PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI NGUYÊN (Đề thi gồm 03 trang) ĐỀ THI TUYỂN CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN THI: VẬT LÍ - LỚP 9 Ngày thi: 06/12/2022 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (6 ĐIỂM) Câu 1. Hai điện trở R1 và R2 được mắc song song với nhau. Biết R2 = 4R1. Điện trở của toàn mạch có mối quan hệ như thế nào với R1? A. 5R1. B. 4R1. C. 0,8R1. D. 1,25R1. Câu 2. Cho hai điện trở R1 = 2W; R2 = 2016W mắc song song với nhau vào mạch điện. Điện trở tương đương của 2 điện trở này là R có giá trị A. R > 2016W B. 0<R< 2W C. 2<R<2016W D. R = 2016W. Câu 3. Trên một bóng đèn có ghi 6V - 3W. Khi đèn sáng bính thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là bao nhiêu? A. 18A B. 3A C. 2A D. 0,5A. Câu 4. Hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu: Dây thứ nhất dài hơn dây thứ hai 8 lần và có tiết diện lớn gấp 2 lần so với dây thứ hai. Hỏi dây thứ nhất có điện trở lớn gấp mấy lần dây thứ hai? A. 8 lần B. 10 lần C. 4 lần D. 16 lần. Câu 5. Cho hai điện trở R1 = 20Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 2A và R2= 40 Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 1,5A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 nối tiếp với R2 là A. 210V B. 120V C. 90V D. 100V Câu 6. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì dòng điện chạy qua dây có cường độ I1. Để dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ I2 nhỏ hơn I1 một lượng 0,6I1 thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó phải bằng bao nhiêu? A. 7,2V B. 4,8V C. 11,4V D. 19,2V. Câu 7. Một dây dẫn bằng đồng có chiều dài l = 100 cm, tiết diện 2 mm², điện trở suất ρ =1,7.10–8 Ωm. Điện trở của dây dẫn là A. 8,5.10–2 Ω. B. 0,85.10–2 Ω. C. 85.10–2 Ω. D. 0,085.10–2 Ω. Câu 8. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó có cường độ 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn dó tăng lên đến 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó có cường độ bằng bao nhiêu? A. 0,5A. B. 1,5A. C. 2A. D. 0,17A. Câu 9. Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo điện trở của dây dẫn? A. Ôm (Ω). B. Oát (W). C. Ampe (A). D. Vôn (V). Câu 10. Cho hai điện trở R1 = 4 Ω và R2 = 8Ω mắc nối tiếp vào hiệu điện thế 6V. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là A. 4V. B. 2V. C. 8V. D. 6 V. Câu 11. Điện trở của dây dẫn sẽ không thay đổi nếu ta: A. tăng gấp đôi chiều dài dây và tăng gấp đôi tiết diện của dây. B. tăng gấp đôi chiều dài dây và giảm một nửa tiết diện của dây. C. thông thay đổi khối lượng của dây. D. tăng gấp đôi chiều dài dây và tăng gấp bốn tiết diện của dây. Câu 12. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 4Ω và R2 = 12Ω mắc song song có giá trị nào sau đây? A. 16Ω B. 48Ω. C. 0,33Ω. D. 3Ω. Câu 13. Hai bóng đèn mắc song song rồi mắc vào một nguồn điện. Để hai đèn cùng sáng bình thường phải chọn hai đèn: A. có cùng hiệu điện thế định mức. B. có cùng cường độ dòng điện định mức. C. có cùng điện trở. D. có cùng công suất định mức. Câu 14. Nếu tăng đường kính dây dẫn lên 3 lần thì điện trở của dây dẫn A. tăng lên 3 lần. B. giảm đi 3 lần. C. tăng lên 9 lần. D. giảm đi 9 lần. Câu 15. Trên một biến trở có ghi 30W - 2,5A. Các con số đó có ý nghĩa nào dưới đây? A. Biến trở có điện trở lớn nhất 30W và chịu được cường độ nhỏ nhất 2,5A. B. Biến trở có điện trở nhỏ nhất 30W và chịu dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A. C. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30W và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A. D. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30W và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A. Câu 16. Ở công trường xây dựng có sử dụng một máy nâng để nâng khối vật liệu có trọng lượng 2000N lên tới độ cao 15m trong thời gian 40 giây. Phải dùng động cơ điện có công suất nào dưới đây là thích hợp cho máy nâng này? A. 120kW. B. 0,8kW. C. 75W. D. 7,5 kW. Câu 17. Khi bóng đèn điện phát sáng thì điện năng chuyển hóa thành năng lượng nào là có ích? A. Nhiệt năng. B. Quang năng. C. Cơ năng. D. Hóa năng. Câu 18. Một bóng đèn loại 220 V – 100 W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Điện năng tiêu thụ của đèn trong 1h là A. 220 kWh B 100 kWh C. 1 kWh D. 0,1 kWh Câu 19. Khi mắc bếp điện vào mạch điện có hiệu điện thế 220V thì cường độ dòng điện qua bếp là 4A. Hỏi trong 30 phút bếp tỏa ra nhiệt lượng bao nhiêu? A. 26400J B. 1584kJ C. 264000J D. 54450kJ Câu 20. Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất? A. Ở chính giữa thanh. B. Ở hai đầu từ cưc. C. Mọi chỗ hút sắt như nhau. D. Chỉ ở đầu cực Bắc. Câu 21. Chiều đường sức từ trong lòng ống dây phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Chiều dòng điện chạy trong dây dẫn. B. Cường độ dòng điện chạy trong dẫy dẫn. C. Điện trở của dây dẫn. D. Chiều dài của dây dẫn quấn. II. Tự luận (14,0 điểm) Câu 1. (4 điểm). Có hai bóng đèn loại Đ1(9V – 4,5W), Đ2(9V –9W). Tìm cường độ dòng điện định mức và điện trở của mỗi bóng đèn. Có thể mắc nối tiếp hai bóng đèn với nhau rồi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 18V để chúng cùng sáng bình thường được không? vì sao? Để cả hai bóng đèn cùng sáng bình thường khi mắc vào nguồn điện trên cần có thêm một điện trở R. Hỏi phải mắc như thế nào? (vẽ sơ đồ mạch điện cách mắc). Trong mỗi cách mắc đó tìm giá trị điện trở R Trong các cách mắc trên tính cách mắc nào có lợi hơn? Vì sao? _ K C Rx R4 R3 R2 _ + D R1 A Câu 2. (3,0 điểm). Cho mạch điện như hình vẽ bên. Biết U = 12 v. R1 = R3 = 8 , R2 = 4 , R4 = 1. Ampe kế có điện trở RA = 0. Rx là một biến trở. Bỏ qua điện trở của dây nối. Ban đầu khóa K đóng, điều chỉnh biến trở đến giá trị Rx = 1,2Tìm: Cường độ dòng điện qua các điện trở R1 và R2 Số chỉ của ampe kế và chiều dòng điện đi qua ampe kế. Khi khóa K mở. Tìm giá trị Rx để công suất trên biến trở Rx đạt giá trị lớn nhất, xác định công suất lớn nhất đó. A Đ B R1 R2 R3 Hình 1 + _ P N M A Câu 3 (4,0 điểm) Cho sơ đồ mạch điện như (hình 1) Đèn Đ (6V – 3W), các điện trở có giá trị R1 = 6 Ω, R2 = 15 Ω, R3 = 6 Ω. Bỏ qua điện trở của ampe kế và các dây nối. Đặt vào hai đầu đoạn mạch A, B hiệu điện thế không đổi UAB. a. Biết rằng đèn Đ sáng bình thường. Xác định hiệu điện thế UAB và số chỉ của ampe kế A. b. Thay ampe kế bằng vôn kế có điện trở vô cùng lớn thì số chỉ của vôn kế bằng bao nhiêu? Đ r A B + - Hình 2 Câu 4 (3,0 điểm) Cho mạch điện có sơ đồ như (hình 2). UAB = 12V; r = 6 Ω. Đèn ghi 9V – 9W. Cho rằng điện trở của đèn không thay đổi theo nhiệt độ. 1.Nhận xét về độ sáng của bóng đèn và giải thích. 2.Người ta mắc thêm một điện trở Rx nối tiếp hoặc song song với điện trở r. Nêu cách mắc và tính giá trị của Rx để: Đèn sáng bình thường. Công suất tiêu thụ của nhóm r và Rx lớn nhất. Tính giá trị công suất lớn nhất đó. ..................................Hết.................................. Họ và tên thí sinh: .................................................. Số báo danh: ....................
Tài liệu đính kèm: