Đề trắc nghiệm môn Sinh thi vào lớp 10

docx 16 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 9413Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm môn Sinh thi vào lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề trắc nghiệm môn Sinh thi vào lớp 10
CHƯƠNG 2. NHIỄM SẮC THỂ
Câu 1. Tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài thể hiện là:
a. Đặc trưng về hình thái, kích thước. c. Đặc trưng về số lượng
b. Đặc trưng về nguồn gốc từ bố và nguồn gốc từ mẹ. d. a và c
Câu 2. Chức năng cơ bản của NST là:
a. Lưu giữ thông tin di truyền b. Chứa đựng prôtêin
c. Chứa đựng mARN d. Chứa đựng các đặc điểm của sinh vật 
Câu 3. Trong quá trình phân chia tế bào, NST có hình thái điển hình ở kì nào ?
a. Kì đầu. b. Kì giữa. c. Kì sau. d. Kì cuối.
Câu 4. Sự sinh trưởng của tế bào diễn ra chủ yếu ở kỳ nào:
a. Kỳ trung gian. b. Kỳ đầu. c. Kỳ giữa. d. Kỳ sau. e. Kỳ cuối
Câu 5. Nguyên nhân làm cho NST nhân đôi là:
a. Do sự phân chia tế bào làm số NST nhân đôi. b. Do NST nhân đôi theo chu kì tế bào.
c. Do NST luôn ở trạng thái kép. d. Sự tự sao của ADN đưa đến sự nhân đôi của NST
Câu 6. Sự biến đổi hình thái NST qua chu kì tế bào được thể hiện ở đặc điểm:
a. Nhân đôi và phân chia. b. Tách rời và phân li.
c. Mức độ đóng xoắn và mức độ duỗi xoắn. d. Cả a, b, c.
Câu 7. Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là:
b. Phân chia đồng đều nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
b. Sự sao chép nguyên vẹn bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
c. Sự phân li đồng đều của các cromatit về 2 tế bào con.
d. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
Câu 8. Giảm phân diễn ra ở tế bào của cơ quan nào trong cơ thể ?
a. Cơ quan sinh dưỡng. c. Cơ quan sinh dưỡng hoặc cơ quan sinh dục.
b. Cơ quan sinh dục. d. Cả cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh dục 
Câu 9. Đặc điểm cơ bản về cách sắp xếp NST ở kì giữa của lần phân bào 2 là:
a. Các NST kép xếp 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
b. NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
c. Các cặp NST đơn 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
d. Cả a ,b, c 
Câu 10. Kết quả giảm phân tế bào con có bộ NST là:
a. n b. 2n c. 3n d. 4n.
Câu 11. Từ một tế bào mẹ sau giảm phân ở cơ thể lưỡng bội cho ra mấy tế bào con.
a. 2 tế bào con. b. 4 tế bào con. c. 6 tế bào con. d. 8 tế bào con.
Câu 12. Từ noãn bào bậc 1 qua giảm phân 1 tạo ra sản phẩm là 
a. Noãn bào bậc 2 và thế cực thứ nhất. b. Noãn bào bậc 2 và thế cực thứ 2.
c. Noãn bào bậc 2 và trứng d. Noãn nguyên bào và thế cực thứ nhất.
Câu 13. Từ noãn bào bậc 1 qua giảm phân tạo ra sản phẩm là 
a. Trứng và 3 thế cực. b. Noãn bào bậc 2, trứng và thế cực thứ 2.
c. Noãn bào bậc 2 và trứng. d. Noãn nguyên bào, noãn bào bậc 1, noãn bào bậc 2.
Câu 14: Sự kiện quan trọng nhất của quá trình thụ tinh là:
a. Sự kết hợp của 2 giao tử đơn bội. c. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái.
b. Sự kết hợp theo nguyên tắc : 1 giao tử đực, 1 giao tử cái. d. Sự tạo thành hợp tử.
Câu 15: Giả sử có 1 tinh bào bậc 1 giảm phân sẽ cho ra mấy tinh trùng? 
A. 1 tinh trùng	 B. 2 tinh trùng	C. 4 tinh trùng D. 8 tinh trùng
Câu 16. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là:
a. Sự kết hợp tế bào chất của giao tử đực với một giao tử cái.
b. Sự hình thành một cơ thể mới.
c. Sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội (n NST) của giao tử tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n NST) ở hợp tử.
d. Sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực với một giao tử cái.
Câu 17. Trong tế bào NST giới tính tồn tại :
a. Thành cặp tương đồng
b. Tồn tại với 1 số lượng lớn trong tế bào sinh dưỡng.
c. Tồn tại thành cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY và thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội.
d. Tồn tại thành cặp tương đồng XX, không tương đồng XY tồn tại với nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội.
Câu 18. Sự mang gen quy định tính trạng của NST giới tính khác so với sự mang gen quy định tính trạng của NST thường là
a. Mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể 
b. Mang gen quy định tính trạng liên quan và không liên quan với giới tính 
c. Mang gen quy định tính trạng thường và 1 số ít liên quan đến giới tính.
d. Mang gen quy định tính trạng liên quan đến giới tính và tính trạng thường.
Câu 19. Con gái phải nhận loại tinh trùng mang NST giới tính nào từ bố?
a. Y b. X c. XX d. XY.
Câu 20. Ứng dụng cơ chế xác định giới tính và ảnh hưởng của sự phân hóa giới tính vào lĩnh vực chăn nuôi với mục đích gì?
a. Tăng năng xuất nuôi trồng. b. Nâng cao chất lượng sản phẩm.
c. Điều khiển tỉ lệ đực cái. d. Điều khiển khả năng sinh sản của bố mẹ.
Câu 21. Phép lai phân tích của Moocgan nhằm mục đích:
a. Kiểm tra kiểu gen của Ruồi cái thân đen, cánh cụt. b. Xác định kiểu gen kiểu hình của đời con.
c. Xác định kiểu gen của Ruồi đực F1. d. Kiểm tra kiểu gen kiểu hình của phép lai.
Câu 22. Di truyền liên kết là:
a. Hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
b. Hiện tượng nhiều nhóm tính trạng di truyền cùng nhau được quy định bởi các gen trên các NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
c. Hiện tượng các gen trên nhiều NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
d. Cả a và b
Câu 23. Trong chọn giống người ta ứng dụng di truyền liên kết để lựa chọn tính trạng di truyền cùng nhau là:
a. Tính trạng xấu. b. Tính trạng tốt.
c. Tính trạng trội. d. Tính trạng lặn.
CHƯƠNG 3: ADN VÀ GEN
Câu 1. Nguyên nhân làm cho NST nhân đôi là:
a. Do sự phân chia tế bào làm số NST nhân đôi. b. Do NST nhân đôi theo chu kì tế bào.
c. Do NST luôn ở trạng thái kép d. Sự tự sao của ADN đưa đến sự nhân đôi của NST
Câu 2. Số mạch đơn và đơn phân của ARN khác so với số mạch đơn và đơn phân của ADN là vì:
a. ARN có 2 mạch và 4 đơn phân là A, U, G, X. b. ARN có 1 mạch và 4 đơn phân là A, U, G, X.
c. ARN có 1 mạch và 4 đơn phân là A, T, G, X. d. ARN có 2 mạch và 4 đơn phân là A, T, G, X.
Câu 3. Gen dài 0,306 µm có hiệu số nu loại A và loại không bổ sung là 300. Gen đó đột biến thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X. Hỏi sau đột biến số Nu mỗi loại của gen đột biến là bao nhiêu
a. A = T = 600 và G = X = 300	 b. A = T = 300 và G = X = 600
c. A = T = 599 và G = X = 301 d. A = T = 301 và G = X = 599
Câu 4. Giữa gen và prôtêin có quan hệ với nhau qua dạng trung gian nào?
 A. mARN 	B .tARN 	C.ARN ribôxôm D.Nuclêôtit 
Câu 5: Đơn phân cấu tạo nên AND là:
A. Ribonucleotit B. Nucleotit C. Polinucleotit D. Axit amin
Câu 6: Cần bao nhiêu nucleotit để tổng hợp nên 16 axit amim?
A. 48 B. 28 C. 51 D. 50
Câu 7. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử là: 
 A. Prôtêin B. ADN	 C. Nhiễm sắc thể D.ADN và prôtêin
Câu 8. Loại ARN nào có chức năng vận chuyển axítamin:
 A. tARN 	B. m ARN 	C. rARN 	D. Nuclêôtít
Câu 9. Theo nguyên tắc bổ sung, về mặt số lượng đơn phân thì trong 1 phân tử AND trường hợp nào sau đây là đúng:
A. A=T, G = X B. A+T = G + X 
C. A + X + G = T + A + X D. A+ X= G + X 
Câu 10. Trong các yếu tố cơ bản quyết định tính đa dạng của AND, yếu tố nào là quyết định nhất?
A. Cấu trúc xoắn kép của ADN C. Số lượng các nuclêôtit
B. Trật tự sắp xếp các nuclêôtit D. Cấu trúc không gian của ADN
Câu 11. Yếu tố nào cần và đủ để quy định tính đặc thù của phân tử AND?
A. Số lượng các nuclêôtit	 B. Thành phần của các loại nuclêôtit tham gia
C. Trật tự sắp xếp các nuclêôtit D. Cấu trúc không gian của AND
Câu 12. AND được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do.
A. Sự trùng hợp một loại đơn phân. B. Sự trùng hợp hai đơn phân.
C. Sự trùng hợp ba loại đơn phân. D. Sự trùng hợp bốn loại đơn phân.
Câu 13. Các nguyên tố có mặt trong cấu trúc của AND là
A. C, N, O, H, S C. C, H, O, N, P
B. C, P, O, H, S D. P, N, H, S
Câu 14. Nội dung chủ yếu của nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của AND là gì?
A. Một bazơ lớn (X,G) được liên kết với một bazơ bé (T,A) C. A+ G = T + X
B. A liên kết với T, G liên kết với X D. A+G/T+X = 1
Câu 15. AND có 4 loại đơn phân với tác dụng?
A. Hình thành cấu trúc hai mạch B. Tạo nên sự kết cặp theo NTBS giữa hai mạch
C. Tạo ra tính chất bổ sung giữa hai mạch D. Tạo ra sự phong phú về thông tin di truyền
Câu 16. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi là?
A. A liên kết với T, G liên kết với X
B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G
C. A liên kết với U, G liên kết với X
D. A liên kết với X, G liên kết với T
Câu 17. Trong chu kì tế bào, sự nhân đôi của AND trong nhân diễn ra ở kì nào?
A. Kì trung gian	 B. Kì đầu	 C. Kì giữa D. Kì sau
Câu 18.Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của AND là?
A. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với AND mẹ ban đầu.
 B. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có 1 AND giống với AND mẹ còn AND kia có cấu trúc đã thay đổi
C. Trong 2 AND mới được hình thành, mỗi AND gồm có 1 mạch cũ và 1 mạch mới được tổng hợp.
D. Trên mỗi mạch AND con có đoạn của AND mẹ, có đoạn được tổng hợp từ nguyên liệu môi trường.
Câu 19. Trong quá trình nhân đôi của ADN, các nuclêôtit tự do sẽ tương ứng với các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN theo cách:
A. Ngẫu nhiên
B. Nuclêôtit loại nào sẽ liên kết với nuclêôtitloại đó.
C. Dựa trên nguyên tắc bổ sung
D. Các Bazơ nitric có kích thước lớn sẽ bổ sung cho các bazơ nitric có kích thước bé
Câu 20. Sự nhân đôi của AND diễn ra theo nguyên tắc bổ sung có tác dụng?
Đảm bảo sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ.
Sao lại chính xác trình tự của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử AND và duy trì tính chất đặc trưng và ổn định của phân tử AND qua các thế hệ.
Góp phần tạo nên sự ổn định thông tin di truyền qua các thế hệ
Góp phần tạo nên cấu trúc hai mạch của của AND.
Câu 21. Số nuclêôtit trung bình của của gen là:
1200 – 3000 nuclêôtit	C. 1400 – 3200 nuclêôtit
1300 – 3000 nuclêôtit	D. 1200 – 3600 nuclêôtit
Câu 22. Trong tế bào lưỡng bội của người có khoảng:
A. 1,5 vạn gen	 B. 2,5 vạn gen	C. 3,5 vạn gen D. 4,5 vạn gen
Câu 23. Gen B có 2400 nuclêôtit. Chiều dài của gen B là:
A. 2040 A0	 B. 3060 A0	 C. 4080 a0 D. 5100 A0
Câu 24. Gen B có 2400 nuclêôtit, có hiệu của A với nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Quá trình tự nhân đôi từ gen B đã diễn ra liên tiếp 3 đợt. Số nuclêôtit từng loại trong tổng số gen mới được tạo thành ở đợt tự nhân đôi cuối cùng là bao nhiêu?
G= X = 1940 nuclêôtit, A = T = 7660 nuclêôtit
 B. G= X = 1960 nuclêôtit, A = T = 7640 nuclêôtit
 C. G= X = 1980 nuclêôtit, A = T = 7620 nuclêôtit
 D. G= X = 1920 nuclêôtit, A = T = 7680 nuclêôtit
Câu 25. Gen B dài 5100 A0. Số nuclêôtit của gen B là:
1200	 B. 1800	C. 2400 D. 3000	
Câu 26. Gen B dài 5100 A0, có A + T = 60 % số nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit từng loại của gen B là:
G= X = 600, A = T = 900	C. G= X = 800, A = T = 700
G= X = 700, A = T = 800	D. G= X = 900, A = T = 600
Câu 27. Số vòng xoắn trong một phân tử AND là 100 000 vòng. Phân tử AND này 400 000 G. Số lượng của các loại nuclêôtit trong phân tử AND này là:
A. G= X = 300 000, A = T = 700 000	 B. G= X = 400 000, A = T = 600 000	
C. G= X = 500 000, A = T = 500 000 D. G= X = 600 000, A = T = 400 000
Câu 28. Số vòng xoắn của 1 phân tử AND là 100 000 vòng. Chiều dài của phân tử AND là:
A. 330 000 A0 	B. 340 000 A0 	 C. 350 000 A0 D. 360 000 A0	
Câu 29. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tổng hợp ARN là
A liên kết với T, G liên kết với X
A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G
A liên kết với U, G liên kết với X
A liên kết với X, G liên kết với T
Câu 30. Loại ARN nào mang mã đối?
mARN	 B. tARN	 C. rARN D. cả mARN và tARN
Câu 31. mARN có vai trò
Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của Prôtein cần được tổng hợp.
Vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin
Tham gia cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin
Lưu giữ thông tin di truyền.
Câu 32. tARN có vai trò.
Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của Prôtein cần được tổng hợp.
Vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin
Tham gia cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin
Lưu giữ thông tin di truyền
Câu 33. Một phân tử mARN dài 4080 A0, có A= 40%, U= 20% và X= 10% số nuclêôtit của phân tử ARN. Số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử mARN là:
U = 240, A = 460, X = 140, G = 360
U = 240, A = 480, X = 140, G = 340
U = 240, A = 460, X = 120, G = 380
U = 240, A = 480, X = 120, G = 360
Câu 34. Một phân tử mARN dài 4080 A0. Phân tử mARN này chứa bao nhiêu bộ ba?
A. 300	 B. 400	 C. 500	 D. 600
Câu 35. rARN có vai trò.
Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của Prôtein cần được tổng hợp.
Vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin
Tham gia cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin
Lưu giữ thông tin di truyền
Câu 36. Đơn phân cấu tạo nên phân tử prôtêin là:
A. Glucôzơ	B. Axit amin C. Nuclêôtit	D. Vitamin
Câu 37.Tính đặc thù của mỗi loại prôtêin chủ yếu do yếu tố nào quy định?
Số lượng axit amin B. Thành phần các loại axit amin
C. Trình tự sắp xếp các loại axit amin D. Các bậc cấu trúc khác nhau.
Câu 38. Chức năng không có ở prôtêin là?
Cấu trúc B. Xúc tác quá trình trao đổi chất
C. Điều hòa quá trình trao đổi chất. D. Truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 39. Cấu trúc bậc 4 của prôtêin
A. Có ở tất cả các loại prôtêin
B. Chỉ có ở 1 số loại prôtêin, được hình thành từ 2 chuỗi pôlipeptit có cấu trúc khác nhau.
C. Chỉ có ở 1 số loại prôtêin, được hình thành từ 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit có cấu trúc giống nhau.
D. Chỉ có ở 1 số loại prôtêin, được hình thành từ 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit có cấu trúc bậc 3 giống nhau hoặc khác nhau.
Câu 40. prôtêin thực hiện được chức năng phổ biến ở cấu trúc
Bậc 1	B. Bậc 2	C. bậc 3 D. Bậc 4	
Câu 41. Bậc cấu trúc có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin là:
Cầu trúc bậc 1	C. Cầu trúc bậc 3
Cầu trúc bậc 2	D. Cầu trúc bậc 4
Câu 42. Thực chất của quá trình hình thành chuỗi axit amin là sự xác định:
Trật tự sắp xếp của các axit amin B. Số lượng axit amin
Số loại các axit amin D. Cấu trúc không gian của prôtêin
Câu 43. Sự tạo thành chuỗi axit amin dựa trên khuôn mẫu của mARN và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, trong đó:
U liên kết với G, A liên kết với X B. A liên kết với T, G liên kết với X
C. A liên kết với X, G liên kết với T D. A liên kết với U, G liên kết với X
Câu 44. Một axit amin trong phân tử prôtêin được mã hóa trên gen dưới dạng:
A. Mã bộ một	B. Mã bộ hai	 C. Mã bộ ba D. Mã bộ bốn	
Câu 45. Ribôxôm khi dịch chuyển trên mARN theo từng nấc:
A. 1 nuclêôtit	B. 2 Nuclêôtit C. 3 nuclêôtit D. 4 nuclêôtit	
CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ
Câu 1: Đột biến là những biến đổi xảy ra:
Nhiễm sắc thể và ADN	 B. Nhân tế bào
Tế bào chất 	D. Phân tử ARN
Câu 2: Biến dị làm thay đổi cấu trúc của gen gọi là
A. Đột biến nhiễm sắc thể	B. Đột biến gen
C. Đột biến số lượng ADN	D. Cả A, B, C đúng
Câu 3: Mức độ đột biến gen có thể xảy ra ở:
	A. Một cặp NST	B. Một hay một số cặp nuclêôtit
	C. Hai cặp nuclêôtit	 D. Toàn bộ các phân tử ADN
Câu 4: Nguyên nhân của đột biến gen là:
Hàm lượng chất dinh dưỡng tăng cao trên tế bào
Tác động của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong cơ thể
Sự tăng cường trao đổi chất trong tế bào
Cả 3 nguyên nhân trên 
Câu 5: Cơ chế dẫn đến phát sinh đột biến gen là: 
Hiện tượng co xoắn của nhiễm sắc thể trong phân bào
Hiện tượng tháo xoắn của NST trong phân bào
Rối loạn trong quá trình nhân đôi của ADN
Sự phân li của NST trong nguyên phân
Câu 6: Hậu quả của đột biến gen là:
Tạo ra đặc điểm di truyền mới có lợi cho bản thân sinh vật
Làm tăng khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường sống
C. Thường gây hại cho bản thân sinh vật
D.Cả 3 hậu quả nêu trên
Câu 7: Loại biến dị di truyền được cho thế hệ sau là:
A. Đột biến gen B. Đột biến NST
C. Biến dị tổ hợp D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 8: Loại biến dị không di truyền được cho thế hệ sau là:
 A. Đột biến gen B. Đột biến NST
 C. Biến dị tổ hợp D. Thường biến
Câu 9: Cơ thể mang đột biến được gọi là:
A. Dạng đột biến B. Thể đột biến
C. Biểu hiện đột biến D. Cả A, B, C đều đúng 
Sử dụng dữ kiện sau đây để trả lời câu hỏi từ câu số 10 đến 14
Xét một đoạn gen bình thường và một đoạn gen đột biến phát sinh từ đoạn gen bình hường sau đây:
A T G X T X A T G A T X
 đột biến T A X G A G T A X T A G 
Đoạn gen bình thường Đoạn gen đột biến 
Câu 10 Trong đoạn gen trên, đột biến xảy ra liên quan đến bao nhiêu cặp nuclêôtit:
A. 1 cặp B. 2 cặp C. 3 cặp D. 4 cặp
Câu 11: Đột biến đã xảy ra dưới dạng:
A. Mất 1 cặp nuclêôtit B. Thay thế 1 cặp nuclêôtit
C. Thêm 1 cặp nuclêôtit D. Đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit. 
Câu 12: Vị trí của cặp nuclêôtit của đoạn gen trên bị đột biến( tính theo chiều từ tráiqua phải) là:
A. Số 1 B. Số 2 C. Số 3 D. Số 4
Câu 13: Hiện tượng đột biến nêu trên dẫn đến hậu quả xuất hiện ở đoạn gen trên là:
A. Tăng một cặp nuclêôtit loại G- X B. Tăng một cặp nuclêôtit loại A- T
C. Thay thế 1 cặp X – G bằng một cặp A – T D. Thay thế 1 cặp A- T bằng 1 cặp G- X
Câu 14:Tổng số cặp nuclêôtit của đoạn gen sau đột biến so với trước khi bị đột biến là:
A. Giảm một nửa B. Bằng nhau C. Tăng gấp đôi D. Giảm 1/3
Câu 15: Đột biến NST là loại biến dị:
A. Xảy ra trên NST trong nhân tế bào B. Làm thay đổi cấu trúc NST
C. Làm thay đổi số lượng của NST D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 16: Đột biến làm biến đổi cấu trúc của NST được gọi là:
A. Đột biến gen B. Đột biến cấu trúc NST
C. Đột biến số lượng NST D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 17:Các dạng đột biến cấu trúc của NST được gọi là:
A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn
B. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn
C.Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn
D.Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn
Câu 18: Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc của NST là:
A. Do NST thường xuyên co xoắn trong phân bào
B. Do tác động của các tác nhân vật lí, hoá học của ngoại cảnh
C. Hiện tượng tự nhân đôi của NST
D. Sự tháo xoắn của NST khi kết thúc phân bào
Câu 19: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân vật lí, hóa học của ngoại cảnh dẫn đến:
A. Phá vỡ cấu trúc NST B. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST
C. NST gia tăng số lượng trong tế bào D. Cả A và B đều đúng
Câu 20: Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người:
A. Mất đoạn đầu trên NST số 21 B. Lặp đoạn giữa trên NST số 23
C. Đảo đoạn trên NST giới tính X D. Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23
Câu 21: Đột biến gây ra bệnh ung thư máu thuộc loại nào:
A. Mất đoạn	B. Lặp đoạn	C. Đảo đoạn	D. Chuyển đoạn 
Câu 22: Dạng đột biến dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia là:
A. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzimamilaza thuỷ phân tinh bột
B. Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan
C.Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt 
D.Lặp đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan
Câu 23: Đột biến số lượng NST bao gồm:
A. Lặp đoạn và đảo đoạn NST 
B. Đột biến thể dị bội và chuyển đoạn NST
C. Đột biến thể đa bội và mất đoạn NST 
D. Đột biến thể đa bội và đột biến thể dị bội trên NST
Câu 24: Hiện tượng tăng số lượng xảy ra ở toàn bộ các NST trong tế bào được gọi là:
A. Đột biến đa bội thể B. Đột biến dị bội thể
C. Đột biến cấu trúc NST D. Đột biến mất đoạn NST
Câu 25: Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở:
A. Toàn bộ các cặp NST trong tế bào C. Chỉ xảy ra ở NST giới tính
B. Ở một hay một số cặp NST nào đó trong tế bào D. Chỉ xảy ra ở NST thường
Câu 26: Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Đột biến thể dị bội xảy ra ở 1 cặp NST. 
a. Số lượng NST ở cơ thể đột biến là: 
A. 13 B. 21 C. 28 D.35
Câu 27: Thể 1 nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng:
A. Thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó
B. Thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó
C. Thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó
D. Thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó
Câu 28: Thể ba nhiễm (hay tam nhiễm) là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có:
A. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 3 chiếc
B. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 1 chiếc
C. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 2 chiếc
D. Có một cặp NST nào đó có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc
Câu 29: Kí hiệu bộ NST nào sau đây dùng để chỉ thể 3 nhiễm?
A. 2n + 1 B. 2n – 1 C. 2n + 2 D. 2n – 2
Câu 30: Số NST trong tế bào nào là thể 3 nhiễm ở người là:
A. 47 chiếc NST B. 47 cặp NST C. 45 chiếc NST D. 45 cặp NST
Câu 31: Kí hiệu bộ NST dưới đây được dùng để chỉ thể 2 nhiễm là:
A. 3n B. 2n C. 2n + 1 D. 2n—1
Câu 32: Thể không nhiễm là thể mà trong tế bào:
A. Không còn chứa bất kì NST nào B. Không có NST giới tính, chỉ có NST thường
C. Không có NST thường, chỉ có NST giới tính D. Thiểu hẳn một cặp NST nào đó
Câu 33: Bệnh Đao có ở người xảy ra là do trong tế bào sinh dưỡng:
A. Có 3 NST ở cặp số 12 B. Có 1 NST ở cặp số 12
C. Có 3 NST ở cặp số 21 D. Có 3 NST ở cặp giới tính
Câu 34: Kí hiệu bộ NST của người bị bệnh Đao là:
A. 2n + 1 B. 2n – 1 C. 2n + 2 D. 2n – 2
Câu 35: Bộ NST của người bị bệnh Đao thuộc dạng đột biến nào của thể dị bội:
A. Thể một nhiễm	B. Thể không nhiễm
C. Thể ba nhiễm	D. Cả A, B, C đều không đúng
Câu 36: Thể dị bội có thể tìm thấy ở loài nào sau đây?
A. Ruồi giấm B. Đậu Hà Lan C. Người D. Cả 3 loài nêu trên
Câu 37: Ở người hiện tượng dị bội thể được tìm thấy ở:
A. Chỉ có NST giới tính B. Chỉ có ở các NST thường
C. Cả ở NST thường và NST giới tính D. Không tìm thấy thể dị bội ở người
Câu 38: Thể đa bội là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có
A. Sự tăng số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp
B. Sự giảm số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp
C. Sự tăng số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó 
D. Sự giảm số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó 
Câu 39: Số lượng NST trong tế bào của thể 3n ở đậu Hà Lan là:
A. 14 	 B. 21 C. 28 D. 35 
Câu 40: Thể đa bội không tìm thấy ở:
A. Đậu Hà Lan B. Cà độc dược C. Rau muống D. Người 
Câu 41: Ngô có 2n = 20. Phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Thể 3 nhiễm của Ngô có 19 NST B. Thể 1 nhiễm của Ngô có 21 NST
C. Thể 3n của Ngô có 30 NST D. Thể 4n của Ngô có 38 NST
Câu 42: Cải củ có bộ NST bình thường 2n =18. Trong một tế bào sinh dưỡng của củ cải, người ta đếm được 27 NST. Đây là thể
A. 3 nhiễm B. Tam bội(3n) C. Tứ bội (4n) D. Dị bội (2n -1)
Câu 43: Hãy xác định trong biến dị dưới đây, biến dị nào di truyền ?
A. Thể 3 nhiễm ở cặp NST số 21 B. Thể 1 nhiễm ở cặp NST giới tính
C. Thể đa bội ở cây trồng D. Cả 3 biến dị trên đều di truyền
Câu 45: Thường biến là:
A. Sự biến đổi xảy ra trên NST B. Sự biến đổi xảy ra trên cấu trúc di truyền
C. Sự biến đổi xảy ra trên gen của ADN D. Sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen
Câu 46: Nguyên nhân gây ra thường biến là
A. Tác động trực tiếp của môi trường sống B. Biến đổi đột ngột trên phân tử ADN
C. Rối loạn trong quá trình nhân đôi của NST D. Thay đổi trật tự các cặp nuclêôtit trên gen
Câu 47: Biểu hiện dưới đây là của thường biến
A. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21
B. Bệnh Đao do thừa 1 NST số 21 ở người
C. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X
D. Sự biến đổi màu sắc trên cơ thể con thằn lằn theo màu môi trường
Câu 48: Thường biến xảy ra mang tính chất
A. Riêng lẻ, cá thể và không xác định
B. Luôn luôn di truyền cho thế hệ sau
C. Đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh
D.Chỉ đôi lúc mới di truyền
Câu 49: ý nghĩa của thường biến là
A. Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen của sinh vật
B. Giúp cho cấu trúc NST của cơ thể hoàn thiện hơn
C. Giúp sinh vật biến đổi hình thái để thích nghi với điều kiện sống
D.Cả 3 ý nghĩa nêu trên
Câu 50: Một gen có A = T = 600 Nu; G = X = 900Nu. Nếu đột biến xảy ra, gen đột biến có A = T = 601 Nu; G = X = 900 Nu. Đây là dạng đột biến nào?
A. Mất một cặp A – T 	B. Thêm một cặp A – T 
C. Mất một cặp G - X	D. Thêm một cặp G - X 
Câu 51: Biết rằng đột biến chỉ đụng chạm tới 1 cặp nuclêôtit. Sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng xảy ra ở các tế bào sinh dục của cơ thể 2n sẽ cho loại giao tử nào?
A. n, 2n	B. n + 1, n – 1
C. 2n + 1, 2n -1	D. n, n + 1, n – 1.
CHƯƠNG V. DI TRUYỀN NGƯỜI
Câu 1: Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp khó khăn hơn so với khi nghiên cứu ở động vật do yếu tố nào sau đây?
A. Người sinh sản chậm và ít con B. Không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến
C. Các quan niệm và tập quán xã hội D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2: Đồng sinh là hiện tượng:
A. Mẹ chỉ sinh ra 2 con trong một lần sinh của mẹ
B. Nhiều đứa con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ
C. Có 3 con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ
D. Chỉ sinh một con
Câu 3: Ở hai trẻ đồng sinh, yếu tố nào sau đây là biểu hiện của đồng sinh cùng trứng:
A. Giới tính 1 nam, 1 nữ khác nhau B. Ngoại hình không giống nhau
C. Có cùng một giới tính D. Cả 3 yếu tố trên
Câu 4: Phát biểu dưới đây đúng khi nói về trẻ đồng sinh khác trứng là:
A. Luôn giống nhau về giới tính B. Luôn có giới tính khác nhau
C. Có thể giống nhau hoặc khác nhau về giới tính D. Ngoại hình luôn giống hệt nhau
Câu 5: Cơ chế của sinh đôi cùng trứng là:
A. Hai trứng được thụ tinh cùng lúc
B. Một trứng được thụ tinh với hai tinh trùng khác nhau
C. Một trứng được thụ tinh với một tinh trùng
D. Một trứng thụ tinh với một tinh trùng và ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, 2 tế bào con tách rời
Câu 6: Ở người, tính trạng nào sau đây di truyền có liên quan đến giới tính?
A. Tầm vóc cao hoặc tầm vóc thấp B. Bệnh bạch tạng
C. Bệnh máu khó đông D.Tất cả các tính trạng nói trên
Câu 7: Hội chứng Đao ở người là dạng đột biến:
A. Dị bội xảy ra trên cặp NST thường B. Đa bội xảy ra trên cặp NST thường
C. Dị bội xảy ra trên cặp NST giới tính D. Đa bội xảy ra trên cặp NST giới tính
Câu 8: Người bị hội chứng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng bằng
A. 46 chiếc B. 47 chiếc C. 45 chiếc D. 44 chiếc
Câu 9: Hậu quả xảy ra ở bệnh nhân Đao là:
A. Cơ thể lùn, cổ rụt, lưỡi thè ra B. Hai mắt xa nhau, mắt một mí, ngón tay ngắn
C. Si đần bẩm sinh, không có con D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 10: Câu dưới đây có nội dung đúng là:
A. Bệnh Đao chỉ xảy ra ở trẻ nam B. Bệnh Đao chỉ xảy ra ở trẻ nữ
C. Bệnh Đao có thể xảy ra ở cả nam và nữ D. Bệnh Đao chỉ có ở người lớn
Câu 11: ở Châu âu, tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao khoảng:
A. 1/700 B. 1/500 C.1/200 D. 1/100
Câu 12: Bệnh Đao là kết quả của:
A. Đột biến đa bội thể B. Đột biến dị bội thể 
C. Đột biến về cấu trúc NST D. Đột biến gen 
Câu 13: Bệnh Tơcnơ là một dạng bệnh:
A. Chỉ xuất hiện ở nữ B.Chỉ xuất hiện ở nam
C. Có thể xảy ra ở cả nam và nữ D. Không xảy ra ở trẻ con, chỉ xảy ra ở người lớn
Câu 14: Bệnh Tơcnơ là một dạng đột biến làm thay đổi về:
A. Số lượng NST theo hướng tăng lên B. Cấu trúc NST
C. Số lượng NST theo hướng giảm dần D. Cấu trúc của gen
Câu 15: Trong tế bào sinh dưỡng của người bệnh nhân Tơcnơ có hiện tượng:
A. Thừa 1 NST số 21 B. Thiếu 1 NST số 21
C. Thừa 1 NST giới tính X D.Thiếu 1 NST giới tính X
Câu 16: Kí hiệu NST của người bị bệnh Tơcnơ là:
A. XXY B. XXX C. XO D. YO
Câu 17: Hội chứng Tơcnơ xuất hiện ở người với tỉ lệ khoảng:
A. 1/ 3000 ở nam B. 1/ 3000 ở nữ 
C. 1/2000 ở cả nam và nữ D. 1/1000 ở cả nam và nữ
Câu 18: Hậu quả xảy ra ở bệnh nhân Tơcnơ là:
A. Các bộ phận trên cơ thể phát triển bình thường B. Thường có con bình thường
C. Thường chết sớm và mất trí nhớ D. Có khả năng hoạt động tình dục bình thường
Câu 19: Bệnh Bạch tạng là do:
A. Đột biến gen trội thành gen lặn B. Đột biến gen lặn thành gen trội
C. Đột biến cấu trúc NST D. Đột biến số lượng NST
Câu 20: Biểu hiện ở bệnh Bạch tạng là:
A. Thường bị mất trí nhớ B. Rối loạn hoạt động sinh dục và không có con
C. Thường bị chết sớm D. Da, tóc có màu trắng do cơ thể thiếu sắc tố
Câu 21: Nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh di truyền và tật bẩm sinh ở người là do:
A. Các tác nhân vật lí, hoá học trong tự nhiên B. Ô nhiễm môi trường sống
C. Rối loạn hoạt động trao đổi chất bên trong tế bào D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 22: Bệnh di truyền xảy ra do đột biến từ gen trội thành gen lặn( còn gọi là đột biến gen lặn) là:
A. Bệnh máu không đông và bệnh Đao B. Bệnh Đao và bệnh Bạch tạng
C. Bệnh máu không đông và bệnh Bạch tạng D.Bệnh Tơcnơ và bệnh Đao
Câu 23: Tại sao không sinh con ở độ tuổi ngoài 35?
Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì đứa con dễ bị mắc bệnh tật di truyền( như bệnh Đao)
Khi con lớn, bố mẹ đã già không đủ cứ lực đầu tư cho con phát triển tốt
Chăm sóc con nhỏ ở người đứng tuổi không phù hợp về thể lực và sức chịu đựng
D. Cả A và B
Câu 24: Một ngành có chức năng chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên có liên quan đến các bệnh, tật di truyền ở người được gọi là:
A. Di truyền B. Di truyền y học tư vấn
C. Giải phẫu học D. Di truyền và sinh lí học
Câu 25: Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được lấy nhau?
Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở con của họ sẽ tăng lên rõ rệt
Nếu lấy nhau sẽ bị dư luận xã hội không đồng tình
Nếu lấy nhau thì vi phạm luật hôn nhân và gia đình
D. Cả A và C
Câu 26: Bệnh câm điếc bẩm sinh là bệnh do:
A. Đột biến gen lặn trên NST thường B. Đột biến gen trội trên NST thường
C. Đột biến gen lặn trên NST giới tính D. Đột biến gen trội trên NST giới tính
Câu 27: Nếu bố và mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có mang gen gây bệnh câm điếc bẩm sinh thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là:
A. 25% B. 50% C. 75% D. 100%
Sử dụng dữ kiện dưới đây để trả lời câu hỏi từ số 28 đến số 32
Biết rằng bệnh Bạch tạng do đột biến gen lặn trên NST thường qui định.
Gen E: bình thường, gen e: bệnh Bạch tạng
Có một sơ đồ phả hệ sau:
 Bố Mẹ
 ( bình thường) ( Bạch tạng)
Vợ Con trai Con gái chồng
 ( bình thường) ( Bach tạng)
 Cháu I Cháu II
 ( Bạch tạng) ( bình thường)
Câu 28: Kiểu gen của người bố nếu trong sơ đồ trên là:
A. Đồng hợp trội B. Đồng hợp lặn
C. Dị hợp D. Dị hợp hoặc đồng hợp lặn
Câu 29:Vợ của người con trai có kiểu gen:
A. EE hoặc Ee B. Ee hoặc ee C. E e D. ee hoặc EE
Câu 30: Chồng của người con gáI mang kiểu gen và kiểu hình sau:
A. Bình thường ( EE) B. Bạch tạng ( ee)
C. Bình thường ( EE hoặc Ee) D. Bình thường( Ee)
Câu 31: Kiểu gen của đứa cháu II là:
A. EE hoặc Ee B. Ee C. Ee hoặc ee D. EE
Câu 32: Nêú đứa cháu II lớn lên kêt hôn với người có kiểu gen dị hợp thì xác suất để sinh ra đứa con bị bệnh bạch tạng là bao nhiêu phần trăm?
A. 75% B. 50% C. 25% D. 12,5%
Câu 33:Các biện pháp hạn chế các bệnh tật di truyền là gì?
a. Ngăn ngừa các hoạt động gây ô nhiễm môi trường
b. Sử dụng hợp lí và đúng nguyên tắc đối với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, một số chất độc khác
c. Nếu người chồng có anh( chị, em) mang dị tật, mà người vợ cũng có dị tật đó thì không 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_trac_nghiem_mon_sinh_thi_vao_10.docx