TUẦN 1 KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐAO ĐỨC CHỦ ĐỀ: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN BÀI 1: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN (THỜI LƯỢNG: 2 TIẾT) TIẾT 1 I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian. - Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian. - Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. Năng lực đặc thù: - Nhận ra được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian. - Thể hiện được sự quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí. - Biết được vì sao phải quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Chủ động được việc sử dụng thời gian một cách hợp lí và hiệu quả. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV. - Bộ tranh, video clip về đức tính chăm chỉ. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SGK. Vở bài tập Đạo đức 2. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 5 phút) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm. Cách thực hiện: - GV yêu cầu HS thảo luận, quan sát bức tranh phần Khởi động sgk trang 6 và trả lời câu hỏi: Em hãy thuật lại tình huống đã xay ra trong bức tranh bằng việc trả lời 2 câu hỏi sau: + Vì sao Na và bố bị lỡ chuyến xe? + Nêu cảm nhận của em về việc làm của Na? Em có đồng tình với việc làm đó không, vì sao ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (GV khuyến khích HS tích cực trả lời): - GV đặt vấn đề: Thời gian rất quý giá. Vậy chúng ta cần làm gì và làm như thế nào để thể hiện việc mình biết quý trọng thời gian? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 1: Quý trọng thời gian. - HS lắng nghe và thực hiện. + Hai bố con Na chuẩn bị ra bến xe về quê. Gần đến giờ xe chạy mà Na vẫn mải chơi, chưa chuẩn bị xong đồ đạc. Khi hai bố con đến bến xe thì xe đã chạy và phải đợi một tiếng nữa mới có chuyến tiếp theo. Bố Na rất tiếc vì không kịp ra xe đúng giờ. Còn Na thì ngạc nhiên vì mình chỉ muộn một chút mà đã bị lỡ xe. + Em không đồng tình với việc làm của Na vì nó thể hiện sự không biết quý trọng thời gian. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Bạn nào trong tranh biết quý trọng thời gian ( 15 phút) Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS bước đầu tìm hiểu, phân biệt được những biểu hiện biết quý trọng thời gian hoặc không biết quý trọng thời gian. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm. Cách thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 4 nhóm, quan sát tranh sgk trang 7 và trả lời câu hỏi: Câu 1: Các bạn trong tranh đã nói gì? Làm gì? Câu 2: Lời nói, việc làm đó cho biết các bạn đã sử dụng thời gian như thế nào? Câu 3: Lời nói, việc làm đó cho thấy bạn nào biết, bạn nào chưa biết quý trọng thời gian? Tình huống ở bức tranh 3, GV đưa ra các gợi ý cho HS thảo luận: + Theo em, việc bạn vừa gấp quần áo, vừa xem tỉ vị có phải là biểu hiện của việc biết quý trọng thời gian không? Vì sao? + Hậu quả của việc bạn vừa gấp quần áo, vừa xem tỉ vi là gì? + Việc làm của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến bạn và mẹ bạn?, v.v. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm HS đọc sgk, thảo luận và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả - Các nhóm khác nhận xét, bổ xung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. - GV đưa ra nhận xét: + Ở bức tranh 3, việc bạn vừa gập quần áo, vừa xem ti vi không phải là biểu hiện của việc biết quý trọng thời gian, việc làm của bạn sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và bạn. + Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần có kĩ năng sử dụng thời hợp lí (nên kết hợp công việc nào với công việc nào cho phù hợp; kết hợp như thế nào để vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo hiệu quả của công việc chính). 1. Bạn nào trong tranh biết quý trọng thời gian? - Tranh 1: Bạn nữ đang ngồi đọc sách ở gốc đa. Một bạn rủ ra chơi cùng nhưng bạn nữ muốn tranh thủ thời gian luyện đọc rồi mới ra chơi với bạn. - Tranh 2: Bạn nam đang nhìn vào thời gian biểu; bóng nói cho thấy bạn đã chuẩn bị xong bài vở và sẽ đi học võ theo thời gian biểu. - Tranh 3: Bạn nam ngồi vừa ngồi gấp quần áo vừa xem tỉ vi. Do không tập trung làm việc nên đã đến giờ sang thăm bà mà bạn vẫn chưa gấp xong quần áo. - HS lắng nghe. Hoạt động 2: Nêu thêm những việc cần làm thể hiện sự quý trọng thời gian ( 10 phút) Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu hiểu thêm một số việc làm thể hiện sự quý trọng thời gian; hiểu được vì sao cần phải biết quý trọng thời gian. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm. Cách thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS một số biểu hiện chính của việc quý trọng thời gian: dành thời gian cho học tập, thực hiện công việc theo thời gian biểu, kết hợp các công việc một cách hợp lí,... - GV yêu cầu HS: Hãy nêu một số việc làm cụ thể thể hiện sự quý trọng thời gian. - GV tổ chức trò chơi cho HS trong lớp: Em hãy lập thời gian biểu cho ngày nghỉ của mình. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta cần quý trọng thời gian? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk, thảo luận và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trình bày câu trả lời - Các HS khác nhận xét, bổ xung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 2. Nêu thêm những việc làm thể hiện sự quý trọng thời gian. - HS lập thời gian biểu của mình cho ngày nghỉ theo một số gợi ý: + Không sử dụng toàn bộ ngày nghỉ để ngủ, chơi, xem ti vi. + Dành những khoảng thời gian nhất định để giúp bố mẹ làm việc nhà, học những môn năng khiếu, đi thăm ông bà, người thân,... + Chuẩn bị sách vở cho ngày mai đi học trước khi đi ngủ,... Hoạt động 3: Vì sao chúng ta cần quý trọng thời gian? ( 5 phút) Mục tiêu: Thông qua hoạt động, giúp HS nêu được vì sao cần phải biết quý trọng thời gian. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm. Cách thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đưa ra các câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: - Thời gian trôi đi có quay trở lại được không? - Thời gian trong một ngày có phải là vô hạn không? - Lãng phí thời gian có thể dẫn đến điều gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk, thảo luận và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả - Các nhóm khác nhận xét, bổ xung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét. - GV đọc cho cả lớp nghe bài thơ Đồng hồ quả lắc của Đinh Xuân Tửu: Tích tắc! Tích tắc! Đồng hồ quả lắc Tích tắc đêm ngày Không ngừng phút giây. Tích tắc! Tích tắc! Đồng hồ luôn nhắc: Học, chơi, ăn, ngủ Có giờ có giấc. Tích tắc! Tích tắc! Đồng hồ luôn nhắc Từng phút từng giờ Quý hơn vàng bạc. 3. Vì sao chúng ta cần quý trọng thời gian? Vì thời gian một đi không trở lại nên chúng ta cần quý trọng thời gian. Vì một ngày chỉ có 24 giờ, mà công việc của mỗi người trong một ngày rất nhiều nên chúng ta cần quý trọng thời gian. Lãng phí thời gian có thể dẫn đến việc chúng ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn; không có thời gian để làm những việc hữu ích khác,... - HS thực hiện. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . . . Ngày soạn:// Ngày dạy:// TUẦN 1 KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐAO ĐỨC CHỦ ĐỀ: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN BÀI 1: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN (THỜI LƯỢNG: 2 TIẾT) TIẾT 2 I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt - Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian. - Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian. - Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. Năng lực đặc thù: - Nhận ra được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian. - Thể hiện được sự quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí. - Biết được vì sao phải quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Chủ động được việc sử dụng thời gian một cách hợp lí và hiệu quả. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV. - Bộ tranh, video clip về đức tính chăm chỉ. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SGK. Vở bài tập Đạo đức 2. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 2 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 15 phút) Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được hành động thể hiện việc sử dụng thời gian hợp lí; lựa chọn được cách ứng xử phù hợp thể hiện việc biết quý trọng thời gian; luyện tập cách xử lý tình huống liên quan đến việc quý trọng thời gian. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm. Cách thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận về các bức tranh: Nhóm 1: - GV yêu cầu HS quan sát tranh sgk trang 8 và trả lời câu hỏi: Câu 1: Bạn Cốm đã làm gì và nói gì với mẹ? Câu 2: Lời nói, việc làm của bạn Cốm có phải là biểu hiện biết quý trọng thời gian không? Vì sao? Câu 3: Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm của bạn Cốm? Câu 4: Em thấy mình có thể học tập cách sử dụng thời gian như bạn Cốm không? Nhóm 2: - GV yêu cầu HS quan sát tranh sgk trang 8 và trả lời câu hỏi: Em hãy đưa ra lời khuyên thích hợp cho bạn Bin. - GV khuyến khích HS liên hệ bản thân, trả lời câu hỏi: Em hãy kể lại một số việc làm cho thấy bản thân đã biết sắp xếp công việc, sử dụng thời gian hợp lí. Nhóm 3: - GV yêu cầu HS quan sát tranh sgk trang 9 và trả lời câu hỏi: Câu 1: Tin đang làm gì? Chú của Tin đề nghị điều gì? Câu 2: Nếu là Tin em sẽ nói với chú như thế nào và sẽ làm gì trong tình huống đó? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận - Nhóm khác nhận xét, bổ xung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. a. Nhận xét về lời nói, việc làm của Cốm - Cốm luôn tranh thủ thời gian rảnh rỗi để tập đàn. Vì thế, việc học đàn của bạn có nhiều tiến bộ, được mẹ khen. - Bạn đã biết sử dụng thời gian cho những việc có ích một cách hợp lí. Em nên học tập bạn Cốm. b. Em sẽ khuyên Bin điều gì trong tình huống sau - Bin đã làm thiệp sinh nhật trước (dù việc này chưa gấp), do vậy không kịp làm bài tập (là việc quan trọng hơn). - Bin chưa biết sắp xếp công việc và sử dụng thời gian hợp lí. - Bin nên vẽ xong tranh dự thi trước để kịp nộp cho thầy; việc làm thiệp sinh nhật tặng Cốm nên thực hiện sau khi vẽ tranh dự thi hoặc làm vào hôm sau. - HS thực hiện trả lời theo yêu cầu của GV. c. Sắm vai Tin xử lí tình huống Câu 1: Tin đang phải xếp song giá sách. Chú của Tin đề nghị đưa Tin đi xem xiếc. Câu 2: Nếu là Tin em sẽ nói với chú: “Chú đợi cháu xếp xong giá sách đã nhé, rồi hai chú cháu mình đi xem xiếc ạ”. - HS lắng nghe. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 15 phút) Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng sử dụng thời gian hợp lí; HS lập được thời gian biểu cho học tập, sinh hoạt hàng ngày; thực hiện được sử dụng thời gian hợp lí theo thời gian biểu đã lập. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm. Cách thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc theo 4 nhóm và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ với các bạn về những việc làm thể hiện em đã biết hoặc chưa biết quý trọng thời gian. Theo em, các bạn nên làm gì để khắc phục thiếu sót đó. - GV yêu cầu HS quan sát bảng thời gian biểu của Tin sgk trang 9 và trả lời câu hỏi: Câu 1: Đọc thời gian biểu của Tin, em thấy thời gian biểu gồm những nội dung gì? Câu 2: Em hãy cho biết thời gian biểu là gì? Em sẽ xây dựng thời gian biểu như thế nào? - GV yêu cầu HS thực hành lập thời gian biểu trên lớp - GV gợi ý cho HS: Khi có những thay đổi (ví dụ: không học đàn, chuyển sang học bơi; thay đổi chỗ ở xa/gần trường học hơn; thêm/bớt hoạt động,...), HS cần biết xác định tính chất của những thay đổi đó (quan trọng/không quan trọng; ưu tiên/không ưu tiên; nhất thời/lâu dài,...) để có những điều chỉnh thích hợp. - GV yêu cầu HS trả lời: Em hãy sưu tầm, chia sẻ với bạn bè những bài thơ, câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ,... nói về thời gian, ích lợi của việc biết quý trọng thời gian, tác hại của việc lãng phí thời gian. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận - Nhóm khác nhận xét, bổ xung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. a. Chia sẻ với các bạn về những việc làm thể hiện em đã biết hoặc chưa biết quý trọng thời gian - HS thảo luận nhóm và đưa ra những việc làm thể hiện em đã biết hoặc chưa biết quý trọng thời gian. Việc làm đó có thể trong học tập, làm việc nhà, tham gia các hoạt động du lịch, tình nguyện,... b. Lập thời gian biểu trong ngày của em Câu 1: Thời gian biểu của Tin gồm thời gian và những hoạt động trong ngày của Tin. Câu 2: - Thời gian biểu là bảng kê trình tự thời gian và những việc làm ứng với thời gian đó. Thời gian biểu giúp chúng ta quản lí thời gian, thực hiện sinh hoạt, học tập có kế hoạch, nề nếp. - Để lập được thời gian biểu cho một ngày/tuần, trước hết em cần liệt kê tất cả những việc làm cần thiết trong ngày/tuần; sau đó: 1) Đánh số các việc làm theo thứ tự ưu tiên: việc quan trọng làm trước, việc chưa quan trọng làm sau. 2) Xác định thời gian để thực hiện từng việc làm. 3) Lập thời gian biểu. 4) Thực hiện theo thời gian biểu. 5) Điều chỉnh thời gian biểu nếu cần thiết. - HS có thể sử dụng mẫu gợi ý như trong sgk để lập thời gian biểu. c,d. Thực hiện những việc làm theo thời gian biểu và điều chỉnh khi cần thiết; nhắc nhở bạn và người thân thực hiện những việc làm thể hiện sự quý trọng thời gian. - Sưu tầm, chia sẻ với bạn bè những bài thơ, câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ,... nói về thời gian, ích lợi của việc biết quý trọng thời gian, tác hại của việc lãng phí thời gian: + Thời gian là vàng bạc,... + Thời gian thấm thoát thoi đưa/Nó đi đi mãi không chờ đợi ai/Việc nay chớ để ngày mai/Không nên trì hoãn kéo dài thời gian CỦNG CỐ- DẶN DÒ ( 5 PHÚT) - GV hỏi lại kiến thức bài hôm nay. Nhắc HS cần phải biết quý trọng thời gian. - Dặn dò cho tiết học sau. - HS lắng nghe và thực hiện. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . . . CHỦ ĐỀ: NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI Bài 2. NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng Sau bài học, HS: Nêu được một số biểu hiện của nhận lỗi, sửa lỗi; Nêu được vì sao phải nhận lỗi, sửa lỗi; Đồng tình với việc biết nhận lỗi, sửa lỗi; không đồng tình với việc không biết nhận lỗi, sửa lỗi; Thực hiện được và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện việc biết nhận lỗi, sửa lỗi trong học tập, sinh hoạt. 2. Năng lực Năng lực tự chủ và tự học: Nhận ra được một số biểu hiện của biết nhận lỗi, sửa lỗi; lựa chọn và thực hiện được những hành động, lời nói thể hiện biết nhận lỗi, sửa lỗi. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống thể hiện biết nhận lỗi, sửa lỗi. Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những lời nói, việc làm thể hiện biết nhận lỗi, sửa lỗi sau khi mắc lỗi. Năng lực phát triển bản thân: Nêu hoặc thể hiện bằng ngôn ngữ, hành động để tỏ thái độ đồng tình với việc biết nhận lỗi, sửa lỗi; không đồng tình với việc không biết nhận lỗi, sửa lỗi. 3. Phẩm chất - Trung thực: Biết nhận lỗi và sửa lỗi trong học tập, sinh hoạt. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1.Giáo viên: SGK Đạo đức 2, bộ tranh, video clip về đức tính trung thực. 2.Học sinh: SGK Đạo đức 2, Vở bài tập Đạo đức 2 (nếu có). III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC 1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp, gợi mở đóng vai, thuyết trình 2.Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5ph 10ph 10ph 15ph 5ph 1. Khởi động * Hoạt động: Kể lại một lần em mắc lỗi - Mục tiêu: Thu hút sự chú ý của HS vào bài học mới. - Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát tranh và đặt câu hỏi cho lớp trả lời: + Khung cảnh trong tranh là ở đâu? + Từ thông tin trên bảng, đây là tiết gì? + Bạn nam đã nói gì? + Nếu em là bạn nữ trong tranh, em sẽ nói gì và nói như thế nào? - Sau đó yêu cầu 1 - 2 HS mô tả lại bối cảnh của hoạt động. - Tiếp đó, GV yêu cầu 1 - 2 HS kể lại một lần đã mắc lỗi theo gợi ý: + Em đã làm gì mắc lỗi? Xảy ra khi nào? Ở đâu? + Cảm nhận của em khi đó ra sao? - GV nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt vào nội dung chính của bài học. - GV ghi bảng nội dung bài. 2. Kiến tạo tri thức mới * Hoạt động 1: Bạn nào trong tranh biết nhận lỗi và sửa lỗi? - Mục tiêu: HS Nêu được một số biểu hiện của biết nhận lỗi, biết sửa lỗi; - Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Trong hoạt động này có bao nhiêu tranh? + Bao nhiêu câu chuyện? - GV gọi vài HS trả lời, sau đó nhận xét. - GV chia lớp thành các nhóm 4 và yêu cầu HS tìm hiểu, thảo luận theo gợi ý: + Các bạn trong tranh đã nói gì, làm gì? + Lời nói, việc làm đó cho thấy bạn nào biết, bạn nào chưa biết nhận lỗi, sửa lỗi?,... - Quy định thời gian thảo luận nhóm. - GV gọi vài nhóm trình bày. - GV cùng cả lớp phân tích tranh 3: + Nội dung câu chuyện này thế nào? + Theo em, vì sao bạn nữ không trả lại chiếc vòng ngay cho Na? + Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn nữ? + Nét mặt tươi cười của Na khi nhận lại chiếc vòng gợi cho em điều gì?, vv. - GV khái quát: Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta không nhận ra được ngay lỗi của mình nhưng quan trọng nhất là cuối cùng, chúng ta biết nhận lỗi và sửa lỗi; khi đó mọi người sẽ thông cảm, tha thứ và yêu quý chúng ta. * Hoạt động 2: Nêu thêm một số việc làm thể hiện biết nhận lỗi và sửa lỗi. - Mục tiêu: HS nêu thêm được một số việc làm thể hiện biết nhận lỗi, biết sửa lỗi; - Tổ chức thực hiện: - GV nhắc lại những tình huống vừa khám phá ở hoạt động 1 để HS hiểu rõ: đó chính là những biểu hiện của biết nhận lỗi và sửa lỗi. - GV cho HS đọc yêu cầu của hoạt động. - GV cho HS làm việc theo cặp và trao đổi ý kiến về những biểu hiện khác của biết nhận lỗi và sửa lỗi. Gợi ý: + Khi vô ý làm bạn đau. + Khi quên không làm bài tập. + Khi lỡ tay làm hỏng đồ dùng gia đình,... - Quy định thời gian để HS thảo luận. - GV gọi vài HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, chốt ý. * Hoạt động 3: Vì sao chúng ta cần biết nhận lỗi và sửa lỗi? - Mục tiêu: HS chia sẻ một số tác động tích cực