ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 5 VÒNG 17 1. Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt 5 năm 2022-2023 - Vòng 17 – Đề số 1 Bài 1: Phép thuật mèo con. Hãy ghép 2 ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành đôi. Dương Khuyển Gió Mây Tẩu Điền Địa Lão Đồng Trạch Đất Nhà Già Vân Trẻ Chạy Phong Ruộng Chó Dê Quy Khánh Còn Phúc Tồn Về Bài 2. Hổ con thiên tài Câu 1. ớ/ uồ / nh/ n/ ng Câu 2. oan/ ng/ kh/ d/ u Câu 3. Không / xa./ là/ đường/ nẻo/ gian Câu 4. ra/ Thời/ tận/ vô/ sắc/ màu. / mở/ gian Câu 5. đôi / nắng / đẫm / trời/ Với/ cánh Câu 6. bay/đời / trọn/ ong / đến / Bầy/ hoa. / tìm Câu 7. đất/ của / con. / ngày /là/ tháng / nước, / Mẹ Câu 8. ăn/ngon/Ngày/nằm/say./miệng,/ngủ/đêm Câu 9. điều/Vì/khổ/con,/mẹ/đủ Câu 10. nhăn./Quanh/nếp/đôi/nhiều/mắt/đã/mẹ Bài 3: Điền từ Câu hỏi 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết ........... còn hơn sống nhục. Câu hỏi 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Rộng lượng, thứ tha cho người có lỗi được gọi là ........... Câu hỏi 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết đứng còn hơn sống ............ Câu hỏi 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Thong thả và được yên ổn, không phải khó nhọc, vất vả thì gọi là ........... Câu hỏi 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen về phẩm chất, tinh thần thì được gọi là ........... Câu hỏi 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong các công việc chung thì được gọi là ............... Câu hỏi 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Không giữ kín, mà để mọi người đều có thể biết thì được gọi là ........... Câu hỏi 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Mạnh bạo, gan góc, không sợ nguy hiểm thì được gọi là .......... Câu hỏi 9: Điền từ hô ứng thích hợp vào chỗ trống: Gió ......... to, con thuyền càng lướt nhanh trên mặt biển. Câu hỏi 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì được gọi là ........... Bài 4: Trắc nghiệm 1 Câu hỏi 1: Từ “mực” trong các từ “mực nước biển”, “lọ mực”, “cá mực” “khăng khăng một mực”, có quan hệ với nhau như thế nào? A - Đồng âm B - Đồng nghĩa C - Trái nghĩa D - Nhiều nghĩa Câu hỏi 2: Trong các từ sau, từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ "Gió khô ô ... Gió đẩy cánh buồm đi Gió chẳng bao giờ mệt!" A - Đồng ruộng B - Cửa sổ C - Cửa ngỏ D - Muối trắng Câu hỏi 3: Trong các cặp từ sau, cặp nào là cặp từ đồng nghĩa? A - béo - gầy B - biếu - tặng C - bút - thước D - trước - sau Câu hỏi 4: Những câu thơ sau do tác giả nào viết ? "Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy." A - Nguyễn Thi B - Nguyễn Đình Thi C - Đoàn Thị Lam Luyến D - Lâm Thị Mỹ Dạ Câu hỏi 5: Trong câu thơ “Sao đang vui vẻ ra buồn bã/ Vừa mới quen nhau đã lạ lùng.” có những từ trái nghĩa nào? A - Vui – buồn B - Mới – đã C - Vui vẻ - buồn bã và quen – lạ lùng D - Đang vui – đã lạ lùng Câu hỏi 6: Trong các từ sau, những từ nào là từ láy? A - Bạn bè, bạn đường, bạn đọc B - Hư hỏng, san sẻ, gắn bó C - Thật thà, vui vẻ, chăm chỉ D - Giúp đỡ, giúp sức Câu hỏi 7: Trong các từ sau, từ nào chỉ trạng thái yên ổn, tránh được rủi ro, thiệt hại? A - an toàn B - an ninh C - an tâm D - an bài Câu hỏi 8: Trong đoạn thơ sau, có những cặp từ trái nghĩa nào? "Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối mới sa nửa vời Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa" A - Bay, sa, thoảng B - Trong- đục C - Trong - đục, khoan – mau D - Sa nửa vời – mau sầm sập Câu hỏi 9: Từ "ông" trong câu” Thời gian như lắng đọng khi ông mãi lặng yên đọc đi, đọc lại những dòng chữ nguệch ngoạc của con mình” thuộc loại từ gì? A - đại từ B - động từ C - danh từ D - tính từ Câu hỏi 10: Trong các câu sau, câu nào có từ “bà” là đại từ? A - Bà Lan năm nay 70 tuổi. B - Bà ơi, bà có khỏe không? C - Tôi về quê thăm bà tôi. D - Tiếng bà dịu dàng và trầm bổng. Bài 5 – Trắc nghiệm 2 Câu 1: Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây mang nghĩa: “Còn ngây thơ dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn.”? a/ Trẻ người non dạ b/ Tre non dễ uốn c/ Tre già măng mọc d/ Trẻ cậy cha, già cậy con Câu 2: Từ 3 tiếng “thương, yêu, tình” có thể tạo được bao nhiêu từ ghép? a/ 2 từ b/ 3 từ c/ 4 từ d/ 5 từ Câu 3: Bằng cách nào Giang Văn Minh buộc vua Minh phải bỏ lệ "góp giỗ Liễu Thăng" trong bài "Trí dũng song toàn"? a/ đe dọa vua Minh b/ cầu xin vua Minh c/ đấu lí với vua Minh d/ khóc lóc với vua Minh Câu 4: Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? “Rồi đến chị rất thương Rồi đến em rất thảo Ông lành như hạt gạo Bà hiền như suối trong..” (Theo Trúc Thông) a/ so sánh và nhân hóa b/ nhân hóa và đảo ngữ c/ điệp từ và so sánh d/ điệp từ và nhân hóa Câu 5: Giải câu đố sau: Thái sư mưu lược muôn phần Công lao to lớn, nhà Trần dựng xây? Đó là ai? a/ Lý Công Uẩn b/ Trần Thủ Độ c/ Trần Hưng Đạo d/ Lê Hoàn Câu 6: Những câu thơ sau trong bài thơ nào? “Sau khi qua Đèo Gió Ta lại vượt Đèo Giàng Lại vượt qua Cao Bắc Thì ta tới Cao Bằng..” a/ Trước cổng trời (Nguyễn Đình Ảnh) c/ Cao Bằng (Trúc Thông) b/ Chú ở bên bác Hồ (Dương Huy) d/ Chú đi tuần (Trần Ngọc) Câu 7: Dòng nào dưới đây có toàn bộ các từ viết sai chính tả? a/ sác suất, sẵn xàng, sạch xẽ b/ chạm trổ, xúng xính, sửa soạn c/ sơ suất, sóng xánh, xa xôi d/ xổ số, xớm xủa, rỗi dãi Câu 8: Câu văn sau có một quan hệ từ chưa dùng đúng. Đó là từ nào? “Tấm chăm chỉ, hiền lành nên Cám thì lười biếng, độc ác. a/ tuy b/ nên c/ nhưng d/ của Câu 9: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? a/ Bình yêu nhất đôi bàn tay mẹ. b/ Sau nhiều năm xa quê, giờ trở về, nhìn thấy con sông đầu làng, tôi muốn giang tay ôm dòng nước để trở về với tuổi thơ. c/ Mùa xuân, hoa đào, hoa cúc, hoa lan đua nhau khoe sắc. d/ Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu âu yếm và mến thương. Câu 10: Thành ngữ nào dưới đây nói về truyền thống thương thân tương ái của nhân dân ta? a/ Lá lành đùm lá rách b/ Một nắng hai sương c/ Người ta là hoa đất d/ Chị ngã em nâng ĐÁP ÁN Bài 1: Phép thuật mèo con. Hãy ghép 2 ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành đôi. Dương = Dê Điền = Ruộng Tẩu = Chạy Lão = Già Đồng = Trẻ Tồn = Còn Khuyển = Chó Vân = Mây Phong = Gió Địa = Đất Trạch = Nhà Quy = Về Khánh = Phúc Bài 2. Hổ con thiên tài Câu 1. ớ/ uồ / nh/ n/ ng nhớ nguồn Câu 2. oan/ ng/ kh/ d/ u khoan dung Câu 3. Không / xa./ là/ đường/ nẻo/ gian Không gian là nẻo đường xa. Câu 4. ra/ Thời/ tận/ vô/ sắc/ màu. / mở/ gian Thời gian vô tận mở ra sắc màu. Câu 5. đôi / nắng / đẫm / trời/ Với/ cánh Với đôi cánh đẫm nắng trời Câu 6. bay/đời / trọn/ ong / đến / Bầy/ hoa. / tìm Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa. Câu 7. đất/ của / con. / ngày /là/ tháng / nước, / Mẹ Mẹ là đất nước, tháng ngày của con. Câu 8. ăn/ngon/Ngày/nằm/say./miệng,/ngủ/đêm Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say. Câu 9. điều/Vì/khổ/con,/mẹ/đủ Vì con, mẹ khổ đủ điều Câu 10. nhăn./Quanh/nếp/đôi/nhiều/mắt/đã/mẹ Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn. Bài 3: Điền từ Câu hỏi 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết .....vinh...... còn hơn sống nhục. Câu hỏi 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Rộng lượng, thứ tha cho người có lỗi được gọi là .......khoan dung.... Câu hỏi 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết đứng còn hơn sống ......quỳ...... Câu hỏi 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Thong thả và được yên ổn, không phải khó nhọc, vất vả thì gọi là nhàn nhã. Câu hỏi 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen về phẩm chất, tinh thần thì được gọi là ....cao thượng....... Câu hỏi 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong các công việc chung thì được gọi là .......năng nổ........ Câu hỏi 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Không giữ kín, mà để mọi người đều có thể biết thì được gọi là ....công khai..... Câu hỏi 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Mạnh bạo, gan góc, không sợ nguy hiểm thì được gọi là ....dũng cảm...... Câu hỏi 9: Điền từ hô ứng thích hợp vào chỗ trống: Gió ....càng..... to, con thuyền càng lướt nhanh trên mặt biển. Câu hỏi 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì được gọi là .....truyền thống...... Bài 4: Trắc nghiệm 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A D B B C C A C C B Bài 5: Trắc nghiệm 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 a d c c b c a b d a 2. Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt 5 năm 2022-2023 - Vòng 17 – Đề số 2 Bài 1: Phép thuật mèo con Vàng Nhà Mây Vân Lầu Trạch Gác Thạch Giảm úa Hèo Kim Gió Héo đá Rõ Bớt Phong Gậy Tỏ Bài 2 – Hổ con thiên tài Câu 1: nói/nghiêng/Dù/ngả/nói/ai ______________________ Câu 2: ban/./bùng/hoa/Bập/chuối,/màu/trắng/hoa ______________________ Câu 3: nhà/ba,/lên/học/cả/Trẻ/nói. ______________________ Câu 4: muối/Chất/ngọt/trong/hòa/vị ______________________ Câu 5: mẹ/nằm,/chỗ/ướt/Chỗ/ráo/lăn/con/./ ______________________ Câu 6: giàn/Tuy/khác/giống/chung/nhưng/một/chung ______________________ Câu 7: mưu/./dùng/yếu/sức,/dùng/Mạnh ______________________ Câu 8: đường/ngả/bát/ngát/Những ______________________ Câu 9: trăng/./ai/Thuyền/lóa/lấp/đêm ______________________ Câu 10: thấp/núi/chê/đất/Núi/ngồi/đâu/ở/./ ______________________ Bài 3 – Điền từ Câu 1: Giải câu đố: “Mùa này lạnh lắm ai ơi, Có nặng thì ở tít nơi núi rừng. Nặng đi huyền chạy tới cùng, Thành ra kim loại thường dùng đúc chuông.” Từ để nguyên là từ gì? Trả lời: từ ... Câu 2: Giải câu đố: “Mất đuôi nghe tiếng vang trời, Mất đầu thì ở trên cành cây cao. Chắp đuôi chắp cả đầu vào, Ở trên mặt nước không bao giờ chìm.” Từ để nguyên là từ gì? Trả lời: từ ... Câu 3: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Hẹp nhà ....... bụng" Câu 4: Giải câu đố: Mất đầu thì trời sắp mưa, Mất đuôi sạch gạo tối trưa thường làm. Chắp đuôi chắp cả đầu vào, Xông vào mặt trận đánh tan quân thù. Từ để nguyên là từ gì? Trả lời: từ ... Câu 5: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Chuồn chuồn bay thấp, mưa ngập bờ ao Chuồn chuồn bay cao, mưa .. lại tạnh.” Câu 6: Giải câu đố: Không dấu như thể là bưng, Nặng là bục gỗ, ngã dùng thổi hơi Sắc là biết ẵm em rồi, Hỏi đồ vật rớt, vỡ toi còn gì? Từ không có dấu là từ gì? Trả lời: từ ... Câu 7: Giải câu đố: Để nguyên lấp lánh trên trời, Bớt đầu thành chỗ cá bơi hằng ngày. Từ để nguyên là . Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Có .. câu chuyện được kể trong bài "Thái sư Trần Thủ Độ". Câu 9: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì . lấy thầy. Câu 10: Giải câu đố: Không dấu việc của thợ may, Huyền vào giúp khách hàng ngày qua sông. Hỏi vào rực rỡ hơn hồng, Đội nón thêm ngã vui lòng mẹ cha. Từ có dấu huyền là từ gì? Trả lời: từ .. Bài 4: Trắc nghiệm 1. Câu hỏi 1: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống: “Cơn bão dữ dội, bất ngờ nổi lên. Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước vào khoang như vòi rồng.” (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.133) A - ập B – chảy C – phun D – xối Câu hỏi 2: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống: “Những vùng cây xanh bỗng òa tươi trong nắng sớm. Ánh đèn từ muôn vàn ô vuông cửa sổ .. đi rất nhanh và thừa thớt tắt.” (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr. 132) A – tan B – loãng C – lan D – thoảng Câu hỏi 3: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống: “Hà Nội có chong chóng Cứ tự quay trong nhà Không cần trời gió Không cần bạn chạy xa.” (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.37) A – nổi B – gom C – đổi D – góp Câu hỏi 4: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống: “Bọn trẻ xua xua tay vào ngọn khói và hát câu đồng dao cổ nghe vui tai: Khói về ..ăn cơm với cá Khói về .lấy đá chập đầu.” (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr .104) A – rứa – ri B – ni – tê C – tê – ni D – ri – rứa Câu hỏi 5: Chọn cặp từ đồng nghĩa phù hợp để điền vào chỗ trống: “Rồi đến chị rất thương Rồi đến em rất thảo Ông .như hạt gạo Bà .. như suối trong.” (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.41) A – đẹp – tốt B – hiền – lành C – lành – hiền D – tốt – đẹp Câu hỏi 6: Chọn các từ phù hợp để điền vào chỗ trống: “Trai mà chi, gái mà chi Sinh con có có .. là hơn.” A – đạo – hiếu B – nghĩa – tình C – nghĩa – ngì D – nghĩa – nghì Câu hỏi 7: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống: “.mỡ gà, ai có nhà thì chống” A – Ráng B – Vàng C – Mây D – Nắng Câu hỏi 8: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống: “Bởi .bác mẹ tôi nghèo Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.” (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.33) A – tại B – vì C – chung D – chưng Câu hỏi 9: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống: “Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại: áo .. và áo” (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.122) A – tứ thân – tám thân B – tứ thân – năm thân C – tân thời – cách tân D – mớ ba – mớ bảy Câu hỏi 10: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống: “Nhất ..tinh nhất thân vinh.” A – nghiệp B – đại C – nghề D – nghệ Bài 5: Trắc nghiệm 2 Câu hỏi 1: Lưu lại đã lâu không giải quyết, xử lí được là nghĩa của từ nào? A – lưu vong B – lưu bút C – lưu giữ D – lưu cữu Câu hỏi 2: Đây là tên kinh đô thứ hai của nhà TRần, nơi đây còn được gọi là Thành Nam? A – Hà Nam B – Nam Định C – Nam Hà D – Thái Bình Câu hỏi 3: Ai là tác giả của bài đọc: “Lập làng giữ biển”? (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.36) A – Hữu Mai B – Nguyễn Đổng Chi C – Trần Nhuận Minh D – Đoàn Minh Tuấn Câu hỏi 4: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống: “Vượt hai con sông hùng vĩ của miền Bắc, qua đất núi nhu nhú như chín mươi chín cái bánh bao tày đình, băng qua dãy Hoàng Liên Sơn hiểm trở, chọc thủng xong mấy dặm sương mù buốt óc thì lồ lộ bên phải là đỉnh Phan - xi - păng.” (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.58) A – Sa Pa B – Tam đường C – Ô Quy Hồ D – Mơ – nông Câu hỏi 5: Tiếng “nữ” không thể đứng sau cụm từ nào? A – xe đạp. B – thi sĩ .. C – bóng đá . D – bệnh nhân Câu hỏi 6: Ai là tác giả của bài đọc “Chú đi tuần”? (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.52) A – Đào Nguyên Bảo B – Trần Ngọc C – Hữu Mai D – Quang Huy Câu hỏi 7: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống: “Tiếng động cơ nổ giòn. Chưa đầy nửa giờ sau, anh đã hòa lẫn vào dòng người giữa phố phường ..” (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.62) A – huyên náo B – tấp nập C – náo nhiệt D – đông đúc Câu hỏi 8: Cặp quan hệ từ nào phù hợp với chỗ trống trong câu sau: “Bầu ơi thương lấy bí cùng .. rằng khác giống chung một giàn.” A – Vì – nên B – Tuy – nhưng C – Không những – mà còn D – Nếu – thì Câu hỏi 9: Trạng ngữ trong câu: “Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, làm bài tập đầy đủ.” là trạng ngữ chỉ gì? A – nơi chốn B – nguyên nhân C – phương tiện D – thời gian Câu hỏi 10: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống: “Đường tuần tra lên chóp Hai ngàn Gió vù vù quất ngang cành bứa Trông xa xa .. ánh lửa Vật vờ đầu súng sương sa. (SGK TIếng Việt 5, tập 2, tr.48) A – bập bùng B – lập lòe C – nhập nhòe D – rừng rực ĐÁP ÁN Bài 1: Phép thuật mèo con Vàng = Kim Gác = Lầu Mây = Vân Giảm = Bớt Rõ = Tỏ Héo = úa Gió = Phong Gậy = Hèo Thạch = đá Trạch = Nhà Bài 2 – Hổ con thiên tài Câu 1: nói/nghiêng/Dù/ngả/nói/ai Dù ai nói ngả nói nghiêng Câu 2: ban/./bùng/hoa/Bập/chuối,/màu/trắng/hoa Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban. Câu 3: nhà/ba,/lên/học/cả/Trẻ/nói. Trẻ lên ba, cả nhà học nói. Câu 4: muối/Chất/ngọt/trong/hòa/vị Chất muối hòa trong vị ngọt Câu 5: mẹ/nằm,/chỗ/ướt/Chỗ/ráo/lăn/con/./ Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. Câu 6: giàn/Tuy/khác/giống/chung/nhưng/một/chung Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn Câu 7: mưu/./dùng/yếu/sức,/dùng/Mạnh Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu. Câu 8: đường/ngả/bát/ngát/Những Những ngả đường bát ngát Câu 9: trăng/./ai/Thuyền/lóa/lấp/đêm Thuyền ai lấp lóa đêm trăng. Câu 10: thấp/núi/chê/đất/Núi/ngồi/đâu/ở/./ Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu. Bài 3 – Điền từ Câu 1: Giải câu đố: “Mùa này lạnh lắm ai ơi, Có nặng thì ở tít nơi núi rừng. Nặng đi huyền chạy tới cùng, Thành ra kim loại thường dùng đúc chuông.” Từ để nguyên là từ gì? Trả lời: từ .đông.. Câu 2: Giải câu đố: “Mất đuôi nghe tiếng vang trời, Mất đầu thì ở trên cành cây cao. Chắp đuôi chắp cả đầu vào, Ở trên mặt nước không bao giờ chìm.” Từ để nguyên là từ gì? Trả lời: từ .nổi.. Câu 3: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Hẹp nhà ....rộng... bụng" Câu 4: Giải câu đố: Mất đầu thì trời sắp mưa, Mất đuôi sạch gạo tối trưa thường làm. Chắp đuôi chắp cả đầu vào, Xông vào mặt trận đánh tan quân thù. Từ để nguyên là từ gì? Trả lời: từ .voi... Câu 5: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Chuồn chuồn bay thấp, mưa ngập bờ ao Chuồn chuồn bay cao, mưa rào. lại tạnh.” Câu 6: Giải câu đố: Không dấu như thể là bưng, Nặng là bục gỗ, ngã dùng thổi hơi Sắc là biết ẵm em rồi, Hỏi đồ vật rớt, vỡ toi còn gì? Từ không có dấu là từ gì? Trả lời: từ ..bê.. Câu 7: Giải câu đố: Để nguyên lấp lánh trên trời, Bớt đầu thành chỗ cá bơi hằng ngày. Từ để nguyên là sao. Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Có ba.. câu chuyện được kể trong bài "Thái sư Trần Thủ Độ". Câu 9: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu. lấy thầy. Câu 10: Giải câu đố: Không dấu việc của thợ may, Huyền vào giúp khách hàng ngày qua sông. Hỏi vào rực rỡ hơn hồng, Đội nón thêm ngã vui lòng mẹ cha. Từ có dấu huyền là từ gì? Trả lời: từ đò.. Bài 4: Trắc nghiệm 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C B A A C D A D B D Bài 5: Trắc nghiệm 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 D B C B B B C B C C 3. Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt 5 năm 2022-2023 - Vòng 17 – Đề số 3 Bài 1: Phép thuật mèo con Hãy ghép 2 ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành đôi. Giữ gìn (1) Trái đất (2) Khoan khoái (3) Thoải mái (4) Phong vân (5) Bảo vệ (6) Hấp tấp (7) Anh em (8) Khập khiễng (9) Mây gió (10) Tập tễnh (11) Thú dữ (12) Ác thú (13) Huynh đệ (14) Thành tựu (15) Vội vàng (16) Kết quả (17) Giai đoạn (18) Thời kì (19) Địa cầu (20) Bài 2 – Hổ con thiên tài Câu 1: dè/chấu/xe/rằng/ngã,/nghiêng/./Tưởng/ai ______________________ Câu 2: nhau/Người/một/thương/cùng/trong/./nước/phải ______________________ Câu 3: con/Con/đường/trăm/cưỡng/hư/mẹ/./cha ______________________ Câu 4: dần/Ăn/sàng/./nhớ/gạo/đâm/xay/kẻ ______________________ Câu 5: cạn/Lội/sâu/mới/./sông/biết/nào/sông ______________________ Câu 6: bầm/con/lần/thương/./Ruột/lại/gan/mấy ______________________ Câu 7: bằng/đời/sáu/./mươi/bầm/nhọc/khó/Chưa ______________________ Câu 8: hạt,/thương/bầm/bao/nhiêu/nhiêu/bấy/Mưa/!/ ______________________ Câu 9: may/Những/xao/dài/xác/phố/hơi ______________________ Câu 10: phới/Gió/tre/rừng/phấp/thổi ______________________ Bài 3: Điền từ Câu hỏi 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ ..giỏi.” Câu hỏi 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Không chịu khuất phục trước kẻ thù gọi làkhuất.” Câu hỏi 3: Giải câu đố: “Để nguyên thì ở biển khơi Thêm nặng tên núi kinh thành cố đô Nếu “ơi” móc nối thêm vào Ở trong đôi mắt như sao sáng ngời Chữ để nguyên là chữ. Câu hỏi 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “Dù ai nói đông nói tây Lòng ta vẫn vững như giữa rừng.” Câu hỏi 5: “Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu.” Câu thơ có cặp từ hô ứng là: “bao nhiêu - ..nhiêu.” Câu hỏi 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Chết đứng còn hơn sống quỳ, chết ..còn hơn sống nhục.” Câu hỏi 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Mạnh dùng sức, yếu dùng.” Câu hỏi 8: Điền từ thích hợp: “Chăn trâu cắt cỏ trên đồng Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều Mải mê đuổi một con diều Củ khoai cháy để cả chiều thành (Đồng Đức Bốn) Câu hỏi 9: Điền từ thích hợp: “Nghe cây là rầm rì Ấy là khi gió hát Mặt biển sóng lao xao Là gió đang nhạc (Đoàn Thị Lam Luyến) Câu hỏi 19: Giải câu đố: “Để nguyên nhắc bạn học chơi, Đến khi mất sắc theo đuôi mắt hiền Lạ thay khi đã thay huyền Trùng trùng cây mọc mọi miền nước non.” Từ để nguyên là từ gì? TRả lời: Từ . Bài 4: Trắc nghiệm 1 Câu hỏi 1: Cho doạn thơ: “Muốn cho trẻ hiểu biết Thế là bố sinh ra Bố bảo cho biết ngoan Bố bảo cho biết nghĩ.” (Chuyện cổ tích về loài người – Xuân Quỳnh) Cặp quan hệ từ “Muốn cho – thế là” biểu thị cho quan hệ gì? A – tương phản B – giả thiết – kết quả C – nguyên nhân – kết quả D – tăng tiến Câu hỏi 2: Từ nào khác với các từ còn lại A – hoàn thiện B – hoàn hảo C – hoàn mỹ D – hoàn cảnh Câu hỏi 3: Từ nào là từ láy? A – mịn màng B – chèo chống C – đi đứng D – tên tuổi Câu hỏi 4: “Tấm hiền lành, chăm chỉ bao nhiêu, Cám đanh đá, lười biếng bấy nhiêu.” Để thể hiện quan hệ về nghĩa giữa các câu, các vế câu ghép trên được nối với nhau bằng cách nào? A – cặp từ hô ứng B – quan hệ từ C – lặp từ ngữ D – thay thế từ ngữ Câu hỏi 5: Từ nào là từ ghép? A – mảnh mai B – mặt mũi C – ngẩn ngơ D – thao thức Câu hỏi 6: Câu văn nào có từ “chân” được dùng với nghĩa gốc? A – Bàn có bốn chân. B – Chân núi xa xa. C – Xe đạp có chân chống. D – Ông bị đau chân. Câu hỏi 7: Thành ngữ, tục ngữ nào nói về tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn? A – thức khuya dậy sơm B – độc nhất vô nhị C – nhường cơm sẻ áo D – đứng mũi chịu sào Câu hỏi 8: Trong kiểu câu: “Ai làm gì?”, vị ngữ được cấu tạo bởi từ loại nào? A – danh từ B – động từ C – tính từ D – cả 3 đáp án Câu hỏi 9: Từ nào khác với các từ còn lại? A – trống không B – trống rỗng C – trống đồng D – trống trải Câu hỏi 10: Khổi thơ có những cặp trái nghĩa nào? “Trong như tiếng nhạc bay qua Đục như tiếng suối mới sa nửa vời Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.” A – Trong – đục, khoan – mau B – trong đục C – Sa nửa vời – mau sầm sập D – khoan – mau Bài 5: Trắc nghiệm 2 Câu hỏi 1: Từ "ngọt" trong "bánh ngọt" với từ "ngọt" trong "lời nói ngọt ngào" là: a/ từ đồng âm b/ từ trái nghĩa c/ từ đồng nghĩa d/ từ nhiều nghĩa Câu hỏi 2: Cho các từ: mũi thuyền, mặt mũi, chín chắn, chín rộ từ nào mang nghĩa gốc? a/ mũi thuyền, chín chắn b/ mặt mũi, chín rộ c/ mặt mũi, chín chắn d/ mũi thuyền, mặt mũi Câu hỏi 3: Điền từ thích hợp nhất vào chỗ trống sau: Các chiến sĩ đã ngoài mặt trận. a/ hi sinh b/ chết c/ ra đi d/ mất Câu hỏi 4: Câu nào sau đây không phải là câu ghép? a/ Cánh đồng lúa quê em đang chín rộ. b/ Mây đen kéo kín bầu trời, cơn mưa ập tới. c/ Bố đi xa về, cả nhà vui mừng. d/ Bầu trời đầy sao nhưng lặng gió. Câu hỏi 5: Khoanh vào chữ cái đứng trước dòng chỉ gồm các từ láy: a/ bằng bằng, mới mẻ, đầy đủ, êm ả b/ bằng bặn, cũ kĩ, đầy đủ, êm ái c/ bằng phẳng, mới mẻ, đầy đặn, êm ấm d/ băng băng, mơi mới, đầy đặn, êm đềm Câu hỏi 6: Thành ngữ nào dưới đây nói về tinh thần dũng cảm? a/ Chân lấm tay bùn. b/ Đi sớm về khuya. c/ Vào sinh ra tử. d/ Chết đứng còn hơn sống quỳ. Câu hỏi 7: Quan đã tìm ra người lấy cắp tấm vải bằng cách nào trong bài "Phân xử tài tình"? a/ tìm người làm chứng b/ xé chính tấm vải đó để thử lòng người dệt vải c/ cho lính về nhà hai người đàn bà d/ để điều tra trói cả hai người đàn bà lại Câu hỏi 8: Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của từ "an ninh"? a/ thong thả và được yên ổn, không phải khó khăn, vất vả b/ yên ổn, bình thản như tự nhiên vẫn thế c/ yên ổn về mặt chính trị, về trật tự xã hội d/ yên ổn về mặt kinh tế Câu hỏi 9: Đoạn văn sau có bao nhiêu lỗi chính tả? “Qua một cuộc thi trên mạng In-tơ-nét, cô bé Lan Anh 15 tuổi được mời làm đại biểu của Nghị viện Thanh liên thế giới năm 2000 (tổ chức tại Ốt-xtrây-li-a). Em đã đặt trân tới 11 quốc gia khi chưa tròn 17 tuổi và đã viết hàng trăm bài báo. Trong mọi cuộc gặp gỡ qốc tế, Lan Anh đều trình bày trôi chảy những vấn đề mà em quan tâm bằng tiếng Anh.” a/ 2 b/ 3 c/ 4 d/ 1 Câu hỏi 10: Giải câu đố sau: Vốn là con thú giống người, Thêm huyền xóa nặng là nơi vun trồng. Từ thêm huyền là từ gì? a/ đồng b/ vườn c/ chậu c/ bồng ĐÁP ÁN Bài 1: Phép thuật mèo con Hãy ghép 2 ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành đôi. (1) = (6); (2) = (20); (3) = (4); (5) = (10); (7) = (16); (8) = (14); (9) = (11); (12) = (13); (15) = (17); (18) = (19) Bài 2 – Hổ con thiên tài Câu 1: dè/chấu/xe/rằng/ngã,/nghiêng/./Tưởng/ai Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng. Câu 2: nhau/Người/một/thương/cùng/trong/./nước/phải Người trong một nước phải thương nhau cùng. Câu 3: con/Con/đường/trăm/cưỡng/hư/mẹ/./cha Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư. Câu 4: dần/Ăn/sàng/./nhớ/gạo/đâm/xay/kẻ Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay dần sàng. Câu 5: cạn/Lội/sâu/mới/./sông/biết/nào/sông Lội sông mới biết sông nào cạn sâu. Câu 6: bầm/con/lần/thương/./Ruột/lại/gan/mấy Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Câu 7: bằng/đời/sáu/./mươi/bầm/nhọc/khó/Chưa Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. Câu 8: hạt,/thương/bầm/bao/nhiêu/nhiêu/bấy/Mưa/!/ Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu! Câu 9: may/Những/xao/dài/xác/phố/hơi Những phố dài xao xác hơi may Câu 10: phới/Gió/tre/rừng/phấp/thổi Gió thổi rừng tre phấp phới Bài 3: Điền từ Câu hỏi 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng..giỏi.” Câu hỏi 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Không chịu khuất phục trước kẻ thù gọi làbấtkhuất.” Câu hỏi 3: Giải câu đố: “Để nguyên thì ở biển khơi Thêm nặng tên núi kinh thành cố đô Nếu “ơi” móc nối thêm vào Ở trong đôi mắt như sao sáng ngời Chữ để nguyên là chữngư. Câu hỏi 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “Dù ai nói đông nói tây Lòng ta vẫn vững như câygiữa rừng.” Câu hỏi 5: “Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu.” Câu thơ có cặp từ hô ứng là: “bao nhiêu - bấy..nhiêu.” Câu hỏi 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Chết đứng còn hơn sống quỳ, chết vinh..còn hơn sống nhục.” Câu hỏi 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Mạnh dùng sức, yếu dung mưu” Câu hỏi 8: Điền từ thích hợp: “Chăn trâu cắt cỏ trên đồng Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều Mải mê đuổi một con diều Củ khoai cháy để cả chiều thành tro (Đồng Đức Bốn) Câu hỏi 9: Điền từ thích hợp: “Nghe cây là rầm rì Ấy là khi gió hát Mặt biển sóng lao xao Là gió đang dạonhạc (Đoàn Thị Lam Luyến) Câu hỏi 10: Giải câu đố: “Để nguyên nhắc bạn học chơi, Đến khi mất sắc theo đuôi mắt hiền Lạ thay khi đã thay huyền Trùng trùng cây mọc mọi miền nước non.” Từ để nguyên là từ gì? Trả lời: Từ trống. Bài 4: Trắc nghiệm 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C D A A B D C B C A Bài 5: Trắc nghiệm 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 d b a a d d b c b b
Tài liệu đính kèm: