyt
- Em hãy phân tích vần uyt
- Đọc mẫu, đánh vần cho HS : 
u – y – tờ - uyt/ uyt
- GV hỏi: Vần uyn, uyt có gì giống và khác nhau?
- GV chỉ hình ảnh xe buýt, hỏi: Hình vẽ gì?
- Trong từ xe buýt, tiếng nào có vần uyt?
- Em hãy phân tích tiếng buýt?
- Đọc mẫu và gọi HS đọc lại: 
bờ - uyt – buyt – sắc – buýt/ xe buýt
- Đánh vần và đọc trơn lại (GV chỉ vào mô hình cho HS đọc lại)
uyt
xe buýt
b.3. Củng cố: 
+ Các em vừa học 2 vần mới, đó là vần gì?
+ Các em vừa được học các tiếng mới, đó là tiếng gì ?
- GV chỉ từng vần, từ và gọi HS đọc lại:
uyn – màn tuyn
uyt – xe buýt
c. Luyện tập:
c.1. Mở rộng vốn từ (BT2: Tiếng nào có vần uyn? Tiếng nào có vần uyt?)
- GV gọi HS nêu của bài: Tiếng nào có vần uyn, tiếng nào có vần uyt
- GV chỉ từng từ cho HS đánh vần: tuýt còi, huýt sáo, dầu luyn, xoắn xuýt
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi dùng bút chì gạch 1 gạch dưới tiếng có vần uyn, gạch hai gạch dưới tiếng có vần uyt. 
- Gọi HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét 
- GV chỉ từng từ, yêu cầu HS nói lại theo mẫu: Tiếng luyn có vần uyn
- 1 – 2 HS đọc bài
- HS trả lời: Vì trăng đi xa rồi nên chỉ thấy được một phần.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại: Vần uyn, uyt
- HS nối tiếp u – y – nờ - uyn.
- Vần uyn gồm âm u đứng trước, âm y đứng giữa, âm n đứng cuối.
- Lắng nghe, đánh vần nối tiếp
- HS trả lời: màn tuyn
- Trong từ màn tuyn, tiếng tuyn có vần uyn
- Tiếng tuyncó âm t đứng trước, vần uyn đứng sau.
- HS lắng nghe, đọc lại
tờ - uyn – tuyn/ màn tuyn
- HS đọc nhiều lần:
u – y – nờ - uyn
tờ - uyn – tuyn/ màn tuyn
- HS nối tiếp u – y – tờ - uyt
- Vần uyt gồm âm u đứng trước, âm y đứng giữa, âm t đứng cuối.
- Lắng nghe, đánh vần nối tiếp
- HS so sánh:
+ Giống nhau: Đều cóâm uvà âm y
+ Khác nhau:2 vần khác nhau ở âmn và t. 
- HS trả lời: xe buýt
- Trong từ xe buýt, tiếng buýt có vần uyt
- Tiếng buýt có âm b đứng trước, vần uyt đứng sau, dấu sắc ở trêny
- HS lắng nghe, đọc lại
bờ-uyt-buyt-sắc-buýt/ xe buýt
- HS đọc nhiều lần:
u – y – tờ - uyt
bờ-uyt-buyt-sắc-buýt/ xe buýt
- Vần uyn, uyt
- Tiếng (tóc) xoăn, (chỗ) ngoặt
- HS đọc
- HS nêu yêu cầu
- HS đánh vần, đọc trơn từng từ
- HS nhắc lại yêu cầu
- HS làm việc nhóm.
- Các nhóm báo cáo: 
+ Các tiếngluyn có vầnuyn.
+ Tiếngtuýt, huýt, xuýtcó vầnuyt.
TIẾT 2
c.2. Tập đọc (BT 3): (15 phút)
* Giới thiệu bài:
- GV chiếu lên bảng hình minh họa bài: Đôi bạn
- Hỏi: Tranh có những nhân vật nào?
=>Bức tranh có 3 nhóm nhân vật: Mèo Kít đang nằm trên bờ, chó Tuyn đuổi bám vịt trên mặt ao. Để biết chuyện gì đã xảy ra, chúng ta cùng tìm hiểu bài đọc hôm nay:Đôi bạn
* GV đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_canh_dieu_tuan_24_vu_thi_anh_dao.doc