Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút

doc 11 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1012Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút
 MÃ KÍ HIỆU:......................
UBND HUYỆN VĨNH BẢO
TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
( Đề thi gồm 9 câu, 2 trang) 
	I. PHẦN ĐỌC - HIỂU: 3 ĐIỂM
	Đọc và trả lời các câu hỏi.
	Câu 1. "Truyện Kiều" của Nguyễn Du còn có tên gọi khác là gì ?
	A. Kim Vân Kiều Truyện	C. Đoạn trường tân thanh
	B. Truyện Vương Thuý Kiều	D. Nam Trung tạp ngâm
	Câu 2. Tác phẩm nào sau đây không cùng giai đoạn sáng tác với "Truyện Kiều" ?
	A. Truyền kì mạn lục	C. Hoàng Lê nhất thống chí
	B. Vũ trung tuỳ bút 	D. Sông núi nước Nam	
	Câu 3. Từ "ăn" trong câu:"Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương'' là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa. Đúng hay sai ?
	A. Đúng 	B. Sai
	Câu 4. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh" tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
 	A. Điệp ngữ 	C. Ẩn dụ. 	
	B. Nhân hóa 	D. Hoán dụ	
	Câu 5. Biện pháp tu từ đó có hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong câu thơ đã cho ở câu 6 ?
Câu 6. Kể tên 1 tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ Văn 9 có cùng thể loại với tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du và nêu ngắn gọn giá trị nội dung của tác phẩm đó.
	Câu 7. Suy nghĩ và bài học em học được từ cuộc đời tác giả của tác phẩm văn học tìm được ở câu 6 ?
	II. LÀM VĂN : 7 ĐIỂM
	Câu 1: 3 điểm
	Vài nét về vẻ đẹp của bức tranh mùa hạ trong những câu thơ sau:
	"Khi con tu hú gọi bầy
	Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
	Vườn râm dậy tiếng ve ngân
	Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào
	Trời xanh càng rộng càng cao
	Đôi con diều sáo lộn nhào từng không"
("Khi con tu hú"- Tố Hữu)
	Câu 2: 4 điểm
	Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của tác giả Nguyễn Thành Long.
............................................Hết ........................................
MÃ ĐỀ:.............
UBND HUYỆN VĨNH BẢO
TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM
ĐÁP ÁN 
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN 9
 (Hướng dẫn chấm gồm 09 trang)
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU: 3 ĐIỂM
Câu 1 : 0,25 đ
Mức tối đa : Đáp án C
Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 2 : 0,25 đ
 Mức tối đa : Đáp án D
Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 3 : 0,25 đ
Mức tối đa : Đáp án A
Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 4 : 0,25 đ
 Mức tối đa : Đáp án B
Câu 5: 0,5 điểm
* Yêu cầu:
+ Phép nhân hóa hoa ghen, liễu hờn 
+ Vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hóa phải ghét ghen, khiến thiên nhiên phải đố kị, gợi số phận éo le, đau khổ. 
+ Thể hiện ngòi bút lí tưởng hóa nhân vật và cảm hứng nggưỡng mộ, ngợi ca con người ở Nguyễn Du.
* Các mức độ đánh giá
+ Mức tối đa (0,5 điểm): Thực hiện được đủ những yêu cầu trên. 
+ Mức chưa tối đa (0, 25 điểm): Thực hiện được 2/3 những yêu cầu trên.
+ Mức không đạt( 0 điểm ): chỉ thực hiện được yêu cầu 1
Câu 6: 0,5 điểm
+ Mức tối đa (0,5 điểm): 
- Kể được tên: tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu 
- Nêu giá trị nội dung của "Truyện Lục Vân Tiên" là nhằm truyền bá đạo lí làm người: xem trọng tình nghĩa giữa người với người, đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy, thể hiện khát vọng hướng tới sự công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
+ Mức chưa tối đa (0, 25 điểm): Thực hiện được 1/2 yêu cầu trên.
+ Mức không đạt( 0 điểm ): Đáp án khác hoặc không trả lời
Câu 7: 1,0 điểm
+ Mức tối đa : 
- Cuộc đời nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều bất hạnh: sống trong cảnh nước mất nhà tan, nỗi nhà tai biến, nỗi mình bi thương, bao nhiêu nghiệt ngã của cuộc đời trút lên vai một người mù lòa, nhưng sự nghiệp của con người ấy không vì thế mà buông xuôi theo số phận. Ông đã chọn con đường sống, chiến đấu, bằng ngòi bút “chí công” với cái tâm “đã vì nước phải đứng về một phía”; cho đến cuối đời cụ vẫn kiên cường vượt qua số phận, hoàn thành xuất sắc thiên chức của mình, để lại cho đời sau một tấm gương về cách sống trong sáng đến tuyệt vời.
- Ta học được ở Nguyễn Đình Chiểu nghị lực sống phi thường, biết vượt lên số phận để đứng vững trước sóng gió của cuộc đời. Ta cũng học được ở nhà thơ tính năng động, khả năng thích ứng trước những biến cố - vốn là những phẩm chất rất cần thiết của con người. Một bài học nữa ta học được ở ông đó là nghị lực cống hiến phi thường, còn sống còn cống hiến cho nhân dân cho đất nước, cho lẽ phải...
+ Mức chưa tối đa (từ 0,25 đến 0, 5 điểm): Thực hiện được từ thực hiện được 1 trong 2 ý trên hoặc nêu được cả 2 ý nhưng còn sơ sài
+ Mức không đạt( 0 điểm ): Đáp án khác hoặc không trả lời
PHẦN II. LÀM VĂN ( 7 ĐIỂM)
Câu 1: 3 điểm
Tiêu chí
Đáp án
Điểm
Nội dung
I. Mở bài 
Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu, bài thơ Khi con tu hú, vị trí đoạn trích
- Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng và kháng chiến
- Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác trong hoàn cảnh nhà thơ bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ. Bài thơ thể hiện nỗi nhớ quê nhà khi mùa hè đến, đồng thời thể hiện niềm uất hận và lòng khát khao tự do của người chiến sĩ cách mạng đang bị cùm trói trong nhà tù đế quốc. 
- Đoạn trích là những câu thơ mở đầu bài thơ, mở ra bức tranh mùa hè trong tâm tưởng, được đánh thức bởi âm thanh tiếng chim tu hú.
* Mức độ đánh giá
+ Mức tối đa: HS Giới thiệu về tác giả , tác phẩm, đoạn thơ và trích dẫn tạo ấn tượng/có sự sáng tạo
+Không đạt: Lạc đề/mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về các kiến thức đưa ra/ hoặc không có mở bài.
II. Thân bài: 
1. Vẻ đẹp của bức tranh mùa hạ:
+ Nhiều hình ảnh đẹp, tiêu biểu, gần gũi, quen thuộc
+ Một mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, không gian khoáng đạt tự do
2. Khái quát đánh giá
- Bức tranh mùa hè được miêu tả sinh động, được cảm nhận bằng tất cả các giác quan với hành ảnh ngôn từ, chính xác gợi cảm, tất cả sự vật dường như đang sinh sôi nảy nở, đang căng tràn nhựa sống
- Bức tranh mùa hè gợi nên một cuộc đời tự do, một miền quê yên bình. Một mùa hè trong tưởng tượng, vì nhà thơ đang bị giam cầm
chứng tỏ một sự cảm nhận mạnh mẽ, một trí tưởng tượng phong phú, một tâm hồn tinh tế, một tấm lòng tha thiết với cuộc sống, khát khao tự do mãnh liệt.
* Mức độ đánh giá
+ Mức tối đa: Học sinh phân tích, chứng minh và khái quát được đoạn trích như nêu trên một cách thuyết phục.
+ Mức chưa đầy đủ ( 1.0 đ): Phân tích và chứng minh được bức tranh mùa hè một cách thuyết phục nhưng chưa khái quát, hoặc đảm bảo được các ý trên nhưng còn vụng về kĩ năng phân tích thơ
+ Mức chưa đầy đủ ( 0,5 đ): Nội dung 1 chỉ đảm bảo được 1/2 ý 
+ Mức không đạt : Không nêu được luận điểm hoặc nêu không chính xác, diễn xuôi.
III. Kết bài 
+ Mức tối đa: Khái quát được những nội dung đã trình bày ở phần thân bài hoặc nêu những liên tưởng, cảm nhận của bản thân về vấn đề nghị luận; cách kết bài hay/tạo ấn tượng/có sự sáng tạo
+ Không đạt: Lạc đề/kết bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về các kiến thức đưa ra/ hoặc không có kết bài.
2,0
0,25
1,5
0,25 
Các tiêu chí khác
1. Hình thức 
- Mức tối đa: HS viết được một bài văn với đủ 3 phần (MB, TB, KB); các ý trong thân bài được sắp xếp hợp lí; chữ viết rõ ràng; có thể mặc một số ít lỗi chính tả
+ Không đạt: HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết (ví dụ thiếu kết luận); hoặc các ý trong phần thân bài chưa được chia tách hợp lí; hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc HS không làm bài
2. Lập luận	
- Mức tối đa: HS biết cách lập luận chặt chẽ: phát triển ý tưởng đầy đủ theo một trật tự logic giữa các phần: mở bài, thân bài, kết bài; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết; sử dụng hợp lí các thao tác lập luận đã học
- Không đạt: HS không biết cách lập luận, hầu hết các phần trong bài viết rời rạc, không biết cách phát triển ý ở phần thân bài, các ý trùng lặp, sắp xếp lộn xộn, thiếu định hướng hoặc HS không làm bài
3. Sáng tạo 
- Mức đầy đủ: HS đạt được 2- 3 các yêu cầu sau: 1) Có được quan điểm riêng hợp lí mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó trong bài viết; 2) Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt: chú ý tạo nhịp điệu cho câu, dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày, từ ngữ có chọn lọc 3) có kĩ năng phân tích thơ tốt. 
- Mức chưa đầy đủ (0,25 điểm): HS đạt được 1 trong số các yêu cầu trên. Hoặc HS đã thể hiện sự cố gắng trong việc thực hiện một trong số các yêu cầu trên nhưng kết quả đạt được chưa tốt (dựa trên sự đánh giá của GV).
- Không đạt: GV không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của HS hoặc HS không làm bài
1.0
0,25
0,25
0,5
 Câu 2: 4 điểm
Tiêu chí
Đáp án
Điểm
Nội dung
- Xác định đúng vấn đề: Trình bày được cảm nhận về nhân vật anh thanh niên : con người sống có niềm say mê lý tưởng và có nhiều phẩm chất , tính cách đáng yêu đáng mến 
3,0
I. Mở bài 
Giới thiệu về tác giả NTLong , tác phẩm Lặng lẽ SaPa, nhân vật anh thanh niên
+ NTL một cây bút nghệ thuật cần mẫn, nghiêm túc, nhiệt thành xâm nhập vào thực tế. Văn của Nguyễn Thành Long goi là một thứ thơ bằng văn xuôi về cuộc sống mới, con người mới
+ Lặng lẽ Sa Pa viết vào năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai, bắt gặp được câu chuyện này ở trên đỉnh Yên Sơn. Bằng sự nhạy cảm và sức tưởng tượng sáng tạo nhà văn đã tạo ra những âm vang trong lặng lẽ. Cốt truyện xoay quanh tình huống là cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Chủ đề : ca ngợi những con người lao động mới đang ngày đêm lặng lẽ âm thầm làm việc công hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng XHCN ở miền Bắc trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ
+ Chủ đề đó được thể hiện qua thái độ, hành động, suy nghĩ của mỗi nhân vật trong tác phẩm đặc biệt là anh thanh niên. 
* Mức độ đánh giá
+ Mức tối đa: HS Giới thiệu về tác giả NTLong , tác phẩm Lặng lẽ SaPa, nhân vật anh thanh niên hay/tạo ấn tượng/có sự sáng tạo
+ Mức chưa tối đa (0.25 điểm): HS biết cách HS Giới thiệu về tác giả NTLong , tác phẩm Lặng lẽ SaPa, nhân vật anh thanh niên phù hợp nhưng chưa hay/còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ
+Không đạt: Lạc đề/mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về các kiến thức đưa ra/ hoặc không có mở bài.
0,5
II. Thân bài :
1. Giới thiệu nhân vật anh thanh niên
- Là nhân vật chính của truyện
- Nhân vật được khắc họa qua cái nhìn của nhiều nhân vật:
+ Lần đầu anh xuất hiện qua lời giới thiệu của bác lái xe, một người từng trải, đi nhiều, biết nhiều, thạo văn hóa trăm miền; quan trọng đây là điểm nhìn từ quần chúng đối với những con người đẹp nhất thời đại.
+ Chọn điểm nhìn là nhân vật họa sĩ già, sự hóa thân của nhà văn NTL, là con mắt của người thạo đi tìm kiếm cái đẹp. Con người và hiện thực cuộc sống luôn đẹp hơn rất nhiều qua nghệ thuật.
- Sự xuất hiện của anh thanh niên:
+ Tác giả không cho nhân vật xuất hiện ngay từ đầu mà chỉ gián tiếp qua lời giới thiệu rất ấn tượng của bác lái xe : rằng anh là " một trong những người cô độc nhất thế gian ", " rất thèm người ". Đây là một con người hoàn toàn bình thường như mọi người bình thường khác, cũng muốn ở chốn đông vui, cũng sợ phải sống một mình, nhưng anh đã trót yêu một công việc ở chốn Yên Sơn. Đó là lẽ sống. Đây là lời mở đầu đầy tin cậy.
- Công việc và cuộc sống:
+ Là một thanh niên có hoàn cảnh sống và hoàn cảnh làm việc không mấy thuận lợi: Đỉnh Yên Sơn 2300 m, anh làm khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Đây là công việc tỉ mỉ, gian khổ. Nhưng gian khổ của công việc không bằng gian khổ của nỗi cô đơn
* Mức độ đánh giá
+ Mức tối đa: Nêu và phân tích được 2-3 các điểm trên
+ Mức không đạt: Không nêu được, hoặc nêu không chính xác.
2. Chân dung người thanh niên
- Một con người có ý thức trách nhiệm với công việc:
+ Ý thức được công việc thầm lặng ấy có ích cho mọi người: góp phần vào việc dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất và chiến đấu
+ Công việc tỉ mỉ, thời tiết khắc nghiệt, nhưng anh vẫn luôn có mặt đúng giờ "ốp" để có những con số chính xác gửi về trạm 
- Anh có những suy nghĩ sâu sắc về công việc và cuộc sống:
+ Suy nghĩ đúng đắn về lao động: lao động đem đến niềm vui, và sự say mê "Khi ta làm việc ta với công việc là đôi..."
+ Qua niệm về hạnh phúc: Khi biết nhờ việc phát hiện ra đám mây khô mà quân ta bắn rơi máy bay giặc "từ hôm đó cháu sống thật hạnh phúc ". Anh thấm thía niềm vui, tìm được niềm hạnh phúc trong công việc.
+ Về nỗi nhớ, mục đích sống: "Nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng", "Mình sinh ra là gì? Mình đẻ ở đâu? Mình vì ai mà làm việc". Anh sống và làm việc vì lí tưởng cao đẹp, vì quê hương đất nước thân yêu.
- Anh biết tạo ra một cuộc sống nền nếp, văn minh và thơ mộng:
+ Anh trồng hoa, nuôi gà, đọc sách...Đây là một con người sống đẹp, biết làm đẹp cho cuộc đời.
- Khiêm tốn, giàu yêu thương, cởi mở, hiếu khách:
+ Luôn cảm nhận những đóng góp của mình còn nhỏ bé so với đồng nghiệp và mọi người.
+ Kiếm thuốc cho vợ bác lái xe, vui sướng khi khách đến thăm, tặng hoa cho cô gái, pha trà mời ông họa sĩ, gửi làn trứng để mọi người ăn đường. Đó là biểu hiện của một đời sống nội tâm sâu sắc và phong phú.
* Mức độ đánh giá
+ Mức tối đa: Học sinh phân tích, chứng minh được các đặc điểm tính cách, phẩm chất của nhân vật như nêu trên một cách thuyết phục.
+ Mức chưa đầy đủ ( 1,0 đ): Phân tích và chứng minh được 2- 3 đặc điểm phẩm chất đầu một cách thuyết phục, hoặc phân tích, chứng minh được các đặc điểm tính cách, phẩm chất của nhân vật như nêu trên nhưng còn chưa đầy đủ về dẫn chứng. 
+ Mức chưa đầy đủ ( 0,75 đ): Chỉ phân tích và chứng minh được 1 hoặc 2 phẩm chất.
+ Mức không đạt : Không nêu được luận điểm hoặc nêu không chính xác, diễn xuôi.
3. Thành công về nghệ thuật
- Nhân vật được khắc họa qua nhiều điểm nhìn và được miêu tả tinh tế.
- Nhân vật không có tên cụ thể, hàm ẩn ý nghĩa: họ là những con người vô danh đang lặng lẽ âm thầm sống, làm việc và cống hiến cho đất nước.
- Chất thơ trong tác phẩm thể hiện ở tình huống, bức tranh thiên nhiên, lời đối thoại, đặc biệt ở ý nghĩ cảm xúc của người trong cuộc, ở vẻ đẹp trong lối sống tâm hồn cúa anh thanh niên cũng góp phần đắc lực ca ngợi con người bình dị mà cao quý.
* Mức độ đánh giá
+ Mức tối đa: Học sinh khái quát được những đặc sắc nghệ thuật trên
+ Mức chưa đầy đủ (0,25 đ): Nêu được 2/3 đặc điểm nghệ thuật trên
+ Mức không đạt: Không nêu được hoặc nêu không chính xác
2,0
0,25 
1,5
0,25
III. Kết bài
- Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc về con người lao động mới những năm 70 với vẻ đẹp bình dị mà cao quý. 
- Với truyện ngắn này, phải chăng nhà văn muốn khẳng định: Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu hi sinh lớn lao và thầm lặng? Những con người cần mẫn nhiệt thành như anh thanh niên thật đáng trân trọng thật đáng tin yêu.
* Mức độ đánh giá
+ Mức tối đa: Khái quát được những nội dung đã trình bày ở phần thân bài hoặc nêu những liên tưởng, cảm nhận của bản thân về vấn đề nhân vật; cách kết bài hay/tạo ấn tượng/có sự sáng tạo
+ Mức chưa tối đa (0.25 điểm): Kết bài đạt yêu cầu/có thể còn mắc một vài lỗi về diễn đạt, dùng từ
+ Không đạt: Lạc đề/kết bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về các kiến thức đưa ra/ hoặc không có kết bài.
0,5đ
Các tiêu chí khác 
1. Hình thức 
- Mức tối đa: HS viết được một bài văn với đủ 3 phần (MB, TB, KB); các ý trong thân bài được sắp xếp hợp lí; chữ viết rõ ràng; có thể mặc một số ít lỗi chính tả
- Không đạt: HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết (ví dụ thiếu kết luận); hoặc các ý trong phần thân bài chưa được chia tách hợp lí; hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc HS không làm bài
2. Lập luận
- Mức tối đa: HS biết cách lập luận chặt chẽ: phát triển ý tưởng đầy đủ theo một trật tự logic giữa các phần: mở bài, thân bài, kết bài; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết; sử dụng hợp lí các thao tác lập luận đã học
- Không đạt: HS không biết cách lập luận, hầu hết các phần trong bài viết rời rạc, không biết cách phát triển ý ở phần thân bài, các ý trùng lặp, sắp xếp lộn xộn, thiếu định hướng hoặc HS không làm bài.
3. Sáng tạo
- Mức đầy đủ: HS đạt được 3-4 các yêu cầu sau: 1) Có được quan điểm riêng hợp lí mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó trong bài viết; 2) Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt: chú ý tạo nhịp điệu cho câu, dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày; 3) Sử dụng từ ngữ có chọn lọc 4) Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ.
- Mức chưa đầy đủ (0.25 điểm): HS đạt được 1- 2 trong số các yêu cầu trên, hoặc HS đã thể hiện sự cố gắng trong việc thực hiện một trong số các yêu cầu trên nhưng kết quả đạt được chưa tốt (dựa trên sự đánh giá của GV).
- Không đạt: GV không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của HS hoặc HS không làm bài
1,0
0.25 
0,25
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề thi thử vào 10 - 15 -Thu.doc