Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 3 - Vòng 17 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

pdf 9 trang Người đăng ngahiepq2 Ngày đăng 29/03/2023 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 3 - Vòng 17 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 3 - Vòng 17 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 3 
VÒNG 17 
1. Đề thi Trạng nguyên Tiếng việt lớp 3 năm 2022-2023 – Vòng 17 
Phần 1: Trâu vàng uyên bác 
Câu 1: 
Đứng núi này núi nọ 
Câu 2: 
Ăn nói lớn 
Câu 3: 
Góp gió thành bão 
Câu 4: 
Một điều nhịn chín điều 
Câu 5: 
Con có như nhà có nóc 
Câu 6: 
Thức dậy sớm 
Câu 7: 
Mưa thấm lâu 
Câu 8: 
Cha nào nấy 
Câu 9: 
Nhìn trông rộng 
Câu 10: 
Hẹp nhà bụng 
Phần 2: Ngựa con dũng cảm 
Chim vẹt Đang gặt lúa trên đồng 
Hạt sương long lanh Thơm dịu thanh khiết 
Tiếng gió vi vu Là loài biết nói tiếng người 
Hạt lúa Gặm cỏ trên bờ đê 
Đàn bò Như bay 
Mặt trời Tỏa nắng ấm áp xuống mặt đất 
Cô vịt bầu Như tiếng sáo 
Chiếc xe lao nhanh Là hạt ngọc trời 
Hương hoa sen Tựa như pha lê 
Bác nông dân Lạch bạch đi trên sân 
Phần 3: Trắc nghiệm 
Câu 1. Hình ảnh "sợi tơ" trong câu "Em yêu sợi tơ gầy mẹ phơi trước gió." là từ chỉ gì? 
a. đặc điểm b. tính chất c. hoạt động d. sự vật 
câu 2. Câu: "Những chị lúa phấp phơ bím tóc.", sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 
a. nhân hóa b. so sánh c. điệp từ d. ẩn dụ 
câu 3. Người chuyên biểu diễn hát trên sân khấu được gọi là gì? 
a. lực sĩ b. bác sĩ c. nhạc sĩ d. ca sĩ 
Câu 4. Bộ phận nào trong câu: "Mẹ bé Na là thầy thuốc giỏi" trả lời cho câu hỏi là gì? 
a. là thầy thuốc giỏi b. thầy giỏi c. thuốc giỏi d. thầy thuốc 
Câu 5. Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả? 
a. mới lạ b. lo lê c. liên lạc d. lênh đênh 
Câu 6. Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? 
 "Một câu chào cởi mở 
 Hóa ra người cùng quê 
 Bước mỗi sang say mê 
 Như giữa trang cổ tích" 
 (Đi hội chùa Hương - theo Chu Huy) 
a. nhân hóa b. so sánh c. lặp từ d. cả ba đáp án trên 
Câu 7. Từ nào trái nghĩa với từ yếu đuối? 
a. non nớt b. rắn chắc c. mềm mỏng d. mạnh mẽ 
Câu 8. Thành ngữ "Cười người hôm trước, hôm sau người cười" khuyên chúng ta điều gì? 
a. cười không tốt b. không cười với người lạ 
c. không chế giễu người khác d. cả 3 đáp án 
Câu 9. "Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại 
 Như võng trên sông ru người qua lại" 
 "Cái cầu treo" được so sánh với sự vật nào? 
a. võng b. người 
c. bà ngoại d. cả 3 đáp án 
Câu 10. Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ viết đúng chính tả? 
a. thức giậy, gianh giá, giục giã 
b. gieo trồng, phút dây, dành dụm 
c. giẫm đạp, đường ray, chui rúc 
d. dinh dưỡng, giản dị, gia giẻ 
Câu 11. Đoạn văn dưới đây có bao nhiêu lỗi sai chính tả? 
 "Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các trùm hoa 
đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và chải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt 
đất mới cách ít ngày còn trần chụi, đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các 
vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi 
phấn hung hung vàng." 
 (Theo Nguyễn Đình Thi) 
a. 2 b. 3 c. 4 d. 5 
Câu 12. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để được câu tục ngữ đúng: Ngựa chạy có , chim bay 
có  
a. bầy - bạn b. bầy – đàn c. đàn - bạn d. đàn - bầy 
Câu 13. Những sự vật nào được nhân hóa trong khổ thơ dưới đây? 
 "Đồng làng vương chút heo may 
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim 
 Hạt mưa mải miết trốn tìm 
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười." 
 (Đỗ Quang Huỳnh) 
a. đồng làng, heo may, hạt mưa b. vườn, tiếng chim, mầm cây 
c . mầm cây, hạt mưa, cây đào d. mắt, vườn, cây đào 
Câu 14. Giải câu đố sau: 
 Có sắc: nhảy nhót lùm cây 
Bỏ sắc: sáng chín tầng mây đêm về. 
Từ có sắc, bỏ sắc là những từ nào? 
a. cáo – cao b. sáo – sao c. dế - dê d. trắng – trăng 
Câu 15. Trong bài thơ “Bàn tay cô giáo”, những sự vật được sáng tạo từ bàn tay cô sẽ tạo ra bức 
tranh về cảnh gì? 
a. cảnh đêm khuya trên biển b. cảnh hoàng hôn trên biển 
c. cảnh hoàng hôn trên biển d. cảnh bình minh trên biển 
Câu 16. Có bao nhiêu từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn dưới đây? 
"Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt 
tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò." 
(Theo Phạm Đức) 
a. 2 b. 3 c. 4 d. 5 
Câu 17 Từ nào dưới đây không cùng nghĩa với các từ còn lại? 
a. quốc gia b. đất nước c. non sông d. sông nước 
Câu 18. Câu văn nào dưới đây sử dụng dấu phẩy chưa hợp lí? 
a. Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc. 
b. Bao năm rồi mà tôi vẫn không sao, quên được vị thơm ngậy của chiếc bánh khúc. 
c. Bác sĩ, giáo viên là những người trí thức cống hiến hết mình cho đất nước. 
d. Bầu trời mùa thu cao lồng lộng, thăm thẳm xanh. 
Câu 19. Câu ca dao dưới đây viết về địa danh nào? 
 Đồng Đăng có phố Kì Lừa 
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh. 
a. Sơn La b. Cao Bằng 
c. Lạng Sơn d. Bắc Kạn 
Câu 20. Từ nào dưới đây viết đúng chính tả? 
a. trắc trở b. trắc nịch \ 
c. chung chuyển d. chen trúc 
Câu 21. Từ nào viết đúng chính tả? 
a. nồi nõm b. lim dim c. con nươn d. nụt lội 
Câu 22. Hình ảnh nào được nhân hóa trong các câu thơ sau: 
Ông sấm vỗ tay cười 
Làm bé bừng tỉnh giấc? 
a. bé b. cười c. vỗ tay d. ông sấm 
Câu 23. Tìm những từ chỉ hoạt động trong câu: “Mùa đông gió thổi mạnh làm bay những chiếc 
lá”? 
a. mùa đông, gió b. gió, thổi 
c. thổi, làm, bay d. mạnh, chiếc lá 
Câu 24. Từ nào khác với từ còn lại? 
a. ăn tối b. ăn sáng c. ăn hận d. ăn trưa 
Câu 25. Từ nào không chỉ đặc điểm? 
a. nhanh nhẹn b. núi non c. mượt mà d. đỏ au 
Câu 26. Câu nào sử dụng biện pháp so sánh? 
a. Mặt trời gác núi b. Đàn cò áo trắng 
c. Đẹp như tiên d. Kim phút lầm lỳ 
Câu 27. Từ nào không dùng để chỉ người hoạt động nghệ thuật? 
a. diễn viên b. giáo viên c. họa sĩ d. ca sĩ 
Câu 28. Từ nào khác với các từ còn lại? 
a. tin cậy b. tin tưởng c. tin cần d. tin tức 
Câu 29. Câu "Mùa đông, gió thổi, mưa rơi, những chiếc lá rụng, bay xuống đường" có bao nhiêu 
từ chỉ hoạt động? 
a. một b. hai c. ba d. bốn 
Câu 30. Sự vật nào được nhân hóa trng câu: 
Núi cao lắm núi ơi 
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương? 
ĐÁP ÁN 
Phần 1: Trâu vàng uyên bác 
Câu 1: 
Đứng núi này trông núi nọ 
Câu 2: 
Ăn to nói lớn 
Câu 3: 
Góp gió thành bão 
Câu 4: 
Một điều nhịn chín điều lành 
Câu 5: 
Con có cha như nhà có nóc 
Câu 6: 
Thức khuya dậy sớm 
Câu 7: 
Mưa dầm thấm lâu 
Câu 8: 
Cha nào con nấy 
Câu 9: 
Nhìn xa trông rộng 
Câu 10: 
Hẹp nhà rộng bụng 
Phần 2: Ngựa con dũng cảm 
1. Chim vẹt là loài biết nói tiếng người 
2. Hạt sương long lanh tựa như pha lê 
3.Tiếng gió vi vu như tiếng sáo 
4. Hạt lúa là hạt ngọc trời 
5. Đàn bò gặm cỏ trên bờ đê 
6. Mặt trời tỏa nắng ấm áp xuống mặt đất 
7.Cô vịt bầu lạch bạch đi trên sân 
8.Chiếc xe lao nhanh như bay 
9.Hương hoa sen thơm dịu thanh khiết 
10. Bác nông dân đang gặt lúa trên đồng 
Phần 3: Trắc nghiệm 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
d a d a b b d c a c 
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 
b a c b d a d b c a 
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 
b d c c b c b d d b 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_trang_nguyen_mon_tieng_viet_lop_3_vong_17_nam_hoc_202.pdf