của biết nhận lỗi đối với bản thân và những người xung quanh và tác hại khi không biết nhận lỗi, sửa lỗi; - Tổ chức thực hiện: - GV cho HS đọc yêu cầu. - GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS thảo luận theo nhóm. + Biết nhận lỗi và sửa lỗi có tác động tích cực thế nào đối với bản thân và những người xung quanh? + Không biết nhận lỗi và sửa lỗi có tác hại thế nào đối với bản thân và những người xung quanh? + Hậu quả của việc chỉ biết nhận lỗi mà không biết sửa lỗi là gì?,v.v. - GV cho HS làm việc theo nhóm và trao đổi lí do tại sao cần biết nhận lỗi và sửa lỗi. - Quy định thời gian để HS thảo luận. - GV gọi 2 - 3 nhóm chia sẻ trước lớp về những biểu hiện mà nhóm đã xác định; đồng thời tổ chức cho HS thảo luận, nhận xét về những biểu hiện đó. - GV chốt lại: Trong sinh hoạt, học tập, mỗi chúng ta đều có thể có lỗi hoặc mắc sai lầm. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết nhận lỗi, xin lỗi và có hành động thiết thực để khắc phục lỗi thì mọi người sẽ thông cảm, tha thứ cho chúng ta và bản thân chúng ta sẽ mau tiến bộ. 3. Củng cố - dặn dò - GV hỏi + Hôm nay chúng ta học bài gì? + Qua bài học hôm nay, chúng ta biết được những gì? + GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị cho tiết học tiếp tuần sau. - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi: + Khung cảnh trong tranh đang diễn ra trong lớp học. + Từ thông tin trên bảng cho thấy đây là tiết Sinh hoạt lớp. + Bạn nam xin lỗi vì đã đi học muộn và hứa sẽ cố gắng đi đúng giờ. - 2 HS kể lại nội dung bức tranh. (tiết sinh hoạt lớp; HS tự quản). - Vài HS kể lại những lần đã mắc lỗi. - HS chú ý lắng nghe. - HS đọc lại tựa bài. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Trong hoạt động này có 6 bức tranh tương ứng với 4 câu chuyện. + Tranh 1: Bạn nữ làm gãy thỏi son của mẹ, bạn đã biết nhận lỗi, xin lỗi mẹ và hứa không tái phạm. Tranh 2: Bạn nam giẫm phải chân bạn khác nhưng không xin lỗi mà còn tỏ ra khó chịu khi bạn kêu đau. Tranh 3: Bạn nữ nhặt được chiếc vòng của Na nhưng hôm sau mới trả lại cho Na. Tranh 4: Bạn nam không chào ông bà khi đi học về, bạn biết lỗi và hứa khắc phục. - Vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS trả lời câu hỏi. - HS chú ý lắng nghe. - HS chú ý lắng nghe. - Vài HS đọc to yêu cầu của hoạt động. - HS làm việc theo cặp. - HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét. - HS đọc câu hỏi. - HS chú ý lắng nghe. - HS làm việc nhóm, thảo luận. - Vài nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS chú ý lắng nghe. - HS trả lời câu hỏi. - HS nghe. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Ngày soạn:././20 Ngày dạy:././20 Kế hoạch bài dạy lớp 2 môn Đạo đức tuần. CHỦ ĐỀ: NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI Bài 2. NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng Sau bài học, HS: Nêu được một số biểu hiện của nhận lỗi, sửa lỗi; Nêu được vì sao phải nhận lỗi, sửa lỗi; Đồng tình với việc biết nhận lỗi, sửa lỗi; không đồng tình với việc không biết nhận lỗi, sửa lỗi; Thực hiện được và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện việc biết nhận lỗi, sửa lỗi trong học tập, sinh hoạt. 2. Năng lực Năng lực tự chủ và tự học: Nhận ra được một số biểu hiện của biết nhận lỗi, sửa lỗi; lựa chọn và thực hiện được những hành động, lời nói thể hiện biết nhận lỗi, sửa lỗi. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống thể hiện biết nhận lỗi, sửa lỗi. Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những lời nói, việc làm thể hiện biết nhận lỗi, sửa lỗi sau khi mắc lỗi. Năng lực phát triển bản thân: Nêu hoặc thể hiện bằng ngôn ngữ, hành động để tỏ thái độ đồng tình với việc biết nhận lỗi, sửa lỗi; không đồng tình với việc không biết nhận lỗi, sửa lỗi. 3. Phẩm chất - Trung thực: Biết nhận lỗi và sửa lỗi trong học tập, sinh hoạt. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Giáo viên: SGK Đạo đức 2, bộ tranh, video clip về đức tính trung thực. Học sinh: SGK Đạo đức 2, Vở bài tập Đạo đức 2 (nếu có). III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC 1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp, gợi mở đóng vai, thuyết trình 2.Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5ph 15ph 15ph 5ph 1. Khởi động GV chia lớp làm 2 nhóm lớn: 1 nhóm nêu các hành động sai, mắc lỗi, và nhóm kia đưa ra lời xin lỗi, nhận lỗi, khắc phục lỗi. GV nhận xét. - GV giới thiệu tiếp bài hôm nay học, ghi bảng. 2. Luyện tập * Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến của em về việc làm của Na. - Mục tiêu: HS nhận xét, bày tỏ ý kiến của mình trong tình huống và đưa ra quyết định đồng tình hay không đồng tình cho phù hợp. - Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS quan sát tranh; sau đó, yêu cầu 1 - 2 HS mô tả lại tình huống bằng cách đặt câu hỏi: Câu hỏi gợi ý: + Chuyện gì đã xảy ra? + Na đã xử lí việc đó như thế nào? + Thái độ, lời nói, việc làm của Na cho thấy Na là người thế nào? + Em đồng tình và không đồng tình với việc làm nào của Na? Vì sao?, vv. GV nhận xét, dẫn sang hoạt động 2. * Hoạt động 2: Nhận xét về lời nói, việc làm của Tin và Bin. Nếu là Tin và Bin, em sẽ làm gì? GV yêu cầu HS làm việc với bạn cùng bàn, quan sát tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi: + Chuyện gì đã xảy ra? + Tin đã mắc lỗi gì? Khi đó Bin có biết lỗi của Tin không? + Tin và Bin đã trả lời cô giáo như thế nào? + Khi trả lời cô giáo như thế, lỗi của Tin là gì và lỗi của Bin là gì? + Em có đồng tình với việc làm, lời nói của Tin và Bin không? Vì sao? + Nếu là Tin hoặc Bin, em sẽ làm gì?, vv - GV gọi vài HS trả lời, sau đó nhận xét, chốt ý. - Dẫn sang hoạt động 3. * Hoạt động 3: Sắm vai các bạn trong tranh và xử lý tình huống. - Mục tiêu: HS sắm vai thực hiện xử lý các tình huống biết nhận lỗi và sửa lỗi.. - Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết: + Có bao nhiêu tình huống xảy ra? + Tình huống 1 là gì? Tình huống 2 là gì? GV gọi vài HS trả lời, sau đó nhận xét. GV chia lớp làm 2 nhóm lớn: nhóm A đóng vai ở tình huống 1 và nhóm B đóng vai ở tình huống 2. Nhóm A: Tình huống 1: Bạn nữ đang đi xe đạp, bạn nam đá bóng trúng bạn nữ làm bạn nữ ngã xe, bị đau. GV đặt câu hỏi gợi ý cho nhóm A: + Trong tình huống này, bạn nam nên có thái độ, lời nói, việc làm như thế nào? + Nếu bạn nam biết/không biết nhận lỗi và sửa lỗi, bạn nữ nên có thái độ, lời nói, việc làm như thế nào? Nhóm B: Tình huống 2: Bạn nữ nhận nhầm cây bút của bạn nam là của mình nhưng đến khi về nhà, bạn nữ mới biết điều đó. GV đặt câu hỏi gợi ý cho nhóm B: + Trong tình huống này, bạn nữ nên có thái độ, lời nói, việc làm như thế nào? + Nếu bạn nam biết/không tha thứ, bạn nữ nên có thái độ, lời nói, việc làm như thế nào? - GV quy định thời gian cho các nhóm. - GV động viên, khích lệ các nhóm đưa ra những lời nói, việc làm cụ thể, sinh động không chỉ thể hiện việc biết nhận lỗi, xin lỗi với bạn mà còn thể hiện cả việc biết tha lỗi cho bạn; biết giải quyết, xử lý các tình huống, vấn đề cá nhân của mình một cách chủ động. - GV gọi vài cặp bên nhóm A và vài cặp bên nhóm B lên đóng vai trước lớp. - GV nhận xét. 3. Vận dụng * Hoạt động 1: Tập nói lời xin lỗi. - Mục tiêu: HS thể hiện bằng hành động cụ thể qua tập nói lời xin lỗi bạn.. - Tổ chức thực hiện: GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4: 2 bạn tập nói lời xin lỗi với nhau, 2 bạn quan sát, nhận xét, góp ý; sau đó đổi vai: 2 bạn đã tập nói lời xin lỗi sẽ quan sát, nhận xét, góp ý, 2 bạn đã quan sát, nhận xét, góp ý sẽ tập nói lời xin lỗi. GV gọi vài nhóm thực hành trước lớp. GV nhận xét, tuyên dương. GV đưa ra thêm một số tình huống khác để HS xử lý. - GV nhận xét. * Hoạt động 2: Chia sẻ về những việc làm thể hiện em đã biết hoặc chưa biết nhận lỗi và sửa lỗi. Kết hợp * Hoạt động 3: Nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện việc biết nhận lỗi và sửa lỗi. - Mục tiêu: HS chia sẻ được với bạn về những việc làm đã biết hoặc chưa biết nhận lỗi và sửa lỗi của bản thân và có ý thức nhắc các bạn cùng thực hiện. - Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4: một bạn chia sẻ việc làm thể hiện bản thân đã biết hoặc chưa biết nhận lỗi và sửa lỗi, 3 bạn nhận xét, góp ý; sau đó lần lượt các bạn trong nhóm chia sẻ. GV quy định thời gian thảo luận. GV gọi vài HS trao đổi trước lớp. GV động viên, khuyến khích HS phân tích tác hại của việc chưa biết nhận lỗi và sửa lỗi, đồng thời đưa ra những nhận xét, góp ý. 3.Củng cố - dặn dò - Mục tiêu: HS ôn lại được những kiến thức, kĩ năng đã được học; liên hệ và điều chỉnh việc làm của bản thân để thực hiện việc biết nhận lỗi, sửa lỗi trong học tập, sinh hoạt. - Tổ chức thực hiện: GV cho cả lớp đọc bài thơ và yêu cầu các em về nhà học thuộc bài thơ: Dũng cảm nhận lỗi Xin lỗi chân thành Sửa lỗi của mình Mọi người yêu quý. - HS thực hành theo nhóm. HS nhắc lại tựa bài. HS trả lời câu hỏi: Tranh 1: Na vô ý làm rách vở của em; Na xin lỗi và hứa bọc lại vở cho em. Tranh 2: Na bọc lại vở cho em, hai chị em cùng vui vẻ. HS nhận xét, bổ sung. HS làm việc theo cặp, thảo luận và trả lời câu hỏi: + Tranh 1:Tin bước vội, vô tình làm vỡ chậu cây cảnh; Bin đi sau nhìn thấy rõ việc đó. Tranh 2: Khi Cô giáo hỏi, Tin không nhận lỗi, Bin cũng không giúp Tin nhận lỗi. HS trả lời câu hỏi trước lớp. HS chú ý lắng nghe. HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Có 2 tình huống. + Tình huống 1: Bạn nữ đang đi xe đạp, bạn nam đá bóng trúng bạn nữ làm bạn nữ ngã xe, bị đau. + Tình huống 2: Bạn nữ nhận nhầm cây bút của bạn nam là của mình nhưng đến Vài HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. HS đóng vai theo cặp, làm việc theo nhiệm vụ của nhóm được phân công. HS ở nhóm A trả lời câu hỏi gợi ý. HS ở nhóm B trả lời câu hỏi gợi ý. HS thực hành đóng vai. HS thực hành đóng vai trước lớp, cả lớp quan sát, nhận xét. HS làm việc theo nhóm: 2 bạn tập nói lời xin lỗi với nhau, 2 bạn quan sát, nhận xét, góp ý. Vài nhóm thực hành trước lớp, cả lớp quan sát, nhận xét. HS xử lý tình huống của GV đưa ra. HS nhận xét. HS làm việc theo nhóm HS trao đổi trước lớp. HS chú ý lắng nghe. Cả lớp đọc thơ. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Thứ..ngày..thángnăm Đạo đức CHỦ ĐỀ: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH BÀI 3: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân; - Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân; - Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng có nhân; - Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân. *Phát triển năng lực và phẩm chất: _Về năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học: Nhận ra được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân; nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân. + Nâng lực giải quyết vấn đề và sóng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống bảo quản đồ dùng cá nhân đúng cách. + Nâng lực điề
Tài liệu đính kèm: