Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 4 - Vòng 8 (Có đáp án)

pdf 16 trang Người đăng ngahiepq2 Ngày đăng 29/03/2023 Lượt xem 955Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 4 - Vòng 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 4 - Vòng 8 (Có đáp án)
ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 4 
VÒNG 8 
1. Đề thi Trạng nguyên Tiếng việt lớp 4 năm 2021-2022 – Vòng 8 
Bài 1. A) Nối 2 ô với nhau để được cặp từ trái nghĩa 
Nhỏ bé Hiện tại ấp úng Hiền lành Trốn 
Nhấp nhô No Lười biếng Đói Bừa bộn 
Ngăn nắp To lớn Lưu loát Độc ác Tìm 
Bằng phẳng Giống nhau Khác nhau Siêng năng Quá khứ 
Bài 1. B) Nối 2 ô với nhau để được cặp từ đồng nghĩa. 
Nóng nực Kiên trì Thuận tiện Bạch mã Nhẫn nại 
Vị tha Tất cả Tin cậy ồn ào Phát biểu 
Thân thiện Oi bức Ngựa trắng Hòa đồng Tiện lợi 
Tin tưởng Trình bày ồn ã Toàn bộ Độ lượng 
Bài 2. A)Nối các ô chứa từ, phép tính phù hợp vào giỏ chủ đề. 
Bài 2. B) Sắp xếp lại vị trí các ô để được câu hoàn chỉnh. 
Câu 1. gian/ Năm / le/ nhà/ cỏ/ te / thấp 
→ 
Câu 2. thợ/ Làm/ diễn/ như / kịch. / vui / rèn 
→ . 
Câu 3. th/ u/ ực / ng/ tr 
→  
Câu 4. dầm/ Nhớ/ canh/ rau / nhớ/ cà/ muống, / tương. 
→  
Câu 5. con./ manh/ cho / Có/ cộc, / nhường / tre / áo 
→  
Câu 6. Con/ nghiêng/ chảy / có / rặng/ soi. / dừa / sông 
→  
Câu 7. đã/ Quanh/ mắt / nhiều / mẹ/ nhăn. / đôi / nếp 
→  
Câu 8. đủ/ Vì / điều / mẹ / khổ / con, 
→  
Câu 9. m/ ơ/ ấc/ gi 
→  
Câu 10. đi/Anh / quê/ nhớ / anh / nhà 
→  
Bài 3. Điền từ còn thiếu. 
Câu 1. Điền từ: Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. 
Đó là các từ .. 
Câu 2. Điền từ: Cốt truyện thường có ba phần là   đầu, diễn biến và kết thúc. 
Câu 3. Điền từ: Một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện được gọi là  
. truyện. 
Câu 4. Điền từ: Các từ “tấp nập, long lanh, bồng bềnh, cứng cáp” là những từ  .. 
Câu 5. Điền từ: Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ .. 
Câu 6. Điền từ: Các từ “chênh vênh, tấp nập, lon ton” đều là các từ láy . 
Câu 7. Điền từ: Tiến  là giới thiệu người có tài có đức để cấp trên chọn lựa. 
Câu 8. Điền từ: Các từ “nhà cửa, đất đai, học sinh, ông bà” đều là từ   
Câu 9. Điền từ: Con trai của vua được chọn để nối ngôi cha gọi là thái .. 
Câu 10. Điền từ: Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ  
Câu 11. Điền từ bắt đầu bằng ch hoặc tr: Loại quả được miêu tả là “Lắm mùi vị chua, kết trái 
theo mùa” là quả  . 
Câu 12. Điền l hay n vào chỗ chấm: 
 Yêu hàng ớt đã ra hoa 
 Đám dưa trổ ...ụ, đám cà trổ bông. 
 Yêu sao tiếng mẹ ru ..ồng. 
 Tiếng thoi ách cách bên ..ong dâu tằm. (Lê Anh Xuân) 
Câu 13. Điền từ còn thiếu: Bạn Cương trong câu chuyện “Thưa chuyện với mẹ” muốn học 
nghề   
Câu 14. Điền từ còn thiếu: Vua Mi – đát ước mọi vật mà ông chạm vào đều biến thành  
.. 
Câu 15. Điền từ còn thiếu: Đứng núi này   núi nọ. 
Câu 16. Điền từ còn thiếu: Các từ “bình minh, dẻo dai, thành thật” là từ  . 
Câu 17. Điền từ còn thiếu: Các từ “ngẫm nghĩ, lấp ló, mấp máy” là từ. 
Câu 18. Điền từ còn thiếu: các từ “ao ước, ồn ào, ầm ĩ” là từ   
Câu 19. Điền từ còn thiếu: các từ “Thăng Long Hoa Lư, Tràng An” là danh từ . 
Câu 20. Giải câu đố: 
 Bỏ đuôi thì mẹ để kho 
 Bỏ đầu để bé mặc cho ấm người 
 Chắp vào đủ cả đầu đuôi. 
 Thành tên con vật hay chui bắt gà. 
 Từ để nguyên là  . 
ĐÁP ÁN 
Bài 1. A)Nối 2 ô với nhau để được cặp từ trái nghĩa 
Nhỏ bé = to lớn; 
nhấp nhô = bằng phẳng; 
ngăn nắp = bừa bộn; 
Hiện tại = quá khứ; 
no = đói; 
trốn = tìm; 
giống nhau = khác nhau 
ấp úng = lưu loát; 
lười biếng = siêng năng; 
hiền lành = độc ác. 
Bài 1. B) Nối 2 ô với nhau để được cặp từ đồng nghĩa. 
Nóng nực = oi bức 
vị tha = độ lượng 
tin tưởng = tin cậy 
thân thiện = hòa đồng 
Kiên trì = nhẫn nại 
tất cả = toàn bộ 
trình bày = phát biểu 
 ngựa trắng = bạch mã 
ồn ã = ồn ào 
thuận tiện = tiện lợi. 
Bài 2. A) Nối các ô chứa từ, phép tính phù hợp vào giỏ chủ đề. 
+ Danh từ: kẹo; gia đình; lúc 
+ Động từ: suy nghĩ; chạy nhảy; dạo chơi; mua sắm. 
+ Tính từ: xanh biếc; tím biếc; mệt lử 
Bài 2. B) Sắp xếp lại vị trí các ô để được câu hoàn chỉnh. 
Câu 1. gian/ Năm / le/ nhà/ cỏ/ te / thấp 
 → Năm gian nhà cỏ thấp le te 
Câu 2. thợ/ Làm/ diễn/ như / kịch. / vui / rèn 
 → Làm thợ rèn vui như diễn kịch. 
Câu 3. th/ u/ ực / ng/ tr 
 → trung thực 
Câu 4. dầm/ Nhớ/ canh/ rau / nhớ/ cà/ muống, / tương. 
 → Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. 
Câu 5. con./ manh/ cho / Có/ cộc, / nhường / tre / áo 
 → Có manh áo cộc, tre nhường cho con. 
Câu 6. Con/ nghiêng/ chảy / có / rặng/ soi. / dừa / sông 
 → Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi. 
Câu 7. đã/ Quanh/ mắt / nhiều / mẹ/ nhăn. / đôi / nếp 
 → Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn. 
Câu 8. đủ/ Vì / điều / mẹ / khổ / con, 
 → Vì con, mẹ khổ đủ điều 
Câu 9. m/ ơ/ ấc/ gi 
 → giấc mơ 
Câu 10. đi/Anh / quê/ nhớ / anh / nhà 
 → Anh đi anh nhớ quê nhà 
Bài 3. Điền từ còn thiếu. 
Câu 1. Điền từ: Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. 
Đó là các từláy.. 
Câu 2. Điền từ: Cốt truyện thường có ba phần là mở đầu, diễn biến và kết thúc. 
Câu 3. Điền từ: Một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện được gọi là 
cốt. truyện. 
Câu 4. Điền từ: Các từ “tấp nập, long lanh, bồng bềnh, cứng cáp” là những từ láy.. 
Câu 5. Điền từ: Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từghép.. 
Câu 6. Điền từ: Các từ “chênh vênh, tấp nập, lon ton” đều là các từ láyvần. 
Câu 7. Điền từ: Tiến cửlà giới thiệu người có tài có đức để cấp trên chọn lựa. 
Câu 8. Điền từ: Các từ “nhà cửa, đất đai, học sinh, ông bà” đều là từ ghép 
Câu 9. Điền từ: Con trai của vua được chọn để nối ngôi cha gọi là thái tử.. 
Câu 10. Điền từ: Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức 
Câu 11. Điền từ bắt đầu bằng ch hoặc tr: Loại quả được miêu tả là “Lắm mùi vị chua, kết trái 
theo mùa” là quả chanh. 
Câu 12. Điền l hay n vào chỗ chấm: 
 Yêu hàng ớt đã ra hoa 
 Đám dưa trổ .n..ụ, đám cà trổ bông. 
 Yêu sao tiếng mẹ ru n..ồng. 
 Tiếng thoi lách cách bên n..ong dâu tằm. (Lê Anh Xuân) 
Câu 13. Điền từ còn thiếu: Bạn Cương trong câu chuyện “Thưa chuyện với mẹ” muốn học 
nghề rèn 
Câu 14. Điền từ còn thiếu: Vua Mi – đát ước mọi vật mà ông chạm vào đều biến thành 
vàng.. 
Câu 15. Điền từ còn thiếu: Đứng núi này trông núi nọ. 
Câu 16. Điền từ còn thiếu: Các từ “bình minh, dẻo dai, thành thật” là từ phức. 
Câu 17. Điền từ còn thiếu: Các từ “ngẫm nghĩ, lấp ló, mấp máy” là độngtừ. 
Câu 18. Điền từ còn thiếu: các từ “ao ước, ồn ào, ầm ĩ” là từ láy 
Câu 19. Điền từ còn thiếu: các từ “Thăng Long Hoa Lư, Tràng An” là danh từ riêng. 
Câu 20. Giải câu đố: 
 Bỏ đuôi thì mẹ để kho 
 Bỏ đầu để bé mặc cho ấm người 
 Chắp vào đủ cả đầu đuôi. 
 Thành tên con vật hay chui bắt gà. 
 Từ để nguyên là cáo. 
2. Đề thi Trạng nguyên Tiếng việt lớp 4 năm 2022-2023 – Vòng 8 
Bài 1. Phép thuật mèo con. (Cọn cặp tương ứng - cặp đôi) 
Đầy tràn Dặn dò Hiền lành Dòng giống Dính dáng 
Nhân hậu Đầy ắp Chỉ bảo Dòng dõi Diễm lệ 
Thừa nhận Dạy dỗ Lôi kéo Công nhận Rủ rê 
Dính líu Khăng khít Căn dặn Mĩ lệ Gắn bó 
* Kéo ô trống vào giỏ chủ đề cho phù hợp: 
Bài 2. Điền từ hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm. 
Câu 1. Điền từ phù hợp: Một sự bất tín vạn sự bất  
Câu 2. Điền từ phù hợp: Các từ “thăm thẳm”, “dạt dào”, “chót vót” đều là từ  
Câu 3. Điền từ phù hợp: Lá lành đùm lá.. 
Câu 4. Điền từ phù hợp: 
Nói lời phải giữ lấy lời 
Đừng như con bướm đậu rồi lại. 
Câu 5. Các từ: “chăm chỉ, hung dữ, khỏe mạnh, vạm vỡ” đều thuộc từ loại là từ. 
Câu 6. Điền từ phù hợp: Cấu tạo của từ “yên” gồm có vần và .. 
Câu 7. Giải câu đố: 
Bỏ đuôi thì điếc tai anh 
Bỏ đầu thành quả trên cành cây cao 
Không ai cắt bỏ thì sao 
Lênh đênh mặt nước chẳng bao giờ chìm. 
Từ bỏ đuôi là từ gì? 
Trả lời: từ  
Câu 8. Điền từ phù hợp: Thương người như thể thương . 
Câu 9. Điền từ phù hợp: môi hở .lạnh. 
Câu 10. Điền từ phù hợp: những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật gọi là..từ. 
Câu 11. Cuối câu kể thường có dấu . 
Câu 12. Các từ “con mèo; dòng sông; ao hồ; Bến Nghé” đều thuộc từ loại là ..từ. 
Câu 13. Điền từ phù hợp: 
Lộn cầu vồng nước trong nước . 
Có cô mười bảy, có chị mười ba. 
Câu 14. Câu .còng gọi là câu trần thuật là những câu dùng để kể, tả hoặc giới thiệu sự 
vật, sự việc. 
Câu 15. Điền từ phù hợp: Khúc nhạc đưa mọi người vào .ngủ yên lành. 
Câu 16. Trò chơi dân gian “Rồng rắn lên ” là một trò chơi tập thể rất thú vị. 
Câu 17. Câu kể “Ai làm gì” thường gồm bộ phận. 
Câu 18. Các từ “dập dờn; long lanh; ngoan ngoãn; dịu hiền” đều thuộc từ loại là.từ. 
Câu 19. Điền từ phù hợp: 
Lúa ngô là cô đậu. 
Đậu nành là anh dưa chuột 
Dưa chuột là cậu dưa gang. 
Câu 20. Các từ “kéo co, ganh đua, hò reo” đều thuộc loại từ 
Câu 21. Có công mài sắt có ngày ..kim. 
Câu 22. Cánh diều mại như cánh bướm. 
Bài 3. Chọn đáp án đúng. 
Câu 1. Từ nào viết sai chính tả? 
a. lá non b. nước ngọt c. nim dim d. núi non 
câu 2. Từ nào là từ ghép? 
a. sang sáng `b. khúc khuỷu c. lấp lửng d. nhà lá 
Câu 3. Từ nào không phải là từ láy? 
a. thăm thẳm b. lưa thưa c. đất nước d. đo đỏ 
Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu “Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình 
yêu hầu như là máu thịt” (Quê hương theo Anh Đức)? 
a. so sánh b. nhân hóa c. so sánh và nhân hóa d. cả 3 đáp án 
Câu 5. Từ nào có tiếng “chí” không mang nghĩa bền bỉ theo một mục đích tốt đẹp? 
a. chí lí b. quyết chí c. ý chí d. chí hướng 
Câu 6. Từ “trẻ” trong câu “Đó là “Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta” thuộc từ loại nào? 
a. danh từ b. đại từ c. động từ d. tính từ 
câu 7. Từ nào không phải là danh từ riêng? 
a. Nguyễn Ái Quốc b. Hà Nội c. biển cả d. sông Hồng 
Câu 8. Từ nào là từ láy trong câu: “Trăng ngàn và gió bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới 
trung thu và nghĩ tới các em” (Trung thu độc lập – Thép mới)? 
a. bao la b. man mác c. gió núi d. trung thu 
Câu 9. Từ nào viết sai chính tả? 
a. vận chuyển b. phát triển c. trung tâm d. chuyên cần 
Câu 10. Từ nào là động từ trong câu: “Chiều tả, mặt trời núp sau rặng tre đầu làng”? 
a. chiều tà b. núp c. mặt trời d. rặng tre 
Câu 11. Câu: “Mẹ sẽ gắng đan cho Lan một chiếc mũ thật đẹp và ấm áp” có những tính từ nào? 
a. mẹ, chiếc mũ b. mũ, thật đẹp c. gắng,đan d. đẹp, ấm áp. 
Câu 12. Trong các từ sau, từ nào không phải là danh từ riêng? 
a. Hà Nội b. Hồ Chí Minh c. cây cối d. Hải Phòng 
Câu 13. Câu: 
Một cây làm chẳng nên non 
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao? 
Khuyên ta nên làm gì? 
a. vui vẻ b. thân mật c. đoàn kết d. tụ tập 
Câu 14. Cô công chúa nhỏ trong bài tập đọc: “Rất nhiều mặt trăng” muốn vua cha cho cái gì? 
(SGK, tv4, tr.163, tập 1) 
a. đi chơi b. chiếc váy c. mặt trăng d. bông hoa 
Câu 15. Từ nào là từ láy trong câu “Có bà cụ hàng xóm sang vui vẻ thưa chuyện”? 
a. bà cụ b. hàng xóm c. thưa chuyện d. vui vẻ 
Câu 16. Trong câu “Lâm là bạn giỏi nhất lớp, các bạn trong lớp gọi Lâm bằng cái tên rái cá 
nghe rất ngộ” từ ngữ nào cần được đặt trong dấu ngoặc kép? 
a. cái tên rái cá b. rái cá c. rất ngộ d. giỏi nhất 
lớp 
Câu 17. Câu tục ngữ 
Chớ thấy sóng cả mà lo 
Sóng cả mặc sóng chèo cho có chừng. 
Nói về điều gì? 
a. ý chí b. thật thà c. chia rẽ d. thương yêu 
Câu 18. Câu “trời rải mây trắng” bộ phận nào đóng vai trò là vị ngữ? 
a. trời mây b. trời rải mây c. rải mây trắng d. mây trắng 
Câu 19. Trong câu “Rặng đào đã trút hết lá” từ nào bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ “trút” 
a. đào b. đã c. hết d. lá 
Câu 20. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép? 
a. sang sáng b. khúc khuỷu c. lấp lửng d. nhà lá 
Câu 21. Câu ca dao sau có những động từ nào? 
Ai ơi giữ chí cho bền 
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai 
a. xoay, đổi, ai b. chí, bền, nền c. giữ, xoay, đổi d. chí, bền, 
nối 
Câu 22. Từ nào sai chính tả? 
a. ôm ấp b.kẹo mềm c. chung cư d. tổ cuốc 
Câu 23. Trong bài “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”, cậu bé An-đrây-ca sống với ai? 
a. bố, mẹ b. mẹ, ông c. mẹ, bà d. bà, ông 
câu 24. Trong bài “vần hay chữ tốt” buổi tối Cao Bá Quát viết bao nhiêu trang vở mới đi ngủ? 
a. chín trang b. năm trang c. mười trang d. mười quyển. 
câu 25. Câu sau sử dụng biện pháp tu từ nào? “Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá 
vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã than mẹ đơn sơ )SGK, tv4, tập 1, 
tr.165). 
a. hoán dụ b. so sánh c. ẩn dụ d. nhân hóa 
Câu 26. Trong câu “Trương Bạch tự chủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ 
mãn” có những tính từ nào? 
a. tuyệt trần, tác phẩm b. mĩ mãn, ác phẩm 
c. tác phẩm, gắng công d. tuyệt trần, mỹ mãn. 
Câu 27. Từ “cay cay” thuộc từ loại gì? 
a. danh từ b. tính từ c. động từ d. số từ 
câu 28. Khoảng trống được đào sâu xuống lòng đất để lấy nước dùng trong sinh hoạt gọi là? 
a. suối b. sông c. ngòi d. giếng 
ĐÁP ÁN 
BÀI 1. Phép thuật mèo con. (Cọn cặp tương ứng - cặp đôi) 
Đầy tràn = đầy ắp; 
nhân hậu = hiền lành; 
thừa nhận = công nhận 
Dính líu = dính dáng; 
dặn dò = căn dặn; 
dạy dỗ = chỉ bảo; 
Khăng khít = gắn bó; 
lôi kéo = rủ rê; 
dòng giống = dòng dõi 
Mĩ lệ = diễm lệ. 
* Kéo ô trống vào giỏ chủ đề cho phù hợp: 
Bảng 1 
+ Trái nghĩa với “trung thực” : lừa lọc; lừa bịp; lừa dối. 
+ Trái nghĩa với “đoàn kết”: bè phái; chia rẽ; riêng rẽ; mâu thuẫn. 
+ Trái nghĩa với “nghị lực”: nhụt chí; nản lòng; chùn bước. 
Bảng 2 – các em làm tương tự 
Bài 2. Điền từ hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm. 
Câu 1. Điền từ phù hợp: Một sự bất tín vạn sự bất tin. 
Câu 2. Điền từ phù hợp: Các từ “thăm thẳm”, “dạt dào”, “chót vót” đều là từ tính từ. 
Câu 3. Điền từ phù hợp: Lá lành đùm lá rách. 
Câu 4. Điền từ phù hợp: 
Nói lời phải giữ lấy lời 
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay. 
Câu 5. Các từ: “chăm chỉ, hung dữ, khỏe mạnh, vạm vỡ” đều thuộc từ loại là tính từ. 
Câu 6. Điền từ phù hợp: Cấu tạo của từ “yên” gồm có vần và thanh 
Câu 7. Giải câu đố: 
Bỏ đuôi thì điếc tai anh 
Bỏ đầu thành quả trên cành cây cao 
Không ai cắt bỏ thì sao 
Lênh đênh mặt nước chẳng bao giờ chìm. 
Từ bỏ đuôi là từ gì? 
Trả lời: từ nổ. 
Câu 8. Điền từ phù hợp: Thương người như thể thương thân. 
Câu 9. Điền từ phù hợp: môi hở răng lạnh. 
Câu 10. Điền từ phù hợp: những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật gọi là động từ. 
Câu 11. Cuối câu kể thường có dấu chấm. 
Câu 12. Các từ “con mèo; dòng sông; ao hồ; Bến Nghé” đều thuộc từ loại là danh từ. 
Câu 13. Điền từ phù hợp: 
Lộn cầu vồng nước trong nước chảy 
Có cô mười bảy, có chị mười ba. 
Câu 14. Câu kể còng gọi là câu trần thuật là những câu dùng để kể, tả hoặc giới thiệu sự vật, sự 
việc. 
Câu 15. Điền từ phù hợp: Khúc nhạc đưa mọi người vào giấc ngủ yên lành. 
Câu 16. Trò chơi dân gian “Rồng rắn lên mây ” là một trò chơi tập thể rất thú vị. 
Câu 17. Câu kể “Ai làm gì” thường gồm hai bộ phận. 
Câu 18. Các từ “dập dờn; long lanh; ngoan ngoãn; dịu hiền” đều thuộc từ loại là tính từ 
Câu 19. Điền từ phù hợp: 
Lúa ngô là cô đậu nành 
Đậu nành là anh dưa chuột 
Dưa chuột là cậu dưa gang. 
Câu 20. Các từ “kéo co, ganh đua, hò reo” đều thuộc loại từ ghép 
Câu 21. Có công mài sắt có ngày nên kim. 
Câu 22. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. 
Bài 3. Chọn đáp án đúng 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
c d c a a d c b b b 
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 
d c c c d b a c b d 
21 22 23 24 25 26 27 28 29 
c d b c d d b d 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_trang_nguyen_mon_tieng_viet_lop_4_vong_8_co_dap_an.pdf