Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022

pdf 24 trang Người đăng ngahiepq2 Ngày đăng 29/03/2023 Lượt xem 874Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022
1 
2 
ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 4 
(Năm học 2021 – 2022) 
SƠ KHẢO CẤP TRƯỜNG 
Bài 1: Khỉ con nhanh trí 
Em hãy giúp bạn khỉ nối ô trên với ô giữa và ô giữa với ô dưới để tạo thành từ đúng. 
Chú ý: Có những ô không ghép được với ô giữa. 
3 
Bài 2: Hổ con thiên tài 
Em hãy giúp bạn hổ sắp xếp lại trật tự các từ để tạo thành câu. 
 con ngọn Mẹ suốt của đời. gió là 
 nhất tên có Việt Hồ. đẹp Nam Bác 
 Mười bông đẹp nhất Tháp sen. 
 tròn giấc nay Đêm con ngủ 
 là khế ngọt chùm Quê hương 
4 
 cơm thì áo làm Chăm cửa nhà. được 
 cày Ruộng mẹ trưa. cuốc vườn vắng sớm 
 í nh ực tr ch 
 cả ngày Cánh khép màn lỏng 
 iế ơ t n b 
5 
Bài 3: Trắc nghiệm 
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. 
1. Câu thơ sau gợi lên phẩm chất tốt đẹp nào của người Việt Nam? 
 Nòi tre đâu chịu mọc cong 
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường. 
 (Nguyễn Duy) 
A. ngay thẳng B. chăm chỉ C. hiếu học D. đoàn kết 
2. Từ nào sau đây có nghĩa là "coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình"? 
A. tự nhiên B. tự trọng C. tự tin D. tự vệ 
3. Đáp án nào sau đây chỉ gồm các từ ghép tổng hợp? 
 A. hoa quả, cây lá, xe máy 
B. xe đạp, con đường, cầu cống 
C. tàu hoả, bàn ghế, tủ lạnh 
D. bánh kẹo, nhà cửa, nấu nướng 
4. Các từ "bức, cơn, quyển" thuộc loại danh từ nào? 
 A. Danh từ chỉ vật 
B. Danh từ đơn vị 
C. Danh từ chỉ hiện tượng 
D. Danh từ chỉ người 
5. Tên riêng nào sau đây viết đúng chính tả? 
A. Inđô-nê-xia C. Ma-lai-xia 
B. Mát-xcơ-va D. Gia-cacta 
6. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? 
Thái vội vàng chạy đến chỗ tôi đang ngồi và hỏi: "Chiếc hộp bút này là của cậu à?" 
A. Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt trong câu 
B. Liệt kê các hành động của nhân vật 
C. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật 
D. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho hành động của nhân vật "tôi" 
6 
7. Đáp án nào sau đây có từ viết sai chính tả? 
A. da dẻ, giác quan C. gian rối, giục dã 
B. day dứt, rộng rãi D. rổ rá, dành dụm 
8. Đáp án nào sau đây là thành ngữ? 
A. Mặt tròn da phấn C. Mặt hoa da phấn 
B. Mặt hoa da trắng D. Mặt vuông da phấn 
9. Từ so sánh trong câu thơ sau là từ nào? 
 Đêm nay con ngủ giấc tròn 
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. 
 (Trần Quốc Minh) 
A. gió B. của C. là D. ngủ 
10. Giải câu đố sau: 
 Giữ nguyên tên loại quả ngon 
Bỏ đuôi đếm được rõ ràng mười hai 
 Bỏ đầu tên nước chẳng sai 
Chỉ là một chữ nhưng hai nghĩa liền. 
 Từ để nguyên là từ gì? 
A. na B. nhãn C. táo D. cam 
7 
THI HƯƠNG - CẤP HUYỆN 
Bài 1: Trâu vàng uyên bác 
Em hãy giúp bạn trâu điền từ còn thiếu vào chỗ trống. 
 Nhà cửa rộng 
 Lên xuống ghềnh 
 Ruột để ngoài 
 Dĩ hoà vi 
 Công thành toại 
 Mưa thuận hoà 
 Muôn người như 
 Rừng vàng bạc 
 Ở bầu thì tròn, ở thì dài 
 Lạt buộc chặt 
8 
Bài 2: Ngựa con dũng cảm 
Em hãy giúp bạn ngựa ghép từng ô bên trái với ô thích hợp ở bên phải. 
 Những chú cừu xanh tốt, leo thành giàn. 
 Những cây dưa chuột thơm ngát trong đầm. 
 Vầng trăng khuyết chín đỏ từng chùm trên cây. 
 Những bông hoa cúc có bộ lông dày, trắng muốt. 
 Những chú nhện tựa con thuyền giữa biển mây. 
 Những chú ong cần mẫn tìm hoa lấy mật. 
 Những bông hoa sen như chiếc ô xanh khổng lồ. 
 Cây bàng xoè tán rộng vàng tươi như mặt trời nhỏ. 
 Những quả vải chín vàng trên buồng. 
 Những quả chuối chăm chỉ chăng tơ. 
9 
Bài 3: Trắc nghiệm 
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. 
1. Câu chuyện không có thật, mang vẻ thần bí, kì lạ, hoàn toàn do tưởng tượng được 
gọi là gì? 
A. hội thoại B. độc thoại C. đối thoại D. huyền thoại 
2. Loài hoa nào sau đây không xuất hiện trong bài tập đọc "Tuổi Ngựa" của nhà thơ 
Xuân Quỳnh? 
A. hoa mơ B. hoa huệ C. hoa cúc dại D. hoa hồng 
3. Câu tục ngữ nào sau đây phù hợp với ý nghĩa bài tập đọc "Vẽ trứng" (SGK Tiếng 
Việt 4, tập một)? 
A. Có công mài sắt, có ngày nên kim. 
B. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. 
C. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. 
D. Đói cho sạch, rách cho thơm. 
4. Từ nào sau đây viết đúng chính tả? 
A. trập chững B. trống trơn C. chen trúc D. che trở 
5. Đáp án nào sau đây có từ viết sai chính tả? 
A. rõ ràng, do dự C. giả dối, dò giẫm 
B. dân dã, dõng dạc D. giao dịch, dân gian 
6. Tên riêng nào sau đây viết đúng quy tắc? 
A. Niu Đê-li B. Ác boa C. PhNôm Pênh D. In-đô-nê Xi-a 
7. Từ nào sau đây thường dùng để miêu tả âm thanh của tiếng nước chảy? 
A. róc rách B. rậm rạp C. rực rỡ D. rộng rãi 
10 
8. Câu văn nào sau đây có từ viết sai chính tả? 
 A. Những tia nắng vàng rực rỡ đang đùa nghịch trên mặt hồ lấp lánh. 
B. Cơn mưa rào mùa hạ xua tan cái nắng hè oi bức. 
C. Những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng, Sa Pa lại có không khí trong lành, mát dượi. 
D. Những đám mây lững lờ trôi về phía đường chân trời xa thẳm. 
9. Điền "s" hoặc "x" lần lượt vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: 
An với mẹ đi mua ắm, sau đó cùng mẹ dọn dẹp và ắp ếp gọn gàng đồ đạc trong 
nhà đón uân về. 
(Nhã Linh) 
A. s-s-s-x B. s-s-x-x C. x-s-x-x D. s-s-x-s 
10. Câu thơ nào sau đây sử dụng biện pháp nhân hoá và so sánh? 
A. Côn Sơn suối chảy rì rầm 
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. 
B. Trẻ em như búp trên cành 
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. 
C. Đời cha ông với đời tôi 
 Như con sông với chân trời đã xa. 
D. Cửa sổ là bạn của người 
 Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa. 
11. Trong khổ thơ sau, bầu trời được so sánh với hình ảnh nào? 
Bầu trời như trang giấy 
Những dây điện vắt ngang 
Như là năm dòng kẻ 
Làm khuông nhạc mơ màng. 
(Nguyễn Lãm Thắng) 
A. dây điện B. dòng kẻ C. trang giấy D. khuông nhạc 
11 
12. Đáp án nào sau đây là thành ngữ? 
A. Danh chính ngôn ngữ C. Danh chính ngôn thuận 
B. Danh chính ngôn thành D. Danh chính ngôn luận 
13. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành thành ngữ sau: 
Khai ... lập địa 
A. thổ B. sơn C. thiên D. hoả 
 14. Câu tục ngữ nào sau đây nói về kinh nghiệm dự đoán thời tiết của ông cha ta? 
A. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. 
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 
C. Khoai đất lạ, mạ đất quen. 
D. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa. 
15. Giải câu đố sau: 
Mỏ Cày, Đồng Khởi năm xưa 
Nơi nào nổi tiếng ngàn dừa xanh tươi? 
A. Bến Tre B. Vĩnh Long C. Tiền Giang D. Hậu Giang 
16. Câu hỏi sau được dùng với mục đích nào? 
Bạn có thể cho tớ mượn chiếc xe này được không? 
A. chê B. khen C. đề nghị D. phủ định 
17. Từ "không" trong câu nào dưới đây là từ nghi vấn? 
 A. Phương tiện nào tham gia giao thông đường hàng không? 
B. Không khí có những tính chất gì? 
C. Tại sao Nga không đi học? 
D. Bạn thích đi du lịch ở Pháp không? 
18. Từ nào sau đây có nghĩa là "ngay thẳng, thật thà"? 
A. trung kiên B. trung nghĩa C. trung hậu D. trung thực 
12 
19. Những từ nào sau đây thường dùng để miêu tả làn da? 
A. tháo vát, trắng tinh C. nheo nhóc, xô xát 
B. nhanh nhẹn, xào xạc D. nhăn nheo, mịn màng 
20. Giải câu đố sau: 
 Để nguyên em của mẹ ta 
Bỏ nặng, thêm huyền bắc liền qua sông. 
 Từ để nguyên là từ gì? 
A. em B. cháu C. dì D. cậu 
21. Đáp án nào dưới đây dùng dấu hai chấm để báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời 
giải thích cho bộ phận câu đứng trước? 
A. Bà bước vào phòng, nhìn bức tranh của Lan và khen: "Cháu vẽ tranh đẹp quá!" 
B. Mẹ đưa Hà đi chơi công viên, Hà vui vẻ hỏi mẹ: "Đây là hoa gì mà đẹp thế ạ?" 
C. Trong bức tranh là những cảnh đẹp thân quen của đất nước: cánh đồng lúa chín 
vàng, dòng sông hiền hoà, hàng tre xanh rì rào trong gió. 
D. Cô giáo bước vào lớp, mỉm cười và nói: "Cuối tuần này, chúng ta sẽ cùng đi dã 
ngoại nhé!" 
22. Dấu ngoặc kép trong khổ thơ sau có tác dụng gì? 
Có bạn tắc kè hoa 
Xây "lầu" trên cành đa 
Rét, chơi trò đi trốn 
Đợi ấm trời mới ra. 
 (Phạm Đình Ân) 
A. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật 
B. Giải thích cho từ đứng trước 
C. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt 
D. Đánh dấu một nội dung không quan trọng trong khổ thơ 
13 
 23. Từ nào sau đây chứa tiếng "kết" có nghĩa là "khép lại"? 
A. kết nghĩa B. bồ kết C. kết quả D. kết hợp 
24. Khổ thơ sau đây có các động từ nào? 
Rồi mùa xuân nắng ấm 
Cây mặc chiếc áo xanh 
Đan từng chùm hoa tím 
Rắc hương thơm xa gần. 
 (Nguyễn Lãm Thắng) 
A. mặc, đan, rắc C. mặc, chùm, xa 
B. mặc, ấm, xanh D. mặc, hương, gần 
25. Khổ thơ sau đây có các tính từ nào? 
Sân khấu ở trên không 
Giữa vòm trời lá biếc 
Trên cành những nhạc công 
Cùng thổi kèn náo nhiệt. 
 (Nguyễn Lãm Thắng) 
A. không, biếc C. nhạc công, náo nhiệt 
B. biếc, náo nhiệt D. biếc, thổi 
26. Từ nào sau đây cùng nghĩa với từ "tuyên dương"? 
A. khen ngợi B. động viên C. tuyên truyền D. chia sẻ 
27. Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây có cặp từ trái nghĩa? 
A. Lá rụng về cội C. Thắt lưng buộc bụng 
B. Trước lạ sau quen D. Thuận buồm xuôi gió 
28. Tiếng "tươi" có thể ghép với tiếng nào sau đây để tạo thành từ ghép? 
A. hiểu B. hoà C. tắn D. tốt 
14 
 29. Đáp án nào sau đây chỉ gồm các từ láy? 
A. ồn ào, ầm ĩ, rì rào 
B. học hỏi, hoàng hôn, học hành 
C. cầu cống, phố phường, tư tưởng 
D. bờ bãi, khôn khéo, ngẫm nghĩ 
30. Đáp án nào sau đây chỉ gồm các danh từ? 
A. học hành, học tập 
B. học phí, du học 
C. học hỏi, học lực 
D. học bổng, học bạ 
15 
THI HỘI - CẤP TỈNH 
Bài 1: Hổ con thiên tài 
Em hãy giúp bạn hổ sắp xếp lại trật tự các từ để tạo thành câu. 
xanh đồ. Non hoạ như biếc nước tranh 
 vô Nghệ xứ quanh quanh Đường 
 Nắng chóng mưa trưa, tối. chóng 
 ngoan khôn vẻ cha vang cái Con mẹ. 
16 
 gió cuối năm năm muối, Đầu sương nồm. 
 râm. bóng đứng mình khuất không xanh Tre 
 xanh. tre xanh xanh mãi màu Đất tre 
 sáo sang cầu sông Con gió. ngọn bắc 
ngàoNắngtráingọthương.chínbaytrong 
 n o iề h à h 
 nh d ũ ã m ng 
17 
Bài 2: Mèo con nhanh nhẹn 
Em hãy giúp bạn mèo ghép 2 ô đã cho để tạo thành cặp tương ứng. 
ngàn dặm yêu nước thiên lí quê cũ nhà vua 
 vững chắc thanh thiên ái quốc cố hương thay đổi 
 ngàn năm thiên thu thế hệ sau quán quân trời xanh 
biến thiên kiên cố hậu duệ vô địch quân vương 
18 
Bài 3: Điền từ 
1. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong đoạn thơ sau: 
 Mẹ vui, con có quản gì 
Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca 
 Rồi con diễn kịch giữa nhà 
Một mình con .. cả ba vai chèo. 
 (Theo Trần Đăng Khoa) 
2. Điền s hoặc x thích hợp vào chỗ trống sau: 
 sục .ôi ..oi xét ..ử sự 
3. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: 
(đã, sắp, đang) 
Trên bầu trời, đàn chim .. bay về phương Nam tránh rét. 
4. Điền tiếng thích hợp bắt đầu bằng tr hoặc ch là tên một loại bánh hình tròn, dẹt, làm 
bằng bột nếp, nhân đậu xanh, luộc chín rồi thả vào nước đường sánh, thường có trong 
dịp Tết Hàn thực. 
Đáp án: bánh 
5. Điền tiếng thích hợp với tiếng đã cho để tạo thành từ láy: 
 trong . đẹp .. 
6. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu. 
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc 
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon 
Vài cụ già chống gậy bước lom khom 
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ. 
(Đoàn Văn Cừ) 
Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống sau: 
 Xét về từ loại, các từ “lon xon, lom khom, lặng lẽ” trong đoạn thơ trên là  từ. 
19 
7. Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than, dấu hai chấm hoặc dấu gạch ngang 
thích hợp vào chỗ trống trong câu chuyện sau: 
HÃY CHO MÌNH MỘT NIỀM TIN 
Có một gia đình én đang bay đi trú đông. Chú én con mới tập bay. Đây là lần đầu 
tiên én con phải bay xa đến vậy. Trên đường đi □ gia đình én phải bay qua một con sông 
lớn, nước chảy xiết □ chú én con sợ hãi nhìn dòng sông. Én sẽ bị chóng mặt và rơi xuống 
mất. Bố mẹ động viên én rất nhiều, nhưng én vẫn không dám bay qua. Bố liền ngắt cho én 
con một chiếc lá rồi nói □ 
□ Con hãy cầm chiếc lá thần kì này. Nó sẽ bảo vệ con được an toàn. 
Lúc qua sông rồi, én con vui vẻ bảo bố: 
□ Bố ơi, chiếc lá thần kì tuyệt vời quá □ Nó giúp con qua sông an toàn rồi đây này. 
Bố én ôn tồn bảo: 
- Không phải chiếc lá thần kì đâu con ạ. Đó chỉ là một chiếc lá bình thường như bao 
chiếc lá khác. Điều quan trọng là con đã vững tin và rất cố gắng. 
(Theo Nguyễn Thị Thu Hà) 
8. Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: 
(láy, ghép) 
 - Các từ “oi ả, ồn ào, óng ánh” là các từ . . 
 - Các từ “ục ịch, ầm ĩ, cuống quýt” là các từ . . 
9. Điền cặp từ trái nghĩa để hoàn thành câu tục ngữ sau: 
Đi hỏi , về nhà hỏi .. . 
10. Giải câu đố sau: 
 Để nguyên trời rét nằm cong 
Thêm huyền bay lả trên đồng quê ta 
 Hỏi vào tươi tốt mượt mà 
Trâu bò vui gặm nhẩn nha từng đàn. 
 Từ để nguyên là từ gì? 
Đáp án: từ .. 
20 
Bài 4: Trắc nghiệm 
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. 
1. Bài tập đọc nào dưới đây ca ngợi đức tính trung thực của con người? 
A. Những hạt thóc giống 
B. Điều ước của vua Mi-đát 
C. Thư thăm bạn 
D. Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 
2. Bài tập đọc "Gà Trống và Cáo" khuyên chúng ta điều gì? 
A. Hãy dũng cảm để bảo vệ lẽ công bằng trong cuộc sống 
B. Hãy luôn yêu quý, trân trọng những người thân bên mình 
C. Hãy luôn yêu thương và bảo vệ những người bạn 
D. Hãy cẩn thận với những lời dụ dỗ ngọt ngào 
3. Đáp án nào dưới đây có từ viết sai chính tả? 
A. sóng sánh, xông xênh, xác suất, xí xoá 
B. xong xuôi, sụt sịt, xuýt soát, xiên xẹo 
C. xấp xỉ, xuềnh xoàng, xứ sở, xa hoa 
D. xin xỏ, sâu xa, xúm xít, xét xử 
4. Câu thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp so sánh? 
A. Làng quê lúa gặt xong rồi 
 Mây hong trên gốc rạ phơi trắng đồng. 
B. Cánh cò trắng xoá vọng về 
 Ngân nga vọng cổ bốn bề thiên nhiên. 
C. Đồng xanh bay lả cánh cò 
 Hương sen toả ngát mộng mơ những chiều. 
D. Con đi đánh giặc mười năm 
 Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. 
5. Từ nào dưới đây có nghĩa là "có lòng yêu thương con người và sẵn sàng giúp đỡ 
khi cần thiết"? 
A. nhân trần B. nhân sự C. nhân ái D. nhân tố 
21 
6. Đáp án nào dưới đây gồm các tên riêng nước ngoài viết đúng quy tắc? 
A. Ác-hen-tina, Bun-ga-ri 
B. Xlô-va-kia, Lúc-xăm-bua 
C. Cu-ba, Phnôm Pênh 
D. I-ta-lia, Mi-an-ma 
7. Đoạn văn dưới đây gợi nhắc đến tác giả nổi tiếng nào? 
 Ông sinh ra ở Phú Thọ, là nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Phần lớn các tác phẩm 
của ông được sáng tác trong thời kì tham gia quân ngũ. Thơ của ông được đánh giá 
cao với giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, sâu sắc. Nhiều bài thơ tiêu biểu được yêu thích đó 
là: "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây", "Cái cầu", ... 
A. Phạm Tiến Duật C. Vũ Duy Thông 
B. Nguyễn Khoa Điềm D. Hoài Vũ 
8. Câu tục ngữ nào dưới đây đề cao giá trị của con người? 
A. Một kho vàng không bằng một nang chữ. 
B. Một mặt người bằng mười mặt của. 
C. Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa. 
D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. 
9. Bài ca dao dưới đây miêu tả cảnh đẹp của tỉnh, thành phố nào? 
 Làng tôi có luỹ tre xanh 
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng. 
 Bên bờ vải nhãn hai hàng 
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng. 
A. Bắc Ninh B. Bắc Giang C. Hải Phòng D. Hà Nội 
10. Giải câu đố sau: 
 Vua thời dựng nước Vạn Xuân 
Giặc Lương khiếp sợ, lòng dân yên bề. 
 Đó là vị vua nào? 
A. Lê Thái Tổ B. Trần Thái Tông C. Lý Thái Tổ D. Lý Nam Đế 
22 
11. Vị ngữ nào dưới đây thích hợp với chủ ngữ "Chim đại bàng" để tạo thành câu kể 
"Ai thế nào?"? 
A. là "chúa tể" của bầu trời xanh 
B. thật thông minh và dũng mãnh 
C. bơi thành từng đàn trên hồ 
D. sải cánh liệng trên bầu trời 
12. Từ nào dưới đây có tiếng “hữu” khác nghĩa với tiếng "hữu" trong các từ còn lại? 
A. hữu nghị B. hữu hình C. hữu hạn D. hữu ý 
13. Từ 3 tiếng "mong, chờ, ngóng" có thể tạo được bao nhiêu từ ghép? 
A. 2 từ B. 3 từ C. 4 từ D. 5 từ 
14. Đáp án nào dưới đây gồm các từ ghép tổng hợp? 
A. trông nom, thuốc thang, đội viên, sông nước 
B. bố mẹ, thẳng tắp, xanh rì, hài hoà 
C. lành mạnh, núi non, bút bi, bờ bến 
D. bánh trái, nhà cửa, đi đứng, đêm ngày 
15. Tìm từ trái nghĩa với từ "căng" trong trường hợp dưới đây: 
Hoa và Lan cùng kéo hai đầu để sợi dây được căng nhất có thể. 
A. chùng B. thụng C. nhão D. xẹp 
16. Từ "máy móc" trong câu nào dưới đây là tính từ? 
A. Để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, xí nghiệp đã mua nhiều máy móc hiện đại 
từ nước ngoài. 
B. Do được bảo dưỡng thường xuyên nên máy móc trong nhà máy vẫn sử dụng tốt. 
C. Trong phòng Hoàng có nhiều máy móc và linh kiện hiện đại. 
D. Nếu cậu làm việc một cách máy móc như thế thì sẽ khó mà sáng tạo được. 
23 
17. Câu hỏi nào dưới đây được dùng để khen ngợi? 
A. Hè này gia đình Hà định đi du lịch ở đâu thế? 
B. Hà giảng cho tớ bài toán này được không? 
C. Sao chiếc cặp sách mới của Hà đẹp thế nhỉ? 
D. Tối nay Hà có qua nhà tớ học nhóm không? 
18. Câu nào dưới đây được tách đúng thành phần chủ ngữ và vị ngữ? 
A. Dòng suối ban sáng hiền lành là thế, giờ sầm mặt lại, réo ồ ồ/ trông thật dữ tợn. 
B. Trên bãi cỏ rộng, các em bé xinh xắn/ nô đùa vui vẻ. 
C. Từng đàn cò sà xuống rập rờn trên/ những bông lúa trĩu nặng. 
D. Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói/ nghi ngút cả một vùng tre 
trúc. 
19. Nhận xét nào dưới đây đúng về đoạn văn sau? 
 (1) Sương mù tan dần. (2) Mây như một đàn cừu tản đi và dưới bầu trời quang đãng 
mùa xuân thực sự hiện ra. (3) Mặt trời chói lọi mọc lên, nuốt dần lớp băng mỏng phủ 
trên mặt nước. (4) Bầu không khí ấm áp rung rinh khắp nơi, mặt đất như hồi sinh, và cỏ 
già năm ngoái xanh tốt lại. (5) Cỏ non năm nay như những chiếc kim đâm tua tủa trên 
mặt đất. (6) Những chồi cây sực nức mùi hương, căng phồng những nhựa. 
(Theo Lép Tôn-xtôi) 
A. Câu (6) thuộc câu kể “Ai thế nào?”. 
B. Tất cả các từ được gạch chân trong đoạn văn trên là từ láy. 
C. Tất cả các từ được gạch chân trong đoạn văn trên là từ ghép. 
D. Câu (3), (4), (5) thuộc câu kể “Ai làm gì?”. 
20. Hãy sắp xếp các câu văn dưới đây để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh miêu tả 
khu rừng của tác giả Trần Hoài Dương. 
(1) Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sòi. 
(2) Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa 
vàng lửa đỏ bập bùng cháy. 
(3) Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ. 
(4) Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm 
mục. 
(5) Bên cạnh đó, như để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy 
cây cơm nguội. 
24 
A. (1) – (3) – (5) – (4) – (2) 
B. (1) – (4) – (3) – (5) – (2) 
C. (3) – (5) – (2) – (1) – (4) 
D. (3) – (5) – (1) – (4) – (2) 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_trang_nguyen_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2021_2022.pdf