Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2016 - 2017 môn thi: Ngữ văn thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 876Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2016 - 2017 môn thi: Ngữ văn thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2016 - 2017 môn thi: Ngữ văn thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD&ĐT HÀM YÊN
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
I. Đề bài:
* Phần I: Đọc - hiểu (4 điểm)
Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:
	"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"
Câu 1: Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)
Câu 2: Cụm từ “bảy mươi chín mùa xuân” có nghĩa là gì? (0,5 điểm)
Câu 3: Trong câu thơ "Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ", hình ảnh "mặt trời" được tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? (1 điểm)
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên? (2 điểm)
* Phần II: Làm văn (6 điểm)
Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của tác giả Kim Lân.
..........Hết..........
II. Hướng dẫn chấm:
Nội dung 
Điểm
Phần I: Đọc - hiểu:
Câu 1: - Khổ thơ trích trong bài thơ "Viếng lăng Bác" 
 - Tác giả: Viễn Phương.
Câu 2: Cụm từ “bảy mươi chín mùa xuân”: chỉ tuổi của Bác: Bác qua đời ngày 2 tháng 9 năm 1969, hưởng thọ 79 tuổi.
Câu 3: Hình ảnh "mặt trời" trong câu thơ "Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ":
- Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.
- Tác dụng: Nhấn mạnh, ca ngợi công ơn to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc, với đất nước.
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) trình bày cảm nhận về khổ thơ:
 * Hình thức: Đoạn văn cần đảm bảo về cấu trúc đoạn (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn), diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả
* Nội dung: Đoạn văn cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc, với đất nước.
- Tấm lòng thành kính, sự biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ.
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
1
1
Phần II: Làm văn (6 điểm)
Yêu cầu:
- Hình thức: Đảm bảo bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, đúng chính tả. 
- Nội dung: 
1. Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Cảm nhận chung về nhân vật ông Hai - người nông dân có tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến sâu sắc.
2. Thân bài: Triển khai các nhận định về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai và nghệ thuật đặc sắc của nhà văn:
 * Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai là tình cảm nổi bật, xuyên suốt toàn truyện:
- Ở nơi tản cư: Ông luôn nhớ về làng, thường hay khoe về sự giàu có và tinh thần kháng chiến của làng, luôn nghe ngóng, theo dõi tin tức, tình hình kháng chiến...
- Khi nghe tin làng theo giặc: Ông bất ngờ, đau đớn, dằn vặt, tủi hổ, xót xa... quyết định dứt khoát: Làng theo tây thì phải thù làng...
- Khi nghe tin cải chính: Ông sung sướng, hạnh phúc (vui mừng đi khoe khắp nơi, khoe cả nhà mình bị gặc đốt...)
=> Tình yêu làng hòa quyện, thống nhất với tình yêu kháng chiến, yêu nước - nét mới trong tình cảm, nhận thức của người nông dân trong Cách mạng Tháng Tám.
 * Nghệ thuật:
- Chọn tình huống tin đồn thất thiệt để thể hiện nhân vật.
- Ngôn ngữ tự nhiên.
- Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc.
- Các hình thức trần thuật (đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm...)
 3. Kết bài:
- Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật. Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai.
0,5
1
1
1
1
1
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_DE_XUAT_MON_VAN_TUYEN_SINH_VAO_10_HAM_YEN.doc