Ngày soạn: Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 1: SẮC MÀU ÂM THANH TIẾT 1: HỌC HÁT DÀN NHẠC TRONG VƯỜN NHẠC VÀ LỜI: TÔ ĐÔNG HẢI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -Biết đôi nét về tác giả Tô Đông Hải -Biết bài hát Dàn nhạc trong vườn có giai điệu nhịp nhàng nói về một vườn thiên nhiên tuyệt đẹp. 2 .Năng lực - Hát chuẩn xác, thuộc lời bài hát: “Dàn nhạc trong vườn” đúng sắc thái. Thể hiện được bài hát với tính chất nhịp nhàng của nhịp 3/4 - Hình thành cho học sinh một số kỹ năng hát ( hát rõ lời, đồng đều ,lấy hơi) - Biết hát kết hợp các hình thức gõ đệm theo phách. 3. Phẩm chất -Yêu thích môn âm nhạc. - Góp phần giáo dục các em thêm gắn bó với thiên nhiên, loài vật II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: - Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh - Giáo án wort soạn rõ chi tiết - Hát chuẩn bài hát đúng sắc thái. - Đàn oor gan, nhạc cụ cơ bản (VD nhưthanh phách, song loan, trống con) 2. Học sinh: - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập - Nhạc cụ cơ bản (VD nhưthanh phách, song loan, trống con) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 15’ 10’ 5’ + KHỞI ĐỘNG - Nhắc học sinh tư thế ngồi ngay ngắn. - Kiểm tra sĩ số lớp nhắc học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập. -Hỏi cảm nhận của các em khi lên lớp 2 -GV HD HS trò chơi em yêu thế giới muôn loài: Chia lớp làm 4 nhóm, Gv phát mỗi nhóm 1 tranh con vật “Vịt, Gà, Mèo, chim” sau đó GV hỏi lần lượt từng nhóm theo tiết tấu sau và từng nhóm trả lời. Hỏi: Bạn thích con gì VD trả lời: Tôi thích con vịt Tôi thích con Gà Tôi thích con Mèo Tôi thích con chim -GV có thể hỏi thêm tiếp trên tiết tấu trên: Vd Hỏi: Nó kêu thế nào-Trả lời: Nó kêu cạp cạp. -Tổ nào phản xạ trả lời đều và nhanh nhất là thắng cuộc +KHÁM PHÁ -Tô Đông Hải Sinh năm: 1946 Nơi sinh: Hà Nội các sáng tác của ông như: - Chú bộ đội và cơn mưa - Mưa bóng mây, bài hát Dàn nhạc trong vườn có giai điệu nhịp nhàng nói về một vườn thiên nhiên tuyệt đẹp với một dàn âm thanh líu lo của các loài chim như Cu Gáy, Vàng Anh, Chích Chòe tạo thành 1 dàn nhạc trong vườn đầy lý thú. + Nghe hát mẫu.( GV tự trình bày) - Hỏi hs nói cảm nhận ban đầu về bài hát. + Gv hướng dẫn đọc mẫu lời ca, gõ tiết tấu +Câu 1: kìa con chim gáy cúc cu đố la +Câu 2: Kìa chú vàng anh líu lo lá son +Câu 3:Kìa chim chích chòe, chích chòe lá phà +Câu 4: Một dàn nhạc chim líu lo trong vườn - Mời 1-2 em đọc bài. -Dạy hát nối tiếp từng câu : mỗi câu đàn giai điệu 1 lần hs hát nhẩm sau đó hát mẫu và bắt nhịp HS hát lại -Chú ý : nhắc HS hát ngân chuẩn các tiếng ngân 2,3 phách, các tiếng ngân 1 phách và nghỉ 2 phách, lấy hơi trước các câu - Giáo viên đàn giai điệu cả bài một lần và bắt nhịp cho học sinh nhẩm sau đó hát tập thể hát thể hiện sắc thái của bài, chú ý sủa sai cho học sinh. - Mời bàn, cá nhân. -Chia lớp làm 3 tổ hát nối tiếp, đồng ca +Tổ 1 : hát câu 1 +Tổ 2 : hát câu 2 +Tổ 3 : hát câu 3 +Cả lớp : hát câu 4 - Giáo viên nhận xét. +THỰC HÀNH-LUYỆN TẬP - Giáo viên hướng dẫn cách gõ đệm theo phách : Gõ vào bông hoa màu đỏ và màu vàng. - Cả lớp hát gõ đệm theo phách - Mời dãy, tổ, cá nhân. - Giáo viên nhận xét. +VẬN DỤNG SÁNG TẠO +Nghe và vỗ tay mạnh nhẹ theo tiết tấu. -Trình chiếu hình tiết tấu và giới thiệu: Hình tiết tấu viết ở nhịp ¾ có 1 phách mạnh là bông hoa màu đỏ, 2 phách nhẹ là bông hoa màu vàng. -GV đọc mẫu hình tiết tấu: 1-2-3/1-2-3/1-2-3 -GV bắt nhịp HS đọc cùng GV -GV bắt nhịp HS đọc không cùng GV -GV miệng đọc tay vỗ theo tiết tấu bằng cách Vỗ phách mạnh kêu to, 2 phách nhẹ duỗi thẳng bàn tay ra để âm thanh phát ra nhẹ và vỗ nhẹ so với phách mạnh -GV hd HS thực hiện cùng: nhắc HS vỗ phách mạnh vào bông hoa màu đỏ, phách nhẹ vỗ vào bông hoa màu vàng. -GV đọc tiết tấu HS vỗ tay mạnh nhẹ vài lần cho quen tay. -Chia lớp 2 tổ, tổ 1 đọc tiết tấu, tổ 2 vỗ tay theo tiết tấu mạnh nhẹ và ngược lại. -Chia cặp và các em thực hiện đổi nhau liên tục. - Nhận xét tiết học (khen + nhắc nhở) - Dặn học sinh về nhà ôn lại bài học, chuẩn bị bài mới. Làm bài trong VBT - Hát lại bài hát để kết thúc tiết học. - Học sinh ngồi ngay ngắn. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. -Trả lời: vui mừng - 4 Nhóm nhận Hình ảnh con vật, lắng nghe và trả lời như GV HD -Lắng nghe, chơi tiếp. -Lắng nghe. - HS chú ý lắng nghe. - Hs nghe giáo viên hát mẫu. - Hs nói cảm nhận bài hát vui tươi, nhịp nhàng - Hs quan sát, đọc lời ca -Thực hiện - Hs thực hiện học hát từng câu. -Ghi nhớ, thực hiện - Học sinh lắng nghe hát nhẩm 1 lần sau đó hat cả bài - Học sinh xung phong - các tổ, lớp thực hiện - Học sinh lắng nghe. - Lớp thực hiện - Học sinh xung phong. - Hs lắng nghe. Theo dõi, lắng nghe. -Theo dõi, lắng nghe. -Lắng nghe. -Thực hiện. -Theo dõi cách vỗ tay tạo âm thanh mạnh nhẹ. -Thực hiện cung GV -ThỰC hiện. -2 tổ thực hiện. -Các cặp thực hiện - Lắng nghe. - Học sinh ghi nhớ và thực hiện. - Học sinh ghi nhớ. TIẾT 2 ÔN TẬP BÀI HÁT: DÀN NHẠC TRONG VƯỜN HĐ THƯỞNG THỨC ÂM NHẠC: ƯỚC MƠ CỦA BẠN ĐÔ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -Biết nhớ lại bài hát Dàn nhạc trong vườn có giai điệu nhịp nhàng nói về một vườn thiên nhiên tuyệt đẹp. -Hiểu nội dung câu chuyện 2 .Năng lực - Hát được giai điệu, đúng lời ca bài hát: “Dàn nhạc trong vườn” - Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, phách - Biết hát và vận động theo nhịp 3. Phẩm chất -Yêu thích môn âm nhạc. - Cảm nhận được vẻ đẹp của âm thanh II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: - Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh - Giáo án wort soạn rõ chi tiết - Kể chuyện diễn cảm. - Đàn oor gan, nhạc cụ cơ bản (VD nhưthanh phách, song loan, trống con) 2. Học sinh: - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập - Nhạc cụ cơ bản (VD nhưthanh phách, song loan, trống con) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS + KHỞI ĐỘNG - Nhắc học sinh tư thế ngồi ngay ngắn. - Kiểm tra sĩ số lớp nhắc học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập. -GV hướng dẫn HS thực hiện hình tiết tấu như sau: - HS đếm số và vỗ tay theo tiết tấu (GV lưu ý cho HS vỗ mạnh vào số 1, vỗ nhẹ bào số 2, 3). – GV có thể chia 3 nhóm để thực hiện vỗ tay nối tiếp +THỰ HÀNH-LUYỆN TẬP 1.ÔN TẬP BÀI HÁT: DÀN NHẠC TRONG VƯỜN -HS ôn lại bài hát 1 – 2 lần. HS thực hiện theo các hình thức: + Hát tập thể. + Hát nối tiếp + Hát đối đáp nam nữ – GV hướng dẫn hát kết hợp vận động theo nhịp bằng cách nhín chân sang phải trái theo nhịp). -Chia lớp thành các nhóm : bạn hát- bạn vận động -GV khuyến khích HS thực hiện ý tưởng mới của mình. -Gọi HS trình bày tại chỗ/ lên bảng. -HD lại HS hát gõ đệm theo phách với các hình thức. -Làm mẫu và HD hs thêm hình thức hát gõ đệm theo nhịp của bài hát với các hình thức +KHÁM PHÁ 2.Thường thức âm nhạc Ước mơ của bạn Đô -GV Tạo các loại âm thanh đã chuẩn bị như: giấy, ly, muỗng, bàn học. -GV đặt câu hỏi: Câu 1: Âm thanh phát ra từ đâu? Câu 2: Ở nhà em hay nghe thấy những âm thanh gì Câu 3: Vào tiết chào cờ em nghe thấy tiếng gì. -Giới thiệu vào câu chuyện: Các em à! Ngoài các âm thanh nghe được hàng ngày có âm thanh có cao độ, âm thanh định âm không có cao độ thì ngày hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em 1 loại nhạc cụ rất quen thuộc với chúng ta đó là tiếng “Kèn đồng” mà các em hay nghe thấy ở bài Quốc ca mà trong các tiết chào cờ các em thường nghe, hay các doanh trại bộ đội. + Giới thiệu, trình chiếu nhạc cụ Kèn đồng: Là nhạc cụ nằm trong bộ hơi, âm thanhcủa kèn đồng trầm hùng, vang xa. hơi bằng cách thổi một dòng không khí qua miệng, dòng không khí này tạo ra một hiệu ứng kích âm, tạo ra một dao động sóng