Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Vòng 15 (Có đáp án)

pdf 14 trang Người đăng ngahiepq2 Ngày đăng 29/03/2023 Lượt xem 730Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Vòng 15 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Vòng 15 (Có đáp án)
ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 5 
VÒNG 15 
1. Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt 5 năm 2022-2023 - Vòng 15 – Đề số 1 
Bài 1: Điền từ 
Câu số 1: Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu tục ngữ “Cày ..............âu cuốc bẫm” 
Câu số 2: Điền vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ “xuống” để được câu đúng: ................. thác 
xuống ghềnh. 
Câu số 3: Trái nghĩa với từ “mập mạp” là từ “..............ầy gò” 
Câu số 4: Các từ: vui sướng, hội hè, luồn lách là từ ghép ...................ổng hợp 
Câu số 5: “tí tách” là từ tượng th...................... 
Câu số 6: Các từ: tí tách, lẻ loi, dập dìu là từ loại ..........ính từ 
Câu số 7: Tiếng “xuân” trong “mùa xuân” và “tuổi xuân” có quan hệ từ ...............iều nghĩa 
Câu số 8: “chênh vênh” là từ tượng .............ình 
Câu số 9: Tiếng “đông” trong “mùa đông” và “đông người” có quan hệ là từ đồng .............. 
Câu số 10: Đồng nghĩa với từ “vui mừng” là từ “vui ................ướng” 
Câu số 11: Điền chỗ vào chỗ trống để hoàn thành câu thành ngữ: “..ui như bắt được vàng” 
Bài 2: Trâu vàng uyên bác 
Em hãy giúp Trâu vàng điền chữ cái, từ, số, ký hiệu toán học hoặc phép tính phù hợp vào ô trống 
còn thiếu. 
Câu số 1: Mẹ còn là cả trời hoa, ........... còn là cả một tòa kim cương. 
Câu số 2: Kiến tha lâu cũng đầy ..................... 
Câu số 3 Mặt búng ................. sữa. 
Câu số 4 Nước .............. đá mòn. 
Câu số 5................... hát con khen hay. 
Câu số 6 Ba chìm bảy .................. 
Câu số 7 Phú quý sinh ............. nghĩa. 
Câu số8 Lọt sàng xuống ...................... 
Câu số 9 Làm phúc phải .................... 
Câu số 10 Mất ..................... mới lo làm chuồng. 
Câu số 11 Đem con .chợ. 
Bài 3: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho 
sẵn. 
Câu hỏi 1: Từ “kén” trong câu: “Tính cô ấy kén lắm.” thuộc từ loại nào? 
A - Danh từ B - Động từ C - Tính từ D - Đại từ 
Câu hỏi 2: Trật tự các vế trong câu ghép: “Sở dĩ thỏ thua rùa là vì thỏ kiêu ngạo.” có quan hệ 
như thế nào? 
 A - Kết quả - Nguyên nhân B - Nguyên nhân - Kết quả 
 C - Điều kiện - Kết quả D - Nhượng bộ 
Câu hỏi 3: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về lòng tự trọng: 
 A - Thuốc đắng dã tật B - Vui như thết 
 C - Giấy rách phải giữ lấy lề D - Thẳng như ruột ngựa 
Câu hỏi 4: Trong các từ sau, từ nào không dùng để chỉ màu sắc của da người? 
 A - Hồng hào B - Đỏ ối C - Xanh xao D - Đỏ đắn 
Câu hỏi 5: Trong câu sau “Vì danh dự của cả lớp, chúng em phải cố gắng học thật giỏi.” trạng 
ngữ có vai trò gì? 
 A - Chỉ nguyên nhân B - Chỉ mục đích 
C - Chỉ điều kiện D - Chỉ kết quả 
Câu hỏi 6: Trong câu “Ồ, bạn Lan thông minh quá!” bộc lộ cảm xúc gì? 
A - Vui mừng B - Ngạc nhiên C - Đau xót D - Thán phục 
Câu hỏi 7: Trong các từ sau, từ nào chỉ sắc độ thấp? 
 A - Vàng vàng B - Vòng vọt C - Vàng khè D - Vàng hoe 
Câu hỏi 8: Chủ ngữ của câu: “Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông, những 
chùm hoa khép miệng đã bắt đầu kết trái.” là gì? 
 A - Trong sương thu B - Những chùm hoa khép miệng 
 C - Trong sương thu ẩm ướt D - Những chùm hoa 
Câu hỏi 9: Trong các cặp từ sau cặp nào là từ láy trái nghĩa? 
 A - Mênh mông - Chật hẹp B - Mạnh khỏe - Yếu ớt 
 C - Vui tươi - Buồn bã D - Mập mạp - Gầy gò 
Câu hỏi 10: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ ghép? 
 A - Máu mủ B - Mềm mỏng C - Thoang thoảng D - Mơ mộng 
Câu hỏi 11: Trong các câu sau, câu nào là câu cầu khiến? 
 A – Mẹ về đi, mẹ! B – Mẹ đã về chưa? 
 C – Mẹ về rồi. C – A, mẹ về 
ĐÁP ÁN 
Bài 1: Điền từ 
Câu số 1: Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu tục ngữ “Cày sâu cuốc bẫm” 
Câu số 2: Điền vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ “xuống” để được câu đúng: lên thác xuống 
ghềnh. 
Câu số 3: Trái nghĩa với từ “mập mạp” là từ “gầy gò” 
Câu số 4: Các từ: vui sướng, hội hè, luồn lách là từ ghép tổng hợp 
Câu số 5: “tí tách” là từ tượng thanh 
Câu số 6: Các từ: tí tách, lẻ loi, dập dìu là từ loại tính từ 
Câu số 7: Tiếng “xuân” trong “mùa xuân” và “tuổi xuân” có quan hệ từ nhiều nghĩa 
Câu số 8: “chênh vênh” là từ tượng hình 
Câu số 9: Tiếng “đông” trong “mùa đông” và “đông người” có quan hệ là từ đồng âm 
Câu số 10: Đồng nghĩa với từ “vui mừng” là từ “vui sướng” 
Câu số 11: Điền chỗ vào chỗ trống để hoàn thành câu thành ngữ: “vui như bắt được vàng” 
Bài 2: TRÂU VÀNG UYÊN BÁC 
Câu số 1. Mẹ còn là cả trời hoa, cha còn là cả một tòa kim cương. 
Câu số 2. Kiến tha lâu cũng đầy tổ 
Câu số 3. Mặt búng ra sữa. 
Câu số 4. Nước chảy đá mòn. 
Câu số 5. Mẹ hát con khen hay. 
Câu số 6. Ba chìm bảy nổi 
Câu số 7. Phú quý sinh lễ nghĩa. 
Câu số 8. Lọt sàng xuống nia 
Câu số 9. Làm phúc phải tội 
Câu số 10. Mất bò mới lo làm chuồng. 
Câu số 11. Đem con bỏ chợ. 
Bài 3: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho 
sẵn. 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 
C A C B B D A B D C A 
2. Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt 5 năm 2022-2023 - Vòng 15 – Đề số 2 
Bài 1: Phép thuật mèo con 
(Hãy ghép hai ô trống có chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau tạo thành cặp đôi) 
Nối tiếp Cờ tổ quốc Quốc kỳ Chiến sĩ Đinh Bộ Lĩnh 
Trần Quốc Toản 100 năm Quang Trung Nguyễn Huệ Thế kỉ 
Giang sơn Kế tiếp Hưng Đạo 
Vương 
Triệu Thị Trinh Gấp rút 
Tổ quốc Đinh Tiên 
Hoàng 
Bà Triệu Người lính Cấp tốc 
Bài 2: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và Điền vào chỗ trống hoặc Chọn 1 đáp án cho sẵn. 
Câu 1: Điền từ vào chỗ trống: 
Trong câu “Dế Mèn càng đi nhiều, nó càng nhận ra điều mới lạ”có cặp từ hô ứng là: .. – 
càng 
Câu 2: Điền từ vào chỗ trống: 
 “Để nguyên loại quả thơm ngon 
Hỏi vào co lại chỉ còn bé thôi 
Nặng vào mới thật lạ đời 
Bỗng nhiên thành vết xoong nồi lọ lem” 
Từ để nguyên là từ gì? 
Trả lời: Từ để nguyên là từ.. 
Câu 3: Điền từ trái nghĩa với “Già” vào chỗ trống: “Đi hỏi già, về nhà hỏi ” 
Câu 4: Điền vào chỗ trống: “Cây ngay không  chết đứng” 
Câu 5: Điền từ vào chỗ trống: 
 “Cây xanh thì lá cũng xanh 
Cha mẹ hiền lành để ..cho con.” 
Câu 6: Điền từ vào chỗ trống: 
 “Biển Đông còn lúc đầy lúc vơi 
Chớ lòng cha mẹ suốttrào dâng.” 
Câu 7: Điền từ vào chỗ trống: 
Các cặp từ: “lành – dữ; khách – chủ; đóng - mở” là các cặp từ nghĩa 
Câu 8: Điền từ vào chỗ trống: 
 “Có sắc bay lượn khắp nơi 
Huyền vào kho nấu người người thích ăn” 
Từ có dấu sắc là từ gì? 
Trả lời: Từ có dấu sắc là từ.. 
Câu 9: Điền từ vào chỗ trống: 
 “Trí .song toàn” nghĩa là vừa mưu trí vừa dũng cảm. 
Câu 10: Điền từ vào chỗ trống: 
Để thể hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng một quan hệ 
từ hoặc một .quan hệ từ. 
Bài 3: Chọn đáp án đúng 
Câu 1: Các vế câu trong câu ghép: “Sở dĩ thỏ thua rùa vì thỏ kiêu ngạo” được nối với nhau bằng 
cách nào? 
 A – bằng quan hệ từ B – bằng cặp từ hô ứng 
C – bằng thay thế từ ngữ D – bằng dấu câu 
Câu 2: Từ nào khác với các từ còn lại? 
 A – thích hợp B – phù hợp C – hợp tác D – hợp lí 
Câu 3: Chọn từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện câu ghép có sử dụng cặp từ hô ứng: “Mai 
chưa làm xong bài tập, Nam ...rủ đi chơi.”? 
 A – đến B – vừa C – lại D – đã 
Câu 4: Các vế câu trong câu ghép: “Minh Anh không chỉ hát hay mà bạn còn học giỏi.” được nối 
với nhau bằng cặp quan hệ từ nào? 
 A – hát hay – học giỏi B – Minh Anh – bạn ấy 
 C – không chỉ - mà còn D – cả 3 đáp án 
Câu 5: Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ 
khác được gọi là gì? 
 A – truyền thông B – truyền thống C – truyền bá D – truyền tụng 
Câu 6: Chọn từ thích hợp vào chỗ trống: 
 “Bạn ơi có thấy đâu 
 Cao Bằng xa xa ấy 
 Vì ta mà giữ lấy 
 Một dải dài” 
 (Cao Bằng – Trúc Thông) 
 A – biên giới B – biên cương C – biên ải D – vùng biên 
Câu 7: Từ “lớn lao” trong câu: “Ước mơ của anh ấy thật lớn lao.” thuộc từ loại gì? 
 A – danh từ B – động từ C – Tính từ D – Đại từ 
Câu 8: “Quê hương mỗi người chỉ một 
 Như là chỉ một mẹ thôi.” 
Từ dùng để so sánh trong câu thơ là từ nào? 
 A – quê hương B – như là C – chỉ một D – mỗi người 
Câu 9: Các vế câu trong câu ghép” “Dế Mèn càng đi nhiều, nó càng nhận ra nhiều điều mới lạ.” 
được nối với nhau bằng cách nào? 
 A – bằng cặp quan hệ từ B – bằng cặp từ hô ứng 
 C – bằng lặp từ ngữ D – bằng dấu câu 
Câu 10: Chọn cặp từ thích hợp điền vào chỗ trống: 
 “Tiếng .. như gió thoảng ngoài 
 Tiếng sầm sập như trời đổ mưa.” 
 (Nguyễn Du) 
A – trong – đục B – nhanh – chậm 
C – khoan – mau D – trong – mau 
 ĐÁP ÁN 
Bài 1: Phép thuật mèo con 
Cờ tổ quốc = Quốc kỳ Đinh Bộ Lĩnh = Đinh Tiên Hoàng 
100 năm = Thế kỉ Gấp rút = Cấp tốc 
Nối tiếp = Kế tiếp Chiến sĩ = Người lính 
Giang sơn = Tổ quốc Nguyễn Huệ = Quang Trung 
Trần Quốc Toản = Hưng Đạo Vương Bà Triệu = Triệu Thị Trinh 
Bài 2: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và Điền vào chỗ trống hoặc Chọn 1 đáp án cho sẵn. 
Câu 1: Điền từ vào chỗ trống: 
Trong câu “Dế Mèn càng đi nhiều, nó càng nhận ra điều mới lạ”có cặp từ hô ứng là: càng – càng 
Câu 2: Điền từ vào chỗ trống: 
 “Để nguyên loại quả thơm ngon 
Hỏi vào co lại chỉ còn bé thôi 
Nặng vào mới thật lạ đời 
Bỗng nhiên thành vết xoong nồi lọ lem” 
Từ để nguyên là từ gì? 
Trả lời: Từ để nguyên là từ nho 
Câu 3: Điền từ trái nghĩa với “Già” vào chỗ trống: “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ” 
Câu 4: Điền vào chỗ trống: “Cây ngay không sợ chết đứng” 
Câu 5: Điền từ vào chỗ trống: 
 “Cây xanh thì lá cũng xanh 
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.” 
Câu 6: Điền từ vào chỗ trống: 
 “Biển Đông còn lúc đầy lúc vơi 
Chớ lòng cha mẹ suốt đời trào dâng.” 
Câu 7: Điền từ vào chỗ trống: 
Các cặp từ: “lành – dữ; khách – chủ; đóng - mở” là các cặp từ trái nghĩa 
Câu 8: Điền từ vào chỗ trống: 
 “Có sắc bay lượn khắp nơi 
Huyền vào kho nấu người người thích ăn” 
Từ có dấu sắc là từ gì? 
Trả lời: Từ có dấu sắc là từ gió 
Câu 9: Điền từ vào chỗ trống: 
 “Trí dũng song toàn” nghĩa là vừa mưu trí vừa dũng cảm. 
Câu 10: Điền từ vào chỗ trống: 
Để thể hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng một quan hệ 
từ hoặc một cặp quan hệ từ. 
Bài 3: Chọn đáp án đúng 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
A C D C B B C B B C 
3. Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt 5 năm 2022-2023 - Vòng 15 – Đề số 3 
Bài 1: Trâu vàng uyên bác 
Câu 1: Chim có tổ, người có. 
Câu 2: Nam quốc sơn .. 
Câu 3: Nói mười làm chín, kẻ cười người.. 
Câu 4: Kiến tha .cũng đầy tổ. 
Câu 5: Biển chê .nhỏ, biển đâu nước còn. 
Câu 6: Núi cao bới có.bồi 
Câu 7: Núi chê đất .núi ngồi ở đâu 
Câu 8: Con có cha nhưcó nóc. 
Câu 9: Tuy rằng khác giống nhưng .một giàn 
Câu 10: Nhớ ngày dỗ Tổ mùng mười tháng.. 
Bài 2: Điền từ 
Câu hỏi 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “vừa..đã”, “chưađã.”, 
“mới..đã,,,” là các cặp từ ứng 
Câu hỏi 2: Trong câu: “Những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang mua quạt xòe 
hoa” có sử dụng phép so .. 
Câu hỏi 3: Học trò của cùng một thầy giáo còn được gọi là môn .. (SGK Tiếng Việt 5, 
tập 2, tr.79) 
Câu hỏi 4: Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu: “Cày cuốc bẫm.” 
Câu hỏi 5: Trong câu: “Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi” có sử dụng cặp từ hô ứng 
“..- đã”. 
Câu hỏi 6: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Tiên học lễ, hậu học..” 
Câu hỏi 7: Điền vào chỗ trống: “Nước pha trộn giữa nước ngọt và nước mặn thường có ở vùng 
cửa.. giáp biển được gọi là nước lợ.” (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.75) 
Câu hỏi 8: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Chu Văn An là một nhà .. nổi tiếng đời 
Trần”. (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.80) 
Câu hỏi 9: Điền từ còn thiếu vào câu sau: 
Nơi cá đối vào đẻ trứng 
Nơi tôm rảo đến búng càng 
Cần câu uốn.lưỡi sóng 
Thuyền ai lấp lóa đêm trăng 
Câu hỏi 10: Điền từ trái nghĩa với từ “ngược” để hoàn thành câu ca dao sau: 
 “Dù ai đi ngược về. 
Nhớ ngày giỗ Tổ, mùng mười tháng ba.” 
Bài 3: Trắc nghiệm 
Câu hỏi 1: Chọn cụm từ phù hợp để điền vào chỗ trống: 
 Nước chúng ta, 
 Nước những người chưa bao giờ khuất 
 Đêm đêmtrong tiếng đất” 
(Bài thơ “Đất nước”, SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.94) 
 A – rì rào B – rì rầm C – rầm rì D – rào rào 
Câu hỏi 2: “Những chiếc là bàng” trong câu “Những chiếc lá bàng to bằng cái mẹt bún của bà 
bún ốc” được so sánh với điều gì? 
 A – mẹt bún B – bà bún ốc C - ốc D – bún 
Câu hỏi 3: Sông gì là một nhánh của sông Hồng, chảy qua Hà Nội, Hà Nam và Ninh Bình 
A – Sông Đáy B – Sông Hương C – Sông Cửu Long D – Sông Lô 
Câu hỏi 4: Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế 
hệ khác được gọi là gì? 
A – Truyền thông B – truyền thống C – truyền bá D – truyền tụng 
Câu hỏi 5: Chọn cụm từ phù hợp để điền vào chỗ trống: 
 “Sáng mát trong như sáng năm xưa, 
 Gió thổi mùa thu”? 
 (Bài thơ: “Đất nước”. SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr 94) 
A – hương lúa mới B – hương thóc mới 
C – hương cốm mới D – hương hoa sữa 
Câu hỏi 6: Trong các từ sau, từ nào chứa tiếng “truyền” không có nghĩa là “lan rộng ra cho nhiều 
người biết? 
A – truyền bá B – truyền tụng C – truyền tin D – truyền nhiễm 
Câu hỏi 7: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả? 
 A – chơi chuyền B – dây chuyền C – dây truyền D – truyền ngôi 
Câu hỏi 8: Các vễ câu trong câu ghép “Sở dĩ thỏ thua rùa là vì thỏ kiểu ngạo.” được nối với nhau 
bằng cách nào? 
 A – bằng quan hệ từ B – bằng cặp từ hô ứng 
 C – bằng thay thế từ ngữ D – bằng dấu câu 
Câu hỏi 9: Câu: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” nói đến truyền thống nào của dân tộc ta? 
A – yêu nước B – lao động cần cù C – đoàn kết D – nhân ái 
Câu hỏi 10: Nhân vật lịch sử nào được nhắc đến trong câu đó sau: 
 “Vua nào tập trận đùa chơi, 
 Cờ lau phất trận một thời ấu thơ?”? 
A – Ngô Quyền B – Lê Lợi C – Quang Trung D – Đinh Bộ Lĩnh 
ĐÁP ÁN 
Bài 1: Trâu vàng uyên bác 
Câu 1: Chim có tổ, người có TÔNG 
Câu 2: Nam quốc sơn HÀ 
Câu 3: Nói mười làm chín, kẻ cười người CHÊ 
Câu 4: Kiến tha LÂU cũng đầy tổ. 
Câu 5: Biển chê SÔNG nhỏ, biển đâu nước còn. 
Câu 6: Núi cao bới có ĐẤT bồi 
Câu 7: Núi chê đất THẤP núi ngồi ở đâu 
Câu 8: Con có cha như NHÀ có nóc. 
Câu 9: Tuy rằng khác giống nhưng CHUNG một giàn 
Câu 10: Nhớ ngày dỗ Tổ mùng mười tháng BA 
Bài 2: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho 
sẵn. 
Câu hỏi 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “vừa..đã”, “chưađã.”, 
“mới..đã,,,” là các cặp từ HÔứng 
Câu hỏi 2: Trong câu: “Những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang mua quạt xòe 
hoa” có sử dụng phép so SÁNH 
Câu hỏi 3: Học trò của cùng một thầy giáo còn được gọi là môn sinh (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, 
tr.79) 
Câu hỏi 4: Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu: “Cày sâu cuốc bẫm.” 
Câu hỏi 5: Trong câu: “Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi” có sử dụng cặp từ hô ứng 
“chưa..- đã”. 
Câu hỏi 6: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Tiên học lễ, hậu họcvăn..” 
Câu hỏi 7: Điền vào chỗ trống: “Nước pha trộn giữa nước ngọt và nước mặn thường có ở vùng 
cửasông.. giáp biển được gọi là nước lợ.” (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.75) 
Câu hỏi 8: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Chu Văn An là một nhàgiáo..nổi tiếng đời 
Trần”. (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, tr.80) 
Câu hỏi 9: Điền từ còn thiếu vào câu sau: 
Nơi cá đối vào đẻ trứng 
Nơi tôm rảo đến búng càng 
Cần câu uốncong.lưỡi sóng 
Thuyền ai lấp lóa đêm trăng 
Câu hỏi 10: Điền từ trái nghĩa với từ “ngược” để hoàn thành câu ca dao sau: 
 “Dù ai đi ngược vềxuôi 
Nhớ ngày giỗ Tổ, mùng mười tháng ba.” 
Bài 3: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho 
sẵn. 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
B A A B C D C A A D 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_trang_nguyen_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2022_2023_v.pdf