Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022

pdf 23 trang Người đăng ngahiepq2 Ngày đăng 29/03/2023 Lượt xem 881Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022
1 
2 
ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 5 
(Năm học 2021 – 2022) 
SƠ KHẢO CẤP TRƯỜNG 
Bài 1: Khỉ con nhanh trí 
Em hãy giúp bạn khỉ nối ô trên với ô giữa và ô giữa với ô dưới để tạo thành từ đúng. 
Chú ý: Có những ô không ghép được với ô giữa. 
3 
Bài 2: Hổ con thiên tài 
Em hãy giúp bạn hổ sắp xếp lại trật tự các từ để tạo thành câu. 
núi. đỉnh mây đỏ Dải trên dần trắng 
 ngào. ngọt Đất ra cũng tìm đâu nơi 
 tre mát xanh Bờ im 
 hồng gianh. ấp lam Sương nóc nhà ôm 
 mi. đôi Mươn mướt hàng 
4 
 Trái của đất này chúng mình. là 
 em Mồ nóng hôi rơi hổi. mẹ má 
 khoan tháp nhô lên Những ngẫm nghĩ. trời 
 úc h ph nh ạ 
 s ă n ng iêng 
5 
Bài 3: Trắc nghiệm 
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. 
1. Những hình ảnh gắn với sắc vàng trong đoạn thơ dưới đây gợi lên khung cảnh như 
thế nào? 
Em yêu màu vàng: 
Lúa đồng chín rộ, 
Hoa cúc mùa thu, 
Nắng trời rực rỡ. 
 (Phạm Đình Ân) 
 A. Khung cảnh quê hương vắng vẻ, buồn bã, ảm đạm. 
 B. Khung cảnh quê hương mang vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ. 
 C. Khung cảnh quê hương tươi đẹp với cuộc sống trù phú, no ấm. 
D. Khung cảnh quê hương khắc nghiệt, nhiều vất vả, khó khăn. 
2. Đáp án nào dưới đây có chứa cặp từ đồng nghĩa? 
A. Ở hiền gặp lành C. Môi hở răng lạnh 
B. Trên kính dưới nhường D. Chị ngã em nâng 
3. Từ "hoa" trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? 
 A. Mẹ khen em có mười hoa tay. 
 B. Hoa văn trên trống đồng mang ý nghĩa đặc biệt. 
 C. Mùa thu, hoa sữa thơm nồng nàn. 
 D. Xe đạp của em vừa bị gãy nan hoa. 
4. Từ "hay" trong câu nào dưới đây là quan hệ từ? 
 A. Cô ấy có một giọng hát thật hay. 
 B. Bố em hay đi câu cá vào cuối tuần. 
 C. Tôi lập tức trở về khi hay tin mẹ bị ốm. 
 D. Bạn thích chơi đá bóng hay đá cầu? 
5. Chọn đại từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: 
Nhà bà ngoại em nuôi một chú mèo tam thể, .. có đôi mắt màu xanh. 
A. nó B. chúng C. tôi D. ta 
6 
6. Chọn các tiếng bắt đầu bằng “r/d” hoặc “gi” điền vào chỗ trống sau: 
Trong xóm văng vẳng tiếng  của bác bán  . 
A. rao - giao C. rao - dao 
B. dao - giao D. giao - rao 
7. Thành ngữ nào dưới đây không chỉ nơi con người sinh ra? 
 A. Quê cha đất Tổ 
 B. Chôn rau cắt rốn 
 C. Đất khách quê người 
 D. Quê hương bản quán 
8. Nhóm từ ngữ nào dưới đây chứa tiếng "hữu" có nghĩa là "bạn bè"? 
A. chiến hữu, bằng hữu C. hữu hạn, hữu hiệu 
B. hữu dụng, hữu ích D. hữu hình, hữu cơ 
9. Những sự vật nào được so sánh với nhau trong đoạn thơ sau? 
 Khi mặt trời lên tỏ 
 Nước xanh chuyển màu hồng 
 Cờ trên tàu như lửa 
 Sáng bừng cả mặt sông. 
 (Nguyễn Hồng Kiên) 
A. Mặt trời - lửa C. Mặt sông - nước xanh 
B. Cờ trên tàu - lửa D. Nước xanh - cờ trên tàu 
10. Giải câu đố sau: 
 Mỏ Cày, Đồng Khởi năm xưa 
Nơi nào nổi tiếng ngàn dừa xanh tươi? 
A. Bình Định 
B. Nam Định C. Hà Tĩnh D. Bến Tre 
7 
THI HƯƠNG - CẤP HUYỆN 
Bài 1: Trâu vàng uyên bác 
Em hãy giúp bạn trâu điền từ còn thiếu vào chỗ trống. 
 Cầm kì hoạ 
 Muôn như một 
 Trọng nghĩa khinh 
 Cần kiệm liêm 
 Mưa thấm lâu 
Thuần mĩ tục 
 Sinh cơ lập 
 Khai lập địa 
 Mưa tháng gãy cành trám 
 Nắng tốt mưa tốt lúa 
8 
Bài 2: Ngựa con dũng cảm 
Em hãy giúp bạn ngựa ghép từng ô bên trái với ô thích hợp ở bên phải. 
 Những đám mây như chiếc chăn khổng lồ. 
 Những hạt sương sớm đỏ rực lên như ngọn lửa. 
 Chú gà trống lạch bạch trên sân. 
 Đàn dê vi vu trầm bổng. 
 Hoa chuối long lanh như pha lê. 
 Cô vịt bầu ì oạp bên mạn thuyền. 
 Tiếng sóng biển kêu ồm ộp trong đêm khuya. 
 Tiếng sáo diều cất tiếng gáy chào ngày mới. 
Chú ếch cặm cụi gặm cỏ ven sông. 
 Làn sương mỏng mảnh như chiếc khăn voan. 
9 
Bài 3: Trắc nghiệm 
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. 
1. Bài tập đọc nào dưới đây nói về cuộc sống thanh bình, khát vọng hoà bình cho trẻ 
em trên toàn trái đất? 
 A. Bài ca về trái đất 
 B. Dòng sông mặc áo 
 C. Những người bạn tốt 
 D. Quang cảnh làng mạc ngày mùa 
2. Trong bài tập đọc "Mùa thảo quả", hoa thảo quả được nảy ra từ đâu? 
A. Trên cành cây C. Dưới kẽ lá 
B. Dưới gốc cây D. Trên thân cây 
3. Từ nào dưới đây có nghĩa là "vết tích hay hiện vật còn lưu lại làm bằng chứng cho 
một sự việc đã qua"? 
A. chứng chỉ B. dẫn chứng C. chứng nhận D. chứng tích 
4. Từ nào dưới đây viết đúng chính tả? 
A. chung chuyển B. trơ trụi C. trau truốt D. trải truốt 
5. Đáp án nào dưới đây có từ viết sai chính tả? 
 A. gióng giả, ráo riết, rành rọt 
 B. ròng rã, giòn rụm, dở dang 
C. giáo dưỡng, rắn giỏi, da diết 
D. giỏi giang, rôm rả, dành dụm 
6. Chọn các tiếng bắt đầu bằng “s” hoặc “x” lần lượt điền vào chỗ trống trong câu 
sau: 
Trời thu bắt đầu  lạnh, mẹ đã chuẩn bị đệm lò ... và túi  cho bà ngoại. 
A. se - xo - sưởi C. se - so - xưởi 
B. xe - xo - sưởi D. xe - so - xưởi 
10 
7. Tiếng nào dưới đây có chứa âm đệm? 
A. chuột B. chiến C. nghĩa D. nguyên 
8. Tên riêng nào dưới đây viết đúng quy tắc? 
A. Ác-hen Tina B. Lốt Ăng-giơ-lét C. Cô pen-ha-gen D. Vôn-Ga 
9. Khổ thơ dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? 
 Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi 
 Mà lá tươi xanh mãi đến giờ? 
 (Lê Anh Xuân) 
 A. nhân hoá 
 B. so sánh 
 C. điệp ngữ 
 D. so sánh và nhân hoá 
10. Sự vật nào được tác giả nhân hoá trong khổ thơ sau? 
 Mầm non mắt lim dim 
 Cố nhìn qua kẽ lá 
 Thấy mây bay hối hả 
 Thấy lất phất mưa phùn. 
 (Võ Quảng) 
A. kẽ lá B. mầm non C. mưa D. mắt 
11. Đáp án nào dưới đây là thành ngữ? 
 A. Ngọt như nước đường 
 B. Ngọt như mật ong 
 C. Ngọt như cam sành 
 D. Ngọt như mía lùi 
11 
12. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành câu tục ngữ sau: 
Thắng không kiêu, bại không  . 
A. bỏ B. chán C. nản D. buồn 
13. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tinh thần đoàn kết? 
 A. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. 
 B. Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa. 
 C. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. 
 D. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. 
 14. Giải câu đố sau: 
 Để nguyên sao ở trời cao 
Bỏ nón thành thú bay vào cung trăng 
 Nặng vào tuổi mãi thêm tăng 
Râu vào thì hoá người làm thủ công. 
 Từ để nguyên là từ gì? 
A. Thổ B. Thuỷ C. Mộc D. Kim 
15. Thành ngữ nào dưới đây có chứa cặp từ đồng nghĩa? 
A. Hữu danh vô thực C. Thiên biến vạn hoá 
B. Sơn thuỷ hữu tình D. Trọng nghĩa khinh tài 
16. Đáp án nào dưới đây có chứa cặp từ trái nghĩa? 
A. kì diệu - huyền ảo C. gọn gàng - ngăn nắp 
B. bừa bãi - lộn xộn D. bình tĩnh - nóng nảy 
17. Tiếng "đa" kết hợp với các tiếng nào dưới đây để được từ đồng âm? 
A. giác, âm B. chiều, cảm C. dạng, sắc D. diện, bánh 
18. Từ nào dưới đây là đại từ trong trường hợp này nhưng lại là danh từ trong 
trường hợp khác? 
A. nó B. vậy C. ấy D. cậu 
12 
19. Từ "đường" trong trường hợp nào dưới đây đồng âm với từ "đường" trong câu 
"Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp."? 
A. đường phèn B. đường dây C. đường truyền D. đường nhựa 
20. Giải câu đố sau: 
 Nơi đâu có động Phong Nha 
Hang Sơn Đoòng đó chúng ta giữ gìn? 
A. Quảng Nam B. Quảng Ngãi C. Quảng Trị D. Quảng Bình 
21. Đáp án nào dưới đây có chứa cặp từ nhiều nghĩa? 
A. bức tranh - tranh giành C. tay chân - tay lái 
B. đá bóng - tảng đá D. máy bay - cái bay 
22. Tiếng "đầu" trong trường hợp nào dưới đây mang nghĩa gốc? 
 A. Con trâu là đầu cơ nghiệp 
 B. Đầu sóng ngọn gió 
 C. Đau đầu nhức óc 
 D. Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi 
 23. Từ "mẹ" trong câu nào dưới đây là đại từ? 
A. Đây là chiếc khăn len mà mẹ đan tặng tớ đấy. 
 B. Bố con mình cùng chuẩn bị món quà tặng mẹ nhé! 
 C. Mẹ ơi, hôm nay con thi được 10 điểm đấy ạ. 
 D. Bố mẹ tôi đều là công nhân của nhà máy dệt. 
24. Câu nào dưới đây sử dụng sai cặp quan hệ từ? 
 A. Nếu thời tiết thuận lợi thì vụ mùa năm nay nhất định sẽ bội thu. 
B. Tuy An chăm chỉ tập thể dục nhưng bạn sẽ có cơ thể khoẻ mạnh. 
C. Vì cơn gió lạnh bất ngờ ùa về nên những hạt giống rất khó để nảy mầm. 
D. Cô giáo em không chỉ dịu dàng mà cô còn có giọng đọc rất truyền cảm. 
13 
25. Quan hệ từ nào thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau? 
Dòng sông Hồng uốn lượn quanh co  dải lụa đào mềm mại. 
A. như B. nên C. nhưng D. thì 
26. Tiếng "thành" có thể ghép với tiếng nào dưới đây để được một tính từ? 
A. tựa B. thật C. tích D. luỹ 
27. Câu "Lớp tôi tưới cây còn lớp 5B thì quét sân." có: 
A. 2 đại từ B. 2 động từ C. 2 danh từ D. 1 tính từ 
28. Đáp án nào dưới đây chỉ gồm các từ láy âm đầu? 
A. lúc lỉu, lắc lư, lon ton 
B. xót xa, long lanh, lật đật 
C. róc rách, sáng sủa, mũm mĩm 
D. may mắn, lao xao, sạch sẽ 
 29. Từ "đồng" trong đáp án nào dưới đây không có nghĩa là "cùng"? 
 A. Đồng tâm hiệp lực 
B. Đồng chua nước mặn 
C. Đồng cam cộng khổ 
D. Đồng sức đồng lòng 
30. Tên gọi chính thức của một đất nước là: 
A. quốc ngữ B. quốc kì C. quốc hiệu D. quốc huy 
14 
THI HỘI - CẤP TỈNH 
Bài 1: Hổ con thiên tài 
Em hãy giúp bạn hổ sắp xếp lại trật tự các từ ngữ để tạo thành câu. 
Dẻo hạt, phần! cay thơm một muôn đắng 
 cơm bát bưng Ai đầy ơi, 
 bao tự giờ? giêng đến Tháng 
 viết bài thơ tiếp ngào. ngọt trời Đất 
15 
 i n ố ê k t h m 
 vây thù. che rừng đội, quân Rừng bộ 
 ngủ vệ mọng béo sim ngay Quả đường. 
 Một sáng ngôi đêm chẳng sao, 
 chẳng lúa vàng. thân chín, Một mùa nên 
 sắt luỹ thành Núi giăng dày 
16 
Bài 2: Mèo con nhanh nhẹn 
Em hãy giúp bạn mèo ghép 2 ô đã cho để tạo thành cặp tương ứng. 
 cửa quan thế gian môn sinh thay đổi thiên hạ 
 xe lửa nha môn hoả xa lính nhà trời nghìn năm 
 hôm nay tên lửa cấp tốc thiên thu hoả tốc 
 kim thiên thiên binh biến thiên người học hoả tiễn 
17 
Bài 3: Điền từ 
1. Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống sau: 
(láy, ghép, danh, động, tính) 
Cho các từ sau: sấm sét, bến bờ, tư tưởng 
- Xét về cấu tạo, đó là các từ .. . 
- Xét về từ loại, đó là các ... từ. 
2. Điền cặp từ đồng âm thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: 
Đám trẻ .. kín quanh bể để ngắm nhìn bộ . tuyệt đẹp của con cá. 
3. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu. 
Giọng bà trầm bổng, (1) ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ 
dàng và như những đoá hoa, (2) cũng dịu dàng, rực rỡ, (3) đầy sức sống. Khi bà mỉm 
cười, (4) hai con ngươi đen sẫm nở ra, (5) long lanh, dịu hiền, (6) đôi mắt ánh lên những 
tia sáng ấm áp, (7) tươi vui. 
(Theo M. Go-rơ-ki) 
Điền số thích hợp vào chỗ trống sau: 
 Dấu phẩy ở vị trí số  có tác dụng ngăn cách giữa chủ ngữ, vị ngữ với thành 
phần trạng ngữ trong câu. 
4. Điền đ hoặc s vào ô trống trước câu sử dụng đúng hoặc sai quan hệ từ. 
 □ Cây bạch dương rủ cành trên bãi cỏ tuy một màn mưa vàng lất phất rơi. 
 □ Những hạt mưa rào rơi lộp độp trên lá, nhảy múa dọc theo con đường đất đỏ mờ 
sương nhưng vui vẻ gõ lanh canh lên mái lò rèn cũ. 
 □ Xa xa, dọc đường chân trời, khói từ một con tàu hơi nước ngang qua trông như một 
dải lụa xám uốn khúc. 
5. Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống sau: 
Đồng .. là quần áo cùng kiểu, cùng màu sắc, được quy định cho 
mọi người trong một tổ chức, một ngành nghề nào đó. 
18 
6. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong đoạn thơ sau: 
Lúc ấy 
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông 
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ 
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ 
Chỉ còn tiếng .. ngân nga 
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà. 
 (Theo Quang Huy) 
7. Điền ch hoặc tr vào chỗ trống sau: 
..ạm ..ổ ..au ..uốt ..ơ ..ụi 
8. Điền tiếng bắt đầu bằng x hoặc s là tên một lối hát dân gian ở Phú Thọ, có làn điệu 
phong phú, đệm bằng trống phách, đôi khi có điệu bộ để minh hoạ. 
 Đáp án : hát  
9. Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp để hoàn thành câu tục ngữ sau: 
Áo rách  vá hơn lành . may. 
10. Giải câu đố sau: 
 Để nguyên tên loại quả ngon 
Bỏ đuôi đếm được rõ ràng mười hai 
 Bỏ đầu tên nước chẳng sai 
Chỉ là một chữ nhưng hai nghĩa liền. 
 Từ bỏ đuôi là từ nào? 
Đáp án: từ  
19 
Bài 4: Trắc nghiệm 
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. 
1. Nhận định nào dưới đây chính xác về bài thơ "Hạt gạo làng ta"? 
 A. Bài thơ thể hiện sự trân trọng giá trị của hạt gạo và ca ngợi công lao của những 
người làm ra hạt gạo. 
B. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát uyển chuyển. 
C. Bài thơ gợi ra bức tranh thiên nhiên Việt Nam hùng vĩ, tráng lệ. 
D. Bài thơ là một trong những sáng tác nổi tiếng của nhà thơ Định Hải. 
2. Từ nào dưới đây có nghĩa là "ở liền nhau, thấp và sàn sàn như nhau"? 
A. lụp bụp B. lúp xúp C. lụp xụp D. lụp chụp 
3. Đoạn văn dưới đây gợi nhắc đến nhân vật nổi tiếng nào? 
 Nuôi ý chí khôi phục non sông, ông đã tìm đường sang Nhật Bản học quân sự, rồi 
qua Trung Quốc mưu tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp. Ông bị giặc bắt đưa về 
nước, chúng khoét bàn chân ông, luồn dây thép buộc chân vào xích sắt. Ngày 30/8/1917, 
cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Đội Cấn lãnh đạo bùng nổ, ông được giải thoát và tham 
gia chỉ huy nghĩa quân. Ông hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng 
mãi. 
(Theo Lương Quân) 
A. Lương Văn Tuỵ C. Lương Văn Can 
B. Lương Định Của D. Lương Ngọc Quyến 
4. Đoạn văn dưới đây gợi nhắc đến tác giả nổi tiếng nào? 
 Ông tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông là một 
trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ Cách mạng Việt Nam và từng giữ nhiều chức vụ 
quan trọng trong công tác văn nghệ cũng như bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. 
Ông là tác giả của các bài thơ nổi tiếng như: "Bầm ơi!"; "Tiếng ru"; "Ê-mi-li, con...". 
A. Trần Ngọc B. Tố Hữu C. Nguyễn Duy D. Trúc Thông 
5. Đáp án nào dưới đây gồm các từ chứa tiếng "tài" có nghĩa là "tiền của"? 
A. tài ba, tài nghệ C. tài sản, tài trợ 
B. tài trí, tài đức D. tài năng, tài tử 
20 
6. Đáp án nào dưới đây gồm toàn bộ các tiếng chứa nguyên âm đôi? 
A. tuyết, liếc, khoanh, tuần 
B. thương, yến, nghĩa, hoả 
C. trường, kiến, khuyên, ngoan 
D. mía, chuông, tướng, biếng 
7. Đáp án nào dưới đây có từ viết sai chính tả? 
A. xây xẩm, súc tích, súc sắc, sột soạt 
B. xoay xở, sát sao, sơ xuất, sinh sôi 
C. xiềng xích, sụt sịt, xoá sổ, say sưa 
D. sõng soài, sóng sánh, xuýt xoa, săn sóc 
8. Sự vật nào được nhân hoá trong đoạn văn dưới đây? 
 Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê rực lên màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ 
đấy là một con đê vàng đang uốn lượn. Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong 
gió nhẹ; chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê. 
(Theo Nguyễn Trọng Tạo) 
A. Những cánh đồng lúa C. Làng 
B. Chân đê D. Gió 
9. Những câu thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp nhân hoá? 
A. Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm 
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. 
B. Đây con sông như dòng sữa mẹ 
 Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây. 
C. Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu 
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban. 
D. Sáng nay trời đổ mưa rào 
Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương. 
10. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây có chứa cặp từ trái nghĩa? 
 A. Công tư phân minh 
B. Trẻ người non dạ 
C. Kề vai sát cánh 
D. Mưa thuận gió hoà 
21 
11. Giải câu đố sau: 
 Danh tướng triều Lý oai phong 
Dẹp tan quân giặc, an lòng nhân dân 
 Mười vạn quân Tống rút quân 
Như Nguyệt phòng tuyến, "thơ thần" đọc lên. 
 Đó là vị tướng nào? 
A. Trần Hưng Đạo C. Lê Hoàn 
B. Lý Thường Kiệt D. Lý Bí 
12. Từ ngữ nào thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây? 
 Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh 
sen con, [] vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái 
sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. 
(Theo Mai Văn Tạo) 
A. long lanh B. lắc lư C. lập loè D. lác đác 
13. Đáp án nào dưới đây có chứa cặp từ đồng âm? 
 A. Tre già măng mọc - Tre non dễ uốn 
 B. Bụng làm dạ chịu - Hẹp nhà rộng bụng 
 C. Nước chảy đá mòn - Đá thúng đụng nia 
 D. Tay bắt mặt mừng - Vung tay quá trán 
 14. Đại từ được gạch chân trong đoạn văn dưới đây thay thế cho nội dung nào? 
 Tơ nhện óng ánh giăng mắc giữa các tán cây như những sợi chỉ bạc còn những 
cành linh sam và các chùm tua tủa của nó dường như đang thầm thì thân thiện. 
(Theo Môn-tơ-gô-mơ-ri) 
A. Những cành linh sam C. Những sợi chỉ bạc 
B. Tơ nhện D. Các tán cây 
15. Từ "ai" trong câu nào dưới đây là từ để hỏi? 
 A. Đố ai lặn xuống vực sâu 
 Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa. 
 B. Ai ơi đã quyết thì hành 
 Đã đan thì lận tròn vành mới thôi. 
22 
 C. Kim vàng ai nỡ uốn câu 
 Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời. 
 D. Non cao ai đắp mà cao 
 Sông sâu ai bới, ai đào mà sâu? 
16. Cho đoạn văn sau: 
 Trong vườn nhà tôi, cây nào cũng xum xuê tán lá, tạo thành một khung trời xanh 
tươi. Tôi yêu nhất là cây khế mọc cạnh ao. Cành khế sà xuống mặt nước trong vắt. Quả 
khế chín mọng, vàng rộm như vẫy gọi bọn trẻ chúng tôi. 
(Theo Phương Trung) 
Đoạn văn trên có: 
A. 3 động từ B. 8 danh từ C. 1 đại từ D. 5 tính từ 
17. Câu nào dưới đây xác định đúng thành phần chủ ngữ và vị ngữ? 
 A. Chiếc áo choàng đục trắng mà bầu trời / đang khoác dầm dề cả tháng nay đã bị 
cuốn phăng đi. 
 B. Con suối / lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi 
và sạch sẽ. 
C. Vầng trăng / vàng thắm đang từ từ nhô lên từ sau luỹ tre xanh thẫm. 
D. Đồng ruộng, xóm làng, dòng sông và những đỉnh núi / ướt sũng nước, ngập trong 
nắng, xả hơi ngùn ngụt. 
18. Câu nào dưới đây có sử dụng quan hệ từ để nối các vế câu ghép? 
A. Mùa thu, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen 
sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in 
những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều. 
 B. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, 
nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có 
cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ. 
C. Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức 
của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp 
đến. 
 D. Màu đỏ tía dịu dàng của nắng chiều vẫn rọi sáng bầu trời phía tây nhưng trăng 
đang mọc và mặt nước lặng yên như một hồ nước bạc mênh mông dưới ánh trăng. 
23 
19. Nhận xét nào không đúng với đoạn văn dưới đây? 
 (1) Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. (2) Những 
đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. 
(3) Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, 
những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. (4) Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa 
đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. (5) Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ 
son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. 
(Theo Nguyễn Phan Hách) 
 A. Câu (4) và câu (5) có sử dụng biện pháp nhân hoá. 
B. Câu (1), (2) là câu đơn. 
C. Câu (3), (4) là câu đơn. 
D. Đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh. 
20. Hãy sắp xếp các câu văn dưới đây để được một đoạn văn miêu tả quang cảnh làng 
mạc ngày mùa của nhà văn Tô Hoài. 
(1) Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. 
(2) Từng chiếc lá mít vàng ối. 
(3) Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, 
vẫy vẫy. 
(4) Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như 
những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. 
(5) Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo. 
(6) Buồng chuối đốm quả chín vàng. 
A. (4) – (3) – (2) – (1) – (5) – (6) 
B. (4) – (1) – (6) – (3) – (5) – (2) 
C. (4) – (2) – (6) – (1) – (3) – (5) 
D. (4) – (2) – (1) – (6) – (5) – (3) 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_trang_nguyen_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022.pdf