Đề thi vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm học 2013 - 2014 môn thi: Sinh học

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2151Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm học 2013 - 2014 môn thi: Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm học 2013 - 2014 môn thi: Sinh học
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
k× thi vµo líp 10 THPT chuyªn lam s¬n
 n¨m häc 2013 - 2014
Môn thi: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: ngày 25 tháng 6 năm 2013
Câu 1: (1,0 điểm)
 a) Trình bày hai nguyên tắc cơ bản trong quá trình nhân đôi ADN.
 b) Điều gì sẽ xảy ra nếu trong quá trình nhân đôi ADN và trong quá trình tổng hợp mARN, nguyên tắc bổ sung không được bảo đảm (bị sai lệch)? Giải thích.
Câu 2: (1,25 điểm)
 Vì sao mỗi nhiễm sắc thể được mô tả ở kỳ giữa của nguyên phân lại gồm hai nhiễm sắc tử chị em (crômatit). Hai phân tử ADN trong hai nhiễm sắc tử chị em có thể giống hệt nhau trong trường hợp nào và có thể khác nhau trong trường hợp nào? Nêu những trường hợp khác nhau đó.
Câu 3: (1,0 điểm)
 Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 14, tuy nhiên người ta lại thấy bộ nhiễm sắc thể ở một số cá thể trong loài này có số lượng là 15. Những cá thể nói trên có kiểu hình giống nhau hay không? Giải thích. Nêu cơ chế hình thành những cá thể nói trên từ những cá thể bình thường có 2n = 14?
Câu 4: (1,0 điểm)
 a) Nêu cơ chế phát sinh hội chứng Down (đao) ở người.
 b) Vì sao hội chứng Down (đao) phổ biến nhất trong số các bệnh do đột biến số lượng nhiễm sắc thể đã được phát hiện ở người? 
Câu 5: (1,25 điểm)
 Hãy nêu quy trình nhân giống mía bằng phương pháp nuôi cấy mô của Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam. Ưu điểm của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng?
Câu 6: (1,5 điểm)
 Quần thể sinh vật gồm có những nhóm tuổi nào? Hãy nêu ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi đó? Nhóm tuổi nào có khả năng vừa làm tăng khối lượng, kích thước của quần thể vừa làm tăng mật độ quần thể?
Câu 7: (1,5 điểm)
 a) Dưới đây là các chuỗi thức ăn trong một hệ sinh thái:
 Mùn, bã hữu cơ → Giun đất → Ếch → Rắn → Vi khuẩn hoại sinh, nấm (1)
 Cỏ → Sâu bọ → Chim sâu → Vi khuẩn hoại sinh, nấm	 (2)
 Chuỗi thức ăn (1) có gì khác so với chuỗi thức ăn (2) về thành phần loài sinh vật tham gia? 
 b) Nêu biện pháp sinh thái chủ yếu để duy trì và phát triển những loài động vật hoang dã quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Câu 8: (1.5 điểm)
 Ở một loài thực vật, tính trạng cây thân cao do gen A quy định trội hoàn toàn so với tính trạng cây thân thấp do gen tương ứng a quy định; tính trạng quả tròn do gen B quy định trội hoàn toàn so với tính trạng quả dài do gen tương ứng b quy định. Tiến hành giao phấn giữa hai cây thân cao, quả tròn với nhau người ta thu được F1 đồng loạt có cây thân cao, quả tròn. Cho 1 cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có sự phân li theo tỉ lệ 25% cây thân cao, quả dài : 50% cây thân cao, quả tròn : 25% cây thân thấp, quả tròn. 
 Hãy xác định quy luật di truyền chi phối đồng thời cả hai cặp tính trạng, kiểu gen của hai cây đem giao phấn và viết sơ đồ lai từ P đến F2?
-------------- Hết ------------
Họ và tên thí sinh:SBD:
Chữ ký của giám thị số 1
....................................
Chữ ký của giám thị số 2
...................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM
 THANH HOÁ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN LAM SƠN
 NĂM HỌC 2013 - 2014
 Đề thi đề chính thức	 Môn thi: Sinh học
 ( Gồm 3 trang) Ngày thi: 25 tháng 6 năm 2013 
Câu
Nội dung cơ bản cần đạt được
Điểm
Câu 1
(1,0 đ)
a) Hai nguyên tắc cơ bản trong nhân đôi ADN là nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
- Nguyên tắc bổ sung:
 A trên mạch khuôn của ADN liên kết với T của môi trường và ngược lại;
 G trên mạch khuôn của ADN liên kết với X của môi trường và ngược lại.
- Nguyên tắc bán bảo toàn: 
 Trong phân tử ADN con có 1 mạch đơn cũ của ADN mẹ, 1 mạch đơn mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường. 
0,25
0,25
b) Nếu NTBS không được đảm bảo sẽ dẫn đến hậu quả:
- Trong nhân đôi ADN, nếu NTBS không được đảm bảo (bị sai lệch) → Cấu trúc của các phân tử ADN con sẽ bị sai khác (không đúng như nguyên mẫu) so với phân tử ADN mẹ → Tạo ra gen đột biến.
 - Trong quá trình tổng hợp mARN, nếu NTBS bị sai sót thì → Cấu trúc của phân tử mARN có thể bị thay đổi → Phân tử prôtêin có thể bị thay đổi cấu trúc hoặc không được tổng hợp. 
0,25
0,25
Câu 2
(1,25 đ)
- Vì ở kì trung gian đã diễn ra sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể, mỗi nhiễm sắc thể sau khi tự nhân đôi tạo thành 2 nhiễm sắc thể con (nhiễm sắc tử) dính nhau ở tâm động. 
- Hai nhiễm sắc tử chị em có thể giống hệt nhau trong trường hợp không xảy ra đột biến trong quá trình tự nhân đôi.
- Hai nhiễm sắc tử chị em có khác nhau trong trường hợp xảy ra đột biến trong quá trình tự nhân đôi.
- Quá trình tự nhân đôi của ADN có thể bị rối loạn do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và môi trường ngoài làm phát sinh các đột biến gen.
- Quá trình tự nhân đôi NST do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể (các tác nhân vật lí và hóa học trong ngoại cảnh) làm phát sinh các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
(1,0 đ)
- Những cá thể đều có bộ nhiễm sắc thể 2n = 15 thường có kiểu hình khác nhau.
- Vì các cá thể 2n = 15 là thể đột biến dị bội. Với bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 thì chỉ tính riêng dạng đột biến 2n + 1 (2n = 15) đã có tới 7 kiểu hình khác nhau.
- Cơ chế hình thành
+ Trong quá trình giảm phân, một cặp nhiễm sắc thể nào đó không phân li còn các cặp khác phân li bình thường tạo thành 2 loại giao tử đột biến (7 + 1) và loại giao tử (7 – 1).
+ Trong thụ tinh loại giao tử (7 + 1) kết hợp với loại giao tử bình thường (n = 7) sẽ tạo nên hợp tử 2n + 1 = 15.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4
(1,0 đ)
a) 
- Người mắc hội chứng Đao: Trong tế bào có chứa 3 NST số 21
- Trong giảm phân tạo giao tử ở người bố hoặc mẹ, cặp NST số 21 không phân li tạo ra giao tử đột biến chứa 2 NST số 21. 
- Sự kết hợp giữa giao tử chứa 2 NST số 21 với giao tử bình thường chứa 1 NST số 21 → Hợp tử chứa 3 NST số 21 → Người mắc hội chứng Đao.
( Nếu thí sinh giải thích bằng sơ đồ, vẫn cho điểm tối đa).
0,25
0,25
0,25
b) Hội chứng Down phổ biến nhất trong số các bệnh do đột biến số lượng nhiễm sắc thể đã gặp ở người vì: NST 21 có kích thước rất bé, mang số lượng gen rất ít và ít hơn nhiều so với các NST khác → sự mất cân bằng gen do thừa 1 NST 21 ít nghiêm trọng hơn nên người bệnh còn sống được.
0,25
Câu 5
(1,25 đ)
- Quy trình:
+ Tách mô phân sinh từ lá non của cây mía và nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặc trong ống nghiệm, sau 10 ngày sẽ tạo thành mô sẹo.
+ Các mô sẹo được chuyển sang nuôi cấy trong ống nghiệm chứa môi trường dinh dưỡng đặc và có hoocmôn sinh trưởng phù hợp để kích thích chúng phân hoá thành cây con hoàn chỉnh.
+ Các cây con được chuyển sang trồng trong các bầu đựng đất trong vườn ươm có mái che, rồi đưa cây ra trồng ngoài đồng ruộng.
- Ưu điểm:
+ Tạo ra số lượng lớn cây con trong một thời gian ngắn đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
+ Do chỉ cần một số ít vật liệu nhân giống ban đầu nên có điều kiện để tạo ra cây giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái nhất định, có khả năng chống chịu tốt với nhiều loại sâu bệnh.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 6
(1,5 đ)
- Các nhóm tuổi của quần thể gồm: Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.
- Ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi trong quần thể:
+ Nhóm tuổi trước sinh sản: Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
+ Nhóm tuổi sinh sản: Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể.
+ Nhóm tuổi sau sinh sản: Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
- Nhóm tuổi sinh sản vừa làm tăng khối lượng, kích thước của quần thể vừa làm tăng mật độ quần thể.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 7
(1,5 đ)
a) Chuỗi thức ăn: 
 - Chuỗi thức ăn (1) chỉ có 2 thành phần sinh vật tham gia:
 + SVTT (bậc 1: giun đất, bậc 2: ếch, bậc 3: rắn).
 + SVPG (vi khuẩn hoại sinh, nấm).
 - Chuỗi thức ăn (2) có đủ 3 thành phần sinh vật tham gia:
 + SVSX (cỏ).
 + SVTT (bâc 1: sâu bọ, bậc 2: chim sâu).
 + SVPG (vi khuẩn hoại sinh, nấm).
 → Chuỗi thức ăn (1) mở đầu bằng mùn, bã hữu cơ (không có SVSX), chuỗi thức ăn (2) bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.
0,25
0,25
0,25
b) Các biện pháp chủ yếu để duy trì và phát triển những loài động vật hoang dã đang có nguy cơ bị tuyệt chủng:
 Lập các khu bảo tồn thiên nhiên, tạo điều kiện cho chúng sinh sản; bảo vệ môi trường sống của chúng; không săn bắt các loài động vật hoang dã quý hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng,...
0,75
Câu 8
(1,5 đ)
- Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng:
+ Ở tính trạng chiều cao cây: Cây cao F1 tự thụ phấn cho F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 75% cao : 25% thấp. Vậy cây cao F1 có kiểu gen Aa.
+ Ở tính trạng độ dài quả: Cây quả tròn tự thụ phấn cho F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 75% quả tròn : 25% quả dài. Vậy cây quả tròn F1 có kiểu gen Bb.
- Xét sự di truyền đồng thời của hai cặp tính trạng:
+ Nhận thấy ở F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 chứ không phải là 
9 : 3 : 3 : 1. Vậy có sự liên kết gen và kiểu gen của cây F1 là .
+ Do đó một cây cao, quả tròn (P) phải phát sinh giao tử Ab và một cây phải phát sinh giao tử aB. 
+ Vậy một cây cao, quả tròn (P) cho giao tử Ab có kiểu gen hoặc và một cây cao, quả tròn (P) cho giao tử aB có kiểu gen hoặc 
+ Ta thấy có các kiểu giao phấn sau đây:
 (1) hoặc (2) hoặc (3) hoặc (4)
+ Nhận thấy chỉ có kiểu giao phấn (1) làm xuất hiện F1 có kiểu hình đồng loạt cây cao, quả tròn còn các kiểu khác đều có sự phân tính ở F1.
Vậy hai cây cao, quả tròn đem giao phấn là và . 
- Sơ đồ lai
Cây cao, quả tròn 	Cây cao, quả tròn
P. 	 	 ×	
Gp 	 AB Ab 	 	 AB aB
F1 	 	 	 (đồng loạt cây cao, quả tròn).
Cho cây F1 có kiểu gen tự thụ phấn:
 F1 	 	 ×	 
GF1 	 Ab aB 	 Ab aB
F2 	 
 25% Cây cao, quả dài : 50% cây cao, quả tròn : 25% cây thấp, quả tròn
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Lưu ý: Học sinh có thể làm theo cách khác nếu đúng và lập luận chặt chẽ thì vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_vao_lop_10_chuyen_lam_son2013.doc