ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 4 VÒNG THI CẤP TRƯỜNG 1. Đề thi Trạng nguyên Tiếng việt lớp 4 năm 2021-2022 – Vòng sơ khảo Bài 1. Chọn đán án đúng Câu 1. Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả? a. lí lẽ b. núi non c. lúng lính d. lung linh Câu 2. Dế Mèn trong bài tập đọc “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” có thể nhận danh hiệu nào dưới đây? (SGK, TV4, tập 1, tr.15,16) a. ca sĩ b. bác sĩ c. y sĩ d. hiệp sĩ Câu 3. Từ nào dưới đây cùng nghĩa với “nhân hậu”? a. nhân từ b. nhân dân c. nhân loại d. nhân bánh Câu 4. Từ nào dưới đây trái nghĩa với “đoàn kết”? a. san sẻ b. chia rẽ c. đùm bọc d. giúp đỡ Câu 5. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong thành ngữ: “Hiền như bụt”? a. so sánh b. nhân hóa c. so sánh và nhân hóa d. không có đáp án đúng Câu 6. Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả? a. quả nhãn b. nhỏ nhắn c. rộng rãi d. rộng rải Câu 7. Câu “Mẹ em đang phơi quần áo” thuộc kiểu câu nào? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? d, Vì sao? Câu 8. Từ nào trái nghĩa với từ “nhanh nhẹn”? a. thông minh b. thoăn thoắt c. cuống quýt d. chậm chạp Câu 9. Chọn từ trái nghĩa với từ “đứng “ vào chỗ chấm trong thành ngữ: “Kẻ đứng người..” a. đi b. ngồi c. chạy d. ăn Câu 10. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong thành ngữ “Thẳng như ruột ngựa”? a. so sánh b. nhân hóa c. so sánh và nhân hóa d. không có đáp án đúng Câu 11. Từ có tiếng "sĩ" nào dưới đây chỉ những người hoạt động nghệ thuật? a. bác sĩ b. nghệ sĩ c. sĩ phu d. nha sĩ Câu 12. Sự vật nào được nhân hóa trong câu thơ sau? "Những chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau đứng học." a. chị - cậu b. lúa – tre c. bím tóc d. bá vai Câu 13. Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả? a. rổ rá b. san sẻ c. máy súc d. súc miệng Câu 14. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: "Bà em như bụt" a. hiền b. chậm chạp c. tinh mắt d. ốm yếu Câu 15. Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả? a. rắn rỏi b. giục giã c. dạt dào d. ru dương Câu 16. Chọn đáp án phù hợp điền vào chỗ trống: "Thuốc đắng dã tật, sự ......... mất lòng." a. việc b. thật c. tình d. cố Câu 17. Đáp án nào dưới đây thuộc câu kiểu "Ai thế nào?" ? a. Mẹ tuyệt vời nhất. b. Cậu là người bạn đáng yêu. c. Bố rán chả mực rất ngon. d. Ông là buổi trời chiều. Câu 18. Từ nào có nghĩa là "sau trước không thay đổi"? a. chân thành b. thành thực c. chung thủy d. trung thực Câu 19. Dòng nào gồm toàn các từ chỉ đặc điểm? a. oai vệ, cao, đẹp, trắng b. hoạt bát, vui vẻ, chào mừng, nhí nhảnh c. nuốt chửng, hậu đậu, ăn hại, dữ dội d. ngắn, dài, tròn, đều đặn, phá hủy Câu 20. Từ nào là từ chỉ trạng thái? a. phượng vĩ b. ăn uống c. leng keng d. nhớ nhung Câu 21. Tiếng “phận” có âm đầu là chữ gì? a. ph b. p c. h d. âm Câu 22. Tiếng “sấm” có âm cuối là chữ nào? a. a b. s c. m d. âm Câu 23. Tiếng việt có bao nhiêu dấu thanh? a. bốn b. năm c. sáu d. bảy Câu 24. Trong tiếng “hoàng” có âm đệm nào? a. h b. o c. a d.ng câu 25. Câu: “Quê hương là chùm khế ngọt” có mấy tiếng? a. ba b.bốn c. năm d. sáu Câu 26. Trong cấu tạo của tiếng không thể thiếu bộ phận nào? a. âm chính, vần b. vần, âm đầu c. vần, thanh điệu d. âm đầu, âm Câu 27. Trong câu chuyện, hành động, lời nói, suy nghĩ.của nhân vật nói lên điều gì ở nhân vật đó? a. tính cách b. ngoại hình c. sở thích d. số phận Câu 28. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ sau: Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương a. so sánh b. nhân hóa c. nhân hóa – so sánh d. so sánh Câu 29. Trong bài tập đọc “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”. Dế Mèn đã bênh vực ai? a. Chị Nhà Trò b. Dễ Trũi c. Kiến d. Ong Câu 30. Từ nào dưới đây viết đúng chính tả? a. bang công b. đàng hát c. hoa lan d. chói chan Bài 2. A) Nối 2 ô với nhau để được từ đồng nghĩa hoặc phép toán giống nhau. Hạt gạo Cá lóc Đỗ Lợn Chất béo mè Heo Dầu mỡ Hổ Vừng Đất Lạc Đậu phộng Đậu Thủy Hạt lúa Địa Nước Cá quả Cọp Bài 2. B) Điền từ hoặc số thích hợp. Câu 1. Nước đổ lá .. Câu 2. Nhường cơm .áo. Câu 3. Nước đá mòn. Câu 4. Ăn sung mặc Câu 5. Ân sâu, nghĩa . Câu 6. Kiến tha lâu cũng đầy . Câu 7. Tre già, .mọc. Câu 8. Điều lẽ phải. Câu 9. Cầm kì ..họa. Câu 10. Ăn ..nói lớn. Câu 11. Anh em như chân với . Câu 12. Ao ..nước cả. Câu 13. Ao ..nước đọng (tu) Câu 14. Áo rách khéo vá hơn lành vụng. Câu 15. Ăn chắc, mặc .. Câu 16. Áo .về làng. Câu 17. Ăn cá nhả xương, đường nuốt chậm Câu 18. Ăn cây nào, rào ..nấy. Câu 19. An cư lạc . Câu 20. Ăn cá bỏ ., ăn quả bỏ hột. Bài 3. Kéo ô trống vào giỏ chủ để sao cho thích hợp Bảng 1 nguyên nhân nhân trần nhân quả hạnh nhân nhân hậu nhân chứng nhân ái nhân tố công nhân hạt nhân nhân đức nhân đạo mĩ nhân Từ “nhân” để chỉ người Từ “nhân” để chỉ lòng thương Từ “nhân” chỉ cái sinh ra kết quả .. .. .. .. .. .. Bảng 2 Khi ông mặt trời tiếng ếch kêu nhanh như chớp Mây rong chơi Mầm cây tỉnh giấc bố đi làm quả na mở mắt mẹ bế bé Lan học giỏi óng a óng ánh cứng như đá gió hát sáng tựa sao Câu có nhân hóa Câu có so sánh Câu đơn bình thường .. .. .. .. .. .. ĐÁP ÁN Bài 1. Chọn đán án đúng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 c d a b a d b d b a 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 b b c a d b a c a d 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 a c c b d c a b a c Bài 2. A) Nối 2 ô với nhau để được từ đồng nghĩa hoặc phép toán giống nhau. Hạt gạo = hạt lúa; đất = địa; heo = lợn; cá lóc = cá quả; dầu mỡ = chất béo Mè = vừng; nước = thủy; hổ = cọp; lạc = đậu phộng; đỗ = đậu Bài 2. B) Điền từ hoặc số thích hợp. Câu 1. Nước đổ lá khoai.. Câu 2. Nhường cơm sẻ.áo. Câu 3. Nước chảyđá mòn. Câu 4. Ăn sung mặc sướng Câu 5. Ân sâu, nghĩa nặng. Câu 6. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. Câu 7. Tre già, măng.mọc. Câu 8. Điều haylẽ phải. Câu 9. Cầm kì thi..họa. Câu 10. Ăn to..nói lớn. Câu 11. Anh em như chân với tay. Câu 12. Ao sâu..nước cả. Câu 13. Ao tù..nước đọng Câu 14. Áo rách khéo vá hơn lành vụngmay. Câu 15. Ăn chắc, mặc bền.. Câu 16. Áo gấm.về làng. Câu 17. Ăn cá nhả xương, ănđường nuốt chậm Câu 18. Ăn cây nào, rào cây..nấy. Câu 19. An cư lạc nghiệp. Câu 20. Ăn cá bỏ xương., ăn quả bỏ hột. Bài 3. Kéo ô trống vào giỏ chủ để sao cho thích hợp Bảng 1 + Từ “nhân” để chỉ người: công nhân; mĩ nhân; nhân chứng + Từ “nhân” để chỉ lòng thương: nhân hậu; nhân ái; nhân đức; nhân đạo + Từ “nhân” chỉ cái sinh ra kết quả: Nguyên nhân; nhân quả; nhân tố. Bảng 2 + Câu có nhân hóa: mây rong chơi; mầm cây tỉnh giấc; gió hát; quả na mở mắt. + Câu có so sánh: Nhanh như chớp; Cứng như đá; sáng tựa sao. + Câu đơn bình thường: bố đi làm; Lan học giỏi; mẹ bế bé. 2. Đề thi Trạng nguyên Tiếng việt lớp 4 năm 2022-2023 – Vòng sơ khảo Bài 1. Trâu vàng uyên bác. Điền chữ hoặc từ thích hợp vào chỗ trống. Câu 1. Sự tích hồ ......... bể. Câu 2. Đ......àn kết Câu 3. Nhâ........ đạo Câu 4. Lá trầu khô giữa ....... trầu. Câu 5. Dế .......... bênh vực kẻ yếu. Câu 6. Một cây làm chẳng nên ............. Câu 7. Nh.....n ái Câu 8. Ở ......... gặp lành. Câu 9. Nhân .............ậu Câu 10. Thương người như thể ............... thân. Câu 11. Trong tiếng "hoài" thì âm đầu là chữ ............. Câu 12. Điền từ còn thiếu vào câu thơ: "Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh ..............ước biếc như tranh họa đồ" Cấu 13. Điền từ còn thiếu vào câu ca dao: "Anh em như thể chân tay Rách .............ành đùm bọc, dở hay đỡ đần". Câu 14. Bài thơ "Truyện cổ nước mình" do nhà thơ Lâm Thị ......... Dạ viết. Câu 15. Trong bài thơ "Nàng tiên Ốc" thì bà già đã nhặt được con ốc có vỏ màu biêng biếc .......... Câu 16. Điền từ còn thiếu vào câu ca dao: "Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài ............... nhau". Câu 17. Từ "hoài" có âm đầu là h, vần là oai, vậy có thanh là thanh .............uyền. Câu 18. Hãy chỉ ra vần của tiếng "lành": Vần của tiếng "lành" là ................. anh Câu 19. Trái nghĩa với từ đùm bọc hoặc .............úp đỡ là từ ức hiếp. Câu 20. Trái nghĩa với từ nhân hậu hoặc yêu thương là từ độc á................. Câu 21. Non nước biếc Câu 22. Một .. ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Câu 23. Quê Hương là chùm .ngọt. Câu 24. Thương người như thể ..thân. Câu 25. Lá lành đùm lá. Cấu 26. Cây không sợ chết đứng. Câu 27. Câu “ Ở hiền gặp ” khuyên người ta sống nhân hậu sẽ gặp điều tốt đẹp, may mắn. Câu 28. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm: Từ trái nghĩa với từ “đùm bọc” hoặc “ .. đỡ” là từ “ức hiếp” Câu 29. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm: “Mẹ vui, con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì .ca”. (Mẹ ốm – Trần Đăng Khoa) Câu 30. Trong tiếng “tâm” thì âm đầu là chữ . Câu 31. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm: Thuyền dài và hẹp, làm bằng một cây gỗ to khoét trũng gọi là thuyền độc Câu 32. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm: Nhân vật trong truyện có thể là người, là con vật, đồ vật, cây cối, .. được .hóa. Câu 33. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm: “Mai ” nghĩa là nấp sẵn ở nơi kín đáo để đánh bất ngờ. Câu 34. Giải câu đố: Bình sinh tôi hót tôi ca Thêm huyền thành chữ phong ba dập vùi? Chữ thêm huyền là chữ gì? Trả lời: Chữ . Câu 35. Giải câu đố: Muốn tìm Nam, Bắc, Đông, Tây Nhìn mặt tôi, sẽ biết ngay hướng nào? Đố là cái gì? Trả lời: cái bàn. Câu 36. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một ..phải thương nhau cùng. Câu 37. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm: Uống nước .nguồn. Câu 38. Môi hở .lạnh. Câu 39. Bầu ơi thương bí cùng Câu 40. Nhường .sẻ áo Câu 41. Ngựa chạy có bầy.bay có bạn. Câu 42. Thuận buồm.gió Câu 43. Thức khuya dậy.. Câu 44. Vần của tiếng “lành” là vần Câu 45. Điền từ còn thiếu: Kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật được gọi làchuyện. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa. Câu 46. Từ có chứa tiếng “nhân” chỉ lòng thương người là tư nhân ĩa Câu 47. Điền từ còn thiếu trong câu thơ sau: Cả đời đi gió đi sương Bây giờ giờ mẹ lại gần giường tập. Câu 48. Trong bài thơ: “Nàng tiên Ốc”, bà già đã nhặt được con ốc có vỏ màu biêng biếc . Câu 49. Trái nghĩa với từ “nhân hậu” hoặc “yêu thương” là từ “ độc” Bài 2. Chọn đáp án đúng Câu 1. Tiếng "ăn" có cấu tạo gồm những bộ phận nào? a. âm đầu, vần b. âm chính c. âm đệm d. âm chính, thanh điệu Câu 2. Từ trong tiếng Việt gồm có mấy dấu thanh? a. năm b. sáu c. ba d. bốn Câu 3. Trong cấu tạo của tiếng không thể thiếu bộ phận nào? a. âm chính, vần b. vần, âm đầu c. âm chính, thanh điệu d. âm đầu, âm chính Câu 4. Từ "máy vi tính" do mấy tiếng tạo thành? a. ba b. hai c. bốn d. một Câu 5. Trong tiếng "tâm" có âm cuối là chữ nào? a. â b. t c. m d. âm Câu 6. Trong câu "Tháp Mười đẹp nhất bông sen." có mấy tiếng? a. tám b. ba c. chín d. sáu Câu 7. Thủy tộc là loài vật sống ở đâu? a. trên trời b. trên cây c. trên mặt đất d. dưới nước Câu 8. Trong tiếng "hoàng" có âm đệm nào? a. h b. a c. o d. ng Câu 9. Thuyền độc mộc là thuyền làm bằng vật liệu gì? a. sắt b. cây gỗ c. xi măng d. thép Câu 10. Từ trong tiếng Việt gồm có mấy thanh? a. bốn b. năm c. sáu d. bẩy Câu 11. Tiếng “ơn” có cấu tạo gồm những bộ phận nào? a. âm đầu, vần b. âm chính c. âm đệm d. vần, thanh điệu Câu 12. Trong tiếng “sấm” có âm cuối là chữ nào? a. a b. s c. m d. âm Câu 13. Tiếng “hiền” có chứa thanh gì? a. thanh huyền b. thanh ngang c. thanh sắc d. thanh hỏi Câu 14. Tiếng “phận” có âm đầu là chữ gì? a. ph b. p c. h d. âm Câu 15. Từ nào viết sai chính tả? a. run rẩy b. dàn dụa c. rung rinh d. dào dạt Câu 16. Trong tiếng “hoàng” có âm đệm nào? a. h b. o c. a d. ng Câu 17. Từ “nhà chung cư” do mấy tiếng tạo thành? a. ba b. bốn c. năm d. sáu Câu 18. Trong bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu: (SGK, TV4 tập 1), Dế Mèn đã bênh vực ai? a. Chị Nhà Trò b. Dế Trũi c. Kiến d. ong Câu 19. Từ nào có chứa tiếng “nhân” dùng để chỉ người? a. nhân duyên b. nhân viên c. nhân đạo d. nhân dịp Câu 20. Từ nào có chứa tiếng “nhân” dùng để chỉ lòng thương người? a. nhân chứng b. nhân quả c. nhân tố d. nhân hậu Câu 21. Tên một vật chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n: Muốn tìm Nam, Bắc, Đông, Tây Nhìn mặt tôi, sẽ xem ngay hướng nào? a. la bàn b. bản đồ c. cái làn d. cái lá Câu 22. Nghỉ hè, Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca trong câu chuyện “Ba anh em” (SGK, TV 4, tập 1, tr.13) đã về thăm ai? a. ông nội b. bà nội c. bà ngoạii d. ông ngoại Câu 23. Mỗi tiếng thường có mấy bộ phận? a. ba b. bốn c. năm d. sáu Bài 3. Phép thuật mèo con. Hãy ghép 2 ô trống chưa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành cặp đôi. Của cải ứng dụng Đốc thúc Tha bổng Ung dung Ân xá Thong thả Tủn mủn Dành dụm Trình bày Chăm chỉ Gắn bó Vận dụng Vụn vặt Đôn đốc Khăng khít Tiết kiệm Cần cù Phát biểu Tài sản ĐÁP ÁN Bài 1. Trâu vàng uyên bác. Điền chữ hoặc từ thích hợp vào chỗ trống. Câu 1. Sự tích hồ ba bể. Câu 2. Đoàn kết Câu 3. Nhân đạo Câu 4. Lá trầu khô giữa cơi trầu. Câu 5. Dế mèn bênh vực kẻ yếu. Câu 6. Một cây làm chẳng nên non. Câu 7. Nhân ái Câu 8. Ở hiền gặp lành. Câu 9. Nhân hậu Câu 10. Thương người như thể thương thân. Câu 11. Trong tiếng "hoài" thì âm đầu là chữ h Câu 12. Điền từ còn thiếu vào câu thơ: "Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ" Câu 13. Điền từ còn thiếu vào câu ca dao: "Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần". Câu 14. Bài thơ "Truyện cổ nước mình" do nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ viết. Câu 15. Trong bài thơ "Nàng tiên Ốc" thì bà già đã nhặt được con ốc có vỏ màu biêng biếc xanh. Câu 16. Điền từ còn thiếu vào câu ca dao: "Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau". Câu 17. Từ "hoài" có âm đầu là h, vần là oai, vậy có thanh là thanh huyền. Câu 18. Hãy chỉ ra vần của tiếng "lành": Vần của tiếng "lành" là anh Câu 19. Trái nghĩa với từ đùm bọc hoặc giúp đỡ là từ ức hiếp. Câu 20. Trái nghĩa với từ nhân hậu hoặc yêu thương là từ độc ác Câu 21. Non xanh nước biếc Câu 22. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Câu 23. Quê Hương là chùm khế.ngọt. Câu 24. Thương người như thể thương thân. Câu 25. Lá lành đùm lá rách. Cấu 26. Cây ngay không sợ chết đứng. Câu 27. Câu “ Ở hiền gặp lành” khuyên người ta sống nhân hậu sẽ gặp điều tốt đẹp, may mắn. Câu 28. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm: Từ trái nghĩa với từ “đùm bọc” hoặc “ giúp đỡ” là từ “ức hiếp” Câu 29. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm: “Mẹ vui, con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca”. (Mẹ ốm – Trần Đăng Khoa) Câu 30. Trong tiếng “tâm” thì âm đầu là chữ t Câu 31. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm: Thuyền dài và hẹp, làm bằng một cây gỗ to khoét trũng gọi là thuyền độc mộc. Câu 32. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm: Nhân vật trong truyện có thể là người, là con vật, đồ vật, cây cối, .. được nhân hóa. Câu 33. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm: “Mai phục nghĩa là nấp sẵn ở nơi kín đáo để đánh bất ngờ. Câu 34. Trả lời: Chữ chìm. Câu 35. Trả lời: cái la bàn. Câu 36. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. Câu 37. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm: Uống nước nhớ nguồn. Câu 38. Môi hở răng lạnh. Câu 39. Bầu ơi thương lấy bí cùng Câu 40. Nhường cơm sẻ áo Câu 41. Ngựa chạy có bầy ,chim bay có bạn. Câu 42. Thuận buồm xuôi gió Câu 43. Thức khuya dậy sớm. Câu 44. Vần của tiếng “lành” là vần anh. Câu 45. Điền từ còn thiếu: Kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật được gọi là kể chuyện. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa. Câu 46. Từ có chứa tiếng “nhân” chỉ lòng thương người là tư nhân nghĩa. Câu 47. Điền từ còn thiếu trong câu thơ sau: Cả đời đi gió đi sương Bây giờ giờ mẹ lại gần giường tập đi. Câu 48. Trong bài thơ: “Nàng tiên Ốc”, bà già đã nhặt được con ốc có vỏ màu biêng biếc xanh. Câu 49. Trái nghĩa với từ “nhân hậu” hoặc “yêu thương” là từ “ độc ác” Bài 2. Chọn đáp án đúng 1 2 3 4 5 6 7 8 d b c a c d d c 9 10 11 12 13 14 15 16 b c d c a a b b 17 18 19 20 21 22 23 a a b d a c a Bài 3. Phép thuật mèo con. Hãy ghép 2 ô trống chưa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành cặp đôi. Của cải = tài sản; ứng dụng = vận dụng; ân xá = tha bổng; Chăm chỉ = cần cù; khăng khít = gắn bó; thong thả = ung dung Tiết kiệm = dành dụm; đốc thúc = đôn đốc tủn mủn = vụn vặt Phát biểu = trình bày
Tài liệu đính kèm: