Đề thi vào lớp 10 chuyên lý

doc 1 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1503Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào lớp 10 chuyên lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi vào lớp 10 chuyên lý
 Chuyên LQĐ Đà Nẵng 2016
H.1a
Bài 1 (2,0đ)
	Cho bốn quả cầu đặc có cùng kích thước A, B, C, D và một đòn bẩy (bỏ qua khối lượng của đòn bẩy). Thí nghiệm cho thấy đòn bẩy cân bằng trong cả ba trường hợp bố trí theo sơ đồ ở các hình H.1a, H.1b và H.1c.
H.1b
	a. So sánh khối lượng riêng của các chất làm thành các quả cầu.
	b. Trong thí nghiệm ở hình H.1a nếu nhúng ngập quả A vào dầu (D1 = 0,8g/cm3), nhúng ngập quả B vào nước (D2 = 1g/cm3) thì đòn bẩy nghiêng về phía nào?
H.1c
	c. Trong hình H.1b và hình H.1c, đòn bẩy nghiêng về phía nào nếu đem nhúng ngập tất cả các quả cầu trong nước?
Bài 2 (3,5đ)
1. Cho mạch điện như hình H.2. Bóng đèn Đ(18V-9W), Ro = 12Ω. Biến trở con chạy C có giá trị lớn nhất là RMN = 240Ω. UAB = 27V không đổi.
 a. Điều chỉnh con chạy C để giá trị của biến trở tham gia vào mạch là Rx = RMC = 36Ω. Tính cường độ dòng điện chạy qua đèn. Đèn sáng như thế nào?
 b. Điều chỉnh con chạy C đến vị trí nào để đèn sáng bình thường?
H.2
 c. Nối đầu bên phải của biến trở (điểm N) với B. Xác định vị trí con chạy C để đèn sáng bình thường.	
2. Trình bày phương án thực nghiệm xác định giá trị của hai điện trở R1 và R2. Với các dụng cụ sau đây: Một nguồn điện có hiệu điện thế chưa biết – Một điện trở Ro có giá trị đã biết – Một ampe kế có điện trở chưa biết – Hai điện trở R1 và R2 cần đo – Một số dây dẫn có điện trở không đáng kể.
	Chú ý không làm hỏng dụng cụ đo, không được mắc ampe kế song song với bất cứ điện trở nào.
Bài 3 (1,5đ)
	Cho một hệ gồm hai thấu kính L1 và L2 đặt sao cho hai trục chính trùng nhau. Quang tâm hai thấu kính cách nhau một đoạn 12cm. Thấu kính L1 là thấu kính phân kỳ có tiêu cự 10cm. Thấu kính L2 là thấu kính hội tụ có tiêu cự 15cm. Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính (A nằm trên trục chính), trước L1 một đoạn 40cm. Tìm vị trí đặt màn M để ảnh qua hệ hiện rõ nét trên màn và vẽ ảnh của AB qua hệ.
Bài 4 (2,0đ)
	Một khối nước đá có khối lượng m1 = 2kg ở nhiệt độ t1 = -5oC.
	a. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để khối nước đá trên biến hoàn toàn thành hơi ở 100oC. Hãy vẽ đồ thị biểu diễn quá trình biến thiên nhiệt độ theo nhiệt lượng được cung cấp.
	b. Bỏ khối nước đá nói trên vào một ca nhôm khối lượng m2 = 0,5kg chứa m3 = 3,05kg nước ở nhiệt độ t2 = 50oC. Tính khối lượng nước trong bình khi có cân bằng nhiệt.
	Bỏ qua sự mất nhiệt ra môi trường.
	Nhiệt dung riêng của nước đá, nước và nhôm lần lượt là cđ = 1800J/kg.K, cn = 4200J/kg.K và cnh = 880J/kg.K. Nhiệt nóng chảy của nước đá ở 00C là λ = 340000J/kg.K. Nhiết hóa hơi của nước ở 100oC là L = 2,3.106J/kg.
Bài 5 (1,0đ)
	Trong một bình hình trụ, diện tích đáy S = 100cm2 đang chứa nước, có một cục nước đá đang nổi, bên trong cục nước đá có một khối kim loại. Khi nước đá tan hết thì mức nước hạ xuống một đoạn ∆h = 3mm. Tính trọng lượng khối kim loại. Nước và kim loại có khối lượng riêng lần lượt là Dn = 1000kg/m3 và Dk = 7000kg/m3.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_lop_10_chuyen_Ly_LQD_Da_Nang_2016.doc