Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ I

docx 46 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 10/01/2023 Lượt xem 290Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ I
Ngày soạn: //2021
Ngày dạy: //
CHỦ ĐỀ: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN
BÀI 1: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học xong bài này, em sẽ:
- Nêu được một số biểu hiện của quý trọng thời gian
- Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian
- Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi
3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2
- Bộ tranh đức tính chăm chỉ theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT
- Máy tính, máy chiếu.(nếu có)
2. Đối với học sinh:
- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2. 
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV chiếu hình ảnh lên bảng và tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tìm đồ vật chỉ thời gian”.
- GV cho HS suy nghĩ nhanh trong 1 phút và xung phong đứng dậy trả lời, mỗi bạn chỉ được nói một đồ vật. HS tìm cho đến khi hết các đồ vật chỉ thời gian.
- GV dẫn dắt: Như các em đã tìm thấy có rất nhiều đồ vật chỉ thời gian. Đó là những đồ vật nhắc nhở chúng ta phải biết quý trọng thời gian, bởi từng giây từng phút nó quý hơn vàng bạc, các em có biết không. Vậy chú ta quý trọng thời gian như thế nào, chúng ta cùng đến với bài học hôm nay, bài 1: Qúy trọng thời gian.
B. KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi
Mục tiêu: HS hiểu biết được ý nghĩa của việc quý trọng thời gian.
Cách tiến hành:
- GV treo tranh trong sgk lên bảng
- GV kể câu chuyện “Chuyện bạn Bi”
- Gv mời một vài bạn HS vừa chỉ tranh, vừa kể tóm tắt nội dung câu chuyện.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi với bạn bên cạnh, trả lời câu hỏi:
+ Khi làm mọi việc, bạn Bi có thói quen gì?
+ Thói quen đó đã dẫn đến điều gì?
+ Em rút ra điều gì từ câu chuyện trên?
- GV khuyến khích HS chia sẻ kết quả thảo luận với cả lớp.
- GV khen ngợi những cặp đôi có câu trả lời đúng, bổ sung nhưng câu trả lời còn thiếu và kết luận: Khi đã làm việc gì, chúng ta cần đề ra kế hoạch, dành thời gian, tập trung vào công việc không nên chậm trễ như bạn Bi trong câu chuyện. Qúy trọng thời gian giúp chúng ta hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian
Mục tiêu:HS hiểu biết được những biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
Cách tiến hành:
- GV treo tranh trong sgk lên bảng
- GV chia nhóm (4 -6 học sinh), giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về việc sử dụng thời gian của các bạn trong tranh?
+ Theo em, thế nào là biết quý trọng thời gian?
- GV gọi đại diện các nhóm đứng dậy trả lời.
- GV khen ngợi những bạn có câu trả lời đúng, bổ sung những câu trả lời còn thiếu và kết luận.
Hoạt động 3: Trao đổi về sự cần thiết phải quý trọng thời gian
Mục tiêu: HS hiểu được tại sao cần phải quý trọng thời gian.
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 học sinh, yêu cầu các nhóm ngồi xoay lại với nhau, cùng nhau trao đổi và đưa ra câu trả lời cho hai câu hỏi:
+ Qúy trọng thời gian mang lại lợi ích gì?
+ Việc không quý trọng thời gian dẫn đến điều gì?
- GV quan sát HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần.
- GV gọi đại diện các nhóm đứng dậy trả lời.
- GV khen ngợi những nhóm có câu trả lời đúng, bổ sung những câu trả lời còn thiếu và kết luận.
Hoạt động 4: Thảo luận về cách sử dụng thời gian hợp lý
Mục tiêu: HS biết cách sử dụng thời gian hợp lý, tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong mục 4 ở sgk và trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trong tranh làm cách nào để sử dụng thời gian hợp lí?
+ Em hãy kể thêm một số cách sử dụng thời gian hợp lí khác mà em biết?
- GV quan sát, hướng dẫn HS thực hiện
- GV ưu tiên gọi 2 – 3 HS có tinh thần xung phong đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương các bạn có câu trả lời đúng.
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu:Giúp HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể.
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1
- GV cho HS quan sát tranh, hoàn thành việc sắp xếp các tranh theo trình tự thời gian hợp lí, hoàn thành bài tập 1, sgk.
- GV gợi ý cho HS xem giờ đồng hồ kết hợp liên hệ với bản thân để sắp xếp tranh hợp lí.
- GV gọi 1 bạn lên bảng, dùng tranh và nam châm để sắp xếp lại các tranh theo đúng trình tự.
- GV gọi 2 bạn HS khác đứng dậy nhận xét cách sắp xếp của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của bạn.
Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm, hoàn thành BT2
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phân công nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1 + 3: đưa ra giải pháp cho tình huống 1.
+ Nhóm 2 + 4: đưa ra giải pháp cho tình huống 2.
- GV gọi đại diện các nhóm đứng dậy trình bày cách xử lí tình huống.
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3
- GV khuyến khích HS chia sẻ những việc em đã làm trong ngày và thời gian em thực hiện những việc đó.
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
D. VẬN DỤNG
Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để chia sẻ và thực hiện những việc làm thể hiện sự quý trọng thời gian.
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện sử dụng thời gian hợp lí và tiết kiệm bằng cách:
+ Xây dựng thời gian biểu cho một ngày và thực hiện nghiêm túc thời gian biểu đó.
+ Ghi lại các công việc cần thực hiện vào tờ giấy nhớ và dán ở góc học tập của em.
- GV kết luận: Mỗi người chỉ có 24 giờ trong một ngày. Em cần biết quý trọng thời gian bằng những việc làm cụ thể hằng ngày.
- Cả lớp quan sát tranh
- HS xung phong trả lời đồ vật chỉ thời gian: đồng hồ để bàn, đồng hồ đeo tay, lịch để bàn, đồng hồ cát.
- HS lắng nghe GV trình bày
- HS quan sát tranh
- HS chăm chú nghe GV kể chuyện
- HS đứng lên bảng chỉ tranh kể tóm tắt câu chuyện.
- HS thảo luận cặp đôi, tìm ra các câu trả lời.
- HS xung phong chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp
- HS lắng nghe GV nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát tranh
- HS hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trả lời:
+ Các bạn trong tranh rất quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.
+ Qúy trọng thời gian là biết sử dụng thời gian một cách tiết kiệm và hợp lí.
- HS chia nhóm, cùng bàn luận với nhau để tìm ra đáp án.
- Sau khi bàn luận, các nhóm thống nhất đáp án, ghi ra bảng nhóm.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- HS lắng nghe GV nhận xét và đánh giá, tiếp thu những nội dung còn thiếu.
- HS quan sát tranh trong sgk
- HS đọc câu hỏi, tìm câu trả lời
- HS trình bày đáp án:
+ T 1: lập thời gian biểu
+ T 2: cài đồng hồ báo thức
+ T 3: Ghi nhớ vào lịch để bàn
+ T 4: Ghi vào giấy nhớ.
- HS im lặng lắng nghe GV nhận xét, đánh giá.
- HS quan sát tranh
- HS vận dụng gợi ý, tìm ra cách sắp xếp hợp lí.
- HS xung phong lên bảng sắp xếp.
- Cả lớp lắng nghe bạn và giáo viên nhận xét.
- HS hoạt động nhóm, thực hiện nhiệm vụ.
- Đại diện các nhóm trình bày cách xử lí như đã thảo luận
- Cả lớp lắng nghe GV nhận xét.
- HS xung phong chia sẻ những việc làm của mình
- Cả lớp nghe GV nhận xét
- HS lắng nghe nhiệm vụ của GV viên giao:
+ HS lập thời gian biểu (có thể nhờ bố mẹ hỗ trợ)
+ HS sử dụng giấy nhớ ghi lại những việc cần làm dán vào góc học tập.
- HS lắng nghe GV nhận xét
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
CHỦ ĐỀ
KÍNH TRỌNG THẦY GIÁO, CÔ GIÁO VÀ YÊU QUÝ BẠN BÈ
BÀI 2: KÍNH TRỌNG THẦY CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Học xong bài này, em sẽ:
- Nêu được một số biểu hiện cửa sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
- Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi
3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất nhân ái, chăm chỉ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2
- Bài hát “Cô giáo”.
- Bộ tranh về lòng nhân ái theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT
- Máy tính, máy chiếu.(nếu có)
2. Đối với học sinh:
- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2. 
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
- GV bắt nhịp, cả lớp cùng hát bài Cô giáo của nhạc sĩ Đỗ Mạnh Thường, thơ Nguyễn Hữu Tường.
- GV dẫn dắt: Các em thân mến, bắt đầu từ 2 tuổi, 3 tuổi, các em đã được tới trường, được các thầy cô giáo nâng niu, dẫn dắt, giảng dạy cho chúng ta để ngày càng trưởng thành đúng không nào? Vậy chúng ta cần phải như thế nào đối với thầy cô giáo của mình? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nội dung đó trong bài học ngày hôm nay, bài 2: Qúy trọng thầy cô giáo.
B. KHÁM PHÁ
Hoạt động 1:Đọc thơ và trả lời câu hỏi
Mục tiêu: Thông qua bài thơ, HS biết được những việc làm, hành động thể hiện sự yêu quý học sinh của thầy cô giáo.
Cách tiến hành:
- GV gọi 1 bạn HS đứng dậy đọc to, rõ ràng bài thơ “cô giáo lớp em”.
- GV cho HS th ảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi:
+ Cô giáo trong bài thơ đã làm những gì cho học sinh?
+ Những việc làm đó thể hiện tình cảm của cô giáo đối với học sinh như thế nào?
+ Tình cảm của bạn nhỏ trong bài thơ đối với giáo viên như thế nào?
- GV cho các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút và gọi đại diện các nhóm đứng dậy trình bày kết quả.
- GV cùng HS nhận xét, kết luận: cô giáo dạy em biết đọc, biết viết, biết những kiến thức trong cuộc sống, 
Hoạt động 2: Tìm hiểu hành động, lời nói thể hiện sự kính trọng thầy cô giáo
Mục tiêu: Thông qua hình ảnh, HS biết những việc làm cần thiết để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
Cách tiến hành:
- GV chiếu/ treo tranh lên bảng để HS quan sát.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trong tranh đang làm gì? Việc làm đó thể hiện điều gì?
+ Em cần làm gì để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo?
- GV quan sát HS thảo luận, gọi đại diện các nhóm đứng dậy trình bày kết quả mà nhóm đã thảo luận.
- GV tổng hợp các ý kiến nhận xét và kết luận.
Hoạt động 3: Thảo luận về cách ứng xử thể hiện sự kính trọng thầy cô giáo
Mục tiêu: HS nắm được cách xưng hô và ứng xử, cách đưa và nhận sách vở, cách quan tâm, biết ơn đối với thầy cô để thể hiện sự kính trọng.
Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận nhóm, yêu cầu các em tìm thêm những cách ứng xử thể hiện sự kính trọng thầy cô giáo.
- GV gợi ý cho HS
- GV lấy gọi 2 – 3 nhóm có tinh thần xung phong đứng dậy trình bày. GV nhận xét, kết luận.
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được các hành vi đúng hay không đúng, biết cách xử lí các tình huống cụ thể.
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1
- GV cho HS quan sát các tranh trong sgk và cho biết:em đồng tình với hành động trong bức tranh nào, không đồng tình với hành động trong bức tranh nào? Vì sao?
- GV gọi một số HS đứng dậy trình bày quan điểm của mình.
- GV nhận xét, kết luận: Đồng tình với hành động ở tranh 1, chúng ta không nên gây ồn ào, tranh giành sách vở, vừa chạy vừa chào cô giáo hoặc đưa vở một tay cho cô giáo như các bạn ở trong tranh 2, 3 và 4.
Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm, hoàn thành BT2
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu: 
+ Nhóm 1 + 3: đóng vai và xử lí tình huống 1
+ Nhóm 2 + 4: đóng vai và xử lí tình huống 2
- GV cho từng nhóm lên đóng vai, các nhóm còn lại chú ý quan sát, cổ vũ, động viên.
- GV cùng HS nhận xét, GV kết luận:
+ TH1: Em khéo léo nhắc nhở bạn , cô giáo là người dạy dỗ chúng ta nên người, dù ở trường hay ở đâu, khi gặp thầy cô chúng ta nên chào hỏi lễ phép.
+ TH2: Em nên khéo léo nhắc nhở bạn không nên nói leo trong lớp, đó là hành động không tốt. Khi cô giáo hỏi, chúng ta nên giơ tay và thưa cô giáo phát biểu.
Nhiệm vụ 3: Liên hệ bản thân, hoàn thành BT3
- GV khuyến khích HS chia sẻ những việc em đã làm và sẽ làm để thể hiện sự kính trọng thầy cô giáo. 
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
D. VẬN DỤNG
Mục tiêu:Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để chia sẻ và thực hiện những việc làm thể hiện sự biết ơn và kính trọng thầy cô giáo.
Cách tiến hành:
- GV cho HS thực hành chào thầy cô giáo, nói lời chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày lễ và nói lời đề nghị thể hiện sự kính trọng với thầy giáo, cô giáo.
- GV hướng dẫn HS về nhà làm thiệp chúc mừng thầy giáo, cô giáo.
- GV gợi ý cho HS cách viết lời yêu thương và gửi cho thầy giáo, cô giáo mà em yêu quý.
- GV chốt kiến thức bài học.
- Cả lớp cùng đồng thanh hát bài “Cô giáo”.
- HS lắng nghe gv giới thiệu bài học mới.
- HS đứng dậy đọc bài thơ
- HS bắt cặp với bạn bên cạnh, thảo luận và đưa ra câu trả lời.
- Đại diện các nhóm đứng dậy trình bày kết quả đã thảo luận.
- HS lắng nghe GV kết luận.
- HS quan sát tranh
- HS hoạt động nhóm, thảo luận, đưa ra câu trả lời:
+ Các bạn trong tranh đang thể hiện việc làm thể hiện sự kính trọng thầy cô giáo.
+ Em cần ngoan ngoãn, nghe lời, cố gắng học tập để thể hiện sự kính trọng thầy cô giáo.
- HS nghe GV kết luận.
- HS thảo luận nhóm, đưa ra các cách ứng xử thể hiện kính trọng thầy cô giáo.
- HS đứng dậy trình bày và nghe GV nhận xét.
- HS quan sát tranh, đưa ra câu trả lời
- HS trình bày kết quả:
+ Đồng tình: tranh 1
+ Không đồng tình: tranh 2, 3, 4
- HS nghe GV nhận xét, kết luận.
- Các nhóm chia người đóng vai, xử lí tình huống được giao.
- Các nhóm lần lượt lên trình bày.
- Cả lớp lắng nghe GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi.
- HS chia sẻ những việc mình đã và sẽ làm để thể hiện sự kính trọng thầy cô giáo.
- HS tập nói những lời thể hiện sự kính trọng thầy cô giáo.
- Về nhà, HS làm thiệp chúc mừng thầy cô và nộp vào tiết học sau.
- HS lắng nghe GV nhận xét tiết học.
Ngày soạn: //.
Ngày dạy: //.
BÀI 3: YÊU QUÝ BẠN BÈ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học xong bài này, em sẽ:
- Nêu được một số biểu hiện yêu quý bạn bè
- Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự yêu quý bạn bè
- Sẵn sàng tham gia hoạt động phù hợp để giúp đỡ các bạn gặp khó khăn.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi
3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất nhân ái, chăm chỉ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2
- Câu chuyện, bài hát, trò chơi gắn với bài học “Yêu quý bạn bè”.
- Bộ tranh về lòng nhân ái theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT
- Máy tính, máy chiếu.(nếu có)
2. Đối với học sinh:
- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2. 
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi trò chơi “Đoán xem ai?”
- GV hướng dẫn thể lệ trò chơi: GV mời một bạn lên bảng, bạn ấy sẽ tả đặc điểm, ngoại hình, tính cách của một bạn bất kì trong lớp, cả lớp cùng đoán tên bạn ấy.
- Sau khi chơi trò chơi, GV dẫn dắt: Trò chơi vừa rồi các em có thấy mình hiểu thêm về nhiều bạn trong lớp hơn hay không? Như các em đã biết, đến trường ngoài học tập, chúng ta còn có thêm những người bạn mới. Bạn cùng ta học tập, bạn cùng ta vui chơi, bạn cùng ta cố gắng rèn luyện Như vậy, chúng ta phải yêu quý bạn bè của mình đúng không. Và đó cũng chính là nội dung của bài học hôm nay, bài 3: Yêu quý bạn bè.
B. KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Kể về người bạn mà em yêu quý
Mục tiêu: Thông qua hoạt động kể, HS mạnh dạn nêu lên người bạn yêu quý của mình.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS kể về người bạn mà em yêu quý.
- GV khuyến khích HS đứng lên chia sẻ, cả lớp cổ vũ, động viên.
- GV nhận xét quá trình chia sẻ của HS, khen ngợi những HS đã mạnh dạn chia sẻ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu lời nói, hành động thể hiện sự yêu quý bạn bè
Mục tiêu: HS biết những việc cần làm để thể hiện sự yêu quý bạn bè.
Cách tiến hành:
- GV treo hình ảnh lên bảng để HS quan sát, đồng thời hướng dẫn HS quan sát tranh trong sgk.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trong tranh đang làm gì? Việc làm đó thể hiện điều gì?
+ Em cần làm gì để thể hiện sự yêu quý bạn bè?
- GV khuyến khích HS chia sẻ kết quả thảo luận với cả lớp.
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
Hoạt động 3: Thảo luận về cách ứng xử thể hiện sự yêu quý bạn bè
Mục tiêu: HS biết cách ứng xử, đối đáp với bạn bè hợp lí, thể hiện sự tình yêu thương, đoàn kết, yêu quý bạn bè.
Cách tiến hành: 
- GV cho HS thảo luận cặp đôi về:
+ Cách nói, xưng hô
+ Cách thể hiện thái độ, cử chỉ
+ Cách thực hiện hành động
- GV gọi một số cặp đứng dậy thể hiện trước lớp, cả lớp lắng nghe, nhận xét.
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu:Giúp HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể.
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoạt động cặp đôi, hoàn thành BT1
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Quan sát các tranh trong sgk và cho biết em đồng tình với hành động trong bức tranh nào, không đồng tình với hành động trong bức tranh nào? Vì sao?
- GV gọi một số HS đứng dậy trình bày nhận xét của mình.
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS hoạt động tích cực.
Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm, hoàn thành BT2
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm: Đọc các tình huống trong sgk và cho biết em sẽ làm gì nếu ở trong các tình huống đó?
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, khen ngợi những nhóm có cách xử lí đúng.
Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3
- GV khuyến khích HS chia sẻ những việc đã và sẽ làm để thể hiện sự yêu quý bạn bè.
- GV cùng cả lớp lắng nghe, nhận xét.
D. VẬN DỤNG
Mục tiêu:Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để chia sẻ và thực hiện những việc làm thể hiện sự quý trọng bạn bè.
Cách tiến hành:
- GV cho HS thực hành chúc mừng khi bạn có niềm vui, nói lời đề nghị khi muốn bạn giúp đỡ, động viên, an ủi khi bạn gặp chuyện buồn
- GV hướng dẫn HS về nhà viết lời yêu thương gửi tặng cho bạn.
- GV gợi ý cho HS nuôi lợn đất để giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- GV chốt kiến thức bài học.
- HS nghe GV giới thiệu trò chơi
- HS nắm luật chơi và tham gia trò chơi nhiệt tình, hào hứng.
- HS nghe GV giới thiệu bài học mới.
- HS thực hiện nhiệm vụ
- HS chia sẻ cho các bạn và GV nghe.
- HS lắng nghe nhận xét của GV
- HS quan sát tranh 
- HS thảo luận nhóm và tìm ra câu trả lời.
- Đại diện nhóm chia sẻ kết quả:
+ Các bạn giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ, đoàn kết => Yêu quý bạn bè.
- HS bắt cặp, thực hiện nhiệm vụ GV giao phó.
- Một số cặp đôi trình bày, các bạn còn lại lắng nghe.
- HS quan sát tranh, suy nghĩ trả lời câu hỏi
- HS đứng dậy trình bày:
+ Đồng tình: tranh 1, 3, 5
+ Không đồng tình: tranh 2, 4, 6.
- HS lắng nghe GV nhận xét, tiếp thu.
- HS hoạt động nhóm theo sự phân chia của GV, thực hiện nhiệm vụ.
- Các nhóm lần lượt trình bày kết quả thực hiện.
- HS lắng nghe nhận xét, tiếp thu.
- HS mạnh dạn đứng lên chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét từ bạn bè, GV
- HS thực hành với bạn bên cạnh
- HS về nhà viết lời yêu thương và gửi tặng cho người mình yêu quý nhất.
- HS tập nuôi lợn đất
- HS lắng nghe GV nhận xét cuối bài học
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI 4: NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học xong bài này, HS sẽ:
- Nêu được một số biểu hiện của việc nhận lỗi và sửa lỗi
- Nêu được vì sao phải nhận lỗi, sửa lỗi.
- Thực hiện được việc nhận lỗi và sửa lỗi
- Đồng tình với việc nhận lỗi và sửa lỗi, không đồng tình với việc không nhận biết lỗi, sửa lỗi
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi
3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2
- Câu chuyện, bài thơ, bài hát, gắn với bài học “Nhận lỗi và sửa lỗi”.
- Bộ tranh đức tính trung thực theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT
- Máy tính, máy chiếu.(nếu có)
2. Đối với học sinh:
- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2. 
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi trò chơi: “Hoa tàn, hoa nở, hoa rung rinh trước gió”.
- GV mời 3 cặp có tinh thần xung phong lên bảng chơi trò chơi.
- Sau khi chơi trò chơi, GV dẫn dắt: Trong cuộc sống, không ai là hoàn hảo. Ai rồi cũng mắc những sai lầm dù lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, điều quan trọng là khi mắc lỗi chúng ta phải biết nhận lỗi. Đó chính là bài học của chúng ta hôm nay, bài 4: Nhận lỗi và sửa lỗi.
B. KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Đọc thơ và trả lời câu hỏi
Mục tiêu: Thông qua bài thơ, HS biết được những việc làm, hành động của Cáo đã mắc lỗi nhưng không chịu nhận lỗi.
Cách tiến hành:
- GV gọi 1 bạn HS đứng dậy đọc to, rõ ràng bài thơ “bạn cáo”.
- GV cho HS th ảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi:
+ Chuyện gì xảy ra khi bạn Cáo và bạn Thỏ đang đọc truyện?
+ Bạn Cáo đã làm gì sau khi làm rách quyển truyện?
+ Em có đồng tình với việc làm của bạn Cáo không? Vì sao?
- GV cho các cặp thảo luận trong vòng 3 phút và gọi đại diện các cặp đứng dậy trình bày kết quả.
- GV cùng HS nhận xét, kết luận: Bạn Cáo là người đã mắc lỗi nhưng lại đổ lỗi cho bạn Thỏ, đó là điều không tốt, chúng ta không nên học theo bạn Cáo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu lời nói, việc làm thể hiện việc nhận lỗi và sửa lỗi
Mục tiêu: Thông qua quan sát tranh, xử lí tình huống HS nêu được một số lời nói, hành biểu hiện của việc nhận lỗi và sửa lỗi.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm với bạn bên cạnh, trả lời câu hỏi:
+ Nếu là bạn Cáo trong tình huống trên, em sẽ làm gì?
+ Bạn Cáo nên nhận lỗi, sửa lỗi như thế nào?
- GV quan sát HS thảo luận, nhắc nhở những HS không thực hiện nhiệm vụ.
- GV gọi một số cặp đứng dậy trình bày cách xử lí tình huống.
- GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận: Khi mắc lỗi, mỗi chúng ta phải biết nhận lỗi như bạn Cáo để được mọi người yêu quý.
Hoạt động 3: Trao đổi vì sao cần nhận lỗi và sửa lỗi
Mục tiêu: Từ câu chuyện của Cáo, HS hiểu được ý nghĩa của việc biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát tranh trong sgk
- GV đặt câu hỏi:
+ Các bạn Cáo nhận lỗi và sửa lỗi có thể mang đến điều gì?
+ Theo em, bạn Cáo sẽ cảm thấy như thế nào sau khi nhận lỗi và sửa lỗi?
- GV gọi HS đứng dậy trình bày kết quả thảo luận.
- GV cùng học sinh nhận xét, đánh giá và kết luận.
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu:Giúp HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể.
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1
- GV nêu lần lượt từng ý sau đó gọi HS đứng dậy trả lời và lí giải theo cách hiểu của em.
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Chúng ta khi bất cứ làm việc gì cũng nên nhận lỗi và tìm cách sửa chữa sau khi mắc lỗi.
Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2
- GV trình chiếu tranh, yêu cầu HS nhận xét về hành vi xin lỗi của bạn trong từng tranh
- GV cho HS suy nghĩ, GV gọi HS đứng dậy nhận xét từng bức tranh:
+ Bạn 1: Nhận xét tranh 1
+ Bạn 2: Nhận xét tranh 2
+ Bạn 3: Nhận xét tranh 3
+ Bạn 4: Nhận xét tranh 4
- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá và kết luận.
Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm, hoàn thành BT3
- GV chia lớp thành 3 nhóm xử lí tình huống:
+ Tình huống 1: Nhóm 1
+ Tình huống 2: nhóm 2
+ Tình huống 3: Nhóm 3
- GV gọi đại diện các nhóm đứng dậy trình bày kết quả nhóm đóng vai và xử lí.
- GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận.
Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4
- GV khuyến khích HS chia sẻ về một lần em đã biết hoặc chưa biết nhận lỗi, sửa lỗi.
- GV lắng nghe, khen ngợi các bạn đã có tinh thần chia sẻ, thừa nhận cái sai và sửa lỗi.
D. VẬN DỤNG
Mục tiêu:Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để chia sẻ và thực hiện những việc làm thể hiện việc nhận lỗi và sửa lỗi.
Cách tiến hành:
- GV cho HS đóng vai để kể câu chuyện Bạn Cáo.
- GV hướng dẫn HS về nhà viết lời xin lỗi và gửi đến người mà em mắc lỗi.
- GV kết luận trước khi kết thúc bài học.
- HS hào hứng tham gia trò chơi
- HS xung phong lên chơi trò chơi
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới.
- HS đứng dậy đọc bài
- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời
- Đại diện nhóm, trả lời câu hỏi: 
+ Cáo làm rách truyện
+ Cáo đổi lỗi do bạn Thỏ làm
+ Em không đồng tình, vì bạn không nhận lỗi.
- HS nghe GV nhận xét, đánh giá.
- HS tiến hành thảo luận nhóm, tìm ra câu trả lời.
+ Nếu em là bạn Cáo em sẽ khuyên Cáo nhận lỗi.
+ Bạn Cáo nên thú nhận với mẹ bạn Thỏ là mình làm rách truyện và xin lỗi cô.
- HS nghe nhận xét, rút ra bài học.
- HS quan sát tranh
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- HS trình bày kết quả
- HS lắng nghe GV và các bạn nhận xét.
- HS xung phong trả lời từng ý của GV.
- HS lắng nghe GV nhận xét
- HS quan sát tranh, nhận xét các bạn trong tranh
- HS đứng dậy nhận xét từng bức tranh.
+ Tranh 1: Làm bạn ngã, dìu bạn dậy rồi xin lỗi -> Đồng tình.
+ Tranh 2: Làm rơi đồ của bạn, xin lỗi trống không rồi bỏ đi -> Không đồng tình.
+ Tranh 3: Làm rách truyện của bạn, dán lại cho bạn -> đồng tình
+ Tranh 4: Xin lỗi chị với thái độ khó chịu -> Không đồng tình.
- Các nhóm đóng vai thảo luận, xử lí tình huống.
- Các nhóm lên trình bày
- HS lắng nghe lời nhận xét của GV.
- HS xung phong chia sẻ
- HS lắng nghe nhận xét của GV
- HS đóng vai, kể chuyện bạn Cáo
- Về nhà HS viết lời xin lỗi
- HS nghe GV kết luận bài học.
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI 5: KHI EM BỊ BẮT NẠT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học xong bài này, em sẽ:
- Nêu được một số tình huống bị bắt nạt
- Nêu được vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt
- Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi
3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất trách nhiệm, mạnh mẽ, can đảm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2
- Bộ tranh về ý thức trách nhiệm theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT
- Máy tính, máy chiếu.(nếu có)
2. Đối với học sinh:
- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2. 
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới bằng cách đoán đường thỏ chạy trong bức ảnh.
Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi: Bạn thỏ nên chọn con đường nào? Vì sao?
- GV gọi 2 – 3 HS đứng dậy dự đoán kết quả
- GV dẫn dắt HS vào bài mới, bài 5: Khi em bị bắt nạt.
B. KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi
Mục tiêu: Thông qua câu chuyện, HS hiểu ra nội dung câu chuyện rằng: bạn Heo bị các bạn bắt nạt, nhưng cuối cùng các bạn đã nhận ra lỗi sai, xin lỗi Heo và mọi người cùng chơi vui vẻ với nhau.
Cách tiến hành:
 - GV kể chuyện cho cả lớp nghe một lượt
- GV gọi 1 HS khác lên bảng chỉ vào từng tranh và kể tóm tắt câu chuyện.
- GV cho HS hoạt động theo cặp, trả lời câu hỏi:
+ Chuyện gì đã xảy ra với Heo con?
+ Khi đó, Heo con cảm thấy như thế nào?
+ Heo con đã làm gì?
- GV cùng các bạn lắng nghe một số cặp trình bày, GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số hành vi bắt nạt người khác
Mục tiêu: Thông qua tranh ảnh, HS biết được những hành vi bắt nạt người khác mà em có thể gặp phải trong cuộc sống.
- GV treo hình ảnh lên bảng, yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trong tranh đang làm gì? Em có đồng tình với việc làm đó hay không? Vì sao?
+ Theo em, cần làm gì khi bị người khác bắt nạt?
- GV gọi đại diện một số cặp đứng dậy trả lời câu hỏi.
- GV cùng cả lớp lắng nghe, nhận xét và kết luận.
Hoạt động 3: Chia sẻ vì sao cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt
Mục tiêu: HS hiểu được sự nguy hiểm nếu không biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị người khác bắt nạt.
Cách tiến hành:
- GV đặt câu hỏi cho HS: Khi em bị bắt nạt, nếu em không tìm kiếm sự hỗ trợ thì điều gì sẽ xảy ra?
- GV lắng nghe HS chia sẻ, nhận xét và kết luận.
Hoạt động 4: Thảo luận những việc nên làm khi bị bắt nạt
Mục tiêu: Thông qua các hoạt động trong tranh, HS biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị người khác bắt nạt.
Cách tiến hành:
- GV treo hình ảnh lên bảng, yêu cầu HS trả lời: Khi bị bắt nạt, bạn nhỏ đã có những cách xử lí như thế nào?
- GV lắng nghe HS chia sẻ những việc làm cụ thể trong từng bức tranh.
- GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận: Khi bị người khác bắt nạt, chúng ta nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh bằng nhiều cách như: hô lớn, chia sẻ với bạn bè, báo với thầy cô giáo, bố mẹ hoặc các chú công an, bảo vệ
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu:Giúp HS củng cố kiến thức , bày tỏ được ý kiến, biết xử lí tình huống và liên hệ cụ thể vào bản thân để rút ra bài học.
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1
- GV đọc hết một lần tất cả các việc làm trong sgk.
- GV nêu lần lượt từng ý, gọi 1 HS đứng dậy trình bày ý kiến của mình đồng tình hay không đồng tình? Giải thích vì sao?
- GV thực hiện tương tự từ ý A đến hết ý E.
- GV chốt lại câu trả lời của HS: Chúng ta đồng tình với ý B, C, D, E và không đồng tình với ý A. 
Nhiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_2_sach_canh_dieu_chuong_trinh_hoc_ky_i.docx