Đề thi tuyển sinh lớp 10 thpt chuyên năm học 2014 - 2015 môn: Vật lí thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

docx 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1057Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 thpt chuyên năm học 2014 - 2015 môn: Vật lí thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh lớp 10 thpt chuyên năm học 2014 - 2015 môn: Vật lí thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN 
NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: Vật lí
 Ngày thi: 12/6/2014
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 05 câu trong 01 trang)
Câu 1 (1,5 điểm). 
Một chiếc xe chuyển động thẳng đều từ địa điểm A đến địa điểm B trong khoảng thời gian quy định là t. Nếu xe chuyển động từ A đến B với vận tốc v1 = 54 km/h, thì xe sẽ đến B sớm hơn 12 phút so với quy định. Nếu xe chuyển động từ A đến B với vận tốc v2 = 18 km/h, thì xe sẽ đến B chậm hơn 24 phút so với quy định. Tính chiều dài quãng đường AB và thời gian quy định t.
Một chiếc xe chuyển động thẳng đều trên đoạn đường MN. Trên nửa đoạn đường đầu, xe chuyển động đều với vận tốc v1 = 12 km/h. Trên nửa đoạn đường còn lại, xe chuyển động đều với vận tốc v2. Độ lớn vận tốc trung bình trên cả đoạn đường MN là 18 km/h. Tính độ lớn vận tốc v2.
Câu 2 (2,5 điểm). 
Có hai bình cách nhiệt: Bình thứ nhất chứa 5 lít nước ở nhiệt độ t1 = 600C ; bình thứ hai chứa 1 lít nước ở nhiệt độ t2 = 200C. Đầu tiên rót một lượng nước m từ bình thứ nhất sang bình thứ hai. Sau khi trong bình thứ hai đạt trạng thái cân bằng nhiệt, lại rót từ bình thứ hai sáng bình thứ nhất một lượng nước m. Khi đạt trạng thái cân bằng nhiệt thì nhiệt độ nước trong bình thứ nhất là t3 = 590C. Cho khối lượng riêng của nước D = 1000 kg/m3. Bỏ qua sự hấp thụh nhiệt của các bình và môi trường. Hỏi nhiệt độ của nước trong bình thứ hai khi đạt trạng thái cân bằng nhiệt là bao nhiêu? Tính khối lượng nước m.
Một bếp điện khi mắc vào hai điểm có hiệu điện thế U1 = 120 V thì đun sôi một ấm nước sau thời gian t1 = 10 phút. Để đun sôi ấm nước như trên trong cùng điều kiện khi mắc vào hai điểm có hiệu điện thế U2 = 110V thì thời gian đun sôi là t2 = 15 phút. Khi mắc vào hai điểm có hiệu điện thế U3 = 100V, để đun sôi ấm nước nói trên thì thời gian đun t3 bằng bao nhiêu? Biết rằng nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh tỷ lệ thuận với thời gian đun.
R3
R1
R2
B
A
Câu 3 (3,0 điểm).
Cho 3 điện trở R1, R2, R3 (R3 = 16 Ω) chịu được hiệu điện thế tối đa lần lượt là U1 = U2 =6 V; U3 = 12 V. Người ta ghép 3 điện trở nói trên thành đoạn mạch AB như hình vẽ, điện trở của đoạn mạch là RAB = 8 Ω.
Tính R1 và R2. Biết rằng nếu đổi chỗ R3 với R2 thì điện trở của đoạn mạch sẽ là R’AB = 7,5 Ω.
Tính công suất lớn nhất mà bộ điện trở tiêu thụ.
Mắc nối tiếp đoạn mạch AB với một bộ gồm nhiều bóng đèn cùng loại (4 V – 1 W) vào hai điểm có hiệu điện thế U = 16 V không đổi. Tính số đèn lớn nhất có thể sử dụng sao cho các đèn sáng bình thường. Khi đó các đèn được ghép như nào?
Câu 4 (2,0 điểm): 
Một vật sáng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm, A thuộc trục chính. Dịch chuyển AB dọc theo trục chính. Hỏi khi khoảng cách giữa vật AB và ảnh thật của nó là nhỏ nhất thì vật cách thấu kính bao nhiêu? Khi đó ảnh cao bằng bao nhiêu lần vật? Không dùng công thức thấu kính.
Cho hai thấu kính L1, L2 có trục chính trùng nhau, cách nhau 40cm. Vật sáng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính, A thuộc trục chính, trước L1 (theo thứ tự AB; L1; L2). Khi dịch chuyển AB dọc theo trục chính thì ảnh A’B’ của nó tạo bởi hệ thấu kính không thay đổi độ lớn và luôn cao gấp 3 lần vật AB. Tính tiêu cự của hai thấu kính.
Câu 5 (1,0 điểm):
Trong bình hình trụ, tiết diện S chứa một lượng nước có chiều cao H = 15 cm. Người ta thả vào trong bình một thanh đồng chất, tiết diện đều sao cho nó nổi thẳng đứng trong nước thì mực nước dâng lên một đoạn h = 8 cm. Nếu nhấn chìm thanh hoàn toàn thì mực nước sẽ cao bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của nước và thanh lần lượt là D1 = 1 g/cm3; D2 = 0,8 g/cm3. 
	 ------ HẾT ------
	Họ và tên thí sinh :.................................................................... Số báo danh.................................
	Họ và tên, chữ ký:	 Giám thị 1: ............................................................................................... 
	 Giám thị 2: ................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN 
NĂM HỌC 2014 – 2015 
Môn: VẬT LÍ
Nội dung
Điểm
Câu 1 (1,5 điểm):
a) 	Đổi: 12’ = 0,2h; 24’ =0,4h.
	Phương trình mỗi lần dịch chuyển:	
	Giải ra được: s = 16,2 km; t = 0,5h
b) 	Vận tốc trung bình của chuyển động:	
	Thay số tìm được: v2 = 36 km/h
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
Câu 2 (2,5 điểm): 
a) 	Khối lượng nước ban đầu: m1 = D.V1 = 1kg; m2 = D.V2 = 5kg
	Phương trình cân bằng nhiệt:	
	Giải ra được: m = 1/7 (kg); t = 250C
b) 	Gọi nhiệt lượng nước thu vào ở mỗi lần đun là Q (J), hệ số tỏa nhiệt ra môi trường là k (J/s)
	Phương trình cân bằng nhiệt mỗi lần đun: 
	Thay số: t1 = 10’ = 600s; t2 = 15’ = 900s. Giải ra được: t3 = 1656s = 27,6’
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
Câu 3 (2,0 điểm):
a) 
	 (1)	
	 	 (2)
	Giải ra được: R1 = 4 Ω; R2 = 12Ω.
b)	
	Các giá trị giới hạn:	
	=> Để R1; R2 không cháy thì: I12 = I2 = 0,5A => U12 = I12.R12 = 8V
	U12 Để cả 3 điện trở không cháy thì: U = U12 = 8V
	Công suất cực đại của bộ điện trở: 
c)	Các đèn cùng loại => bộ đèn gồm n nhánh sóng song, mỗi nhánh có m đèn nối tiếp.
	n > 0 => m m = 1; 2; 3. Lập bảng giá trị được:
m
1
2
3
n
6
4
2
Sô bóng (m.n)
6
8
6
	Khi số bóng nhiều nhất là 8 bóng có:
	=> Lúc này đảm bảo điều kiện bộ điện trở không cháy. Vậy số bóng tối đa là 8 bóng, mắc thành 4 dãy sóng song, mỗi dãy 2 đèn nối tiếp.
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4 (2,0 điểm):
 B 
 O F’ A’ 
A F 
 H B’
a) 	 
	Khoảng cách từ ảnh tới vật là:
	 (dấu “=” xảy ra khi: OA = 40). Vậy AA’min = 80cm 
	Thay lại (1) tính được : A’B’/AB = 1
b)	 Có 2 trường hợp xảy ra như hình 1 và hình 2:
3h
∆
O2
O1
h
F1º F’2
F1º F’2
O2
O1
3h
h
∆
	Xét TH1 được:	
	Xét TH2 được:	
0,25
0,25
	0,25
	0,25
0,5
0,25
0,25
Câu 5 (1,0điểm):
Gọi: thể tích nước, thể tích vật chìm (khi thả nổi) và thể tích cả vật lần lượt là: Vn, Vch, V0; chiều cao mực nước dâng thêm khi vật chìm là ∆h. Các trạng thái trong bình như hình vẽ.
H+h
H+∆h
H
	Phần thể tích trong bình giới hạn từ mặt phẳng mép nước trở xuống ở mỗi trường hợp là:	
	Khi vật nổi:	
	Thay (1);(2) vào (3) được:
	Chiều cao mực nước cần tìm: H’ = H + ∆h = 25cm
0,25
0,25
0,25
0,25
 * Lưu ý: - Phần đề thi lấy từ thí sinh dự thi (nguồn SGD Ninh Bình)
- Phần hướng dẫn chấm là 1 đáp án dự kiến (trình bày lại theo bài giải của HS, không phải bản chuẩn của SGD Ninh Bình phát hành)
	 - Nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo,đóng góp cho thư viện. Thân gửi quý bạn! 

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe thi va dap an tuyen sinh lop 10 THPT chuyen Ly tinh Ninh Binh 20142015.docx