đứng trong cột không khí bên trong kèn. - Hướng dẫn HS quan sát 4 bức tranh và kể mẫu cho các em nghe + GV cùng trao đổi nội dung câu chuyện - GV gợi ý tranh 1 nhân vật bạn đó tên gì?, Đô nghe thấy âm thanh gì vào buổi sáng, ở đâu - GV gợi ý tranh 2: Đô đã có cảm xúc gì khi nghe lại âm thanh tiếng kèn đó trong lễ khai giảng - GV gợi ý tranh 3: Sau khi nghe tiếng kèn song Đô thầm nghĩ gì - GV gợi ý tranh 4: Và ước mơ của Đô là gì -Gọi 4 HS lần lượt nhìn tranh và kể lại câu chuyện. -GV kể lại câu chuyện lần 2. +Hỏi Trong câu chuyện ước mơ của bạn Đô nhạc cụ nào đã được nhắc đến. – HS có thể thực hiện ở các hình thức tập thể, nhóm hoặc cá nhân VẬN DỤNG SÁNG TẠO + Trò chơi “Tiếng kèn âm vang” -Trình chiếu tiết tấu, lời ca của trò chơi -GV đọc mẫu hình tiết tấu: 1 2 1 2-1-1-1-1-1-nghỉ -GV bắt nhịp HS đọc cùng GV tiết tấu -GV bắt nhịp HS đọc tiết tấu không cùng GV. -GV đọc mẫu ghép lời “Te te te te te-tò-te-tò-te” vào tiết tấu. -GV bắt nhịp cả lớp đọc lời cho thuộc lời trò chơi. -GV chia lớp 3 tổ chơi trò chơi: các tổ sẽ đọc nối tiếp nhau câu “lời “Te te te te te-tò-te-tò-te” tổ nào đọc đều vang nhất là người chiến thắng. - Nhận xét tiết học (khen + nhắc nhở) - Dặn học sinh về nhà ôn lại bài học, chuẩn bị bài mới. Làm bài trong VBT - Hát lại bài hát để kết thúc tiết học. -Thực hiện -Lớp trưởng báo cáo, thực hiện. -Lắng nghe. -Thực hiện -3 nhóm thực hiện -Lắng nghe và ôn lại -Lắng nghe theo dõi gv làm mẫu và thực hiện. -Thực hiện -Thực hiện. -Thực hiện -Ôn hát gõ đệm theo phách. -Lắng nghe, thực hiện - HS nghe , cảm nhận -Trả lời: Từ các vật trong đời thường. -1 Hs trả lời: Tiếng máy cưa gỗ, tiếng người nói, tiếng nhạc hàng xóm -1 HS trả lời: Tiếng trống -Lắng nghe -Lắng nghe - HS xem tranh và lắng nghe. -1 HS trả lời: Tên Đô, âm thanh tiếng kèn đồng ở doanh trại -1 Hs trả lời: xúc động -1 HS trả lời: Bạn sẽ học thổi kèn để được đứng trong đội nghi lễ -1 HS trả lời: Đô mơ ước là 1 nhạc công trong Đoàn quân nhac - 4 HS thực hiện. -Lắng nghe -1 Hs trả lời: Nhạc cụ kèn đồng. -Thực hiện -Theo dõi. -lắng nghe. -Cả lớp đọc cùng. -Cả lớp thực hiện. -Lắng nghe. -Thực hiện. -3 tổ chơi trò chơi. - Hs ghi nhớ. - Học sinh ghi nhớ và thực hiện. - Học sinh ghi nhớ. TIẾT 3 ĐỌC NHẠC BÀI SỐ 1 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: – Nhớ tên các nốt trong bài đọc nhạc, đọc được cao độ và trường độ bài đọc nhạc số 1 với kí hiệu bàn tay. tay và đọc nhạc với nhạc đệm. 2 .Năng lực – Biết đọc nhạc và vận dụng gõ đệm theo nhịp 2/4. – Cảm nhận được yếu tố mạnh, nhẹ qua thực hành gõ nhịp 2/4. 3. Phẩm chất -Yêu thích môn âm nhạc. - Cảm nhận được vẻ đẹp của âm thanh II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: - Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh - Giáo án wort soạn rõ chi tiết - Đọc chuẩn bài đọc nhạc đúng sắc thái. - Đàn oor gan, nhạc cụ cơ bản (VD nhưthanh phách, song loan, trống con) 2. Học sinh: - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập - Nhạc cụ cơ bản (VD nhưthanh phách, song loan, trống con) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS KHỞI ĐỘNG - Nhắc học sinh tư thế ngồi ngay ngắn. - Kiểm tra sĩ số lớp nhắc học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập. Trò chơi: Ai nhớ tài hơn – GV gọi 6 HS đóng vai các bạn Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La theo chiều cao dần, (phân công, thoả thuận không để HS cả lớp biết), 1 HS làm MC. - Luật chơi: MC là HS giới thiệu 5 bạn thân quen đã học ở lớp 1 tương ứng với Đô, Rê, Mi, Pha, Son. MC giới thiệu từng bạn ứng với kí hiệu bàn tay, cả lớp cùng nhau đọc tên nốt, bạn nào đọc nhầm sẽ phải lên thay bạn trên bảng. KHÁM PHÁ +Giới thiệu và nghe đọc mẫu. -GV cho HS quan sát tranh về 5 bạn Đô – Rê – Mi-Sol-La đang đứng trên phím đàn và hỏi - Câu 1: trong tranh bạn nào đứng thấp nhất, bạn nào đứng cao nhất? -Câu 2: Em hãy đọc tên lần lượt các bạn từ thấp đến cao. -Câu 3: ở lớp 1 e đã học các nốt nhạc nào? -GV bấm đàn và đọc cao độ các nốt Đô-rê-mi-pha-sol-la. -GV bấm đàn HS đọc cao độ 5 nốt Đồ-rê-mi-pha-sol-la + Đọc lời ca và tên nốt: - GV cho quan sát và giới thiệu về bài đọc nhạc Bài số 1. Đọc mẫu bài đọc nhạc qua một lần. ? Yêu cầu HS nêu cảm nhận về bài đọc nhạc. - GV đọc tên nốt từng câu và bắt nhịp cho HS đọc theo. + Câu 1: + Câu 2: - GV đọc hoặc mở file mp3/ mp4 cho HS nghe 1 lần nữa và yêu cầu HS nhẩm theo - Cho HS đọc với nhiều hình thức khác nhau như cá nhân/ nhóm/ tổ/ cả lớp. - GV mời HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. + Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay: - GV cho HS quan sát kí hiệu bàn tay của Đô – Rê – Mi-Sol-La và yêu cầu HS thể hiện lại thế tay của 5 nốt - GV đọc mẫu theo kí hiệu bàn tay từng câu và hướng dẫn HS đọc theo. - GV cho HS đọc cả bài theo kí hiệu bàn tay bằng nhiều hình thức: cá nhân/ nhóm/ tổ/ cả lớp. - GV yêu cầu HS nhận xét. - GV tổng kết – nhận xét. THỰC HÀNH − LUYỆN TẬP + Đọc nhạc với nhạc đệm: - GV mở file nhạc đệm đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc theo. - GV yêu cầu HS thực hiện với nhiều hình thức khác nhau: cá nhân/ nhóm/ tổ/ cả lớp. - GV Cho HS kết hợp đọc nhạc theo nhạc đệm kết hợp vận động tự do theo ý thích. - GV hướng dẫn HS chỗ bắt đầu và chỗ kết thúc để các em đọc khớp với nhạc đệm. Sửa sai và nhắc nhở HS lắng nghe để kết hợp nhịp nhàng với âm nhạc. -Hỏi tên các nốt nhạc mới trong bài đọc nhạc VẬN DỤNG – SÁNG TẠO * Nghe và vỗ tay mạnh − nhẹ theo hình. GV hướng dẫn HS thực hiện như sau: – HS nghe hoặc kết hợp đếm số và vỗ tay (bông hoa đỏ vỗ tay mạnh; bông hoa vàng vỗ tay nhẹ) cảm thụ sự nhịp nhàng của nhịp ¾. 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 – HS có thể thực hiện ở các hình thức tập thể, nhóm hoặc cá nhân - Nhận xét tiết học (khen + nhắc nhở) - Dặn học sinh về nhà ôn lại bài học, chuẩn bị bài mới. Làm bài trong VBT - Đọc lại bài đọc nhac để kết thúc tiết học. -Thực hiện -Lớp trưởng báo cáo, thực hiện. -Lắng nghe, 6 bạn thực hiện. -Lắng nghe và chơi. -Theo dõi, trả lời. -1 HS trả lời: Bạn Đô thấp nhất, bạn La cao nhất. -1 HS trả lời: Đô-rê-mi-pha-sol-la. -1 HS trả lời : Đồ-rê-mi-pha-sol. -Lắng nghe, ghi nhớ cao độ -Lớp thực hiện -Quan sát, lắng nghe - HS trả lời theo cảm nhận. - HS lắng nghe, đọc theo - HS đọc câu 1. - HS đọc câu 2. - HS đọc nhẩm cả bài. - HS thực hiện theo yêu cầu. - HS nhận xét. - HS lắng nghe, ghi nhớ. -Quan sát, làm chậm thế tay của 5 nốt nhạc -Vừa đọc nhạc từng câu, vừa làm thế tay 5 nốt. -Lớp thực hiện. -Nhận xét chéo nhau. -Lắng nghe - HS đọc nhạc với nhạc đệm. - HS thực hiện theo yêu cầu. - HS đọc theo yêu cầu. - HS lưu ý những chỗ khó. -1 HS trả lời: Nốt La. -Lắng nghe, thực hiện -Thực hiện. - Hs ghi nhớ. - Học sinh ghi nhớ và thực hiện. - Học sinh ghi nhớ. TIẾT 4 * ÔN TẬP: HÁT VÀ ĐỌC NHẠC * VẬN DỤNG - SÁNG TẠO I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết thêm một số động tác phụ họa cho bài hát – Nhớ tên các lại nốt trong bài đọc nhạc, được ôn thêm với các hình thức 2 .Năng lực - HS biểu diễn bài hát nhịp nhàng theo nhịp 3/4 kết hợp những ý tưởng sáng tạo của nhóm và cá nhân. – Thể hiện bài đọc nhạc kết hợp được với nhạc cụ đệm, nhạc baet và vận động. – Vận dụng được yếu tố mạnh – nhẹ trong thể hiện bài hát, bài đọc nhạc và trò chơi với tiết tấu. 3. Phẩm chất -Yêu thích môn âm nhạc. - Cảm nhận được vẻ đẹp của âm thanh II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: - Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh - Giáo án wort soạn rõ chi tiết - Đọc chuẩn bài đọc nhạc đúng sắc thái. - Đàn oor gan, nhạc cụ cơ bản (VD nhưthanh phách, song loan, trống con) 2. Học sinh: - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập - Nhạc cụ cơ bản (VD nhưthanh phách, song loan, trống con) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS KHỞI ĐỘNG - Nhắc học sinh tư thế ngồi ngay ngắn. - Kiểm tra sĩ số lớp nhắc học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập. -HS hát lại bài dàn nhạc trong vườn để khởi động THỰC HÀNH − LUYỆN TẬP 1. Ôn tập Ôn bài hát Dàn nhạc trong vườn. – HS ôn bài hát với nhạc đệm và hát kết hợp vận động theo bài hát. HS hát thể hiện rõ nhịp điệu nhịp nhàng của nhịp ¾ và trình bày ở các hình thức: nhóm hát, nhóm gõ, nhóm vận động, nhóm phụ hoạ, nhóm sắm vai – GV trao đổi, góp ý cách trình bày của HS để các em hoàn thiện hơn. – HS tự nhận xét cho mình, nhóm mình, nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn. Ôn tập đọc nhạc Bài số 1. – Ôn bài đọc nhạc với nhạc đệm/ GV đệm ở các hình thức hoạt động: nhóm đọc nhạc, nhóm gõ, nhóm vận động – HS tự nhận xét cho mình, nhóm mình, nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn về cách thể hiện bài đọc nhạc. – GV trao đổi, tổng kết các ý kiến của học sinh, phân công động viên các bạn khá giúp đỡ những bạn chưa thực hiện tốt. +VẬN DỤNG-SÁNG TẠO 2. Vận dụng − Sáng tạo +Đọc đồng dao và gõ theo hình tiết tấu -Trình chiếu tiết tấu bài và giới thiệu: đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam dùng để hát khi đi làm đồng, làm ruộng. -GV đọc mẫu hình tiết tấu bằng tiếng“ tùng” -GV bắt nhịp HS đọc tiết tấu cùng GV -GV bắt nhịp HS đọc tiết tấu không cùng GV - GV đọc mẫu bào đồng dao theo tiết tấu -GV bắt nhịp cho HS đọc bài đồng dao cùng GV. -GV bắt nhịp cho HS đọc bài đồng dao không cùng GV. -GV HD HS dùng thanh phách(hoạc vỗ tay) vừa đọc đồng dao vừa gõ theo hình tiết tấu(nhắc đọc tiếng nào gõ vào tiếng đó) -Chia lớp 2 tổ, tổ 1 đọc đọc đồng dao tổ 2 gõ theo tiết tấu và ngược lại. -Gọi cá nhân lên thực hiện - Nhận xét tiết học (khen + nhắc nhở) - Dặn học sinh về nhà ôn lại bài học, chuẩn bị bài mới. Làm bài trong VBT - Hát lại bài hát để kết thúc tiết học. -Thực hiện -Lớp trưởng báo cáo, thực hiện. -Thực hiện. -Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện. -Lắng nghe, sửa sai. -Lắng nghe, thực hiện. -Lắng nghe, thực hiện. -Lắng nghe, nhận xét mình và bạn, khắc phục lỗi sai. -Lắng nghe, thực hiện. -Lắng nghe. -Lắng nghe. -Cả lớp thực hiện. -Cả lớp thực hiện. -Lắng nghe. -Cả lớp thực hiện. -Cả lớp thực hiện. -Cả lớp thực hiện. -2 tổ thực hiện. -Cá nhân thực hiện - Hs ghi nhớ. - Học sinh ghi nhớ và thực hiện. - Học sinh ghi nhớ. CHỦ ĐỀ 2: EM YÊU LÀN ĐIỆU DÂN CA TIẾT 5: HỌC HÁT: BÀI CON CHIM CHÍCH CHÒE Theo bài Bắc kim thang-dân ca nam bộ Lời mới: Việt Anh I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS biết bài hát con chim chích chòe được viết theo bài Bắc kim thang – Dân ca Nam Bộ, lời mới của tác giả Việt Anh. -Biết chim Chích Chòe là chim gì, vị trí vùng Nam bộ trên bản đồ 2. Năng lực: - Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Con chim chích chòe. - Hình thành cho các em một số kĩ năng hát (lấy hơi, rõ lời, đồng đều) – Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo hình tiết tấu 1. 3. Phẩm chất: - Giáo dục học sinh biết yêu các bài hát dân ca. - Yêu thích môn âm nhạc. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: - Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh - Giáo án wort soạn rõ chi tiết - Đọc chuẩn bài đọc nhạc đúng sắc thái. - Đàn oor gan, nhạc cụ cơ bản (VD nhưthanh phách, song loan, trống con) 2. Học sinh: - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập - Nhạc cụ cơ bản (VD nhưthanh phách, song loan, trống con) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2’ 3’ 25’ 3’ 2’ KHỞI ĐỘNG - GV nhắc HS trật tự và ngồi học đúng tư thế. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp. - HS nhắc lại tên bài hát đã học ở tiết trước, cho HS hát lại bài Dàn nhạc trong vườn để khởi động giọng Trò chơi: Gõ đệm theo hình tiết tấu - GV thực hiện gõ cốc xuống bàn theo hình tiết tấu trên, HS quan sát và làm theo. - Luân phiên gõ đối đáp giữa các nhóm. Nhóm 1: gõ cốc (có thể cho HS cầm nghiêng cốc để tạo âm thanh khác biệt); Nhóm 2: gõ thanh phách; Nhóm 3: gõ bút. - GV chủ động thay các nhạc cụ gõ trên bằng nhạc cụ gõ tự chế... KHÁM PHÁ * Học bài hát. - GV cho xem hình ảnh loài Chim chích chòe, bản đồ vùng Nam bộ và giới thiệu: Chin Chích Chòe là loài chim rất đẹp, với giọng hót véo von thánh thót, chim chích chòe đang được rất nhiều người nuôi. Chim chích chòe có rất nhiều loại như: chích chòe đất, chích chòe than, chích chòe lửaÂý thế mà chú Chích Chòe trong bài hát lại là chú chích Chòe không nghe lời mọi người, đi học không chịu đội mũ dẫn đến ốm. Bài hát Con Chim chích Chòe được viết trên nền nhạc bài Bắc Kim Thang Dân Nam bộ, được tác giả Việt Anh soạn lời. là 1 bài đồng dao trong kho tàng dân ca Nam Bộ, tính chất vui vẻ,hài hước. Trẻ em nơi đó thường hất khi chơi trò chơi khoe chân. - GV hát mẫu cho HS nghe. - GV hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu. Câu 1: Có con chim... là chim chích choè Câu 2: Trưa nắng hè mà đi đến trường Câu 3: Ấy thế mà... không chịu đội mũ Câu 4: Tối đến mới... về nhà nằm rên... Câu 5: Ôi ôi ôi... đau quá... nhức cả đầu Câu 6: Chích choè ta cảm liền suốt ba ngày đêm. - Dạy hát nối tiếp các câu, dạy kỹ những tiếng hát luyến “Nằm, cả, cảm” - Dạy xong , GV cho HS hát luyện nhiều lần để HS hát thuộc lời, đúng giai điệu, tiết tấu bài hát. Nhắc HS hát rõ lời, đúng sắc thái, sửa các bạn hát sai.. THỰC HÀNH − LUYỆN TẬP Hát kết hợp gõ đệm theo phách bài hát Con chim chích choè -GV hát và vỗ tay hoặc gõ đệm mẫu theo phách. - GV hướng dẫn HS hát + gõ đệm theo phách bông hoa màu đỏ phách mạnh gõ mạnh, màu vàng phách nhẹ, gõ nhẹ. - GV nhận xét: Hát kết hợp vận động theo nhịp điệu bài hát Con chim chích choè. – GV thực hiện mẫu, sau đó hướng dẫn HS làm theo. – Chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm hát lời ca, 1 nhóm gõ đệm theo phách, 1 nhóm vận động cơ thể theo bài hát (sau đổi luân phiên). – GV nhận xét, sửa sai cho HS (nếu có). – GV chọn 1 nhóm HS lên biểu diễn bài hát trước lớp - GV củng cố bằng cách hỏi lại tên bài hát vừa học là dân ca miền nào, nhắc các em có ý thức bảo vệ mình nhớ đội mũ đi học khi trời nắng. - Cả lớp đứng lên hát + vỗ tay theo phách trước khi kết thúc tiết học. - GV dặn HS về ôn lại bài vừa học, chuẩn bị bài mới, làm bài trong VBT. - Ngồi ngay ngắn. - Báo cáo sĩ số lớp. - Hs xung phong. Hát -Lắng nghe, thực hiện. -Gõ cốc luân phiên các nhóm -Theo dõi, sử dụng nhạc cụ tự chế khác - nghe giảng. - nghe hát - Đọc lời ca -Cả lớp học hát nối tiếp - Học hát theo hướng dẫn của GV. - HS quan sát và nghe mẫu. - Hát + gõ tập thể - Nghe nhận xét -Theo dõi, thực hiện cùng GV, Sau đó thực hiện. -4 nhóm thực hiện. -Lắng nghe, khắc phục -1 Hs thực hiện - Trả lời GV, lắng nghe giáo dục. - Hát+ gõ phách. - Ghi nhớ và thực hiện TIẾT 6: ÔN TẬP BÀI HÁT CON CHIM CHÍCH CHÒE NHẠC CỤ: GIỚI THIỆU NHẠC CỤ SONG LOAN. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -Biết thêm được nhạc cụ gõ đệm Song loan. 2. Năng lực: – Hát được giai điệu và đúng lời ca bài hát Con chim chích choè. – Nhận biết được nhạc cụ gõ song loan. Biết sử dụng nhạc cụ để gõ đệm theo bài tập tiết tấu và bài hát Con chim chích choè. – Biết biểu diễn với nhạc cụ gõ song loan để đệm theo tiết tấu và bài hát. 3. Phẩm chất: - Giáo dục học sinh biết yêu các bài hát dân ca, yêu thích các cụ dân tộc - Yêu thích môn âm nhạc. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: - Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh - Giáo án wort soạn rõ chi tiết - Đọc chuẩn bài đọc nhạc đúng sắc thái. - Đàn oor gan, nhạc cụ cơ bản (VD nhưthanh phách, song loan, trống con) 2. Học sinh: - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập - Nhạc cụ cơ bản (VD nhưthanh phách, song loan, trống con) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS KHỞI ĐỘNG - GV nhắc HS trật tự và ngồi học đúng tư thế. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp. - HS nhắc lại tên bài hát đã học ở tiết trước, cho HS hát lại bài Con chim chích chòe để khởi động giọng Trò chơi: Gõ đệm theo hình tiết tấu – GV cho HS chuẩn bị các loại nhạc cụ gõ đã học (thanh phách, trống nhỏ, ma-ra-cát) để gõ đệm theo tiết tấu mẫu sau đây: – GV thực hiện mẫu 2 – 3 lượt, HS quan sát và làm theo. – HS thực hành gõ đệm theo tiết tấu. – Các tổ, nhóm luân phiên sử dụng nhạc cụ gõ để cùng hoà tấu. THỰC HÀNH − LUYỆN TẬP Ôn tập bài hát Con chim chích choè -HD HS ôn lại với các hình thức đơn ca, song ca, hát đối đáp. -HD lại HS hat gõ đệm theo phách - HD Hát kết hợp vỗ tay theo theo tiết tấu lời ca – GV thực hiện mẫu và hướng dẫn HS. – Biểu diễn bài hát vỗ tay theo phách với các hình thức: đơn ca, song ca, hát đối đáp – HS quan sát và nhận xét. – GV nhận xét HS. KHÁM PHÁ Nhạc cụ Song loan * Giới thiệu nhạc cụ gõ song loan - Gv giới thiệu và hướng dẫn HS tập cầm, cách chơi, âm thanh nhạc cụ SONG LOAN đúng tư thế và đúng cách. -Gõ âm thanh cho HS nghe, HD HS gõ tự do Song loan để quen tay. THỰC HÀNH − LUYỆN TẬP * Gõ theo hình tiết tấu. - HS quan sát và lắng nghe GV đọc tiết tấu mẫu, đếm : 1-1-1-1-1 2 1-1 2 1. -HS bắt nhịp chi HS đếm sô - HS luyện tập tiết tấu, theo hướng dẫn của Gv. - Gv gọi 1 dãy thực hiện tiết tấu - GV HD HS sử dụng lần lượt nhạc cụ song loan, tập vào tiết tấu -HD HS gõ thanh phách như HD nhạc cụ song loan. -Chia lớp 2 nhóm, mỗi nhóm gõ 1 nửa tiết tấu nối tiếp nhau. * Hát kết hợp gõ đệm theo phách. - Gv làm mẫu hát kết hợp gõ song loan theo theo phách vào bài Con chim chích chòe vào tiếng chữ đỏ - HS hát cả bài kết hợp gõ song loan đệm theo phách - HS luyện tập hoặc trình bày (gõ đệm, hát) theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm. - GV nhận xét các hoạt động và tuyên dương - Nhận xét tiết học (khen + nhắc nhở) - Dặn học sinh về nhà ôn lại bài học, chuẩn bị bài mới. Làm bài trong VBT - Hát lại bài hát để kết thúc tiết học. -Lắng nghe, chuẩn bị nhạc cụ. -Theo dõi, thực hiện. -Thực hiện. -Thực hiện. -Lắng nghe, thực hiện. -Thực hiện -Lắng nghe. -Lắng nghe, thực hiện. -Thực hiện -Thực hiện, nhận xét bạn. -Lắng nghe. - HS quan sát, lắng nghe -Lớp thực hiện - theo dõi - HS lắng nghe và đếm theo tiết tấu - HS thực hiện. -1 dãy thực hiện - Tập song loan vào hình tiết tấu. -Lắng nghe, gõ tiết tấu bằng thanh phách -Theo dõi -Thực hiện gõ song loan -Thực hiện theo yêu cầu giáo viên. -Lắng nghe, ghi nhớ, vỗ tay. - Hs ghi nhớ. - Học sinh ghi nhớ và thực hiện. - Học sinh ghi nhớ. TIẾT 7 *Thường thức âm nhạc đàn bầu việt nam * vận dụng - sáng tạo I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết thêm được 1 nhạc cụ của Việt Nam là Đàn bầu. – Biết về hình dáng, âm sắc của đàn bầu. 2. Năng lực: – Nhận biết được đàn bầu là nhạc cụ dân tộc của Việt Nam. -Chăm chú nghe và biểu hiện cảm xúc khi nghe tiếng đàn bầu qua bài Trống cơm (Dân ca quan họ Bắc Ninh). – Nghe và nhận biết được âm thanh của đàn bầu qua bài Trống cơm. – HS sử dụng song loan gõ đệm theo nhịp điệu bài Múa sạp. 3. Phẩm chất: - Giáo dục học sinh biết yêu nhacjcuj dân tộc. - Yêu thích môn âm nhạc. – Cảm nhận được vẻ đẹp của âm thanh, giáo dục tình yêu đối với âm nhạc II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: - Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh - Giáo án wort soạn rõ chi tiết - Đọc chuẩn bài đọc nhạc đúng sắc thái. - Nhạc cụ đàn bầu 2. Học sinh: - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập - Nhạc cụ cơ bản (VD