Giải đề cương Ôn tập môn Giáo dục công dân 8

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1676Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giải đề cương Ôn tập môn Giáo dục công dân 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải đề cương Ôn tập môn Giáo dục công dân 8
 Giải đề cương ôn tập môn giáo dục công dân 
Câu 1: Tài sản nhà nước là gì ? Tài sản của nhà nước bao gồm những gì? Theo em học sinh có thể làm gì thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. 
+ Tài sản nhà nước gồm: đất đai, rừng núi, sống hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản nguồn lợi vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác .. 
+ Vốn và tài sản cố định do nhà nước xây dựng, đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý .
* Một số việc làm thể hiện nghĩa vụ tôn trọng tài sản Nhà nước của học sinh: 
- Giữ gìn và tiết kiệm các tài sản trong lớp học như bàn ghế, cửa sổ, bóng điện, quạt, đồ dùng dạy học... 
- Họp bàn biện pháp bảo vệ tài sản trường lớp. 
- Không vứt rác bừa bãi ra sân trường, nơi công cộng.
 - Đấu tranh chống những hành vi xâm phạm tài sản nhà nước.
 - Tuyên truyền và xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên
 - Đấu tranh với các hành vi xâm phạm hoặc làm thiệt hại đến tài sản nhà nước.
 - Giữ gìn vệ sinh trường lớp.
 Câu 2: vì sao phải phòng chống nhiễm HIV /AIDS ? Pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi nào ? 
*Vì AIDS là một thảm họa của thế giới. Mọi người hãy tự bảo vệ mình trước hiểm họa AIDS, sống lành mạnh, có hiểu biết 
- Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống việc lây truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, cho gia đình và xã hội; tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng. 
- Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma tuý và các hành vi làm lây truyền HIV/AIDS khác. 
- Người nhiễm HIV/AIDS có quyền được giữ bí mật về tình trạng bị nhiễm HIV/AIDS của mình, không phân biệt đối xử nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng, chống lây truyền bệnh để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. 
Câu 3: để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại thấp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi nào? Nêu những hành vi dẫn đến tài nạn vũ khí , cháy nổ va các chất độc hại gây ra. 
* Để phòng ngừa, hạn chế các tai nạn đó, Nhà nước đã ban hành Luật phòng cháy và chữa cháy, Luật Hình sự và một số văn bản quy phạm pháp luật khác, trong đó : 
- Cấm tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.
 - Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại.
 - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, cháy, nổ, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ qui định về an toàn . 
* những hành vi dễ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại :
 - Nghịch các thiết bị điện. 
- Thả điều gần dây điện cao thế. 
- Cưa bom, đại pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ.
 - Đốt pháo. - Tiếp xúc với thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu.
 - Nghịch bình thuốc trừ sâu. 
- Để trẻ em ăn những thức ăn ôi thiu, không hợp vệ sinh....
 Câu 4 : Vì sao tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, nêu những việc làm thể hiện quyền tự do ngôn luận. 
Tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật vì : 
- Có tuân theo quy định của pháp luật mới tránh được việc sử dụng quyền tự do ngôn luận bừa bãi, hoặc lợi dụng tự do ngôn luận để gây hại cho lợi ích hợp pháp của người khác; cho lợi ích chung của cộng đồng, đất nước. 
- Sẽ phát huy được tính tích cực, quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội. 
* Ví dụ : 
- Phát biểu ý kiến trong các cuộc họp của trường, lớp.
 - Viết bài đăng báo . 
- Kiến nghị với UBND xã/phường về những vấn đề liên quan đến trẻ em. 
- Góp ý kiến cho kế hoạch hoạt động của nhà trường. 
- Tổ dân phố họp bàn về công tác trật tự an ninh ở địa phương.
 Câu 5 : Pháp luật là gì ? Tính bắt buộc là gì ? Nêu ví dụ về tính bắt buộc. 
*Pháp luật là những qui tắc xử sự chung,có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. 
*Tính bắt buộc (tính cưỡng chế): pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực, bắt buộc mọi người phải tuân theo, Không phụ thuộc vào sở thích của bất cứ ai, ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lý theo quy định. 
* Ví dụ về tính bắt buộc.
- Luật Hôn nhân và gia đình quy định nghiêm cấm con ngược đãi cha mẹ nên ai vi phạm cũng sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
 - Luật bảo vệ môi trường ở nước ta quy định công dân có nghĩa vụ bảo vệ môi trường nếu ai vi phạm, tuỳ theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lí theo quy định của Bộ luật Hình sự.
 - Luật giao thông quy định tất cả mọi người dân khi đi hoặc ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đều phải đội mũ bảo hiểm nếu ai vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của luật.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_ON_TAP_GDCD_LOP_8.doc