Đề thi trạng nguyên toàn tài Lớp 5 - Năm học 2020-2021

pdf 14 trang Người đăng ngahiepq2 Ngày đăng 29/03/2023 Lượt xem 1419Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi trạng nguyên toàn tài Lớp 5 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi trạng nguyên toàn tài Lớp 5 - Năm học 2020-2021
1 
2 
ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN TOÀN TÀI LỚP 5 
(Năm học 2020 – 2021) 
TRẠNG NGUYÊN TOÀN TÀI - CẤP HUYỆN 
Bài 1: Mèo con nhanh nhẹn 
Em hãy giúp bạn mèo ghép 2 ô đã cho để tạo thành cặp tương ứng. 
dự án cái bật lửa 
 cartoon club win hạt giống 
chiến thắng sugar đường bookshelf popcorn 
hoạt hình project muối seed 
 lighter câu lạc bộ salt 
3 
Bài 2: Chuột vàng tài ba 
Em hãy giúp bạn chuột nối các ô chứa nội dung với các giỏ chủ đề phù hợp, 
những ô không đúng với các chủ đề, em không nối. 
4 
Bài 3: Trắc nghiệm 
Em hãy khoanh tròn trước chữ cái có câu trả lời đúng. 
1. Than có nhiều ở đâu? 
A. Quảng Ngãi B. Quảng Ninh C. Quảng Trị D. Quảng Bình 
2. Dòng nào dưới đây nêu đúng tính chất của gang? 
A. là kim loại màu trắng, ánh kim, nhẹ, có thể kéo thành sợi, dát mỏng 
B. là kim loại có tính dẻo, dễ uốn, dễ kéo thành sợi, dễ rèn 
C. là hợp kim của sắt và các-bon, cứng, bền, dẻo, dễ kéo thành sợi, khó bị gỉ 
D. là hợp kim của sắt và các-bon, cứng, giòn không thể uốn hay kéo thành sợi 
3. Làng nghề chiếu cói Nga Sơn thuộc tỉnh thành phố nào của nước ta? 
A. Tiền Giang B. Thanh Hóa C. Ninh Bình D. Ninh Thuận 
4. Các địa danh Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn gợi cho em nhớ đến sự kiện nào? 
 A. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 
 B. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 
 C. Cách mạng tháng Tám năm 1945 
 D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 
5. Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh diễn ra vào thời gian nào? 
A. 1927 - 1928 B. 1929 - 1930 C. 1930 - 1931 D. 1931 – 1932
6. Ở nước ta, đất phe-ra-lít tập trung chủ yếu ở đâu? 
A. ven biển B. đồng bằng C. đồi núi D. quần đảo 
7. Điền từ còn thiếu trong khổ thơ sau: 
 Hạt gạo làng ta 
 Gửi ra tiền tuyến 
 Gửi về phương xa 
 Em vui em hát 
 Hạt  làng ta. 
(Theo Trần Đăng Khoa) 
A. ngọc B. vàng C. mưa D. gạo 
5 
8. Các cặp quan hệ từ: "không những  mà, không chỉ  mà" biểu thị quan hệ gì? 
A. quan hệ nguyên nhân - kết quả 
B. quan hệ điều kiện - kết quả 
C. quan hệ tăng tiến 
D. quan hệ tương phản 
9. Khổ thơ sau đây có bao nhiêu từ viết sai chính tả? 
 Trong làn nắng ửng: khói mơ tan 
 Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng 
 Sột xoạt gió trêu tà áo biếc 
 Trên dàn thiên lí. Bóng xuân xang. 
 (Theo Hàn Mặc Tử) 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
10. Giải câu đố sau: 
 Là ai trên Bạch Đằng Giang 
 Làm cho cọc nhọn, dọc ngang sáng ngời 
 Phá quân Nam Hán tơi bời 
 Gươm thần độc lập giữa trời vung lên? 
A. Nguyễn Trãi 
B. Ngô Quyền 
C. Mạc Đĩnh Chi 
D. Lý Nhân Tông 
6 
TRẠNG NGUYÊN TOÀN TÀI - CẤP TỈNH 
Bài 1: Chuột vàng tài ba 
Em hãy giúp bạn chuột nối các ô chứa nội dung với các giỏ chủ đề phù hợp, 
những ô không đúng với các chủ đề, em không nối. 
7 
Bài 2: Trâu vàng uyên bác 
Em hãy giúp bạn trâu điền chữ còn thiếu vào chỗ trống. 
 e x p o r e 
 a n i e n t 
r 
 a d r e s s 
 c e v e r 
h 
 p r o j e t 
 p r e t y 
 f r e i g n 
g e n t e 
 s e n e r y 
m đượcvậy 
 p r a c i s e 
8 
Bài 3: Trắc nghiệm 
Em hãy khoanh tròn trước chữ cái có câu trả lời đúng. 
1. Đâu không phải là phát minh của Tô-mát Ê-đi-xơn ? 
A. bóng đèn B. máy bay C. máy ghi âm D. máy chiếu phim 
2. Cao su nhân tạo thường được chế biến từ: 
A. đất sét và chất dẻo C. than đá và dầu mỏ 
B. than bùn và đất sét D. nhựa cây cao su và chất dẻo 
3. Những địa danh: Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, Mường Thanh gợi đến chiến dịch 
nào? 
A. chiến dịch Hòa Bình 
B. chiến dịch Điện Biên Phủ 
C. chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 
D. chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 
4. Theo hiệp định Giơ-ne-vơ, dòng sông nào được chọn là giới tuyến phân chia tạm 
thời 2 miền Bắc - Nam? 
A. sông Thu Bồn 
B. sông Cả 
C. sông Gianh 
D. sông Bến Hải 
5. Khu di tích Mỹ Sơn thuộc tỉnh, thành phố nào? 
A. Quảng Ngãi B. Quảng Nam C. Quảng Bình D. Quảng Trị 
9 
6. Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào? 
A. Bắc Băng Dương 
B. Đại Tây Dương 
C. Thái Bình Dương 
D. Ấn Độ Dương
7. Câu nào dưới đây là câu ghép? 
A. Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi 
quả ngọt trái sai đã thắm hồng da thịt chị. 
B. Mưa sầm sập đổ xuống, bụi nước tỏa trắng ngần. 
C. Khuôn mặt dòng sông lộ ra ửng hồng, tươi rói như khuôn mặt em bé vừa ra khỏi 
chiếc nôi ấm. 
D. Những bông hoa trong khu vườn nở rộ, ngát hương thơm. 
8. Quan hệ từ nào thích hợp để điền vào câu thơ sau? 
  ai rào giậu ngăn sân 
Lòng ta vẫn giữ là dân cụ Hồ. 
 (Tố Hữu) 
A. Nếu B. Bằng C. Dù D. Vì
9. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây viết chưa đúng? 
A. Thiên binh vạn mã C. Thiên la địa võng 
B. Thiên biến địa hóa D. Thiên hình vạn trạng 
10. Câu nào dưới đây có từ "bà" là đại từ? 
A. Mái tóc bà đã điểm bạc. C. Cháu chào bà ạ! 
B. Bà em năm nay đã ngoài 70 tuổi. D. Con đến nhà bà chơi mẹ nhé!
10 
TRẠNG NGUYÊN TOÀN TÀI - CẤP QUỐC GIA 
Bài 1: Chuột vàng tài ba 
Em hãy giúp bạn chuột nối các ô chứa nội dung với các giỏ chủ đề phù hợp, 
những ô không đúng với các chủ đề, em không nối. 
11 
Bài 2: Trâu vàng uyên bác 
Em hãy giúp bạn trâu điền chữ còn thiếu vào chỗ trống. 
 b u f f l o 
 e a a c h e 
 b i d g e 
 m u e u m 
h 
 o t o p u s 
 b c k a c h e 
 m i d l e 
e l e h a n t 
 s t a i u m 
m đượcvậy 
 p g o d a 
12 
Bài 3: Trắc nghiệm 
Em hãy khoanh tròn trước chữ cái có câu trả lời đúng. 
1. Biển báo nào dưới đây là biển cấm dừng và đỗ xe? 
A. B. C. D. 
2. Nhận xét nào dưới đây không đúng khi nói về năng lượng? 
A. Năng lượng mặt trời dùng để chiếu sáng, sưởi ấm, đun nấu, phát điện, 
B. Người ta không thể tạo ra dòng điện từ năng lượng gió. 
C. Từ năng lượng nước chảy người ta có thể tạo ra dòng điện. 
D. Người ta có thể sử dụng năng lượng nước làm sạch vật bị bẩn. 
3. Ai được nhân dân tôn là "Bình Tây Đại nguyên soái"? 
A. Nguyễn Trung Trực C. Trương Định 
B. Nguyễn Hữu Huân D. Hồ Huân Nghiệp 
4. Điền các mốc thời gian thích hợp vào chỗ trống sau: 
 Cuối năm ..... đầu năm ....., phong trào "Đồng Khởi" nổ ra và thắng lợi ở nhiều 
vùng nông thôn miền Nam. Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào "Đồng khởi". 
A. 1958 – 1959 C. 1960 - 1961 
B. 1959 – 1960 D. 1961 – 1962 
13 
5. Nước ta có bao nhiêu tỉnh có chữ “Bình”? 
A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 
6. Ngôi đền nổi tiếng Ăng-co Vát thuộc lãnh thổ quốc gia nào? 
A. Cam-pu-chia 
B. Thái Lan 
C. Mi-an-ma 
D. Lào 
7. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: 
 Nhìn ra xa ... 
Bao sắc màu cỏ hoa 
Con thác réo ... 
Đàn dê soi đáy suối. 
 (Theo Nguyễn Đình Ảnh) 
A. ngút ngàn - du dương C. ngút ngát - ngân nga 
B. bất tận - dìu dặt D. bát ngát - rì rầm
14 
8. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau: 
Tiên trách ..., hậu trách ... 
A. địa – thiên B. thần – quân C. kỉ - nhân D. đệ - huynh 
9. Em hãy sắp xếp các câu văn dưới đây để được một đoạn văn hoàn chỉnh. 
(1) Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng 
phơi phới. 
(2) Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. 
(3) Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. 
(4) Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng 
rỡ của đất trời. 
(5) Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của 
biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. 
(6) Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. 
A. (3) - (4) - (5) - (2) - (6) - (1) 
B. (3) - (4) - (6) - (2) - (1) - (5) 
C. (3) - (4) - (6) - (2) - (5) - (1) 
D. (3) - (4) - (6) - (1) - (5) - (2) 
10. Giải câu đố sau: 
 Để nguyên sao sáng ngóng trông 
Bỏ đầu vắng lặng như không có gì 
 Thêm "T" thì thật bất ngờ 
Nằm trong lồng ngực từng giờ yêu thương. 
 Từ bỏ đầu là từ gì? 
A. im B. kim C. tim D. lim 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_trang_nguyen_toan_tai_lop_5_nam_hoc_2020_2021.pdf