nhưthanh phách, song loan, trống con) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS KHÁM PHÁ -HS ổn định, ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách, đồ dùng -Lớp trưởng báo cáo sĩ số -Lớp hát lại bài Con chim chích chòe gõ đệm theo phách Thường thức âm nhạc Đàn bầu Việt Nam * Giới thiệu đàn bầu. - Cho HS Xem hình ảnh hoặc video giới thiệu về đàn bầu và 1 đoạn nhạc độc tấu đàn bầu - GV giới thiệu: Đàn bầu là một loại nhạc cụ dân tộc độc đáo của Việt Nam, đàn chỉ chỉ có một âm thanh duy nhất, đàn bầu ngân nga sâu lắng, gần gũi với giọng hát và cảm xúc của người Việt. - GV cho HS xem tranh cách ngồi chơi đàn bầu. - Nghe lại đoạn nhạc độc tấu đàn bầu. -Cho hs Chơi nghe giai điệu đoán tên nhạc cụ: Phát lần lượt độc tấu 3 nhạc cụ khác nhau như VIOLON, NHỊ, BẦU hỏi đoạn độc tấu sô mầy là âm thanh nhạc cụ( chú ý lấy đoạn đọc tấu đàn bầu khác với đoạn đã cho nghe ở trên) -Hỏi lại kiến thức về đàn bầu để chốt nội dung hoạt động - GV nhận xét và tuyên dương. Nghe đàn bầu bài Trống cơm – Dân ca quan họ Bắc Ninh. -Giới thiệu bài nghe nhạc Trống cơm: là một bài dân ca quan họ nổi tiếng thường được hát và múa theo trong các dịp lễ hội ở khắp Việt Nam. Dân ca quan họ là một hình thức hát giao duyên giữa các liền anh liền chị. Đây là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng. -GV cho xem hình ảnh các Liền anh, liền chị hát quan họ. -Giới thiệu nhạc cụ trống cơm: Thân trống cơm có hình ống, hai đầu hơi múp, được làm từ một khúc gỗ khoét rỗng dài khoảng 56 – 60 cm. Đường kính hai mặt khoảng 15 – 17cm, bịt bằng da trâu hoặc da bò. Được dùng trong nghi lễ phong tục và dàn nhạc chèo, âm thanh trống cơm trầm, vang, hơi đục. Khi chơi, người ta thường lấy cơm nếp xoa vào mặt trống để định âm. ( ngày nay thì không cần). -GV cho xem hình ảnh trống cơm. -GV cho HS nghe bài Trống cơm có lời lần 1 - Hỏi bài nghe nhạc có sắc thái, tốc độ nhanh, châm, hay hơi nhanh. -Gv tổ chức cho các em vừa nghe nhạc vừa vận động nhịp nhàng trái, phải theo bài hát Trống cơm. -Cho hs nghe độc tấu nhạc cụ đàn bầu bài Trống cơm -Gv cho Hs xem ảnh hoặc video, nhận biết được trống cơm, trống nhỏ trong tiết mục biểu diễn. ( Lưu ý: Trống cơm cũng thuộc loại trống nhỏ) -GV hỏi lại nội dung hoạt động học. VẬN DỤNG – SÁNG TẠO 2. Vận dụng − Sáng tạo * Nghe và gõ theo hình tiết tấu. - HS quan sát và lắng nghe GV đọc đếm : 1 2 1-1 2 1-1 nghỉ-1 nghỉ -HS bắt nhịp chi HS đếm số -GV dùng thanh phách hay vỗ tay miệng đọc tay gõ theo tiết tấu - GV hướng dẫn HS thực hiện cùng - GV Đọc tiết tấu học sinh nghe ngõ tiết tấu - Gv gọi 1 dãy thực hiện tiết tấu -Chia lớp 2 dãy: Dãy 1 đọc tiết tấu, dãy 2 nghe gõ và ngược lại. -GV sáng tạo 1 số tiết tấu khác, trình chiếu đọc cho các em gõ. *Hát kết hợp vận động phụ hoạ theo bài Con chim chích choè. -GV cho hs xem video mẫu các động tác vận động phụ họa cho bài hát, hoạc làm mẫu các động tác -HD châm các động tác của các câu, hs thực hiện cùng Câu 1: Có con chim... là chim chích choè: Chỉ ngón tay trỏ trái, phải theo nhịp Câu 2: Trưa nắng hè mà đi đến trường Giống động tác câu 1 Câu 3: Ấy thế mà... không chịu đội mũ: Đưa 2 tay lên vòng cung như che ô, nghiêng người trái, phải theo nhịp Câu 4: Tối đến mới... về nhà nằm rên... Đưa từng tay vòng cung lên cao hạ xuống trái, phải theo nhịp Câu 5: Ôi ôi ôi... đau quá... nhức cả đầu Đặt 2 ngón trỏ vào 2 thái dương lắc đầu trái, phải theo nhịp. Câu 6: Chích choè ta cảm liền suốt ba ngày đêm. Đặt 2 tay trồng lên chán lắc đầu trái phải theo nhịp. -Bật nhạc nền thực hiện các động tác cung HS một lần -HS vận động không cùng gv với các hình thức, GV quan sát sửa sai. -Cho HS ít thời gian sáng tạo các động tác và lên biểu diễn. *Nghe và gõ đệm theo nhịp điệu Múa sạp. -Trình chiếu hình ảnh múa sạp và giới thiệu: Múa sạp là trò chơi vừa nh
Tài liệu đính kèm: