“TÔN GIÁO CỦA TÔI LÀ SỰ TỬ TẾ”- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA DƯỠNG SINH THỰC VẬT ĐỂ KHỎE MẠNH - TRƯỜNG THỌ VÌ SỨC KHỎE – VÌ MÔI TRƯỜNG Nhiều tác giả 1/1/2016 Thịt đỏ (thịt con 4 chân) kích hoạt ung thư, tổ chức y tế thế giới WHO công bố ngày 26/10/2015 2 DƯỠNG SINH- THỰC VẬT CHO CƠ THỂ KHỎE MẠNH, TRƯỜNG THỌ Mục 1) SƠ LƯỢC ĂN CHAY VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ................................................................. 4 I. Các nguyên nhân ăn chay thất bại: ........................................................................................................ 4 II. Các trường phái ăn chay ....................................................................................................................... 4 III. Bảng phân loại dưỡng chất ................................................................................................................. 5 IV. Sau đây là một số thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng đảm bảo sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho người ăn chay. ............................................................................................................................ 5 V. Tháp dinh dưỡng đạm thực vật (đơn vị tính 100g) .............................................................................. 7 VI. HẠT & NƯỚC ................................................................................................................................... 8 VII. VÌ SAO NÊN CÚNG TỔ TIÊN CỖ CHAY ..................................................................................... 9 VIII. ĂN CHAY ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ..................................................................................... 12 MỤC 2) NGƯỜI THỌ NHẤT VIỆT NAM CHIA SẺ BÍ QUYẾT TRƯỜNG THỌ ................................ 13 MỤC 3) 9 lầm tưởng “hài hước” trong việc ăn chay .................................................................................. 16 MỤC 4) Protein, những bí ẩn còn hàm chứa .............................................................................................. 19 I. Cách chọn thực phẩm có tính kiềm tốt cho sức khỏe ...................................................................... 19 1. Thực phẩm nào có tính axit? ....................................................................................................... 20 2. Thực phẩm nào có tính kiềm? ..................................................................................................... 20 3. Các loại trái cây có tính kiềm phổ biến: ...................................................................................... 22 II. Các loại thực vật phổ biến đem dinh dưỡng cao ............................................................................. 23 1. Nguồn canxi thực vật: ................................................................................................................ 23 2. Nguồn đạm (Protein) thực vật ..................................................................................................... 24 MỤC 5) TÁC HẠI CỦA THỊT ĐỎ (THỊT CON BỐN CHÂN), SỮA BÒ VÀ ĐƯỜNG KÍNH TRẮNG 24 1. Thịt đỏ kích hoạt ung thư như thế nào ............................................................................................ 25 2. 8 tác hại của Sữa bò ........................................................................................................................ 25 3. Bác sĩ Harvard: Muốn không bị loãng xương, hãy ngừng uống sữa ngay lập tức!......................... 29 4. Đường tinh luyện - Chất độc trắng thời hiện đại ............................................................................ 31 5. Đường trắng gây hại cho huyết áp hơn muối .................................................................................. 32 6. THỨC ĂN CỦA TẾ BÀO UNG THƯ LÀ THỊT, ĐƯỜNG VÀ SỮA .......................................... 33 7. HƯỚNG DẪN BỎ ĐƯỜNG KÍNH TRẮNG ................................................................................ 35 3 8. Chuyện lạ về lời dặn của hòa thượng 'vì sao không nên ăn thịt chó' .............................................. 36 MỤC 6) HƯỚNG DẪN ĂN CHAY ........................................................................................................... 38 MỤC 7) CÁC MÓN CHAY THÔNG DỤNG ............................................................................................ 39 PHỤ LỤC ................................................................................................................................................... 54 1. Ăn chay theo quan điểm của tôn giáo ............................................................................................. 54 a. Vì sao mọi người phản đối ăn thịt chó? ...................................................................................... 54 b. KHI THẦN CHẾT VIẾNG THĂM, THẦN SẼ NÓI GÌ VỚI BẠN VÀ TÔI? .......................... 56 c. Lời Chúa về ăn chay ................................................................................................................... 57 d. Ăn chay là phóng sinh chân thật ................................................................................................. 57 2. Căn bệnh trâu báo oán ở làng đồ tể ở Bắc Giang ............................................................................ 58 3. Nhân quả báo ứng- Câu chuyện của Phật tử Nhật Trung ................................................................ 66 4. Bức thư tâm thư của người dân gửi công ty sữa ............................................................................. 69 5. Cứu vật, vật trả ơn - Người cứu vật một mạng, vật trả ơn cứu mạng cả thôn ................................. 71 6. Chú chó đẩy xe cho người thợ đóng giày tật nguyền ...................................................................... 72 7. “5 không oán trách”- Bí quyết thiết thực để hiếu thảo với cha mẹ ................................................. 73 8. Câu chuyện Đường về hạnh phúc của một chú mèo ....................................................................... 75 9. Tác dụng của hạt bí ngô .................................................................................................................. 76 10. Hạt vừng (hạt mè) và công dụng ................................................................................................. 78 11. Tác dụng của đỗ đen (đậu đen) ................................................................................................... 80 12. Dưỡng sinh giấc ngủ ................................................................................................................... 82 Hít thở luân phiên (yoga) ........................................................................................................................ 84 Phép màu trường thọ trong một bài thơ .................................................................................................. 86 Lời kết: ........................................................................................................................................................ 87 4 Mục 1) SƠ LƯỢC ĂN CHAY VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT Thực đơn của những người ăn chay thường có lợi cho sức khoẻ. Các nghiên cứu cho thấy nhưng người ăn chay thường ít khi mắc phải những bệnh tim mạch, một số bệnh ung thư, tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, sỏi mật. Điều đó không chỉ hoàn toàn do chế độ ăn, mà có thể còn do lối sống, vì những người ăn chay thường không hút thuốc lá. I. Các nguyên nhân ăn chay thất bại: 1. Sử dụng đường trắng trong chế biến. Đường trắng là năng lượng rỗng hoàn toàn, gây lão hóa tế bào. 2. Sử dụng thực phẩm biến đổi gen (đậu phụ/đậu hũ/đậu nành, trái không hạt, bí ngồi, cà tím to dài, bí đỏ hình bầu loại to,..). Thực phẩm biến đổi gen là lai khác loài (dâu tây đen= dâu tây + cà gai, ổi không hạt = ổi + vi khuẩn giết côn trùng,..), tạo ra “siêu cây”, nhưng cây này là cây vô sinh, có sinh sản thì cây con cũng què quặt. Thực phẩm biến đổi gen (tên tiếng Anh là GMO) có mối liên hệ sâu sắc tới ung thư. Chúng ta sẽ suy giảm miễn dịch, hoặc ung thư,.. khi cơ thể chúng ta không thể dung nạp nổi thực phẩm biến đổi gen nữa, mà vẫn tiếp tục ăn. 3. Không ăn đa dạng thực phẩm. Không ăn các loại siêu thực phẩm: vô địch canxi có mè trắng/vừng trắng, đạm cao có trong bí đỏ,hạt bí đỏ, các loại hạt ngũ cốc và hạt nói chung (mè, lạc, hạt điều, hạnh nhân, ) tùy khẩu vị. 4. Không sử dụng các loại tảo để bổ sung vitamin B12 (thiếu B12 gây đần độn ở trẻ nhỏ, mất trí nhớ ở người lớn, các loại rau, củ, hạt đều không có vitamin B12). 5. Sử dụng sữa thú. Sữa thú với hàm lượng hormon tăng trưởng (để kích sản xuất sữa) và kháng sinh (do con vật bị viêm nhiễm, máu mủ do máy vắt). Sữa thú hại không khác gì thịt đỏ. 6. Việc ăn các loại hạt còn phôi mà không ngâm đã dẫn tới ức chế dinh dưỡng kéo dài, không riêng trong nhóm ăn chay mà cả ở nhóm ăn kiểu thực dưỡng và nhóm ăn thịt. 7. Việc dùng dầu thực vật mà mất cân đối tỷ lệ Omega-3-6-9. II. Các trường phái ăn chay Hiện trên thế giới có rất nhiều hình thức ăn chay khác nhau, ngoài thuần chay còn có ba nhóm chính như sau: Thuần chay: Không sử dụng bất kỳ chế phẩm động vật nào. Nhóm 1: Không ăn thịt, sữa nhưng vẫn ăn cá và các loại động vật nhuyễn thể như tôm, cua, ốc (Cha Đạo) Nhóm 2: Không ăn thịt, các chế phẩm từ sữa bò, gia cầm nhưng vẫn ăn trứng, cá. Nhóm 3: Không ăn thịt, các chế phẩm từ sữa bò, gia cầm, cá nhưng vẫn ăn trứng. 5 III. Bảng phân loại dưỡng chất Sắt: hạt điều, cà chua, cam, Đậu trắng, đậu Hoà Lan, đậu xanh Canxi: các thực phẩm chế biến từ sữa, sữa đậu nành, nước cam, Đậu trắng, bông cải xanh. Vitamin D: sữa đậu nành, bột ngũ cốc. Vitamin B12: đậu tương, ngũ cốc. Kẽm: gạo nguyên cám, lúa mì, lúa mạch, Đậu trắng, các loại rau có lá xanh, các loại rau củ. Protein: đậu Hoà Lan, thực phẩm chế biến từ đậu tương, các loại hạt IV. Sau đây là một số thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng đảm bảo sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho người ăn chay. Protein Là thành phần rất quan trọng trong mọi chế độ ăn, với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (RDA, còn gọi là mức tiêu thụ hằng ngày) bình quân là 45 gr cho phụ nữ và 55 gr cho nam giới. Người ăn chay có thể dễ dàng dung nạp đủ chất đạm thông qua các nhóm thực phẩm như các loại đậu (như đậu lăng, đậu Hà Lan...); các chế phẩm đậu nành lên men (Đậu trắng, tương hột...); quả, hạt khô. Sắt và kẽm Để có máu khỏe mạnh, cần bổ sung một lượng sắt thích hợp và một chế độ ăn chay có thể cung cấp đủ chất này. Mức RDA bình quân cho phụ nữ từ 19-50 tuổi là 18 mg, phụ nữ trên 51 tuổi là 8 mg và nam giới trưởng thành 8 mg. Trong khi đó, kẽm chịu trách nhiệm chuyển hóa tế bào, chức năng miễn dịch, tổng hợp protein, chữa lành vết thương, tổng hợp ADN và phân chia tế bào. Nhưng do cơ thể con người không lưu trữ kẽm nên nhất thiết chúng ta phải bổ sung chất này từ thực phẩm. Mức RDA cho người trưởng thành là 8 mg ở phụ nữ và 11 mg ở nam giới. Sắt và kẽm thường có trong các loại rau lá xanh (cải xoăn, cải bắp, cải bó xôi, bông cải); các loại hạt khô (hạnh nhân, hạt điều); các loại đậu; trái cây và trái cây khô (mơ, chà là, nho); ngũ cốc nguyên hạt và và bột ngũ cốc nguyên cám. Calcium Cơ thể cần calcium để duy trì sức khỏe xương và răng, đồng thời giúp hệ thần kinh hoạt động tốt. Hàm lượng calcium một người trưởng thành cần tiêu thụ mỗi ngày là từ 1.000 -1.200 mg. Chất này có thể dễ dàng tìm thấy trong các loại rau có màu xanh đậm (bông cải xanh, cải xoăn); tảo và rong biển các loại; Vitamin B12 6 Thông thường, người ăn chay không dùng trứng và những chế phẩm từ sữa sẽ cần bổ sung các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12. Bình quân một người trưởng thành cần hấp thu 1,5 microgram vitamin B12 mỗi ngày. Loại vitamin này có thể được tìm thấy trong các chế phẩm đậu nành lên men, nấm đông cô, các loại tảo và rong biển. Các a xít béo thiết yếu Cơ thể cần có đủ a xít béo để hấp thụ các vitamin tan trong chất béo, chẳng hạn như vitamin A, D, E và K, nhằm điều chỉnh hàm lượng cholesterol, cung cấp năng lượng và duy trì sức khỏe tim mạch cũng như một số chức năng quan trọng khác. Một người trưởng thành cần dùng 1-2 muỗng axít béo omega mỗi ngày. Loại dưỡng chất này thường có trong dầu vừng, dầu dừa... Rau xanh Bạn đã nghe nhiều về việc rau xanh có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên ít người biết rằng nó còn tốt cho sự sản sinh collagen. Những loại rau này tốt cho da nói chung. Chúng có nhiều lutenin, cũng là một chất chống oxy hóa, chứa nhiều vitamin C, giúp da có đủ độ ẩm, cũng như tăng độ đàn hồi của da – và một điều nữa là nó còn giúp cơ thể sử dụng loại protein này một cách thích hợp và hiệu quả hơn. Cải xoăn, rau bina, măng tây là những loại rau tốt nhất. Rau quả màu đỏ Cho dù có màu xanh hay đỏ, rau bina hay cà chua, rau quả màu đỏ cũng thuộc nhóm có khả năng thúc đẩy sản sinh collagen. Có thể kể đến củ cải đường, ớt, dưa hấu, nho đỏ. Rau củ màu đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa, nghĩa là chúng là những thực phẩm chống lão hóa tuyệt vời. Ngoài ra, chúng cũng thường giàu chất lycopene – giúp ngừa ung thư tuyến tiền liệt và giảm cholesterol. Đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ) Đậu được gọi là “trái cây thần kỳ” vì chúng có chứa axit hyaluronic. Hãy nghĩ mà xem, axit hyaluronic có thể giữ nước, nghĩa là cung cấp nước cho da, giữ cho da đủ độ ẩm. Điều này giúp tăng độ đàn hồi cũng như sức khỏe của da, trả lại cho bạn một làn da săn chắc. Để có hiệu quả tốt, bạn nên ăn ít nhất hai muỗng canh mỗi loại đậu hằng ngày. Tỏi Tỏi là gia vị cho cuộc sống tươi trẻ. Tỏi là một trong những thứ có nhiều sulfur. Collagen không thể tự sinh ra mà không có sulfur. Cộng thêm axit lipoic cũng như taurine có trong tỏi và bạn có một thứ gia vị tuyệt vời. Mặt khác, hai loại axit này không thực sự sản sinh ra collagen nhưng chúng sẽ tái tạo lại chất xơ collagen đã bị phá hủy. 7 V. Tháp dinh dưỡng đạm thực vật (đơn vị tính 100g) 8 Người ta đã xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu protein như: Các yếu tố công kích, thường phải mất cho các yếu tố này tới 10% nhu cầu đó là các tác động của các stress, phiền muộn, mất ngủ, nhiễm khuẩn nhẹ...Nhiệt độ môi trường cũng có ảnh hưởng tới nhu cầu protein, khi ở MÔI TRƯỜNG NÓNG LƯỢNG ni tơ mất theo mồ hôi tăng lên. Khi bị nhiễm khuẩn cơ thể tăng quá trình giáng hóa protein, tổn thương ở các mô bị nhiễm khuẩn, sốt đều dẫn tới nhu CẦU PROTEIN TĂNG LÊN. Ở người lao động nhu cầu protein tăng lên không chỉ do nhu cầu năng lượng tăng mà protein còn cần thiết cho việc tái tạo các thể liên kết photphat sinh năng lượng đòi hỏi cơ chất là protein. NĂM 1985 NHÓM CHUYÊN VIÊN HỖN HỢP CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (OMS) VÀ TỔ chức nông nghiệp thực phẩm ( FAO) đã xem xét lại các kết quả nghiên cứu về cân bằng ni tơ đã đi đến kết luận là nhu cầu protein của người trưởng thành được coi là an toàn trong mỗi ngày đối với 1 kg thể trọng là 0,75g cho cả 2 giới. NHU CẦU PROTEIN CAO HƠN Ở TRẺ EM, Ở phụ nữ có thai và cho con bú. Nhu cầu protein của trẻ em là: 0-12 tháng : 1,5 - 2,3 g/kg cân nặng/ngày. 1-3 tuổi : 1,5 - 2 g 1 kg cân nặng/ngày. VI. HẠT & NƯỚC Mẹ Thiên nhiên đưa nôi loài người trên một địa cầu vô cùng phong phú các loại hạt và phần lớn nguồn năng lượng của chúng ta là từ các loại hạt, đặc biệt là từ mễ cốc; đậu cung cấp đạm; hạt và quả hạnh cung cấp nhiều loại chất béo; chúng ta có thức uống, gia vị, phụ gia thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm từ hạt. Trong một hạt, phần phôi để nảy mầm và thịt [nội nhũ] thì không giống nhau về thành phần axit amin và tính chất vật lý. V/đ này nảy sinh đòi hỏi khác nhau giữa chế biến gạo xát và chế biến lứt có phôi mầm mà hiện nay nhiều bạn còn chưa nhận thức đủ. Trong khi một số hạt có thể ăn được cho người, thì một số hạt khác lại có độc tính và một số có thể gây tử vong. Nhiều loại đậu, ví dụ đậu cô-ve chứa hàm lượng cao đạm lectin có thể gây đau dạ dày nếu không chế biến kỹ. Đậu nành có chất ức chế trypsin sẽ gây rối loạn hoạt động tiêu hóa [trong các công thức sữa tôi đã giới thiệu không có sữa từ hạt nành]. Đậu ván có chứa độc chất phytohaemagglutinin có thể gây nôn dữ dội, đau bụng, tiêu chảy. Nhóm hạt có chứa amygdalin như hạt mơ, hạnh nhân đắng, đào, mận, anh đào ăn đến một lượng nào đó có thể gây ngộ độc. Hạnh nhân có 2 loại: một loại ngọt, một loại đắng, hạnh nhân đắng đông y dùng làm thuốc là vị khổ hạnh nhân, độc tính gấp 30 lần hạnh nhân ngọt, người lớn ăn 40-60 hạt, trẻ em ăn 10-20 hạt là có thể tê liệt hô hấp tử vong. Theo tôi biết, hạnh nhân đắng đã bị cấm tại Mỹ chỉ dùng chiết xuất tinh chất, ngay như hạnh nhân ngọt cũng không được ăn nhiều và phải 9 ngâm kỹ với nước muối. Hạt điều mà bạn mua trong siêu thị là loại đã được hấp để loại bỏ urushiol, nồng độ cao urushiol có thể gây tử vong. Hạt nhục đậu khấu là gia vị nổi tiếng nhưng ở mức 28g có thể gây động kinh co giật. Các loại mễ cốc, các loại đậu, các loại hạt đều chứa các chất là cơ chế phòng vệ tự nhiên của thực vật góp phần bảo vệ trạng thái tiềm sinh. Trong tự nhiên, nước, mưa, tuyết tan sẽ giúp loại bỏ các chất ức chế này để nảy mầm hạt giống. Bởi vì các hóa chất này chống lại sự tiêu hóa nên phải ngâm các loại hạt trong thời gian nhất định để trung hòa các hóa chất đó thì việc tiêu hóa mới dễ dàng, mới hấp thụ được các vitamin và chất dinh dưỡng trong hạt và không ngộ độc. Điều này thì loài người đã có hàng ngàn năm kinh nghiệm, một ví dụ là truyền thống gói bánh chưng của người Việt, đậu xanh được cà, ngâm kỹ, đãi vỏ, đồ rồi mới gói bánh. Hạt nếp cũng được vuốt kỹ. Nếp lứt được ủ bằng men. Đậu nành được xử lý ủ men thành tương để loại bỏ các chất kháng dinh dưỡng. Việc ngâm hạt nhất thiết không thể bỏ qua, bạn rửa sạch bụi đất bằng dung dịch rửa rau hoặc pha chút dấm táo, rồi ngâm hạt trong nước nóng, thêm một chút muối. Nước ngâm hạt cần thay và không dùng để nấu ăn vì chúng đã hòa tan các chất độc. Thời gian ngâm trung bình thay đổi tùy từng loại hạt, tùy nhiệt độ. Một số hạt nhiều dinh dưỡng hơn khi bắt đầu nảy mầm. Khi các bạn làm sữa thảo mộc cho em bé cần RẤT NGHIÊM NGẶT quy trình ngâm. Tôi không rõ khâu chế biến các loại hạt thành sữa uống liền dạng khô mà các bạn gửi mẫu cho tôi xem nên không thể ý kiến gì. Các bạn cần tự tìm hiểu. Trẻ em sẽ còi nếu phải ăn thường xuyên loại bột hạt chưa ngâm hấp chứa các yếu tố kháng dinh dưỡng. VII. VÌ SAO NÊN CÚNG TỔ TIÊN CỖ CHAY “...Trong mâm cúng lễ gia tiên, tốt nhất nên dùng những đồ ăn chay, thanh tịnh”, nhà nghiên cứu Vũ Thế Khanh chia sẻ. Phong tục thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt, đã được hình thành từ rất lâu đời. Phong tục ấy không chỉ thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn" mà còn mang giá trị giáo dục sâu sắc cho các thế hệ. Việc cùng nhau bày tỏ lòng thành kính trước tổ tiên, các thành viên trong gia đình càng thắt chặt thêm sợi dây huyết thống. Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu, Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ UIA, gọi tắt là UIA, lại có một góc nhìn khác khi cho rằng từ bấy lâu nay người ta vẫn chưa hiểu hết về phong tục tốt đẹp này. Phong tục bắt nguồn từ nỗi lòng muốn báo hiếu tổ tiên Tiến sĩ Khanh cho biết, để làm rõ hơn về phong tục cúng tổ tiên, bạn đọc trước tiên cần biết về khái niệm “thần thức”. Qua 20 năm nghiên cứu với hàng vạn ca khảo nghiệm, UIA cho rằng khả năng ngoại cảm của con người là có thật. Nói cách khác, những người tham gia nghiên cứu 10 Chương trình khảo nghiệm cho rằng người ta khi chết đi thì vẫn còn lưu lại phần "thần thức". Điều này trùng hợp với quan điểm của đạo Phật về thuyết luân hồi, cho rằng con người phải trải qua nhiều kiếp trước khi đến với miền cực lạc. “Và với phong tục đẹp đẽ thờ cúng tổ tiên, dù vô tình hay hữu ý, chúng ta đều đã chấp nhận phần "thần thức" ấy song hành trong thế giới đương đại. Dựa trên những cơ sở này, Chương trình khảo nghiệm đã phát triển thêm một hướng mới. Qua hàng trăm ca giao lưu điển hình, những người nghiên cứu đi sâu tìm hiểu nhu cầu, ước muốn của phần "thần thức" và đặc biệt trong phong tục cúng lễ, đã có những phát hiện rất lý thú”, tiến sĩ Khanh nói. Theo nhà nghiên cứu này: “Con người ta sinh ra, ai mà không có ông bà cha mẹ, cao hơn nữa là tổ tiên dòng tộc. Kể từ 9 tháng 10 ngày hoài thai đến khi ra đời rồi được nuôi nấng lớn khôn, con cái đã được các bậc sinh thành dành cho biết bao là yêu thương, công sức. Gia tiên tiền tổ nuôi dưỡng cháu con nhưng không bao giờ quá cần thiết sự đền đáp trở lại. Vậy trong đời này, với công ơn sinh thành dưỡng dục, phận làm con cháu biết trả thế nào cho đủ? Cho đến khi các đấng sinh thành khuất núi, nhiều con cháu vẫn trăn trở vì chưa thỏa được nỗi lòng muốn báo hiếu mẹ cha. Và phong tục cúng lễ chính là sự tiếp nối ước vọng ấy dâng lên tiên tổ”. Những người nghiên cứu trong Chương trình khảo nghiệm đã đưa ra khái niệm rằng với phần "thần thức" của gia tiên, cần phải đền đáp bằng cách "vay cá trả cần câu": Cha mẹ cho con cái sinh mệnh, nhưng con cái không thể dùng sinh mệnh để hoàn trả được. Như thế, vay cá nhưng không thể trả bằng cá. Vả lại “vay cá trả cá” là lẽ thường tình. Vay cá và trả lại bằng cần câu, mới là cách đền đáp công ơn trọn tâm vẹn ý. Họ thống nhất rằng cúng lễ bằng phương pháp “cúng tâm linh” chính là “chiếc cần câu” để phần “thần thức” của gia tiên tiền tổ tìm về được miền cực lạc. Cúng đồ mặn hay đồ chay? Nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này, ông Khanh cho rằng mình đã có những trải nghiệm lạ. Vị tiến sỹ này chia sẻ rằng qua hàng vạn ca khảo nghiệm, ông đã rất ngạc nhiên khi phát hiện có tới 80% đối tượng tội phạm có xuất thân từ những gia đình có nguồn gốc làm nghề bất lương. Có thể ví dụ như buôn bán ma túy, hành nghề cờ bạc hoặc làm giàu trên thân xác phụ nữ. Theo ông, ở những gia đình đó, phần “thần thức” của gia tiên luôn bị ảnh hưởng bởi môi trường không lành mạnh, dù có cúng bái bằng mâm cao cỗ đầy đến đâu, cũng không thể siêu thoát. “Âm không siêu thì dương không thái”, vì thế trước hay sau, những gia đình đó cũng gặp những tai họa khó lường. Tiếp theo nhận định đó, ông Khanh cho rằng phong tục thờ cúng tổ tiên trong nhiều gia đình hiện nay chưa thực sự đúng cách. Qua tiếp xúc với nhiều gia đình, những người nghiên cứu 11 trong chương trình này nhận thấy mâm cúng có nhiều đồ rượu, thịt sẽ khiến phần “thần thức” trở nên “nghiện” các thứ đó. "Cần giải thích thêm rằng “thần thức” khi mới hình thành thường rất non yếu, không có khả năng tự chủ. Lúc ấy, nếu các gia đình dùng những đồ cúng có nguồn gốc tanh hôi, sẽ vô tình làm cho “thần thức” của gia tiên rời xa khỏi sự thanh tịnh”, ông Khanh nói. Ông Khanh lấy ví dụ ở những đám cúng giỗ lớn, rượu thịt ê hề nhưng vẫn hay xảy ra va chạm, cự cãi, thậm chí có thể đâm chém nhau. Là bởi đám cúng giỗ đó sẽ quy tụ các phần “thần thức” ưa thích tanh hôi, có “tác dụng ngược”, gây nên sự nóng nảy vô cớ, thiếu kiềm chế của những người tham gia bàn tiệc. “Vậy nên trong mâm cúng lễ gia tiên, tốt nhất nên dùng những đồ ăn chay, thanh tịnh”, nhà nghiên cứu này nói. Ông Khanh diễn giải việc đó gọi là “phạm thực” chuyển thành “hỷ thực”. Nên thay thế những đồ ăn tanh hôi bằng đồ chay và một không khí thanh tịnh. Ví dụ như khi ta đang đói bụng, nếu nghe được một tin rất vui, cảm giác đói trước đó có thể dễ dàng tan biến. Phần “thần thức” cũng như vậy. Làm quen với môi trường thanh tịnh, được kính ngưỡng bằng những đồ “hỷ thực”, chính là cách tiếp thêm năng lượng tinh thần, để phần “thần thức” vượt lên một bậc mới. Nhưng đồ cúng lễ thanh tịnh thôi chưa đủ. Những người nghiên cứu trong chương trình này đề cao nhất cách thức dùng phương pháp nhà Phật để kính ngưỡng gia tiên. Cùng với kinh chú tốt lành, con cháu tham gia cúng lễ phải thật sự chay tịnh, thả tâm hồn rời bỏ “tham, sân, si”, chỉ 12 một lòng hướng về gia tiên tiền tổ. Nhiều cuộc khảo nghiệm đã chỉ ra rằng phần “thần thức” chỉ thực sự hoan hỷ với những người thành tâm cúng lễ là con hiền, dâu thảo, cháu ngoan. Trải qua nhiều lần được tắm mình trong “hỷ thực” và môi trường thanh tịnh như thế, phần “thần thức” của gia tiên sẽ dần được nâng về miền cực lạc. “Trong niềm kính ngưỡng với gia tiên, việc cúng lễ một cách đúng đắn, chính là cách để đền đáp công ơn trời biển của các đấng sinh thành”, ông Khanh kết luận. VIII. ĂN CHAY ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Trong khi thế giới sản xuất ra 2,3 tỷ tấn lương thực trong năm 2009-10 – đủ lượng calo để nuôi dưỡng từ 9 đến 11 tỷ người – nhưng chỉ có 46% lương thực được đem nuôi người. Gia cầm gia súc lấy đi 34% , và 19% đem sử dụng trong công nghiệp như chế dầu sinh học, chế tạo chất bột và chất dẻo. Tiến sĩ Joel E. Cohen, nhà sinh vật toán học, Trưởng Phòng thí nghiệm về dân số trường đại học Rockefeller và đại học Columbia, tác giả cuốn sách “Trái đất có thể nuôi nổi bao nhiêu người?” phân tích một cách sâu sắc về tình hình phát triển dân số thế giới với những hệ lụy và gợi ý giải pháp. Câu hỏi đầu tiên đặt ra là liệu trái đất có thể nuôi sống 7 tỷ người hiện nay, và thêm 3 tỷ nữa vào cuối thế kỷ này? Liệu sự gia tăng về số lượng hộ gia đình, thành phố, mức tiêu thụ vật chất và lượng rác thải có tương ứng với nhân phẩm, sức khỏe, chất lượng môi trường và khả năng thoát khỏi đói nghèo? 13 MỤC 2) NGƯỜI THỌ NHẤT VIỆT NAM CHIA SẺ BÍ QUYẾT TRƯỜNG THỌ Số liệu năm 2011 Cụ Nguyễn Thị Trù, 121 tuổi, hiện cư ngụ tại ấp 5, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM, được biết đến là người thọ nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay. Xuân về, cụ Trù nói về bí quyết trường sinh và nhân nghĩa, yêu thương ở đời. Bí quyết trường thọ Bà Trù sống cùng gia đình người con trai út, ông Nguyễn Hữu Phương, năm nay cũng đã 72 tuổi. Cụ Trù có gương mặt hao gầy, nhiều vết đồi mồi thể hiện dấu ấn thời gianHiện sức khỏe của cụ không được như những năm trước, tâm trí cũng không còn minh mẫn cho lắm. Chúng tôi từng nhiều lần gặp cụ Trù, sau khi cụ được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao kỷ lục người thọ nhất Việt Nam, năm 2011. Ấy vậy, lần nào gặp, cụ cũng cầm tay hỏi han đủ thứ chuyện, quen thân như con cháu trong nhà... Cụ Nguyễn Thị Trù, người cao tuổi nhất hiện nay. Ông Phương là người con út trong số 11 người con của cụ Trù. Ông trưng ra giấy CMND, sổ hộ khẩu thể hiện mẹ mình sinh ngày 4/5/1893, quê gốc ở miệt Cần Guộc, tỉnh Long An. Trước đây khi còn minh mẫn, cụ Trù kể khá chi tiết về cuộc đời mình. Cụ kể rằng, thời trẻ, cụ từng tham gia Cách mạng, làm công tác hội phụ nữ cứu quốc, làm hậu phương, tiếp tế lương thực và che dấu cán bộ... Về lương duyên với người đàn ông duy nhất của đời mình, cụ Trù cười hóm hỉnh kể “nhà ông ấy hồi xưa cũng có của ăn của để. Khi ấy cưới hỏi theo sự sắp xếp của cha mẹ, chúng tôi nhìn mặt nhau là thành vợ chồng, có với nhau 11 người con...cho đến lúc ông ấy qua đời năm 1963 vì tuổi tác”. Hỏi về bí quyết trường thọ? Cụ Trù cười cười nói: “Làm gì có bí quyết nào! Cứ sống thoải mái, tâm luôn hướng thiện là được”. Rồi cụ Trù chia sẻ, thời trẻ, tham gia công tác hậu phương cho Cách mạng nên lao động tay chân quần quật, từ đó sức khỏe dẻo dai, hầu như không có bệnh tật gì. Sau này cụ ăn uống, ngủ nghỉ điều độ, năng thể dục... 14 Ông Phương, con cụ Trù, khẳng định “từng tuổi này nhưng mẹ tôi rất hiếm khi đến bệnh viện”. Theo lời ông Phương, kể từ khi cha ông mất vào năm 1963, cụ Trù hay đến tịnh xá gần nhà để ngồi thiền và tham gia công tác từ thiện, rồi từ đó cụ hình thành thói quen ăn chay, niệm phật.... Nói về chế độ sinh hoạt của cụ Trù, ông Phương cho biết, mỗi ngày cụ Trù ăn uống đủ ba bữa, thường sáng ăn cháo, trưa và chiều ăn cơm như người trong nhà. Trước đây mỗi bữa cụ Trù ăn chừng 2 chén cơm đầy, nhưng giờ thì khác, chỉ vơi 1 chén. Xen giữa các buổi, cụ Trù “ăn dặm” theo rau quả, Đáng nói, một thói quen được cụ Trù duy trì từ trẻ tới 121 tuổi là mỗi buổi sáng dậy tập thể dục, để hít thở không khí trong lành. Dù nay sức khỏe của Trù không được như trước nhưng cụ vẫn duy trì thói quen này. Sống nhân nghĩa, làm gương cho đời sau Được biết hiện giờ cụ Trù sống trong căn nhà cấp 4 của ông Phương, nhà có 4 thế hệ. 11 người con của cụ Trù, hiện đã...về với ông bà, chỉ còn lại 3 người, trong đó có ông Phương, là người trực tiếp phụng dưỡng cụ. Dù căn nhà nhỏ nhưng ông Phương vẫn sắp xếp cho mẹ của mình 1 phòng riêng biệt, ngăn nắp...để cụ nghỉ ngơi. Cụ Trù được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao kỷ lục người thọ nhất Việt Nam, năm 2011. Ở địa phương khi nghe chúng tôi nhắc đến cụ Trù, từ già đến trẻ, ai cũng tỏ vẻ kính trọng, yêu mến; nhưng không từ kỷ lục thọ nhất Việt Nam mà cụ được trao tặng, mà là từ cách sống nhân nghĩa, yêu thương, làm gương cho con cháu của cụ. Chưa ai từng nghe chuyện bất hòa hay cự cãi xảy ra trong gia đình cụ Trù. Thay vào đó là không khí thuận hòa, đoàn kếtdù con cháu của cụ Trù không làm ông nọ, bà kia, chỉ đơn giản là người lao động bình thường. Vì lẽ đó, gia đình cụ Trù là gương cho nhiều người dân địa phương trong việc giáo dục con cái. Điều mà con cháu cụ Trù và hàng xóm tự hào về đức tính quý của cụ là, hầu như không thấy cụ bực tức, giận ai... Từ trước đến nay, hễ bà con lối xóm có khó khăn hay gặp chuyện gì, cụ 15 cũng có mặt để giúp đỡ nhiệt tình nhất, không suy tính thiệt hơn hay cần đền đáp gì. Thừa hưởng được đức tính của mẹ, các người con, trong đó rõ nhất là ông Phương cũng được hàng xóm quý mến, nể trọng. Ở địa phương, cụ Trù như tấm gương sáng để các gia đình giáo dục con cái về nhân nghĩa và yêu thương, đạo làm người; xây dựng tổ ấm hoà thuận, đoàn kết... “Chính vì cách giáo dục con cháu của mẹ tôi, mà gia đình êm ấm, vui vẻ... Cũng chính vì cuộc sống thanh nhàn, vui vẻ như thế nên mẹ tôi mới sống lâu với con cháu như thế này”, ông Phương nói. Cứ mỗi dịp xuân về, các cơ quan đoàn thể khắp nơi đến chúc phúc, chúc thọ cụ. Nhưng cụ Trù không cho con cháu tổ chức những lễ mừng t
Tài liệu đính kèm: