Giáo án điện tử Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 15 - Vũ Thị Anh Đào

doc 35 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 25/06/2022 Lượt xem 269Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 15 - Vũ Thị Anh Đào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án điện tử Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 15 - Vũ Thị Anh Đào
TuÇn 15:
Thø hai ngµy 14 th¸ng 12 n¨m 2020
Buæi s¸ng
TiÕt 1: Chµo cê 
TiÕt 2: to¸n (TiÕt 43) 
BÀI 32: LUYỆN TẬP (Tiết 2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
* Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 10.
- Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ và vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
* Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Phát triển năng lực toán học.
- Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các thẻ số như bài tập 3
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 10
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC  CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- GV cho HS khởi động bằng trò chơi “Truyền điện” để ôn tập lại các phép tính nhẩm cộng trừ trong phạm vi 10 đã học.
- GV nhận xét các bạn tham gia chơi
B. Hoạt động thực hành, luyện tập: (20 phút)
Bài 3: Nêu các phép tính thích hợp (theo mẫu)
- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV cho HS quan sát tranh ngôi nhà
+ Trên mái nhà có những con số nào?
+ Nêu các phép tính mẫu
- GV: Từ 3 số đã biết, ta viết được bao nhiêu phép tính cộng trừ tương ứng?
- Yêu cầu HS liên hệ nhận biết về quan hệ cộng trừ
- GV chốt: Phép trừ là ngược lại của phép cộng
- GV cho HS quan sát ngôi nhà thứ 2, thứ 3 yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ đưa ra các phép tính thích hợp.
- Cho HS chia sẻ trước lớp.
- GV cho HS đọc lại các phép tính vừa tìm được
Bài 4: Số (tr71)
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV cho HS quan sát tranh vẽ.
+ Bức tranh a vẽ gì? 
+ Nêu các phép tính ở câu a
+ Bức tranh b vẽ gì? 
+ Nêu các phép tính ở câu b
- Yêu cầu HS nêu phép tính thích hợp với mỗi bức tranh và kết quả tương ứng với mỗi phép tính
- GV nhận xét.
C. Hoạt động vận dụng:(7 phút)
- GV cho HS nêu một vài ví dụ về phép trừ và phép cộng trong phạm vi 10 trong thực tế.
- GV nhận xét
D. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
- Bài hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Yêu cầu HS về nhà tìm một vài ví dụ về phép trừ để hôm sau chia sẻ với bạn.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- HS chơi Truyền điện
 - HS nhận xét
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS quan sát tranh.
+ Có các con số: 7, 5, 2
+ Đọc các phép tính mẫu
5 + 2 = 7
2 + 5 = 7
7 – 5 = 2
7 – 2 = 5
- Từ 3 số đã biết, ta viết được 4 phép tính cộng trừ tương ứng
- HS suy nghĩ trả lời
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm đôi, chọn phép tính thích hợp.
- Vài nhóm HS chia sẻ trước lớp, nhóm khác nhận xét
- Đọc lại các phép tính (ĐT)
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
+ Bức tranh vẽ 3 bạn ở trên bờ và 3 bạn ở dưới hồ bơi
+ HS nêu
+ Bức tranh vẽ 1 bạn đang chơi nhảy lò cò và 8 bạn đang xem/đang đợi đến lượt
+ HS nêu
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS nêu một vài ví dụ về phép cộng trừ trong phạm vi 10
- HS nêu
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
TiÕt: 3+4 tiÕng viÖt 
BÀI 76: ƯƠN, ƯƠT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1.Phát triển năng lực ngônngữ
- Nhận biết vần ươn, ươt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ương,ươt.
- Nhìn chữ, tìm đúng các tiếng có vần ươn, ươt.
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Lướt ván.
- Viết đúng: ươn, ươt, lươn, lướt (trên bảng con).
2.Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
- Từ thiện cảm với 3 con vật, bước đầu hình thành tình cảm thân thiện với thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠYHỌC:
GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học lên màn hình.
Tranh, ảnh, mẫu vật.
HS: VBT Tiếng Việt 1, tậpmột.
Bảng cài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: (3 – 5 phút)
- Kiểm tra HS đọc bài Chuột út (bài 75, trang 135).
- Nhận xét, tuyên dương
2. Dạy bài mới (25 – 30 phút)
a. Giới thiệubài: (1phút)
- Hôm nay, các em sẽ học 2 vần mới: ươn, ươt.
b. Chia sẻ và khám phá (BT1: Làm quen) (8 - 10 phút)
b.1. Dạy vần ươn
- Cho HS đọc: ươ – nờ - ươn / Phân tích vần ươn / Đánh vần đọc trơn:
ươ - nờ - ươn / ươn
- Đây là con gì?
*con lươn sống dưới nước, mình nhỏ tròn dài giống con rắn.
- Chỉ, cho HS nói: lươn. / Phân tích tiếng lươn. / Đánh vần đọc trơn: l - ươn - lươn / lươn
b.2. Dạy vần ươt(như vần ươn).
- Thay âm cuối n bằng âm cuối t thì sẽ được vần gì?
- Tranh vẽ gì?
- Tiếng nào chứa vần ươt?
*Lướt ván là một môn thể thao dưới nước.
- So sánh 2 vần có gì giống và khác nhau?
b.3. Củngcố
GV: Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? 
GV: Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? 
c. Luyệntập
c.1. Mở rộng vốn từ (BT2)(7- 8 phút)
-GV chiếu nội dung BT2 lên màn hình; nêu YC: giúp thỏ đem cà rốt về hai nhà kho cho đúng.
-GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, mời 1HS đọc. Sau đó,GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, cả lớp đọc nhỏ: vượn, trượt, vượt, .
- GV yêu cầu HS mở VBT 
- HS làm bài cá nhân trênVBT.
- GV chiếu bài của 1 HS (làm bài đúng) lên bảng lớp. HS nói kết quả: Các tiếngvượn, vườn có vần ươn. Các tiếng trượt, vượt, mượt có vần ươt. Cả lớp nhậnxét.
- Tìm thêm các tiếng/ từ có chứa vần ươn, ươt?
- HS đọc nối tiếp. 
- HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại.
- HS đánh vần, phân tích, gài vần ươn
- con lươn
- HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại.
- Vần ươt
- Đánh vần đọc trơn:ươ - tờ - ươt /
- HS gài vần ươt
- Người đang lướt ván
- Tiếng lướt chứa vần ươt
- lờ - ươt - lướt - sắc – lướt / lướt.
HS đọc lại toàn bài
Giống: đều có nguyên âm đôi ươ là âm chính, dấu thanh vào âm ơ, 2 vần này đi với 2 thanh sắc và nặng.
Khác: khác nhau ở âm cuối n/t
- Vần ươn, vần ươt. Đánh vần: ươ - nờ - ươn / ươn; ươ - tờ - ươt /ươt.
- Tiếng lươn, tiếng lướt. Đánh vần: l - ươn - lươn / lươn; lờ - ươt - lướt - sắc – lướt / lướt.
-HS nhắc lại yêu cầu
- HS tìm
- HS (cá nhân, tổ, lớp đánh vần, đọc trơn)
- HS làm VBT
HS tìm thêm
TIẾT 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
c.2Tập đọc (BT3)
*Giới thiệubài
- GV (chiếu bài Tập đọc lên màn hình, chỉ tên bài): Ai đọc được tên bài tập đọc chúng ta học hôm nay? 
- GV: Trong tên bài, tiếng nào có vần ươt? 
- GV: Em quan sát được những gì trong tranh minh họa? GV vừa chỉ hình minh hoạ vừa gợi ý.
 *GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, tìnhcảm.
 *Luyện đọc từ ngữ: GV chỉ từng từ ngữ được tô màu đỏ đậm trong bài đọc trên màn hình cho HS đọc; từ nào không đọc được, HS có thể đánh vần.Các từ ngữ cần đọc:lướt ván, trượt ván, ầm ĩ, cá chuồn, hăm hở, vượn, sợ ướt, cổ vũ, thú vị.
- GV giải nghĩa hăm hở: hăng hái, nhiệt tình. (GV cũng có thể chọn những từ ngữ khác tùy đặc điểm cụ thể củalớp).
* Luyện đọc câu:
- GV cùng HS đếm số câu trong bài, đánh số thứ tự các câu: Bài có 9 câu.
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ: HS1 đọc câu 1, sau đó cả lớp đọc lại; HS2 đọc câu 2, cả lớp đọc lại... Làm tương tự với 7 câu cònlại.
- GV chỉ từng câu cho HS (cá nhân, nhóm) đọc tiếpnối.
 *Thi đọc 3 đoạn (mỗi đoạn 3/4/2 câu) theo nhóm,tổ.
 * Thi đọc cả bài (nhóm, tổ); Cả lớp đọc đồngthanh.
 * Tìm hiểu bàiđọc
- GV giúp HS hiểu YC và cách làm bài tập: Ghép vế câu ở bên trái với vế câu phù hợp ở bên phải để tạo thànhcâu.
- GV giúp HS ghi lại đáp án trên bảng lớp hoặc chiếu lên màn hình. (GV cũng có thể viết 4 vế câu lên 4 thẻ từ cho HS ghép các vế câu).
- Cho cả lớp đọc đồng thanh kết quả.
- GV:Bài đọc cho em biết điều gì?
- GV kết luận: Bài đọc kể về cá chuồn, cún, lướt ván trên mặt biển. Vượn ôm ván chơi gần bờ. Thỏ sợ nước, ở trên bờ cổ vũ thật thú vị.
c.3.Tập viết (bảng con - BT4)
a) GV vừa viết mẫu vừa giớithiệu
- Vần ươn: chữ ươ viết trước, chữ n viết sau. Chú ý: cách nối nét giữa chữ ư, chữ ơ và chữ n. Tiếng lươn: viết chữ l trước, vần ươn sau; chú ý: chữ l cao 5 li; nối nét giữa các chữ.
- Vần ươt: chữ ươ viết trước, chữ t viết sau; chú ý t cao 3 li, cách nối nét giữa chữ ươ và chữ t. Tiếng lướt: viết chữ l trước, vần ươt sau, dấu sắc đặt trên ơ; chú ý nối nét giữa các chữ.
b) YC HS viết. 
- GV mời 3 HS lên trước lớp, giơ bảng cho GV và các bạn nhậnxét.
- Khen HS viết tốt, lưu ý những lỗi chưa được.
3. Củng cố, dặn dò: (3 – 5 phút) 
- GV mời cả lớp đọc lại nội dung 2 trang sách vừa học, từ tên bài đến hết bài Tập đọc (không đọc BT nối ghép). 
- Dặn HS về đọc lại truyện Lướt ván cho người thân nghe.
- Lướt ván.
- Tiếng lướt có vầnươt.
HS lắng nghe
HS đọc từ khó
Lắng nghe.
HS đếm số câu
Đọc nối tiếp từng câu
Luyện đọc câu (CN – ĐT).
- Thi đọc đoạn.
- Thi đọc bài.
- HS đọc thầm từng vế câu, làm bài trongVBT.
- HSđọckếtquả: a) Cún – lướt như múa lượn (3); b) Vượn – chưa dám ra xa(2); c) Thỏ - sợ ướt, ở trên bờ (1).
- HS phát biểu.
-HS đọc
Quan sát
HS viết hờ trên không rồi viết bảng
Giơ bảng, nhận xét, sửa lỗi cho bạn
-HS đọc lại toàn bài
HS lắng nghe
Buæi chiÒu
TiÕt 1+2: tiÕng viÖt
BÀI 77:	ANG, AC
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Nhận biết vần ang, ac; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ang,ac.
- Nhìn chữ, tìm đúng các tiếng có vần ang, vầnac.
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Nàng tiên cá.
- Viết đúng: ang, ac, thang, vạc (trên bảng con).
2.Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và tronglớp.
- Từ thiện cảm với nhân vật nàng tiên cá, bước đầu hình thành tình cảm thân thiệnvới thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠYHỌC:
-GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học lên màn hình.
Tranh, ảnh, mẫu vật.
-HS:VBT Tiếng Việt 1, tậpmột.
-Bảng cài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Kiểm tra HS đọc bài Lướt ván (bài 76, trang 137).
- Nhận xét, tuyên dương
- HS đọc nối tiếp.
2. Dạy bài mới (25 – 30 phút)
a. Giới thiệubài:
- Hôm nay, các em sẽ học 2 vần mới: ang, ac.
b. Chia sẻ và khám phá (BT1: Làmquen)
b.1. Dạy vần ang
- Ai đọc được vần này?
- Phân tích, đánh vần, đọc trơn vần ang?
- Đây là cái gì?
* Cái thang để trèo lên cao lấy đồvậthoặc làm gì đó ở trên cao mà ta không với được.
- HS đọc: a - ng - ang / Phân tích vần ang / Đánh vần đọc trơn: a - ng - ang / ang
- Gài bảng vần ang
- Cái thang
- HS phân tích tiếng thang. / Đánh vần đọc trơn: th - ang - thang / thang.
- HS gài bảng: thang rồi đọc nối tiếp.
b.2. Dạy vần ac
- Ai đọc được vần này?
- Phân tích, đánh vần, đọc trơn vần ang?
- Đây là con gì?
- So sánh 2 vần vừa học?
b.3. Củngcố
GV: Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? 
GV: Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? 
- HS đọc: ac
- Hs phân tích, đánh vần, đọc trơn vần ac
- Cài bảng vần ac
- Đây là con vạc
- Hs đánh vần, đọc trơn, phân tích tiếng vạc
- HS so sánh
- Vần ang, vần ac. Đánh vần: a - ngờ - ang / ang; a - cờ - ac /ac.
- Tiếng thang, tiếng vạc. Đánh vần: thờ - ang - thang / thang; vờ - ac – vac – nặng – vạc /vạc.
c. Luyệntập
c.1. Mở rộng vốn từ (BT2: Tiếng nào có vần ang, tiếng nào có vần ac )
GV chiếu nội dung BT2 lên màn hình;
Nêu YC:Tìm tiếng có vần ang, tiếng có vần ac trong các từ ngữ đã cho.
- GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, mời 1 HS đọc. Sau đó, GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, cả lớp đọc nhỏ: bác sĩ, cá vàng, con hạc, dưa gang, bản nhạc, chở hàng.
- GV yêu cầu HS mở VBT, nêu YC: gạch 1 gạch dưới tiếng có vần ang, gạch hai gạch dưới tiếng có vần ac. / Mời 1 HS nhắc lại: gạch 1 gạch..., gạch 2gạch...
- HS làm bài cá nhân trênVBT.
- GV chiếu bài của 1 HS (làm bài đúng) lên bảng lớp. HS nói kết quả: Các tiếng vàng, gang, hàng có vần ang. Các tiếng bác, hạc, nhạc có vần ac. Cả lớp nhậnxét.
- Tìm thêm tiếng, từ có vần ang, ac?
- HS tìm
- HS (cá nhân, tổ, lớp đánh vần, đọc trơn).
-HS làm VBT
HS tìm thêm
TIẾT 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
c.3 Tập đọc (BT3)
*Giới thiệubài
- GV (chiếu bài Tập đọc lên màn hình, chỉ tên bài): Ai đọc được tên bài tập đọc chúng ta học hôm nay? 
- GV: Trong tên bài, tiếng nào có vần ang? 
- GV: Em quan sát được những gì về nàng tiên cá trong tranh minh họa? GV vừa chỉ hình minh hoạ vừa gợi ý: Hình dáng nàng tiên cá như thế nào? 
- GV: Các em có muốn biết thêm về nàng tiên cá không? Chúng ta cùng đọc truyện Nàng tiên cáđể hiểu thêm về nàng tiên này.
* GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Nàng tiêncá.
- Tiếng nàng có vầnang.
- Nửa thân trên của nàng giống 1 cô bé, nửa thândưới là cá.
Lắng nghe.
* Luyện đọc từ ngữ:
GV chỉ từng từ ngữ được tô màu đỏ đậm trong bài đọc trên màn hình cho HS đọc 
Từ nào không đọc được, HS có thể đánh vần. 
- Các từ ngữ cần đọc: nàng tiên cá, nửa thân trên, lướt trên biển, nhẹ nhàng, các, đất liền, ngân nga. 
- GV giải nghĩa ngân nga: âm thanh kéo dài, vang xa. (GV cũng có thể chọn những từ ngữ khác tùy đặc điểm cụ thể củalớp).
*Luyện đọc câu:
- GV cùng HS đếm số câu trong bài, đánh số thứ tự các câu: Bài có 8 câu.
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ: HS1 đọc câu 1, sau đó cả lớp đọc lại; HS2 đọc câu 2, cả lớp đọc lại... Làm tương tự với 6 câu cònlại.
- GV chỉ từng câu cho HS (cá nhân, nhóm) đọc tiếpnối.
* Thi đọc 2 đoạn (mỗi đoạn 4 câu) theo nhóm,tổ.
*Thi đọc cả bài (nhóm, tổ); Cả lớp đọc đồng thanh.
 HS đọc - cả lớp đọc
-Luyện đọc câu
- Thi đọc đoạn.
- Thi đọc bài.
* Tìm hiểu bàiđọc
- GV giúp HS hiểu YC và cách làm bài tập: Ghép vế câu ở bên trái với vế câu phù hợp ở bên phải để tạo thànhcâu.
- GV giúp HS ghi lại đáp án trên bảng lớp hoặc chiếu lên màn hình. (GV cũng có thể viết 4 vế câu lên 4 thẻ từ cho HS ghép các vế câu).
- Cho cả lớp đọc đồng thanh kế ?
- GV kết luận: Bài đọc kể về nàng tiên cá sống ở biển, thích ca hát. Dân đi biển rất yêu tiếng hát của nàng.
- HS đọc thầm từng vế câu, làm bài trongVBT.
- HS đọc kết quả:
 a) Nàng tiên cá - ngân nga hát (2); 
 b) Dân đi biển - nghe hát, quên cả mệt, cả buồn(1)
- HS phát biểu.
c.3. Tập viết (bảng con - BT4)
GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
- Vần ang: chữ a viết trước, chữ ng viết sau. Chú ý: chữ g cao 5 li; cách nối nét giữa chữ a, chữ n và chữ g. Tiếng thang: viết chữ th trước, vần ang sau; chú ý: chữ tcao 3 li; nối nét giữa các chữ.
- Vần ac: chữ a viết trước, chữ c viết sau; chú ý cách nối nét giữa chữ a và chữ c. Tiếng vạc: viết chữ v trước, vần ac sau, dấu nặng đặt dưới a; chú ý nối nét giữa các chữ.
b) YC HS viết. 
- GV mời 3 HS lên trước lớp, giơ bảng cho GV và các bạn nhậnxét.
Củng cố, dặn dò: (3 – 5 phút) 
- GV mời cả lớp đọc lại nội dung 2 trang sách vừa học, từ tên bài đến hết bài Tập đọc (không đọc BT nối ghép). 
- Dặn HS về đọc lại truyện Nàng tiên cá cho người thânnghe.
HS đọc, quan sát
HS viết
Giơ bảng, nhận xét bạn viết
HS đọc lại toàn bài
Tiết 3	 RÈN TIẾNG VIỆT
CHỮA VỞ BÀI TẬP
 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
* Phát triển năng lực ngôn ngữ
-Qua tranh ảnh nhận biết nhanh các vần đã học trong tuần đánh vần, đọc đúng tiếng từ có vần đã học
- Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có các vần ươn, ươt
- Viết đúng các vần ươn, ươt.
* Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
-Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi
-Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
-Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
-Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Vở bài tập TV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1.Kiểm tra: (5 phút)
- Em hãy kể tên những vần em đã được học trong tuần.
-Nhận xét, bổ sung
-HS kể: ươn, ươt 
2.Bài mới: (30 phút)
2.1.Giới thiệu bài: 
- Gv sử dụng kết quả của phần KTBC để giới thiệu bài
2.2.Hướng dẫn ôn tập:
-HS lắng nghe
-GV chiếu nội dung BT2 lên màn hình; nêu YC: giúp thỏ đem cà rốt về hai nhà kho cho đúng.
-GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, mời 1HS đọc. Sau đó,GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, cả lớp đọc nhỏ: vượn, trượt, vượt, .
- GV yêu cầu HS mở VBT 
- HS làm bài cá nhân trênVBT.
- GV chiếu bài của 1 HS (làm bài đúng) lên bảng lớp. HS nói kết quả: Các tiếngvượn, vườn có vần ươn. Các tiếng trượt, vượt, mượt có vần ươt. Cả lớp nhậnxét.
- Tìm thêm các tiếng/ từ có chứa vần ươn, ươt?
*Tập đọc
-GV đọc mẫu bài Lướt ván
-Luyện từ khó: lướt ván, trượt ván, ầm ĩ, cá chuồn, hăm hở, vượn, sợ ướt, cổ vũ, thú vị.
-Đọc nối tiếp câu
-Đọc nối tiếp đoạn
-Thi đọc
*Bài tập 2(VBT TV)
- Nêu Y/C
-GV nhận xét
- Quan sát, đọc thầm yêu cầu
- HS đọc các tiếng , từ dưới tranh
- HS thảo luận nhóm đôi: tìm tiếng có vần ươn, ươt.
- Nhiều nhóm báo cáo kết quả: 
+ Tiếng vượn, vườn có vần ươn, tiếng trượt, vượt, mượt có vần ươt,.
- HS nhận xét, đọc lại các từ
- HS tìm thêm từ và đọc lại
-HS nghe
-HS đọc 
-HS nêu
-HS làm bài
-HS báo cáo
Cún lướt như múa lượn
Vượn sợ ướt ở trên cao
Thỏ chưa dám ra xa
3. Củng cố, dặn dò(5 phút)
-Nhận xét giờ học, tuyên dương các HS tích cực
-Dặn dò HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
-HS lắng nghe.
Bæsung:.......................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Thø ba ngµy 15 th¸ng 12 n¨m 2020
Buæi chiÒu
TiÕt 1: TẬP VIẾT
SAU BÀI 76-77
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ
- Tô đúng, viết đúng các vần: ươn, ươt, ang, ac các từ: con lươn, lướt ván, thang, vạc- chữ viết thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đặt đúng vị trí, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu trong vở Luyện viết 1, tập một.
 2.Góp phần phát triển các năng lực chúng và phẩm chất.
- Rèn HS tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mĩ khi viết chữ
B. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
 - GV: Máy chiếu , mẫu chữ.
 - HS: SGK, vở luyện viết 1, tập một.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Tổ chức: (2 phút)
II. Kiểm tra: (3 -5 phút)
- Kết hợp trong giờ.
III. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu: (1 phút)
- GV nêu mục tiêu tiết học 
2. Luyện tập(25 – 30 phút)
a,GV giới thiệu : ươn, ươt, con lươn, lướt ván, ang, ac, thang, vạc
b,Tập tô, tập viết: ươn, ươt, con lươn, lướt ván.
-GV vừa viết mẫu lại từng tiếng vừa hướng dẫn cách viết:
+ Vần ươn: viết ươ trước, viết n sau.
+ Từ con lươn: Viết âm c trước vần on sau/ Viết âm l trước, vần ươn sau.
+Vần ươt: viết ươ trước, viết t sau.
+ Từ lướt ván: Viết âm l trước, viết vần ươt sau, dấu sắc đặt trên chữ ơ/ Viết âm v trước, vần an sau, dấu sắc đặt trên chữ a.
-GV y,c HS thực hành viết.
-GV hướng dẫn, giúp đỡ HS kết hợp nhận xét đánh giá.
c, Tập viết: ang, ac, thang, vạc
-GV y/c HS đọc các chữ cần viết.
-GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn:
+Vần ang: viết a trước viết ng sau. 
+Từ thang: viết âm th trước viết vần ang sau.
+Vần ac: viết a trước, viết c sau.
+Từ vạc: viết âm v trước, viết vần ac sau, dấu nặng đặt dưới chữ a.
-GV y/c HS viết bài.
-GV quan sát, giúp đỡ HS, đánh giá, tuyên dương các em viết đẹp.
IV. Củng cố- Dặn dò: (2- 3 phút)
- Gv tổng kết bài . 
- Nhận xét tiết học.
Hát
-HS nhìn bảng,đọc
 -HS đọc: ươn, ươt, con lươn, lướt ván.
-HS nói độ cao, cách viết các con chữ.
-HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện viết ( 2 lần)
-1 Hs đọc bài.
-HS nói độ cao, cách viết các con chữ.
-HS quan sát lắng nghe.
- HS thực hiện viết ( 2 lần)
- Nghe thực hiện 
TiÕt 2+3: tiÕng viÖt
Bài 78: ĂNG, ĂC
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ
- Nhận biết các vần ăng, ăc; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có các vần: ăng, ăc
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ăng, vần ăc.
- Đọc đúng bài Tập đọc: Cá măng lạc mẹ ( 1 )
- Viết đúng các vần: ăng, ăc, tiếng măng, tắc kè.
 2.Góp phần phát triển các năng lực chúng và phẩm chất.
* GDHS: tình yêu thiên nhiên, khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế
B. ĐỒ DÙNG:
 - GV: Máy chiếu hoặc tranh ảnh. Bảng cài, bộ thẻ chữ.
 - HS: SGK, bảng con, vở luyện viết 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Tổ chức: (2 phút)
II. Kiểm tra: (3-5 phút)
- GV y/c HS đọc bài Nàng tiên cá. 
-GV nhận xét đánh giá. 
III. Dạy bài mới:(20- 25 phút)
TIẾT 1
1. Giới thiệu bài: 
- Hôm nay các em cùng học vần mới: ăng, ac.
2. Chia sẻ và khám phá: ( BT1)
a, Dạy vần ăng
-Chia sẻ: GV chỉ từng chữ ă, ng
-Khám phá: GV đưa ra hình ảnh búp măng và hỏi:
 +Đây cái gì?
-Phân tích: Tiếng măng có âm m đầu, vần ăng sau.
-GV giới thiệu mô hình vần ăng
-GV giới thiệu mô hình tiếng măng.
b, Dạy vần ăc:
-Chia sẻ: GV chỉ từng chữ ă-c
-Khám phá: GV đưa ra hình ảnh con tắc kè
 +Đây là con gì?
-Phân tích: Tiếng tắc có âm đầu t vần ăc, dấu sắc đặt trên chữ ă.
-GV giới thiệu mô hình vần ăc.
-GV giới thiệu mô hình tiếng tắc
*Củng cố: các em vừa học vần mới và tiếng mới là gì?
-GV chỉ mô hình từng vần, tiếng.
3- Luyện tập:
a, Mở rộng vốn từ: ( BT2)
-GV nêu yêu cầu của bài tập: Tiếng nào có vần ăng? Tiếng nào có vần ăc? 
-GV y/c HS đọc từ ngữ và quan sát tranh minh họa.
-GV y/c HS nối trong VBT
-GV y/c HS báo cáo 
-GV nhận xét, chốt đáp án.
-Gv chỉ từng từ.
-Ngoài những tiếng có vần ăng, ăc có trong SGK, các em hãy tìm những từ có vần ăng, ăc ngoài sách.
-GV tuyên dương.
b, Tập viết: ( Bảng con-BT4 )
-GV hướng dẫn HS cách lấy bảng con và dùng bảng.
*GV viết bảng: ăng, ăc, măng, tắc kè.
-GV viết mẫu từng chữ và tiếng trên bảng vừa hướng dẫn quy trình.
+ Vần ăng: viết ă trước, viết ng sau.
+Vần ăc: viết ă trước, viết c sau.
+Măng: Viết âm m trước, vần ăng sau.
+Tắc kè: Viết âm t trước, viết vần ăc sau, dấu sắc đặt trên chữ ă/ Viết âm k trước, viết âm e sau, dấu huyền trên chữ ă.
-GV y/c HS thực hiện bảng con.
-GV nhận xét, tuyên dương.
TIẾT 2
c, Tập đọc: ( BT3(20-25 phút))
*Giới thiệu bài:
-GV chỉ hình ảnh minh họa bài đọc :Câu chuyện kể về cá măng bị lạc mẹ giữa biển lớn và điều nguy hiểm sắp xảy ra: một con cá mập hung dữ xuất hiện.
*GV đọc mẫu.
*Luyện đọc từ ngữ: cá măng, lạc mẹ, biển lơn, kiếm ăn, gió lớn, lo lắng, đằng xa, cá mập, răng sắc nhọn, lởm chởm.
+Lởm chởm: răng sắc nhọn, cứng, đâm ra không đều nhau.
*Luyện đọc câu:
-GV : Bài đọc có mấy câu?
-Gv chỉ từng câu ( hoặc 2 câu ngắn ) :
-GV y/c HS đọc tiếp nối.
*Thi đọc đoạn ( 2 đoạn)/ bài.
-Gv y/c các nhóm luyện đọc.
-Gv nhận xét tuyên dương.
*Tìm hiểu bài đọc: 
- GV nêu y/c, chỉ từng ý a, b, c.
-Gv nhận xét, chốt đáp án.
-GV y/c cả lớp đọc lại bài học.
IV. Củng cố- Dặn dò: (3-5 phút)
- Gv tổng kết bài . 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau
Hát
-2/3 HS đọc
- Nhận xét
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc: ă-ngờ-ăng/ăng.
-Cả lớp đọc: ăng
-HS quan sát
+ Búp măng.
-HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: ă-ngờ-ăng/ăng.
-HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp:mờ-ăng-măng/ măng.
-1 HS đọc: ă-cờ-ăc/ăc
-Cả lớp:ăc
-HS quan sát
+ Con tắc kè.
-HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: ă-cờ-ăc/ăc.
-HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: tờ-ăc-tăc-sắc-tắc/ tắc kè.
-HS: vần ăng, ăc và tiếng măng, tắc.
-Cả lớp đánh vần, đọc trơn.
-HS đọc từng từ ngữ, quan sát tranh.
-HS thực hiện làm bài tập trong VBT
- HS báo cáo.
- HS đọc đồng thanh: Tiếng răng có vần ăng, tiếng xắc có vần ăc..
-HS thi nhau tìm.
-HS lấy bảng con.
-Đọc đồng thanh.
-HS lắng nghe, quan sát
-HS thực hiện viết bảng con 2-3 lần.
-HS giơ bảng.
-HS quan sát tranh, lắng nghe.
-HS lắng nghe
-HS luyện đọc.
-HS: 6 câu.
-HS/ cả lớp đọc.
-HS đọc tiếp nối cá nhân/ cặp.
-HS luyện đọc theo cặp/nhóm
-Vài nhóm đọc thi.
-Nhận xét nhóm bạn.
-1 HS đọc cả bài.
-Cả lớp đọc đồng thanh.
-HS đọc từng vế câu.
-HS làm bài vào VBT
-1 HS báo cáo.
+Ý a: Đúng
+Ý b: Sai
+Ý c: Đúng.
-HS đọc lại các câu đúng.
-HS đọc đồng thanh 
Bæsung:.......................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Thø t­ ngµy 16 th¸ng 12 n¨m 2020
Buæi s¸ng
TiÕt 1+2: tiÕng viÖt
BÀI 79: ÂNG , ÂC
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ
- Nhận biết các vần âng, âc; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có các vần: âng, âc
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần âng, vần âc.
- Đọc đúng bài Tập đọc: Cá măng lạc mẹ ( 2 )
- Viết đúng các vần: âng, âc tiếng nhà tầng, quả gấc.
 2.Góp phần phát triển các năng lực chúng và phẩm chất.
* GDHS: tình yêu thiên nhiên, khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế
B. ĐỒ DÙNG
 - GV: Máy chiếu hoặc tranh ảnh. Bảng cài, bộ thẻ chữ.
 - HS: SGK, bảng con, vở luyện viết 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Tổ chức: (2 phút)
II. Kiểm tra: (3- 5 phút)
- GV y/c HS đọc bài Cá măng lạc mẹ ( 1) 
-GV nhận xét đánh giá. 
III. Dạy bài mới:
TIẾT 1
1. Giới thiệu bài: (1 phút)
- Hôm nay các em cùng học vần mới: âng, âc
2. Chia sẻ và khám phá: ( BT1)(10 – 12 phút)
a, Dạy vần âng
-Chia sẻ: GV chỉ từng chữ â, ng
-Khám phá: GV đưa ra hình ảnh nha tầng và hỏi:
 +Đây cái gì?
-Phân tích: Tiếng tầng có âm t đầu, vần âng sau, dấu huyền đặt trên chữ â.
-GV giới thiệu mô hình vần âng
-GV giới thiệu mô hình tiếng tầng
b, Dạy vần âc:
-Chia sẻ: GV chỉ từng chữ â-c
-Khám phá: GV đưa ra hình ảnh quả gấc và hỏi:
 +Đây là quả gì?
-Phân tích: Tiếng gấc có âm đầu g vần âc, dấu sắc đặt trên chữ â.
-GV giới thiệu mô hình vần âc.
-GV giới thiệu mô hình tiếng gấc.
*Củng cố: các em vừa học vần mới và tiếng mới là gì?
-GV chỉ mô hình từng vần, tiếng.
3- Luyện tập: (15 – 18 phút)
a, Mở rộng vốn từ: ( BT2)
-GV nêu yêu cầu của bài tập: Tiếng nào có vần âng? Tiếng nào có vần âc? 
-GV y/c HS đọc từ ngữ và quan sát tranh minh họa.
-GV y/c HS nối trong VBT
-GV y/c HS báo cáo 
-GV nhận xét, chốt đáp án.
-Gv chỉ từng từ.
-Ngoài những tiếng có vần âng, âc có trong SGK, các em hãy tìm những từ có vần âng, âc ngoài sách.
-GV tuyên dương.
b, Tập viết: ( Bảng con-BT4 )
-GV hướng dẫn HS cách lấy bảng con và dùng bảng.
*GV viết bảng: âng, âc, nhà tầng, quả gấc.
-GV viết mẫu từng chữ và tiếng trên bảng vừa hướng dẫn quy trình.
+ Vần âng: viết â trước, viết ng sau.
+Vần âc: viết â trước, viết c sau.
+Nhà tầng: Viết âm nh trước, âm a sau, dấu huyền đựt trên chữ a/ Viết âm t trước, viết vần âng sau, dấu huyền đặt trên chữ â.
+Quả gấc: Viết âm qu trước, viết âm a sau, dấu hỏi đặt trên chữ a/ Viết âm g trước viết vần âc sau, dấu sắc đặt trên chữ â.
-GV y/c HS thực hiện bảng con.
-GV nhận xét, tuyên dương.
TIẾT 2
c, Tập đọc: ( BT3)
*Giới thiệu bài:
-GV chỉ hình ảnh minh họa bài đọc :Đây là cnahr hai mẹ con cá măng gặp lại nhau. Làm thế nào mà cá măng nhỏ thoát khỏi cá mập và tìm được đường về với mẹ?
*GV đọc mẫu.
*Luyện đọc từ ngữ: áp sát, nhô lên, bám chặt, mất hút, ngớ ra, vụt đến, giấc mơ, cảm giác lâng lâng.
+Mất hút: Biến mất, không thấy đâu.
+Lâng lâng: Cảm thấy nhẹ nhõm, khó chịu.
*Luyện đọc câu:
-GV : Bài đọc có mấy câu?
-Gv chỉ từng câu ( hoặc 2 câu ngắn ) :
-GV y/c HS đọc tiếp nối.
*Thi đọc đoạn ( 2 đoạn)/ bài.
-Gv y/c các nhóm luyện đọc.
-Gv nhận xét tuyên dương.
*Tìm hiểu bài đọc: 
- GV nêu y/c: Điền từ còn thiếu vào ý 2, ý 3 để hoàn thành sơ đồ.
-Gv chỉ từng ý.
-Gv nhận xét, chốt đáp án.
-Gv: Qua câu chuyện này em biết gì về cá măng nhỏ?
-GV y/c cả lớp đọc lại bài học.
IV. Củng cố- Dặn dò: (3 phút)
- Gv tổng kết bài . .
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau
Hát
-2/3 HS đọc
- Nhận xét
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc: â-ngờ-âng/âng.
-Cả lớp đọc: âng
-HS quan sát
+ Nhà tầng
-HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: â-ngờ-âng/âng.
-HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp:tờ-âng-tâng-huyền-tầng/ tầng.
-1 HS đọc: â-cờ-âc/âc.
-Cả lớp:âc
-HS quan sát
+ Quả gấc.
-HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: â-cờ-âc/âc.
-HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: gờ-âc-gâc-sắc-gấc/quả gấc.
-HS: vần âng, âc và tiếng tầng, gấc
-Cả lớp đánh vần, đọc trơn.
-HS đọc từng từ ngữ, quan sát tranh.
-HS thực hiện làm bài tập trong VBT
- HS báo cáo.
- HS đọc đồng thanh: Tiếng bậc có vần âc, tiếng vầng có vần âng.
-HS thi nhau tìm.
-HS lấy bảng con.
-Đọc đồng thanh.
-HS lắng nghe, quan sát
-HS thực hiện viết bảng con 2-3 lần.
-HS giơ bảng.
-HS quan sát tranh, lắng nghe.
-HS lắng nghe
-HS luyện đọc.
-HS: 7 câu.
-HS/ cả lớp đọc.
-HS đọc tiếp nối cá nhân/ cặp.
-HS luyện đọc theo cặp/nhóm
-Vài nhóm đọc thi.
-Nhận xét nhóm bạn.
-1 HS đọc cả bài.
-Cả lớp đọc đồng thanh.
-1HS đọc từng ý trong sơ đồ.
-HS làm bài ( miệng )
-1 HS báo cáo.
1-Cá mập áp sát cá măng.
2-Cá măng bám chặt thân trên cá mập.
3-Cá mập chẳng tìm ra cá măng.
4-Cá măng tìm về nhà và gặp mẹ.
-HS đọc lại các câu đúng.
-HS: Cá măng nhỏ rất thông minh, đã tự cứu mình thoát khỏi cá mập.
-HS đọc đồng thanh 
TiÕt 3: to¸n
 luyÖn tËp (Tiết 2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
* Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 10.
- Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ và vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
* Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Phát triển năng lực toán học.
- Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các thẻ số và phép tính
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 10
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CH

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_canh_dieu_tuan_15_vu_thi_anh_dao.doc