Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên năm học 2013 – 2014 môn thi: Địa lí (dành cho thí sinh thi vào chuyên địa) thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

docx 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 981Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên năm học 2013 – 2014 môn thi: Địa lí (dành cho thí sinh thi vào chuyên địa) thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên năm học 2013 – 2014 môn thi: Địa lí (dành cho thí sinh thi vào chuyên địa) thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
ubnd tØnh b¾c ninh
së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
®Ò CHÝNH THøC
§Ò THI TUYÓN SINH VµO LíP 10 THPT CHUY£N N¡M HäC 2013 – 2014
M«n thi: Địa lí (Dµnh cho thÝ sinh thi vµo chuyªn Địa)
Thêi gian: 150 phót (Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
Ngµy thi: 20 th¸ng 6 n¨m 2013
Câu I (2,0 điểm): 
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Xác định nhiệt độ trung bình tháng I của địa điểm Lạng Sơn và địa điểm thành phố Hồ Chí Minh. Giải thích vì sao nhiệt độ trung bình tháng I của địa điểm Lạng Sơn và thành phố Hồ Chí Minh có sự chênh lệch?
2. Nhận xét và giải thích về thời gian mùa mưa, mùa khô của địa điểm TP. Hồ Chí Minh.
Câu II (2,0 điểm): 
Cho bảng số liệu sau: 
Cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi năm 1999 và 2009 (đơn vị: %) 
 Năm
Nhóm tuổi
1999
2009
0 – 14 tuổi
33,5
25,0
15 – 59 tuổi
58,4
66,0
Từ 60 tuổi trở lên
8,1
9,0
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2010)
1. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi trong giai đoạn 1999 - 2009.
2. Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu dân số trẻ đối với việc phát triển kinh tế - xã hội nước ta. 
Câu III (3,0 điểm): 
Cho bảng số liệu sau: 
Sản lượng than và điện của nước ta trong giai đoạn 1995 - 2010
Năm
1995
2000
2005
2010
Than (triệu tấn)
8,4
11,6
34,1
44,8
Điện (tỉ kWh)
14,7
26,7
52,1
91,7
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2011)
1. Vẽ biểu đồ kết hợp (cột - đường) thể hiện sản lượng than và điện của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2010.
2. Nhận xét tình hình sản xuất than và điện nước ta trong giai đoạn trên.
3. Giải thích vì sao gần đây sản lượng điện tăng nhanh. 
Câu IV (3,0 điểm): 
1. Trình bày sự khác nhau về điều kiện tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm giữa vùng Tây Nguyên với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên các trung tâm công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Giải thích vì sao ngành công nghiệp chế biến nông sản là ngành được phát triển mạnh ở vùng này.
---------------HẾT----------------
 Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành.
Họ và tên thí sinh: . SBD: ..
h­íng dÉn chÊm
M«n: Địa lí
Kú thi tuyÓn sinh vµo líp 10 THPT Chuyªn
N¨m häc: 2013 – 2014
Câu
Ý
Nội Dung
Điểm
I
2,0 điểm
1
Xác định nhiệt độ trung bình tháng I tại địa điểm Lạng Sơn và Tp. Hồ Chí Minh. Giải thích vì sao nhiệt độ trung bình tháng I của địa điểm Lạng Sơn và thành phố Hồ Chí Minh có sự chênh lệch?
1,00
* Xác định nhiệt độ trung bình tháng I tại địa điểm Lạng Sơn và Tp. Hồ Chí Minh. 
 - Tại Lạng Sơn: thấp dưới 140 C 
- Tại Tp. Hồ Chí Minh: cao hơn trên 240 C 
* Giải thích: 
- Địa điểm Lạng Sơn có nhiệt độ trung bình tháng I thấp do: vị trí nằm ở gần đường chí tuyến nên góc nhập xạ nhỏ, lượng nhiệt nhận được ít hơn, chịu tác động sâu sắc của gió mùa đông bắc 
- Địa điểm Tp. HCM có nhiệt độ trung bình tháng I cao do: vị trí nằm ở vĩ độ thấp nên góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt nhận được lớn không chịu tác động của gió mùa đông bắc lạnh 
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Nhận xét và giải thích về thời gian mùa mưa, mùa khô của địa điểm TP. Hồ Chí Minh.
1,00
* Nhận xét: 
- Mùa mưa từ tháng V đến tháng X 
- Mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
* Giải thích:
- Từ tháng V đến tháng X địa điểm TP Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi nước nên mưa nhiều.
- Từ tháng XI đến tháng IV năm sau: TP Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của gió Tín phong Bắc bán cầu nên khô và ít mưa.
0,25
0,25
0,25
0,25
II
2,0 điểm
1
Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi trong giai đoạn 1999 - 2009.
1,50
* Nhận xét:
- Nhóm từ 0 - 14 tuổi tỉ lệ có xu hướng giảm (DC)
- Nhóm từ 15 – 59 tuổi tỉ lệ có xu hướng tăng (DC)
- Nhóm trên 60 tuổi tỉ lệ có xu hướng tăng chậm (DC)
- Kết luận: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta thuộc loại cơ cấu dân số trẻ nhưng đang thay đổi theo hướng già hóa.
* Giải thích: 
- Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, nhận thức về vấn đề dân số của dân cư ngày càng tốt hơntỷ lệ sinh giảm -> tỷ lệ trẻ em đang có xu hướng giảm dần
- Mức sống ngày càng cao, khoa học y tế phát triển nên tuổi thọ trung bình tăng - > tỷ lệ người già có xu hướng ngày càng tăng
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu dân số trẻ đối với với việc phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
0,50
- Thuận lợi: nguồn lao động đông, lực lượng bổ sung lao động hàng năm lớn,
- Khó khăn: tạo sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống,
0,25
0,25
III
3,0 điểm
1
Vẽ biểu đồ kết hợp (cột - đường) thể hiện sản lượng than và điện của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2010.
1,50
Yêu cầu:
Đúng dạng biểu đồ kết hợp (các dạng khác không cho điểm)
Chính xác về tỉ lệ, số liệu, khoảng cách năm.
Có đủ đơn vị, chú giải và tên biểu đồ.
2
Nhận xét tình hình sản xuất than và điện nước ta trong giai đoạn trên.
1,00
- Giai đoạn 1995- 2010 sản lượng than và điện đều liên tục tăng:
+ Sản lượng than: tăng khá nhanh (dẫn chứng)
+ Sản lượng điện: tăng nhanh (dẫn chứng)
-Sản lượng điện có tốc độ tăng nhanh hơn than (6,2 lần so với 5,3 lần)
0,25
0,25
0,25
0,25
3
Giải thích vì sao gần đây sản lượng điện tăng nhanh. 
0,50
- Ngành điện được ưu tiên đầu tư, nhiều nhà máy điện được mở rộng và xây mới,..
- Nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng ngày càng tăng.
0,25
0,25
IV
3,0 điểm
1
Điều kiện tự nhiên cho phát triển cây công nghiệp lâu năm giữa vùng Tây Nguyên với vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ(TD&MNBBộ)
1,50
*Về khí hậu: 
- TD&MNBBộ: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh=> thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt đới: chè, hồi, quế
- Tây Nguyên: khí hậu cận xích đạo, nền nhiệt cao hơn, ổn định quanh năm, khí hậu còn có sự phân hoá theo độ cao địa hình, vì vậy cơ cấu cây công nghiệp đa dạng hơn TD&MNBB
* Về đất đai: 
- TD & MNBBộ: chủ yếu là đất feralit phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau ...
- Tây Nguyên: chủ yếu là đất đỏ bazan rất màu mỡ.
* Về địa hình:
- Tây Nguyên: gồm các cao nguyên xếp tầng, bề mặt rộng lớn, khá bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất cây công nghiệp quy mô lớn...
- TD& MNBBộ: địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, khó khăn cho sản xuất cây công nghiệp theo quy mô lớn
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên các trung tâm công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Giải thích vì sao ngành công nghiệp chế biến nông sản là ngành được phát triển mạnh ở vùng này.
1,50
* Các trung tâm công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết
* Giải thích vì sao ngành công nghiệp chế biến nông sản là ngành được phát triển mạnh ở vùng này. 
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào (từ nông, ngư nghiệp).
- Vị trí ven biển thuận lợi cho giao thông xuất nhập cảng.
- Chính sách của Nhà nước và vùng ưu tiên phát triển ngành này
- Các nguyên khác: nhân dân có truyền thống và kinh nghiệm, vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật,
0,50
0,25
0,25
0,25
0,25
Lưu ý
1. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định.
2. Mọi vấn đề phát sinh trong quá trình chấm phải được trao đổi, thống nhất trong tổ chấm và hội đồng chấm thi.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDia ly.docx