Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 3 - Vòng 14 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

pdf 4 trang Người đăng ngahiepq2 Ngày đăng 29/03/2023 Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 3 - Vòng 14 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 3 - Vòng 14 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 3 
VÒNG 14 
1. Đề thi Trạng nguyên Tiếng việt lớp 3 năm 2022-2023 – Vòng 14 
Phần 1: Ngựa con dũng cảm 
Đông đến, đàn chim bơi lội tung tăng trong hồ 
Những đám mây như đèn lồng nhỏ xíu 
Đàn cá vàng trắng xốp như kẹo bông 
Đàn ong như tranh họa đồ 
Non xanh nước biếc chi chít gai góc 
Mặt trời như quả cầu lửa khổng lồ 
Quả cà chua chín đỏ long lanh đọng trên lá non 
Mặt biển bay đi hút mật 
Thân cây xương rồng như một chiếc gương khổng lồ 
Những giọt sương bay về phương nam tránh rét 
Phần 2: Mèo con nhanh nhẹn 
Gấp gáp Vì sao Um tùm Nghiên cứu Khảng khái 
Hi vọng Thiếu sót Cũ kĩ Tìm tòi Kiểu mẫu 
Khuôn mẫu Am tường Sai sót Cấp tốc Rậm rạp 
Mong chờ Tại sao Cứng cỏi Cũ rích Hiểu biết 
Phần 3: Trắc nghiệm 
Câu 1. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: 
 "Đàn cò áo trắng 
 Khiêng nắng qua sông"? 
a. so sánh b. nhân hóa 
c. nhân hóa và so sánh d. cả 3 đáp án 
câu 2. "Tưởng rằng biển nhỏ 
 Mà to bằng trời" 
 Các sự vật được so sánh trong câu thơ là gì? 
a. biển, trời b. nhỏ, to c. biển, to d. trời, to 
Câu 3. Từ nào viết sai chính tả? 
a. lủng củng b. lõm bỏm c. chim chóc d. xót xa 
Câu 4. Câu "Bố em rất chăm chỉ tập thể dục" thuộc kiểu câu nào? 
a. Ai là gì? b. Ai thế nào? c. Ai làm gì? d. Khi nào? 
Câu 5. Người được nhân dân suy tôn là ông tổ nghề thêu là ai? 
a. Trần Quốc Khái b. Hải Thượng Lãn Ông 
c. Cao Bá Quát d. Nguyễn Bỉnh Khiêm 
Câu 6. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: "Thắt lưng buộc ...." 
a. áo b. quần c. bụng d. chân 
Câu 7. Từ "khua" trong câu "Mái chèo khua nước" là từ chỉ gì? 
a. đặc điểm b. sự vật c. hoạt động d. tính chất 
câu 8. Câu: "Tre là loài cây cứng cáp, dẻo dai, vững chắc" thuộc kiểu câu gì? 
a. Ai thế nào? b. Ai là gì? c. Ai làm gì? d. Ai khi nào? 
Câu 9. Từ nào khác với từ còn lại? 
a. cao to b. trắng trẻo c. chạy nhảy d. nhỏ nhắn 
Câu 10. Từ nào khác với các từ còn lại? 
a. chân tay b. chân thực c. chân thành d. chân tình 
ĐÁP ÁN 
Phần 1: Ngựa con dũng cảm 
1: Đông đến, đàn chim bay về phương nam tránh rét 
2: Những đám mây trắng xốp như kẹo bông 
3: Đàn cá vàng bơi lội tung tăng trong hồ 
4: Đàn ong bay đi hút mật 
5:Non xanh nước biếc như tranh họa đồ 
6: Mặt trời như quả cầu lửa khổng lồ 
7:Quả cà chua chín đỏ như đèn lồng nhỏ xíu 
8: Thân cây xương rồng chi chít gai góc 
9: Mặt biển như một chiếc gương khổng lồ 
10: Những giọt sương long lanh đọng trên lá non 
Phần 2: Mèo con nhanh nhẹn 
Gấp gáp = cấp tốc 
vì sao = tại sao 
um tùm = rậm rạp; 
nghiên cứu = tìm tòi 
Khảng khái= cứng cỏi 
hi vọng = mong chờ; 
thiếu sót = sai sót; 
cũ kĩ = cũ rích 
kiểu mẫu = khuôn mẫu; 
am tường = hiểu biết. 
Phần 3: Trắc nghiệm 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
b a b b a c c b c a 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_trang_nguyen_mon_tieng_viet_lop_3_vong_14_nam_hoc_202.pdf