Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 4 - Vòng 18 (Có đáp án)

pdf 21 trang Người đăng ngahiepq2 Ngày đăng 29/03/2023 Lượt xem 918Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 4 - Vòng 18 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 4 - Vòng 18 (Có đáp án)
ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 4 
VÒNG 18 
1. Đề thi Trạng nguyên Tiếng việt lớp 4 năm 2021-2022 – Vòng 18 
Bài 1. Nối 2 ô với nhau để được cặp từ đồng nghĩa 
Để ý Người đọc Lưu tâm Ngăn nắp Động viên 
Dũng cảm Người xem Khán giả Độc giả Người nghe 
Lộn xộn Láng giềng Thính giả Bừa bộn Tu bổ 
Cổ vũ Gan dạ Sửa chữa Gọn gàng Hàng xóm 
Bài 2. Sắp xếp lại vị trí các ô để được câu đúng. 
Câu 1. học/ hậu/ Tiên/ lễ,/ học/ . / văn 
→ 
Câu 2. nặng. / cá/ kéo/ Ta/ tay/ xoăn/ chùm 
→ 
Câu 3. nh/ i / ục/ ch/ ph 
→ 
Câu 4. ui/ v/ iề/ m/ n 
→ 
Câu 5. mưa/ đổ/ nay/ Sáng/ trời/ rào 
→ 
Câu 6. bay/ Nắng/ trái/ chín/ trong/ hương. / ngào/ ngọt 
→ 
Câu 7. làm/gối/gầy/nhô/nhấp/ Vai/mẹ 
→ 
Câu 8. đưa/ lời. / và/ nôi/ tim/ hát/ thành/ Lưng 
→ 
Câu 9. Mẹ/ con. / là/ tháng / ngày/ của/ đất / nước 
→ 
Câu 10. ra/ Người/ bừng/ ấp/ chợ/ tưng/ Tết./ các 
→ 
Bài 3: Chọn đáp án đúng 
Câu 1. Nhận định nào dưới đây đúng nhất với bài tập đọc “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy 
Cận? 
a. Bài tập đọc miêu tả sự thay đổi màu sắc của nước biển trong một ngày. 
b. Bài tập đọc miêu tả vẻ đẹp huy hoàng của biển cả sau cơn bão. 
c. Bài tập đọc ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả và vẻ đẹp người lao động. 
d. Bài tập đọc ca ngợi những ngư dân đã kiên cường chống lại bão biển. 
Câu 2. Xuân Quỳnh là tác giả của bài thơ nào sau đây? 
a. Chợ Tết b. Tre Việt Nam c. Quê hương d. Tuổi Ngựa 
Câu 3. Nhóm từ nào sau đây có từ viết sai chính tả? 
a. giòn giã, rộng rãi, trạm trổ, rành rọt 
b. chăn chiếu, nghiêng ngả, phố xá, dỗ dành 
c. trơn tru, diễn xuất, chậm rãi, rải rác 
d. xuất chúng, giữ gìn, chậm trễ, rả rích 
Câu 4. Nhận xét nào đúng về khổ thơ sau? 
 “Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể 
 Núi dựng cheo leo, hồ lặng im 
 Lá rừng với gió ngân se sẽ 
 Hoạ tiếng lòng ta với tiếng chim.” 
 (Hoàng Trung Thông) 
 a. Các từ “thuyền, ta, dựng, hồ” là danh từ. 
 b. Các từ “chầm chậm, cheo leo, se sẽ” là tính từ. 
 c. Các từ “vào, dựng, ngân, họa, tiếng” là động từ. 
 d. Các từ “thuyền, Ba Bể, tiếng chim, lặng im” là danh từ chung. 
Câu 5. Câu nào dưới đây được tách đúng thành phần chủ ngữ và vị ngữ? 
a. Những người/ xa lạ cũng bùi ngùi xúc động trước cảnh tượng đó. 
b. Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỉ, những khóm lá non/ xanh tươi đã đâm thẳng ra 
ngoài. 
c. Tiếng cá quẫy / xôn xao mạn thuyền. 
d. Nhành đào thắm tươi sẽ đem lại niềm vui và hạnh phúc / cho mọi người. 
Câu 6. Những dòng thơ nào dưới đây có biện pháp nhân hoá và so sánh? 
a. Bắp ngô vàng ngủ trên nương 
 Mệt rồi tiếng sáo ngủ vườn trúc xanh. 
 (Quang Huy) 
b. Chị tre chải tóc bên ao 
 Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương. 
 (Trần Đăng Khoa) 
c. Ông trời nổi lửa đằng đông 
 Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay. 
 (Trần Đăng Khoa) 
d. Những ngôi sao thức ngoài kia 
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. 
 (Trần Quốc Minh) 
Câu 7. Những câu nào dưới đây là tục ngữ? 
(1) Chớp tây nhay nháy, gà gáy thì mưa 
(2) Quạ tắm thì ráo, cáo tắm thì khô 
(3) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa 
(4) Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa 
a. (1), (2) b. (2), (3) c. (1), (3) d. (3), (4) 
câu 8. Với 3 tiếng “non, núi, sông”, em có thể tạo được bao nhiêu từ ghép? 
a. 3 từ b. 4 từ c. 5 từ d. 6 từ 
Câu 9. Nhận xét nào đúng về đoạn văn sau? 
"(1) Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. (2) Những đồi đất đỏ như vung 
úp nối nhau chạy tít tắp tận chân trời. (3) Đó đây, những cụm rừng xanh thẫm như ốc 
đảo nổi lên giữa thảo nguyên. (4) Những đồn điền cà phê, chè, tươi tốt mênh mông. 
(5) Những rẫy lúa, nương ngô bên những mái nhà sàn thấp thoáng trải dài ven bờ suối, 
hoặc quây quần trên những ngọn đồi.” 
 (Theo Ay Dun - Lê Tấn) 
a. Các từ in đậm trong đoạn văn trên là từ láy. 
b. Các từ in đậm trong đoạn văn trên là từ ghép. 
c. Câu (2), (3) sử dụng biện pháp so sánh. 
d. Câu (1), (2) và (3) thuộc câu kể "Ai làm gì?" 
Câu 10. Những câu ca dao sau nhắc đến thành phố nào? 
 “Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre 
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà 
 Quanh quanh về đến Hàng Da 
Trải xem phường phố thật là đẹp xinh.” 
a. Hải Phòng b. Hồ Chí Minh c. Hà Nội d. Đà Nẵng 
Câu 11. Câu thơ nào dưới đây không xuất hiện trong bài thơ “Mẹ ốm” của tác giả Trần Đăng 
Khoa? 
a. Nắng mưa từ những ngày xưa 
 Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan. 
b. Vì con mẹ khổ đủ điều 
 Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn. 
c. Rồi ra đọc sách, cấy cày 
 Mẹ là đất nước, tháng ngày của con. 
d. Đêm nay con ngủ giấc tròn, 
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. 
Câu 12. Những sự vật trong câu thơ sau được nhân hoá bằng cách nào? 
 “Bè đi chiều thầm thì 
 Gỗ lượn đàn thong thả 
 Như bầy trâu lim dim 
 Đằm mình trong êm ả.” 
 (Vũ Duy Thông) 
a. Nói với sự vật thân mật như nói với con người 
b. Tả sự vật bằng những từ để tả người 
c. Gọi sự vật bằng từ để gọi con người 
d. Tất cả những đáp án trên đều đúng 
Câu 13. Nhận xét nào đúng với khổ thơ dưới đây? 
 “Mẹ vui, con có quản gì 
Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca 
 Rồi con diễn kịch giữa nhà 
Một mình con sắm cả ba vai chèo.” 
 (Trần Đăng Khoa) 
a. Từ "vui" và "quản" là tính từ b. Từ "vai" và "sắm" là danh từ 
c. Từ "quản" và "sắm" là động từ d. Từ "quản" và "chèo" là động từ 
Câu 14. Câu hỏi nào sau đây được dùng để yêu cầu, đề nghị? 
a. Tớ mà lại nói ra những lời như vậy sao? 
b. Cậu có thể cho tớ mượn xe đạp được không? 
c. Cậu đi du lịch ở đâu thế? 
d. Hôm nay mà đẹp à? 
Câu 15. Vị ngữ nào dưới đây thích hợp với chủ ngữ “Những chú chim sơn ca” để tạo thành câu 
kể "Ai làm gì?"? 
a. bơi lội tung tăng dưới nước 
b. chạy rất nhanh trên cánh đồng 
c. hót líu lo trong vòm lá xanh 
d. bò chậm chạp trên mặt đất 
Câu 16. Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau được dùng để làm gì? 
"Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, 
gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn 
xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.” 
 (Vũ Bằng) 
a. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê 
b. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại 
c. Đánh dấu phần chú thích 
d. Đánh dấu đặc điểm riêng của nhân vật 
Câu 17. Từ nào sau đây viết đúng chính tả? 
a. Bru-Nây b. Mô-Rít-xơ Mát-téc-lích 
c. Đa-nuýp d. Ác-hen-tina 
Câu 18. Những thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về lòng biết ơn, sự kính trọng với thầy, cô 
giáo? 
 (1) Học ăn, học nói, học gói, học mở 
 (2) Nhất tự vi sư, bán tự vi sư 
 (3) Tôn sư trọng đạo 
 (4) Đi một ngày đàng, học một sàng khôn 
a. (1), (2) b. (2), (4) c. (2), (3) d. (1), (3) 
Câu 19. Đoạn văn sau nhắc tới ai? 
“Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương năm 1931 và sớm nổi danh từ trước 
Cách mạng tháng Tám với các bức tranh Ánh mặt trời, Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa 
sen,...” 
 (Theo TỪ ĐIỂN CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM) 
a. Nguyễn Tường Lân b. Trần Văn Cẩn 
c. Bùi Xuân Phái d. Tô Ngọc Vân 
Câu 20. Hãy sắp xếp các câu văn sau để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh. 
(1) Mỗi cuống hoa ra một trái. 
(2) Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. 
(3) Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. 
(4) Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những 
cánh hoa. 
(5) Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. 
(6) Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. 
a. (5) – (3) – (4) – (2) – (1) – (6) b. (5) – (4) – (2) – (3) – (1) – (6) 
c. (5) – (4) – (1) – (3) – (2) – (6) d. (5) – (3) – (2) – (4) – (1) – (6) 
Bài 4. Điền từ 
Câu 1. Trong đoạn thơ dưới đây, tiếng nào không có âm đầu? 
 Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể 
 Núi dựng cheo leo, hồ lặng im 
 Lá rừng với gió ngân se sẽ 
 Họa tiếng lòng ta với tiếng chim. (Hoàng Trung Thông) 
 Đáp án: . 
Câu 2. Điền từ còn thiếu: 
 Sương trắng rỏ đầu cành như giọt .. 
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa 
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh 
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh. (Theo Đoàn Văn Cừ) 
Câu 3. Điền x hoặc s: công .uất; uất bản; phán ..ử. 
Câu 4. Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm. 
(đã, sẽ, đang) 
Thỏ trắng . đi trên đường thì gặp một con sói già. 
Câu 5. Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm: 
(láy, ghép) 
- Các từ “buôn bán, bay nhảy, hát hò” là từ .. 
- Các từ “tươi tỉnh, bến bờ, học hỏi” là từ . 
Câu 6. Điền từ thích hợp: 
 Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể 
 Trên cả mây trời trên núi xanh 
 Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ 
 Mái chèo khua bóng núi rung rinh. (Hoàng Trung Thông) 
Các từ “nhẹ, bồng bềnh, lặng lẽ” thuộc từ loại nào? 
 Đáp án: .từ. 
Câu 7. Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp vào thành ngữ sau: 
Kính .. yêu  
Câu 8. Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu gạch ngang thích hợp vào chỗ chấm 
trong câu chuyện sau: 
 Cành gai nói với hoa hồng: 
Hoa ơi  Nhìn cô nở đẹp lắm, có cô, mọi người khen lây cả tôi nữa  
 Hoa hồng đáp: 
- Cành gai ơi! Nhìn anh sao mà sắc nhọn oai phong thế, nếu không có anh .chúng mình 
đã bị bẻ sạch rồi .. 
(Theo Truyện ngụ ngôn thế giới) 
Câu 9. Điền từ bắt đầu bằng tr hoặc ch là tên một loại quả nhiều múi, vị chua, kết trái theo 
mùa. 
Đáp án: quả  
Câu 10. Giải câu đố sau: 
 Để nguyên sao sáng trên trời 
 Bỏ nặng thêm sắc, hỏng rồi vứt đi 
 Bớt đầu thì được con gì 
 Chui trong cái vỏ đen sì dưới ao 
 Từ bỏ nặng, thêm sắc là: .. 
ĐÁP ÁN 
Bài 1. Nối 2 ô với nhau để được cặp từ đồng nghĩa 
Để ý = lưu tâm; 
dũng cảm = gan dạ; 
lộn xộn = bừa bộn 
Ngăn nắp = gọn gàng 
cỗ vũ = động viên 
láng giềng = hàng xóm 
Sửa chữa = tu bổ 
người đọc = độc giả; 
người xem = khán giả 
Thính giả = người nghe 
Bài 2. Sắp xếp lại vị trí các ô để được câu đúng. 
Câu 1. học/ hậu/ Tiên/ lễ,/ học/ . / văn 
→ Tiên học lễ, hậu học văn. 
Câu 2. nặng. / cá/ kéo/ Ta/ tay/ xoăn/ chùm 
→ Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng. 
Câu 3. nh/ i / ục/ ch/ ph 
→ chinh phục 
Câu 4. ui/ v/ iề/ m/ n 
→ niềm vui 
Câu 5. mưa/ đổ/ nay/ Sáng/ trời/ rào 
→ Sáng nay trời đổ mưa rào 
Câu 6. bay/ Nắng/ trái/ chín/ trong/ hương. / ngào/ ngọt 
→ Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương 
Câu 7. làm/gối/gầy/nhô/nhấp/ Vai/mẹ 
→ Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối 
Câu 8. đưa/ lời. / và/ nôi/ tim/ hát/ thành/ Lưng 
→ Lưng đưa nôi và tim hát thành lời. 
Câu 9. Mẹ/ con. / là/ tháng / ngày/ của/ đất / nước 
→ Mẹ là đất nước tháng ngày của con. 
Câu 10. ra/ Người/ bừng/ ấp/ chợ/ tưng/ Tết./ các 
→ Người các ấp tưng bừng ra chợ tết 
Bài 3. Chọn đáp án đúng. 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
c d a d c d d c c c 
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 
d d d b c c c c d d 
Bài 4. Điền từ 
Câu 1. Trong đoạn thơ dưới đây, tiếng nào không có âm đầu? 
 Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể 
 Núi dựng cheo leo, hồ lặng im 
 Lá rừng với gió ngân se sẽ 
 Họa tiếng lòng ta với tiếng chim. (Hoàng Trung Thông) 
 Đáp án: im. 
Câu 2. Điền từ còn thiếu: 
 Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa.. 
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa 
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh 
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh. (Theo Đoàn Văn Cừ) 
Câu 3. Điền x hoặc s: công s.uất; xuất bản; phán x..ử. 
Câu 4. Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm. 
(đã, sẽ, đang) 
Thỏ trắng đang. đi trên đường thì gặp một con sói già. 
Câu 5. Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm: 
(láy, ghép) 
- Các từ “buôn bán, bay nhảy, hát hò” là từ láy.. 
- Các từ “tươi tỉnh, bến bờ, học hỏi” là từ ghép. 
Câu 6. Điền từ thích hợp: 
 Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể 
 Trên cả mây trời trên núi xanh 
 Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ 
 Mái chèo khua bóng núi rung rinh. (Hoàng Trung Thông) 
Các từ “nhẹ, bồng bềnh, lặng lẽ” thuộc từ loại nào? 
 Đáp án: tính.từ. 
Câu 7. Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp vào thành ngữ sau: 
Kính già.. yêu trẻ 
Câu 8. Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu gạch ngang thích hợp vào chỗ 
chấm trong câu chuyện sau: 
Cành gai nói với hoa hồng: 
- Hoa ơi! Nhìn cô nở đẹp lắm, có cô, mọi người khen lây cả tôi nữa! 
Hoa hồng đáp: 
- Cành gai ơi! Nhìn anh sao mà sắc nhọn oai phong thế, nếu không có anh, chúng mình đã bị bẻ 
sạch rồi. 
(Theo Truyện ngụ ngôn thế giới) 
Câu 9. Điền từ bắt đầu bằng tr hoặc ch là tên một loại quả nhiều múi, vị chua, kết trái theo 
mùa. 
Đáp án: quả chanh 
Câu 10. Giải câu đố sau: 
 Để nguyên sao sáng trên trời 
 Bỏ nặng thêm sắc, hỏng rồi vứt đi 
 Bớt đầu thì được con gì 
 Chui trong cái vỏ đen sì dưới ao 
 Từ bỏ nặng, thêm sắc là: mốc.. 
