Đề thi vào lớp 10 thpt năm học: 2015 - 2016 môn ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút

doc 10 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào lớp 10 thpt năm học: 2015 - 2016 môn ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi vào lớp 10 thpt năm học: 2015 - 2016 môn ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút
MÃ KÍ HIỆU ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT
. Năm học: 2015- 2016
MÔN NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút 
(Đề thi gồm 9 câu 01 trang)
___________________________________
I. PHẦN I. ĐỌC –HIỂU(3 điểm):
 Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:
	Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.
	(“ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” –Vũ Khoan)
Câu 1(0,25 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”?
	A. biểu cảm	B. nghị luận	C. miêu tả	D. thuyết minh
Câu 2(0,5 điểm): Nội dung của đoạn văn trên là gì ?
Câu 3(0,25 điểm): Câu văn nào là chủ đề của đoạn văn trên ?
A. Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. 
B. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. 
C. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.
D. Không có câu chủ đề
Câu 4(0,25 điểm): Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào ?
A. song hành 	B. diễn dịch	 	 C. quy nạp 	 D. tổng – phân –hợp
Câu 5(0,25 điểm): Từ “có lẽ” trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” là thành phần nào ?
	A. gọi đáp	B. cảm thán	 C.tình thái	 D. phụ chú
Câu 6(0,5 điểm): Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng phép liên liên kết nào là chủ yếu? Chỉ rõ từ ngữ dùng để liên kết trong đoạn văn.
Câu 7 (1 điểm) : Văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của thế hệ trẻ trong tình hình đất nước hiện nay ?
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm):
Câu 1(4 điểm): Cảm nhận về đoạn thơ sau:
	Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
	(“Viếng Lăng Bác” –Viễn Phương)
Câu 2 (3 điểm): Anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là người có lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Hãy viết bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
-----------------------------HẾT------------------------------
MÃ KÍ HIỆU 
 ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 PTTH
....................... Năm học: 2015-2016
MÔN NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm: 03 trang)
I. PHẦN I. ĐỌC –HIỂU( 7 câu – 3 điểm):
Câu 1.(0,25 điểm):
- Mức tối đa: Phương án B
- Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 2:
- Mức tối đa: Trong những hành trang chuẩn bị bước vào thế kỉ mới thì sự chuẩn bị của bản thân con người là quan trọng nhất (0.5 điểm)
- Mức chưa tối đa: trả lời chưa đầy đủ (0.25 điểm)
- Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 3 (0,25 điểm): 
- Mức tối đa: Phương án A
- Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 4(0,25 điểm): 
- Mức tối đa: Phương án B
- Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 5(0,25 điểm) : 
- Mức tối đa: Phương án C
- Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 6:
Mức tối đa(0,5 điểm): 
+ Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng phép lặp từ ngữ (0.25 điểm)
+ Từ được lặp lại: con người (0.25 điểm)
- Mức chưa tối đa: trả lời 1 trong hai ý trên (0.25 điểm)
- Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 7 (1 điểm) : 
Mức tối đa: Học sinh nêu được các ý sau ( mỗi ý được 0,25 điểm):
+ Thế hệ trẻ hôm nay cần nhận thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam.
+ Không ngừng cố gắng học tập trau dồi tri thức, rèn luyện tu dưỡng đạo đức trở thành người có tài và có đức.
+ Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu.
+ Góp phần xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh hơn.
- Mức chưa tối đa: (0,25 đến 0,75 điểm) HS lí giải còn thiếu ý (căn cứ vào các ý còn thiếu của HS, giáo viên cho điểm cho phù hợp).
- Mức không đạt: Làm sai hoặc không trả lời
PHẦN II. LÀM VĂN ( 2 câu- 7 điểm)
Câu 1:
Mức tối đa (4 điểm):
Tiêu chí
Đáp án
Điểm
Hình thức
- Viết đúng thể loại văn nghị luận về đoạn thơ
- Bố cục rõ ràng, lâp luận chặt chẽ.
- Diễn đạt trôi chảy, đúng văn phạm, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả
0,5 điểm
Nội dung
1. Mở bài
* Có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những kiến thức cơ bản sau:
- Giới thiệu tác giả Viễn Phương – nhà văn Nam Bộ
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ, xuất xứ đoạn thơ
- Cảm nhận khái quát về đoạn thơ: Niềm thành kính, xúc động của nhà thơ khi đứng ở ngoài lăng.
- Trích dẫn đoạn thơ 
0.5 điểm
2.Thân bài: 
Khổ thơ thứ nhất
* Trình bày cảm nhận khái quát về đoạn thơ
* Lần lượt trình bày cảm nhận giá trị nội dung và nghệ thuật từng khổ thơ:
- Câu thơ mở đầu như một lời thông báo ngắn gọn, lời lẽ giản dị nhưng chứa đựng biết bao điều sâu xa.
- Cách xưng hô “con” – “Bác” gần gũi, thân thiết, ấm áp tình cha con.
- Tác giả dùng từ “thăm” thay từ “viếng”: Cách nói giảm, nói tránh
-> giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát, khẳng định Bác vẫn còn mãi trong trái tim nhân dân miền Nam, trong lòng dân tộc Việt Nam.
-  Hình ảnh đầu tiên mà tác giả quan sát được,cảm nhận được, và có ấn tượng đậm nét là hình ảnh hàng tre. Hình ảnhhàng tre mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam 
0,25 điểm
1 điểm
Khổ thơ thứ hai
- Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực. Đólà mặt trời thiên, là nguồn cội của sự sống, ánh sáng.
+ Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn ánh sáng soi đường dẫn lối cho sự nghiệpcách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước. So sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên( biện pháp nhân hóa“thấy”) là một sáng tạo độc đáo của Viễn Phương. Cách ví đó ca ngợi sự trường tồn, vĩ đại, công lao trời biển của Người và bộc lộ rõ niềm tự hào của dân tộc đối với Bác kính yêu
- “Tràng hoa” vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa tượng trưng. Nghĩa ẩn dụ chỉ dòng người vào lăng viếng Bác, thể hiện lòng thành kính, biết ơn của nhân dân đối với Người.
* Đánh giá nghệ thuật, nội dung đoạn thơ
1 điểm
0,25 điểm
Kết bài
- Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ
- Cảm nghĩ của bản thân: Lòng kính yêu và biết ơn Bác, học tập và làm theo tấm gương của Người.
0.5 điểm
*Mức chưa tối đa: GV căn cứ các tiêu chí trên để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm từ 0,25 đến 4,75 cho phần viết bài của học sinh.
*Mức không đạt: HS không biết viết bài văn hoặc HS không làm bài. 
Câu 2:
Mức tối đa (3 điểm):
Tiêu chí
Đáp án
Điểm
Hình thức
- Viết đúng thể loại văn nghị luận về tác phẩm truyện (nhân vật văn học)
- Bố cục rõ ràng, lâp luận chặt chẽ.
- Diễn đạt trôi chảy, đúng văn phạm, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả
0.5 điểm
Nội dung
1. Mở bài
 * Có thể trình bày theo nhiều cách nhưng đảm bảo kiến thức cơ bản sau:
- Giới thiệu nhà văn Nguyễn Thành Long, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
- Cảm nghĩ khái quát: Truyện ngắn xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng mang những phẩm chất vô cùng cao đẹp. Nổi bật là lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao với công việc.
0.5 điểm
Hoàn cảnh sống và làm việc
- Anh thanh niên hai mươi bảy tuổi “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo” 
- Công việc hàng ngày của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.” Một ngày anh báo về “nhà” bốn lần, gian khổ nhất là ghi và báo về lúc một giờ sáng.
- Công việc đòi hỏi sự chính xác tỉ mỉ, tinh thần trách nhiệm cao. Nhưng đáng sợ hơn cả là phải vượt qua sự cô đơn vắng vẻ, quanh năm một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người.
0.5 điểm
Lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc
- Anh đã không bỏ qua, không chậm trễ một lần nào dẫu ban ngày hay ban đêm, khi gió lớn hay tuyết rơi. Bởi anh ý thức được công việc của mình “gắn với bao anh em đồng chí dưới kia”. Anh hiểu được rằng mỗi việc làm của anh là một mắt xích quan trọng trong chuỗi công việc chung của nhiều người, của mọi người.
- Công việc của anh âm thầm, lặng lẽ tưởng chừng như cô đơn nhưng anh tìm được niềm vui trong công việc “Khi làm việc ta với công việc là đôi, sao lại gọi là một mình được?” . Với anh, công việc chính là người bạn đồng hành, là niềm vui trong cuộc sống. Nó như sợi tơ gắn kết anh với mọi người “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.
- Hiểu ý nghĩa công việc của mình nên anh làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, đi ốp và báo đúng giờ, không ngại gian khó kể cả những ngày mưa bão, gió rét.
- Một lần do phát hiện đám mây khô, anh đã góp phần làm nên chiến thắng của không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Ham Rồng. Anh thấy mình thật hạnh phúc.
1 điểm
Kết bài
- Đánh giá khái quát nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm
- Đánh giá nhân vật: Anh thanh niên tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam sống có lí tưởng cao đẹp, cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
0.5 điểm
__________________________HẾT____________________________
 MÃ KÍ HIỆU ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT
 ---------------------- Năm học: 2015- 2016
MÔN NGỮ VĂN
 Thời gian:120 phút 
 ( Đề thi gồm 1 trang, 9 câu)
Phần I. Đọc – Hiểu: 3 điểm
 Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi.
 Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc .Tôi hỏi cho có chuyện :
 - Thế nó cho bắt à?
 Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc
 (Trích Lão Hạc – Nam Cao, Ngữ văn 8 –tập 1)
Câu 1(0,25 điểm). Văn bản Lão Hạc cùng thể loại với văn bản nào sau đây ?
A- Làng . B- Phong cách Hồ Chí Minh . C- Bếp Lửa. D- Mây và Sóng.
Câu 2(0,25 điểm). Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
A- Tự sự và biểu cảm . C- Tự sự và miêu tả. 
B – Biểu cảm và miêu tả. D-Thuyết minh, tự sự.
Câu 3(0,5 điểm). Xác định nội dung của đoạn trích trên?
Câu 4(0,25 điểm). Trong các câu sau, câu nào không phải là câu chứa yếu tố miêu tả?
A- Mặt lão đột nhiên co rúm lại. 
B- Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra.
C- Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
D- Lão hu hu khóc
Câu 5(0,5 điểm). Phép liên kết chủ yếu nào được sử dụng để liên kết các câu trong đoạn văn trên? Chỉ ra các từ ngữ đó?
Câu 6(0,25 điểm). Các từ : Mặt , đầu, miệng thuộc trường từ vựng chỉ :
A - Hoạt động của người. C- Tuổi tác của người.
B- Chức vụ ,sức khỏe của người. D- Bộ phận của người.
Câu 7( 1 điểm). Từ cái chết của Lão Hạc trong văn bản, em có suy nghĩ gì về số phận người nông dân trong xã hội phong kiến?
 Phần II. Làm văn: 7 điểm
Câu 1. (3 điểm) Cho đoạn thơ sau:
 Không có kính rồi xe không có đèn
 Không có mui xe thùng xe có xước
 Xe vẫn chạy về miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
 ( Trích : Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật – Ngữ văn 9, tập 1))
 Viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. 
Câu 2. (4 điểm) Bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một cô bé có tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt. Bằng một bài văn ngắn cảm nhận về tình yêu thương tha thiết, mãnh liệt của bé Thu dành cho người cha trong giờ phút chia tay.
 ------------Hết-----------
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI VÀO LỚP 10 PTTH MÔN NGỮ VĂN 
NĂM HỌC 2015 - 2016
I. Trắc nghiệm:( 3 điểm - 7 câu )
Câu 1.(0,25 điểm): 
Mức tối đa: Phương án A
Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 2. (0,25 điểm): 
Mức tối đa: Phương án C
Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 3. (0,5 điểm): 
Mức tối đa: Tâm trạng day dứt dằn vặt ,đau đớn của lão Hạc sau khi bán chó .
Mức chưa tối đa: Trả lời chưa đủ các ý trên (0,25 điểm).
Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 4. (0,25 điểm): 
Mức tối đa: Phương án D
Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 5. (0,5 điểm): 
Mức tối đa: Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng biện pháp lặp từ ngữ: lão, tôi là chủ yếu
Mức chưa tối đa: Chỉ chỉ ra được phép liên kết (0,25 điểm).
Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 6. (0,25 điểm): 
Mức tối đa: Phương án D
Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 7. (1,0 điểm): 
- Mức tối đa: Học sinh nêu được các ý sau
+ Cái chết của Lão Hạc là sự tự giải thoát chính mình thể hiện nhân cách cao đẹp ( 0,5 điểm)
+ Cái chết thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, phản ánh số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam, có ý nghĩa tố cáo xã hội(0,5 điểm)
- Mức chưa tối đa: (0,25 đến 0,75 điểm) HS lí giải còn thiếu ý (căn cứ vào các ý còn thiếu của HS, giáo viên cho điểm cho phù hợp).
- Mức không đạt: Làm sai hoặc không lí giải.
II. Tự luận: ( 2 câu -8 điểm)
Câu 1. (3 điểm)
* Mức tối đa: 3,0 điểm
Tiêu chí
Yêu cầu cần đạt
Thang điểm
Ghi chú
A. Hình thức
- Viết đúng kiểu bài nghị luận về đoạn thơ.
- Đảm bảo bố cục ba phần, lập luận chặt chẽ.
- Diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh, trình bày sạch sẽ.
0,5 điểm
B . Nội dung
* Mở bài:Giới thiệu vấn đề nghị luận 
 Là khổ thơ hay nhất thể hiện lòng yêu nước, lí tưởng cao đẹp, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
*Thân bài: Trình bày cảm nhận
+ Hai câu đầu miêu tả hiện thực ác liệt của chiến tranh thông qua hình ảnh những chiếc xe không kính. Phép liệt kê, điệp từ “không” được nhắc lại nhiều lần tô đậm hoàn cảnh thiếu thốn khó khăn, những thử thách dữ dội, khốc liệt của cuộc chiến tranh. Các dấu phẩy liên tiếp trong hai dòng thơ đầu như muốn miêu tả những khúc cua vòng gấp khúc của con đường ra trận.
+ Hai câu cuối sử dụng nghệ thuật tương phản khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe với tư thế hiên ngang bất chấp khó khăn gian khổ quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam. Câu thơ cuối là câu thơ hay nhất bật sáng chủ đề bài thơ, hình ảnh hoán dụ “trái tim” diễn tả tình yêu đất nước, lí tưởng chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của người chiến sĩ lái xe.
=> Khổ thơ thể hiện chiều sâu triết lí:sức mạnh của con người, của một dân tộc không phải ở những thứ vũ khí tối tân hiện đại mà ở tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm của họ.
* Kết bài: Hình ảnh người lính được tái hiện bằng giọng thơ trẻ trung, ngang tàng rất lính Những người lính lái xe chính là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ
0,5 điểm
1,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
Tổng
3 điểm
*Mức chưa tối đa: (0,25 đến 2,75 điểm) HS lí giải còn thiếu ý (căn cứ vào các ý còn thiếu của HS, giáo viên cho điểm cho phù hợp).
*Mức không đạt: Làm sai hoặc không làm.
Câu 2. ( 4 điểm)
* Mức tối đa: 4,0 điểm
Tiêu chí
Yêu cầu cần đạt
Thang điểm
Ghi chú
A. Hình thức
- Viết đúng kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện 
- Đảm bảo bố cục ba phần, lập luận chặt chẽ.
- Diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh, trình bày sạch sẽ.
0,5 điểm
B .Nội dung
* Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm , vấn đề nghị luận
 Tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt của bé Thu đối với ông Sáu trong giờ phút chia tay.
*Thân bài: Trình bày cảm nhận về tình yêu thương tha thiết, mãnh liệt của bé Thu dành cho người cha trong giờ phút chia tay qua việc phân tích các chi tiết về hành động, lời nói, thái độ, tâm trạng của bé Thu:
+ Trước khi ông Sáu lên đường, thái độ , hành động của bé Thu có sự thay đổi hoàn toàn khi nghe bà ngoại giải thích: Nó nằm lăn lộn thỉnh thoảng thở dài như người lớn nó day dứt, hối hận và cảm thấy có lỗi. 
+ Trở về nhà, lẳng lặng đứng quan sát và chờ đợi cha. Tình yêu thương và nỗi khát khao được gặp cha bùng dậy trong lòng bé Thu khi ông Sáu chào: Bé Thu bật kêu lên tiếng gọi "Ba!”, tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé cả sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người kéo theo đó là những hành động cuống quýt, vội vàng: chạy xô tới, nhảy, tay ôm chặt ghì lấy cổ ba không rời, khóc nức nở, không cho ba đi nữa.
=> Tình cảm của Thu dành cho cha thật sâu sắc, mãnh liệt. Cảnh hai cha con ông Sáu chia tay được Nguyễn Quang Sáng miêu tả thật cảm động Chứng kiến cảnh này, ai cũng xúc động, xót xa. Bác Ba (bạn của anh Sáu) bỗng thấy khó thở như có bàn tay nắm lấy trái tim.
* Kết bài:  Cách tạo dựng tình huống truyện bất ngờ, am hiểu tâm lí trẻ thơ , miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật tinh tế.Truyện Chiếc lược ngà đã diễn tả chân thực tinh cha con thắm thiết, sâu nặng. Trong hoàn cảnh chiến tranh, tình cảm ấy càng thiêng liêng, ngời sáng
0,5 điểm
2,5 điểm
0,5điểm
0,5 điểm
1,5 điểm
0,5 điểm
Tổng
4 điểm
*Mức chưa tối đa: (0,25 đến 3,75 điểm) HS lí giải còn thiếu ý (căn cứ vào các ý còn thiếu của HS, giáo viên cho điểm cho phù hợp).
*Mức không đạt: Làm sai hoặc không làm.
 ------------Hết------------

Tài liệu đính kèm:

  • docBO_DE_THI_VAO_LOP_10_MON_NGU_VAN_MOI_NHATDA_THAM_DINH.doc