2. Đề thi Trạng nguyên Tiếng việt lớp 4 năm 2022-2023 – Vòng 18 
Bài 1. Nối 2 ô với nhau để được cặp từ đồng nghĩa 
Mải mê Hạ giới Óng ánh Kinh đô cũ Đon đả 
Say sưa Thập thò Trần gian Muôn đời Rải rác 
Lấp ló Nhạt Lấp lánh Phai Lẻ tẻ 
Niềm nở Luật lệ Quy định Cố đô Thiên cổ 
Bài 2. Sắp xếp lại vị trí các ô để được câu đúng. 
Câu 1. Đèo/cao/ nắng/ ánh/ dao/ lưng. / thắt/ gài 
→ 
Câu 2. Dải/mây/ đỏ/ dần/ núi./ đỉnh/ trắng/ trên 
→ 
Câu 3. Cao/ khổ/ tài/ ./ Bá/ luyện/ thành/ Quát 
→ 
Câu 4. Con/ cối/ đá./ nằm/ cá/ đối/ trên 
→ 
Câu 5. Trái/đất/ quay/ quanh/ mặt/ trời/ ./ 
→ 
Câu 6. xanh/ chuối/ tươi/ Rừng/ hoa/ đỏ 
→ 
Câu 7. Đoàn/ chạy/ cùng/ trời/ . / thuyền/ đua/ mặt 
→ 
Câu 8. Mặt / trời/ thì/ nằm/ đồi/ ./ của/ bắp/ trên/ 
→ 
Câu 9. Mặt / như/ xuống/ hòn/ lửa/ ./ trời/ biển 
→ 
Câu 10. Mắt / huy/ cá/ hoàng/ dặm/ . / phơi/ muôn 
→ 
Bài 3. Điền từ 
Câu 1. Điền từ phù hợp: 
 Mùa xuân là tết trồng cây 
 Làm cho đất nước càng ngày càng ... (theo Hồ Chí Minh) 
Câu 2. Điền từ phù hợp: “gan .tức là trơ ra, không biết sợ là gì.” 
Câu 3. Điền vần phù hợp: 
 Buồn trông ch..chếc sai Mai 
 Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ. (Ca dao) 
Câu 4. Điền từ phù hợp: “(chống chọi) một cách kiên cường, không lùi bước gọi là gan 
.” 
Câu 5. Điền từ phù hợp: Khi nêu yêu cầu, đề nghị phải giữ phép ..sự. 
Câu 6. Điền s/x: Đứng mũi chịu sào nơi đầu óng ngọn gió. 
Câu 7. Điền từ phù hợp: Ngành nghiên cứu các vật thể trong vũ trụ gọi là .văn học. 
Câu 8. Điền từ phù hợp: Khi viết, cuối câu cầu khiến có dấu chấm than hoặc đấu .. 
Câu 9. Điền từ phù hợp: 
 Người thanh nói tiếng cũng thanh 
 Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng .. (ca dao) 
Câu 10. Điền từ phù hợp: “gan ...có nghĩa là không sợ nguy hiểm. 
Bài 4: Chọn đáp án đúng 
Câu 1. Khổ thơ sau đây có bao nhiêu lỗi sai chính tả? 
Rừng xa vọng tiếng chim gù, 
Ngân nga tiếng suối, vi vu gió ngàn. 
Mùa xuân đẫm lá nguỵ trang, 
Đường ra tiền tuyến nở vàng hoa mai. 
Ba lô nặng, súng cầm tay, 
Đường sa biết mấy rặm dài nhớ thương. 
Giờ này mẹ ở quê hương, 
Cũng chừng đang dõi theo đường ta đi. 
Đêm mưa, ngày nắng xá gì, 
Quân thù còn đó, ta đi chưa về. 
Chim rừng thánh thót bên khe, 
Nhìn lên xanh biếc bốn bề rừng xuân. SGK Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục, 2002 
a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 
Câu 2. Đoạn thơ sau nằm trong bài thơ nào? 
 Bè đi chiều thầm thì 
 Gỗ lượn đàn thong thả 
 Như bầy trâu lim dim 
 Đắm mình trong êm ả. (Vũ Duy Thông) 
a. Ngắm trăng b. Đoàn thuyền đánh cá 
c. Bè xuôi sông la d. Dòng sông mặc áo 
câu 3. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ sau: 
 Đi suốt cả ngày thu 
 Văn chưa về tới ngõ 
 Dùng dằng hoa quan họ 
 Nở tím bên sông Thương. (Chiều sông Thương – Hữu Thỉnh) 
a. so sánh b. điệp ngữ c. nhân hóa d. nhân hóa và so 
sánh 
Câu 4. Bộ phận nào là chủ ngữ trong câu: “mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ, hiền 
dịu.”? (Quả cà chua – Ngôi Văn Phú) 
a. cà chua b. mỗi quả cà chua chín c. một mặt trời nhỏ d. hiền dịu 
Câu 5. Xác định chủ ngữ trong câu: “Những cánh mai vàng bung nở dưới nắng xuân.” 
a. những cánh mai vàng b. cánh mai 
c. những cánh mai vàng bung nở d. dưới nắng xuân 
Câu 6. Trong bài tập đọc “Ga – vrốt ngoài chiến lũy”, cậu bé ra ngoài chiến lũy để làm gì? 
a. liên lạc với địch b. nhặt đạn mang về cho nghĩa quân 
c. đi chơi d. chạy trốn 
Câu 7 Trong kiểu câu “Ai thế nào?” vị ngữ thường được cấu tạo bởi từ loại nào? 
a. danh từ b. động từ c. tính từ d. cả 3 đáp án đều đúng 
câu 8. Điền từ trái nghĩa với từ “đứng” vào chỗ chấm để được thành ngữ đúng: “Kẻ đứng người 
..” 
a. đi b. ngồi c. chạy d. nằm 
Câu 9.Giải câu đố: 
 Để nguyên thì ở bếp than 
 Huyền vào kho nấu người người thích ăn? 
Từ để nguyên là từ gì? 
a. gio b. tro c. bát d. chảo 
Câu 10. Dòng nào sau đây có từ viết sai chính tả? 
a. rong chơi, da diết, dò la b. lầy lội, rườm rà, trừng trị 
c. sâu lắng, trau dồi, rành rọt d. nội chú, giục giã, rơm dạ 
Câu 11. Đoạn văn sau đây có bao nhiêu lỗi sai chính tả? 
"Bấy giờ đã là tháng sáu. Mới sau có một tháng, cây sồi già đã thay đổi hẳn, tỏa rộng thành 
vòm lá sum suê xanh tốt thẫm màu, đang say sưa ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. 
Không còn thấy những ngón tay co qắp, những vết sẹo và vẻ ngờ vực, buồn dầu trước kia. 
Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỉ, những khóm lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. 
Thật khó lòng tin được chính cây sồi già cằn cỗi kia đã sinh ra trùm lá non xanh mơn mởn ấy." 
a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 
Câu 12. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu sau? 
Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng mảnh như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé (Chu Văn) 
a. nhân hóa b. so sánh c. đảo ngữ d. nhân hóa và so sánh 
câu 13. Câu nào dưới đây không nói về lòng dũng cảm? 
a. Gan vàng dạ sắt b. Vào sinh ra tử 
c. Ba chìm bảy nổi d. Có cứng mới đứng đầu gió. 
Câu 14. Từ nào khác loại trong các từ sau? 
a. xấu xí b. hồi hộp c. đẹp đẽ d. ngào ngạt 
Câu 15. Chọn từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu: Chú ấy đã hi sinh.. 
a. anh dũng b. anh hùng c. dũng cảm d. dũng mãnh 
Câu 16. Từ nào sau đây có nghĩa là “đi đầu làm những nhiệm vụ khó khăn, gay go nhất”? 
a. xung khắc b. xung kích c. xung đột d. xung quanh 
Câu 17. Điền từ còn thiếu trong câu thơ sau: 
 Mặt trời của thì nằm trên đồi 
 Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. (Nguyễn Khoa Điềm) 
a. gió b.nắng c. bé d. bắp 
Câu 18. Dòng nào sau đây gồm các từ viết đúng chính tả? 
a. lửng lơ, chất sám, giỏi giang b. khúc khỉu, dở dang, rập dờn 
c. khúc khuỷu, truy lùng, lừng lẫy d. trầm lặng, nao lúng, lén lút 
Câu 19. Giải câu đố 
 Cây già lá tựa tai voi 
Hè làm ô mát em chơi sân trường 
 Đông về trơ trụi cành xương 
Lá thành mảnh nắng nhẹ vương góc chiều? 
a. câu bằng lăng b. cây đa c. cây bàng d. cây phượng 
Câu 20. Nội dung của bài tập đọc “Hoa học trò” là gì? 
a. những kỉ niệm học trò với hoa phượng. 
b. vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng – một loài hoa rất gần gũi và thân thiết với học trò. 
c. miêu tả quá trình sinh trưởng của cây hoa phượng từ khi còn bé. 
d. nêu cách chăm sóc và bảo vệ một loại cây bóng mát: hoa phượng. 
ĐÁP ÁN 
Bài 1. Nối 2 ô với nhau để được cặp từ đồng nghĩa 
Mải mê = say sưa 
lấp ló = thập thò; 
niềm nở = đon đả; 
hạ giới = trần gian 
Nhạt = phai; 
luật lệ = quy định; 
óng ánh = lấp lánh; 
lẻ tẻ = rải rác 
Cố đô = kinh đô cũ; 
muôn đời = thiên cổ 
Bài 2. Sắp xếp lại vị trí các ô để được câu đúng. 
Câu 1. Đèo/cao/ nắng/ ánh/ dao/ lưng. / thắt/ gài 
→ Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. 
Câu 2. Dải/mây/ đỏ/ dần/ núi./ đỉnh/ trắng/ trên 
→ Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi. 
Câu 3. Cao/ khổ/ tài/ ./ Bá/ luyện/ thành/ Quát 
→ Cao Bá Quát khổ luyện thành tài. 
Câu 4. Con/ cối/ đá./ nằm/ cá/ đối/ trên 
→ Con cá đối nằm trên cối đá. 
Câu 5. Trái/đất/ quay/ quanh/ mặt/ trời/ ./ 
→ Trái đất quay quanh mặt trời. 
Câu 6. xanh/ chuối/ tươi/ Rừng/ hoa/ đỏ 
→ Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi 
Câu 7. Đoàn/ chạy/ cùng/ trời/ . / thuyền/ đua/ mặt 
→ Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. 
Câu 8. Mặt / trời/ thì/ nằm/ đồi/ ./ của/ bắp/ trên/ 
→ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi. 
Câu 9. Mặt / như/ xuống/ hòn/ lửa/ ./ trời/ biển 
→ Mặt trời xuống biển như hòn lưa. 
Câu 10. Mắt / huy/ cá/ hoàng/ dặm/ . / phơi/ muôn 
→ Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. 
Bài 3. Điền từ 
Câu 1. Điền từ phù hợp: 
 Mùa xuân là tết trồng cây 
 Làm cho đất nước càng ngày càng ..xuân. (theo Hồ Chí Minh) 
Câu 2. Điền từ phù hợp: “gan .lìtức là trơ ra, không biết sợ là gì.” 
Câu 3. Điền vần phù hợp: 
 Buồn trông ch.ênh.chếc sai Mai 
 Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ. (Ca dao) 
Câu 4. Điền từ phù hợp: “(chống chọi) một cách kiên cường, không lùi bước gọi là gan 
góc.” 
Câu 5. Điền từ phù hợp: Khi nêu yêu cầu, đề nghị phải giữ phép ..lịchsự. 
Câu 6. Điền s/x: Đứng mũi chịu sào nơi đầu sóng ngọn gió. 
Câu 7. Điền từ phù hợp: Ngành nghiên cứu các vật thể trong vũ trụ gọi là thiên.văn học. 
Câu 8. Điền từ phù hợp: Khi viết, cuối câu cầu khiến có dấu chấm than hoặc đấu .chấm. 
Câu 9. Điền từ phù hợp: 
 Người thanh nói tiếng cũng thanh 
 Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng ..kêu. (ca dao) 
Câu 10. Điền từ phù hợp: “gan ..dạ.có nghĩa là không sợ nguy hiểm. 
Bài 4. Chọn đáp án đúng: 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
c c c b a b c b a d 
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 
c d c a b d c c c b 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_trang_nguyen_mon_tieng_viet_lop_4_vong_18_co_dap_an.pdf